Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ

một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện

toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp

tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015.

Còn tại Việt Nam: Theo Bộ Công thương, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu củaCách mạng công

nghiệp(CMCN) 4.0, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa

trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới vạn vật kết nối in-tơ-nét (IoT), trí tuệ nhân tạo CMCN 4.0

đang trong giai đoạn khởi phát, là cơ hội quý báu mà Việt Nam cần nhanh chóng đón bắt để tranh thủ

đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo

hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu không định hướng rõ mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông

qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép

đặt ra cho Việt Nam là rất lớn. Đại diện Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt

Nam chia sẻ, CMCN 4.0 đang tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống toàn cầu, nhưng với các quốc gia

đang phát triển, đây là thách thức về khả năng cạnh tranh. Sự gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia

và trong từng quốc gia. Do đó, hướng tới năng suất cao hơn và khả năng phục hồi của xã hội là một

trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các

ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Dễ nhận thấy, chậm đổi mới ngày nào, Việt Nam không chỉ bỏ lỡ thời cơ của cách mạng

công nghiệp 4.0, mà có thể sẽ gánh chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng này như sa lầy ở vị trí

bất lợi trong phân công lao động quốc tế mới đang hình thành; hứng chịu hệ lụy của làn sóng di

chuyển các ngành/ công nghệ cũ, tiêu hao nhiều năng lượng và không thân thiện với môi trường ra

bên ngoài do nhiều nước đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công nghệ.CMCN 4.0 không

chỉ tác động đến lĩnh cực kinh tế mà đó là cuộc cách mạng tác động tới mọi mặt của đời sống xã

hội, trong đó có quản lý hành chính nhà nước.

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8260
Bạn đang xem tài liệu "Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Cải cách hành chính tại Hải Phòng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 156 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI HẢI PHÒNG 
TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
TS Nguyễn Văn Th nh - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng 
Ths. Trần Quang Phong – Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT: 
Sự đẩy mạnh công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể 
mang lại cho Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. Nhưng cũng đặt ra thách thức to lớn đối với quản lý hành chính nhà nước, đó là 
áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước; từ 
đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 
Từ khóa: Hành chính, Cách mạng công nghiệp, Cải cách hành chính, Hải Phòng, 
ADMINISTRATION REFORM IN HAI PHONG UNDER THE IMPACT OF INDUSTRIAL 
REVOLUTION 4.0 
ABSTRACT: 
Besides good opportunities to speed up the process of industrialization and modernization, 
administration management in Viet Nam in general and Hai Phong in particular is facing with 
challenges from industrial revolution 4.0 which basing on digitalization and linkage background, 
that is how to apply science and technology to serve people and entrepreneurs better. 
Keywords: Administration, Industrial revolution, Hai Phong 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ 
một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện 
toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp 
tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. 
Còn tại Việt Nam: Theo Bộ Công thương, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu củaCách mạng công 
nghiệp(CMCN) 4.0, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa 
trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới vạn vật kết nối in-tơ-nét (IoT), trí tuệ nhân tạo CMCN 4.0 
đang trong giai đoạn khởi phát, là cơ hội quý báu mà Việt Nam cần nhanh chóng đón bắt để tranh thủ 
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo 
hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu không định hướng rõ mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông 
qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép 
đặt ra cho Việt Nam là rất lớn. Đại diện Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt 
Nam chia sẻ, CMCN 4.0 đang tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống toàn cầu, nhưng với các quốc gia 
đang phát triển, đây là thách thức về khả năng cạnh tranh. Sự gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia 
và trong từng quốc gia. Do đó, hướng tới năng suất cao hơn và khả năng phục hồi của xã hội là một 
trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các 
ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt nhằm tăng khả năng cạnh tranh. 
Dễ nhận thấy, chậm đổi mới ngày nào, Việt Nam không chỉ bỏ lỡ thời cơ của cách mạng 
công nghiệp 4.0, mà có thể sẽ gánh chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng này như sa lầy ở vị trí 
bất lợi trong phân công lao động quốc tế mới đang hình thành; hứng chịu hệ lụy của làn sóng di 
chuyển các ngành/ công nghệ cũ, tiêu hao nhiều năng lượng và không thân thiện với môi trường ra 
bên ngoài do nhiều nước đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công nghệ.CMCN 4.0 không 
chỉ tác động đến lĩnh cực kinh tế mà đó là cuộc cách mạng tác động tới mọi mặt của đời sống xã 
hội, trong đó có quản lý hành chính nhà nước. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 157 
Quản lý hành chính nhà nước có thể hiểu là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà 
nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá 
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và 
trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Hệ thống hành chính 
công trở nên có vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước thu được lợi ích nhiều hơn các nước 
khác, thậm chí đã có rất nhiều nhà khoa học xã hội tin rằng kinh tế, thương mại và hệ thống chính 
trị quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước kiếm được lợi ích nhiều hơn các 
nước khác. Nền hành chính công ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển có xu hướng 
đáp ứng theo các cách khác nhau đối với những thách thức do tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá. 
Tại sao một vài nước có thể thu được nhiều lợi ích hơn các nước khác do toàn cầu hoá? Liệu có phải 
đó là do vai trò nền hành chính công và quản trị nhà nước? Nếu không phải như vậy thì tại sao và 
làm thế nào mà hệ thống hành chính phát triển và chuyển đổi đáp ứng khác nhau trước những thách 
thức để hoạt động hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn và minh bạch hơn trong khi vẫn phải tuân theo các 
giá trị dân chủ trong thời kỳ toàn cầu hoá... Với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, xây dựng  ... 5.84 5.33 5.79 5.88 5.91 62.76 6 Rất tốt 
Thái 
Nguyên 
8.62 5.76 6.16 6.64 5.76 5.32 4.89 7.64 5.84 61.82 7 Tốt 
TP.HCM 7.99 5.45 6.5 6.24 4.74 4.17 6.82 7.12 4.25 61.72 8 Tốt 
Vĩnh Phúc 8.48 5.72 6.9 6.01 5.5 5.46 5.64 6.36 5.84 61.52 9 Tốt 
Quảng Nam 8.75 6.04 6.56 7.17 5.51 5.55 5.7 5.68 6.33 61.17 10 Tốt 
Cần Thơ 8.65 6.22 6.02 7.25 6.06 4.68 5.76 6.3 6.56 61.14 11 Tốt 
Bến Tre 8.63 6.35 5.63 7.4 6.49 4.94 5.82 5.89 7.16 60.91 12 Tốt 
Kiên Giang 8.38 6.15 6.57 6.92 5.72 5.06 6.17 5.29 6.2 60.81 13 Tốt 
Hà Nội 7.51 4.16 6.04 5.87 4.67 3.84 6.79 7.88 4.18 60.74 14 Tốt 
Long An 8.08 6.34 5.82 7.2 6.4 5.69 6.1 5.4 6.47 60.65 15 Tốt 
BRVT 7.94 5.94 6.23 5.82 5.56 4.16 6 6.88 5.09 60.5 16 Tốt 
Bắc Ninh 8.29 6.04 5.87 6.5 5.1 5.32 5.64 7.17 4.85 60.35 17 Tốt 
Bình Định 8.65 6.03 6.61 6.56 5.44 5.45 5.16 6.19 6.23 60.24 18 Tốt 
Ninh Binh 8.72 5.82 6.78 6.91 5.9 4.53 4.18 7.21 5.51 60.14 19 Tốt 
Tây Ninh 8.65 6.33 5.93 7.15 6.11 5.46 5.53 5.89 5.5 60.14 20 Tốt 
Hải Phòng 8.33 4.99 6.22 5.79 4.59 4.4 6.06 7.42 5.33 60.1 21 Tốt 
Sóc Trăng 8.55 6.81 6.3 8.43 6.47 5.72 4.44 5.33 6.52 60.07 22 Tốt 
TT- Huế 8.63 6.14 6.25 6.29 5.45 3.88 6.03 6.13 5.31 59.68 23 Khá 
Khánh Hòa 8.27 4.94 6.08 6.57 4.78 4.34 5.94 6.81 5.53 59.59 24 Khá 
Nghệ An 8.9 5.37 6.42 6.25 4.39 5 5.73 6.51 5.3 59.45 25 Khá 
Quảng Ngãi 8.34 5.4 6.8 6.51 4.81 4.04 5.27 6.28 5.67 59.05 26 Khá 
Lâm Đồng 8.24 5.44 6.8 6.72 5.42 4.98 5.07 5.63 5.7 58.66 27 Khá 
ĐắkLắk 8.66 6.01 6.36 6.05 4.41 5.04 5.92 5.8 5.29 58.62 28 Khá 
Phú Thọ 8.66 4.46 5.76 5.55 5.21 4.65 5.96 6.6 5.4 58.6 29 Khá 
Nam Định 8.58 5.75 6.06 6.16 5.48 5.01 5.91 5.93 3.86 58.54 30 Khá 
Thanh Hóa 8.07 5.47 6.43 5.35 4.65 4.65 6.19 6.33 5.35 58.54 31 Khá 
Bình Thuận 8.84 5.82 5.75 6.36 5.42 4.23 5.72 5.85 4.97 58.2 32 Khá 
Bắc Giang 8.51 5.63 6.04 7.11 5.16 4.67 5.28 6.44 4.76 58.2 33 Khá 
Đồng Nai 8.08 5.53 6.25 6.55 4.93 4.19 5.04 6.68 5.15 58.2 34 Khá 
Hà Nam 7.96 5.81 6.44 6.35 5.81 5.43 4.94 6.1 5.43 58.16 35 Khá 
Hải Dương 8.49 5.63 5.71 6.12 5.22 5.24 5.28 6.54 5.29 57.95 36 Khá 
Hậu Giang 7.98 6.38 6.12 7 5.7 5.18 5.2 5.01 6.53 57.82 37 Khá 
An Giang 8.58 6.02 6.2 6.97 5.4 5.4 5.49 5.23 5.63 57.79 38 Khá 
Hà Tĩnh 8.45 4.96 6.38 5.67 4.41 5.29 5.86 6.34 4.24 57.76 39 Khá 
Thái Bình 8.77 5.53 6.45 6.86 5.59 5 4.72 5.74 5.13 57.72 40 Khá 
Bạc Liêu 8.29 6.34 5.56 7.06 6.41 5.43 5.08 4.84 6.84 57.66 41 Khá 
Trà Vinh 8.18 6.77 6.14 7.52 6.11 4.89 5.02 4.61 7.01 57.64 42 Khá 
Quảng Trị 8.97 6.25 6.33 6.7 4.77 5.01 4.47 6.2 5.76 57.62 43 Khá 
Quảng Bình 8.71 5.58 6.14 6.27 4.71 4.96 5.22 5.99 6.21 57.55 44 Khá 
Tuyên 
Quang 
7.85 6.25 6.27 5.82 5.26 4.75 4.65 6.33 4.67 57.43 45 Khá 
Gia Lai 7.88 5.93 5.93 6.26 4.81 4.2 5.95 5.41 5.68 57.42 46 Khá 
Yên Bái 8.44 5.76 6.28 6.15 5.22 5.49 5.41 5.32 4.97 57.28 47 Khá 
Tiền Giang 8.88 5.61 6.07 6.61 5.34 4.08 5.53 5.4 4.95 57.25 48 Khá 
Ninh Thuận 8.56 6.1 6.24 6.93 5.02 4.96 4.9 5.61 5.64 57.19 49 Khá 
Hưng Yên 8.24 4.79 5.68 5.71 5.21 5 5.23 6.45 5.58 57.01 50 Khá 
Phú Yên 8.96 5.41 6.01 6.9 5.89 4.15 5.03 5.57 4.08 56.93 51 Khá 
Hòa Bình 8.68 5.62 6.1 5.74 5.02 4.36 5.88 5.4 5.05 56.8 52 Trung 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 160 
Địa phương 
Gia 
nhập 
thị 
trường 
Tiếp 
cận 
đất đai 
Tính 
minh 
bạch 
Chi 
phí 
thời 
gian 
Chi phí 
không 
chính 
thức 
Tính 
năng 
động 
Hỗ trợ 
doanh 
nghiệp 
Đào tạo 
lao 
động 
Thiết 
chế 
pháp 
lý 
PCI 
Xếp 
hạng 
xếp 
 hạng 
bình 
Điện Biên 8.73 5.67 6.18 6.57 4.17 4.12 5.55 5.66 4.52 56.48 53 
Trung 
bình 
Cà Mau 8.46 6.14 5.86 7.03 5.88 4.8 5.35 4.46 5.75 56.36 54 
Trung 
bình 
Lạng Sơn 8.88 5.15 6.06 5.28 5.08 4.78 5.92 5.34 4 56.29 55 
Trung 
bình 
Kon Tum 8.52 5.9 5.76 6.03 4.14 4.43 5.5 5.93 4.93 56.27 56 
Trung 
bình 
Bình Phước 8.52 5.98 6.22 7 5.24 4.21 4.96 5.66 3.97 56.21 57 
Trung 
bình 
Sơn La 8.53 5.4 5.84 7.02 4.92 4.7 5.62 4.9 4.86 55.49 58 
Tương 
đối 
thấp 
Hà Giang 8.72 4.99 6.31 6.18 5.06 4.5 5.69 4.73 4.76 55.4 59 
Tương 
đối 
thấp 
Bắc Kạn 8.11 5.82 6.36 6.06 4.6 4.29 4.66 5.07 5.61 54.6 60 
Tương 
đối 
thấp 
Đắk Nông 8.39 5.22 6.01 7.03 5.36 3.86 4.8 5.12 4.45 53.63 61 
Tương 
đối 
thấp 
Lai Châu 8.84 5.22 6.13 6.56 4.54 4.77 4.55 4.78 5.76 53.46 62 Thấp 
Cao Bằng 8.27 4.78 5.52 5.03 3.34 3.41 5.36 6.22 5.62 52.99 63 Thấp 
 (Nguồn: Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam -VCCI) 
Biểu đồ 2.1: Chỉ số PCI Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 
Kết quả thực hiện công tác CCHC đã góp phần tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu 
tư, thu hút nguồn vốn đầu tư vào thành phố, tạo sức đẩy quan trọng thực hiện phát triển kinh tế- xã 
hội thành phố. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 4 năm 2017, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài thu hút đạt 213,13 triệu USD; thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn như: Vingroup, Sungroup, 
Him Lam, FLC... Nhiều dự án lớn có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Hải Phòng và 
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc được hoàn thành hoặc triển khai như: Đường ô tô cao tốc Hà Nội - 
Hải Phòng; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai 
đoạn 1; cầu Tân Vũ, cầu vượt đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dự án mở rộng Quốc lộ 10; Tuyến 
Đường bộ ven biển đoạn qua Hải Phòng.... Ngoài ra, các Hội thảo quốc tế và trong nước được quan 
tâm tổ chức thường xuyên về Tăng trưởng xanh, Đô thị thông minh, Giao thông thông minh,Qua 
đó, Quần đảo Cát bà đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới; Dự án Giao 
thông thông minh, dự án xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2018 – 2020 kết nối liên thông 15 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 161 
quận, huyện và 20 sở ngành đang được hoàn thiện các thủ tục để đầu tư trong giai đoạn 2018-
2020; 
Để có được những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hành chính đó là sự nỗ lực, tập 
trung của các ngành các cấp, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, Cụ thể: 
Cơ chế một cửa tiếp tục được duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành 
chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng công khai minh bạch. Hiện, toàn bộ các sở, ban, 
ngành, UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn tại Hải Phòng thực hiện cơ chế "một cửa" và "một 
cửa liên thông", "một cửa điện tử". Một số mô hình sáng tạo mới đang được triển khai có hiệu quả, 
như mô hình “một cửa thân thiện”; “một cửa điện tử liên thông”; trong đó điển hình là mô hình “một 
cửa về đầu tư cấp thành phố” - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hải phòng.Trung 
tâm hiện là đầu mối duy nhất tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về đầu tư, thực hiện sự kết 
nối giữa các thủ tục từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, 
cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án - những thủ tục trước đây được giải 
quyết tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Mô 
hình trên có ý nghĩa lớn trong cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại Hải 
Phòng, được các nhà đầu tư đánh giá cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC được đẩy 
mạnh: tỷ lệ văn bản được số hóa đạt 70%; 100% dịch vụ hành chính công được cung cấp trên cổng 
thông tin điện tử ở mức độ 2 trở lên, trong đó 170 dịch vụ công mức độ 3, 4. 
 Công tác CCHC của thành phố tập trung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thành 
phố cũng coi trọng tổng kết, đánh giá bài học kinh nghiệm trong thực hiện mô hình CCHC; triển 
khai xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối giữa thành phố với các quận, huyện; tiếp tục rà soát hệ 
thống văn bản quy phạm pháp luật. Hải Phòng đang tập trung cho mục tiêu nhân rộng mô hình 
"chính quyền điện tử"; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung cho toàn quốc. 
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương: UBND thành phố ban hànhKế hoạch kiểm tra công tác cải 
cách hành chính năm 2017; hiện thành phố đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực thi công vụ của 
công chức, viên chức và việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ của Chủ tịch UBND thành 
phố về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng 
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2017-2018 
Tăng cường công tác thông tin, đối thoại giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp: để doanh 
nghiệp phản ánh về những khó khăn, vướng mắc thủ tục hành chính, cơ chế chính sáchchính 
quyền thành phố cần tháo gỡ. Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp chủ 
trì đối thoại với doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp dự và số lượng kiến nghị được giải quyết, xử 
lý theo thống kê đều tăng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chuyên mục “Dân hỏi – Giám đốc Sở trả lời”; 
đối hoại trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và các sở, ngành. 
 Thời gian tới, thành phố xác định tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng 
thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, trong đó tập trung cao cải thiện môi trường đầu tư kinh 
doanh, xây dựng và triển khai hiệu quả chính quyền điện tử thành phố. 
Giai đoạn 2017-2020, Hải Phòng tiếp tục duy trì đứng trong tốp đầu cả nước về Chỉ số 
CCHC, phấn đấu vươn lên top 10 cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số 
hiệu quả hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng cho phát triển công nghệ thông tin - truyền 
thông. Trong đó, các chỉ số thành phần về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) như: Chỉ số 
tính năng động của chính quyền, Chỉ số chi phí không chính thức, Chỉ số chi phí thời gian hay Chỉ 
số cạnh tranh bình đẳng cần có sự thay đổi mạnh mẽ hơn như hiện nay. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 162 
3. NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CMCN4.0 ĐẾN NỀN HÀNH CHÍNH HẢI PHÒNG 
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển 
và hội nhập mới. Trong giai đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác 
định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Sự đẩy mạnh công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa 
và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Cụ 
thể: 
Thách thức đầu tiên là CMCN 4.0 yêu cầu việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của 
cơ quan nhà nước (CQNN) phải có tính chất cách mạng. Việc này đòi hỏi cơ quan nhà nước phải 
cung cấp những dịch vụ cá nhân hóa, không phụ thuộc thời gian, không gian và nguồn dữ liệu, có 
thể đáp ứng yêu cầu của công dân một cách tức thời; phải cung cấp các dịch vụ mới sử dụng dữ liệu 
theo thời gian thực, ví dụ như phòng chống thảm họa, y tế thông minh, giao thông thông minh 
Đồng thời, CMCN 4.0 còn đòi hỏi CQNN phải cung cấp dịch vụ mới trên nền tảng mở, tích hợp, 
chia sẻ dữ liệu chung giữa nhà nước và khu vực tư. Cùng với đó, CQNN cũng sẽ phải đối mặt với 
thách thức không nhỏ trong việc phải thay đổi tư duy và cách thức quản lý cho phù hợp với CMCN 
4.0 
Thứ hai, khi CMCN 4.0 đem đến những hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp thì 
ngược lại người dân, doanh nghiệp cũng sẽ đòi hỏi các CQNN phải thay đổi tư duy, cách thức quản 
lý cho phù hợp. Trước mắt, chúng ta sẽ phải quản lý hành chính nhà nước thống nhất thông qua chia 
sẻ dữ liệu, thông tin, tri thức và hợp tác giữa các CQNN trên môi trường mạng.Việc xử lý công việc 
của CQNN sẽ phải nhanh, kịp thời hơn; đồng thời hoạt động của CQNN cũng phải có tính chất công 
khai, minh bạch cao hơn nhiều so với hiện nay. 
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ. 
Do đó, để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0, một trong những yêu cầu quan trọng đó là áp 
dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước; từ đó 
tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự tích hợp về mặt 
công nghệ đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Trong bối cảnh cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0, người dân và doanh nghiệp bức thiết đòi hỏi bộ máy hành chính cũng 
phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản 
hóa thủ tục hành chính, thì mới đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Nếu cơ quan 
Nhà nước chậm đổi mới, vẫn thủ tục lạc hậu, giấy tờ rườm rà, sách nhiễu, sẽ trở thành rào cản cho 
đầu tư và phát triển. Vì vậy cán bộ công chức, viên chức các cấp, nhất là những người đứng đầu ở 
các sở, ngành, địa phương, cũng như phải thay đổi nhận thức từ cơ chế nền hành chính "mệnh lệnh", 
"xin-cho" sang nền hành chính "phục vụ"; coi người dân và doanh nghiệp thực sự là "đối tác", 
"khách hàng" trong cung cấp dịch vụ công. 
Tóm lại: Để có một nền hành chính vững mạnh – phục vụ nhân dân – đáp ứng được yêu cầu 
của CMCN 4.0 thì tính tất yếu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra là việc triển khai ứng dụng 
CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử, yêu cầu về xử lý công việc của cơ quan nhà nước sẽ phải 
nhanh, kịp thời hơn. 
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành, đề xuất ban hành các văn bản pháp luật để 
hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước, 
xây dựng Chính phủ điện tử có vai trò quan trọng, trong đó có dự án Luật Hành chính công. 
 Tiếp tục sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật cho ứng dụng công nghệ thông tin 
trong hoạt động của cơ quan Nhà nước còn thiếu hoặc chưa cập nhật phù hợp với thực tiễn, tiêu biểu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 163 
như quy định về quy trình, thủ tục trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước, lưu trữ hồ sơ 
điện tử, sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu, cơ chế quản lý đầu tư ứng 
dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn Nhà nước. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin tại nhiều nơi chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động cải 
cách hành chính. Nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin tại nhiều nơi vừa thiếu, vừa hạn chế về 
năng lực, nhất là bộ phận chuyên trách, tham mưu, quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, 
cần tập trung đào tạo đội ngũ công chức có đủ năng lực công nghệ thông tin, đảm bảo vận hành hệ 
thống một cách có hiệu quả. 
Bổ sung mục chi cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống mục lục ngân sách Nhà 
nước. Do chưa có mục chi riêng cho ứng dụng công nghệ thông tin, ngân sách Trung ương cấp cho 
các Bộ, ngành, địa phương được cấp chung, việc bố trí, phân bổ như thế nào là do các Bộ, ngành, 
địa phương chủ động, dẫn tới nếu Bộ, ngành, địa phương nào được lãnh đạo quan tâm thì mới được 
bố trí kinh phí cho ứng dụng công nghệ thông tin. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
2. Chon -Kyun Kim, International Public Management Review, Volume 9 Issue 1-2008, 
 Public Administration in the age of globalzation. 
3. UBND thành phố Hải Phòng, Tham luận Đánh giá công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu 
năm 2017. 
4. www.moha.gov.vn 
5. www.pcivietnam.org 
6. www.haiphong.gov.vn 

File đính kèm:

  • pdfcai_cach_hanh_chinh_tai_hai_phong_truoc_tac_dong_cua_cach_ma.pdf