Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế

Cải cách hành chính (CCHC) là một

khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà

nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra,

dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị,

kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như

phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu

nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa

này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét,

phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của

khái niệm, có thể thấy các khái niệm về

CCHC được nêu ra có một số điểm thống

nhất sau [4]:

- CCHC là một sự thay đổi có kế hoạch,

theo một mục tiêu nhất định, được xác định

bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- CCHC không làm thay đổi bản chất

của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ

thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ

nhân dân được tốt hơn so với trước, chất

lượng các thể chế quản lý nhà nước

(QLNN) đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống

hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm

vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức làm việc trong các cơ quan nhà

nước sau khi tiến hành CCHC đạt hiệu quả,

__________________________

* TS, Học viện HCQG khu vực miền Trung

** ThS, Học viện HCQG khu vực miền Trung

hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh

tế – xã hội (KT-XH) của một quốc gia;

- CCHC tuỳ theo điều kiện của từng thời

kỳ, giai đoạn, yêu cầu phát triển kinh tế –

xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra

những trọng tâm, trọng điểm khác nhau,

hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội

dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ

máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế

pháp lý hoặc tài chính công v.v.

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 14620
Bạn đang xem tài liệu "Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế

Cải cách hành chính tác động đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thừa Thiên Huế
94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TÁC ĐỘNG 
 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỪA THIÊN HUẾ 
 Ngô Văn Trân* 
Lê Thị Thu Huyền** 
Tóm tắt 
Trong nhiều nguyên nhân góp phần thúc đẩy Thừa Thiên Huế phát triển thì cải cách 
hành chính đã đóng vai trò quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng bộ máy Nhà nước, 
đội ngũ cán bộ công chức vững mạnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực, minh bạch trong quản lý 
nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư. 
Từ khóa: cải cách hành chính, Thừa Thiên Huế 
1. Khái niệm, nội dung cải cách hành chính 
Cải cách hành chính (CCHC) là một 
khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà 
nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, 
dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, 
kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như 
phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu 
nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa 
này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét, 
phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của 
khái niệm, có thể thấy các khái niệm về 
CCHC được nêu ra có một số điểm thống 
nhất sau [4]: 
- CCHC là một sự thay đổi có kế hoạch, 
theo một mục tiêu nhất định, được xác định 
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
- CCHC không làm thay đổi bản chất 
của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ 
thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ 
nhân dân được tốt hơn so với trước, chất 
lượng các thể chế quản lý nhà nước 
(QLNN) đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống 
hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm 
vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, 
công chức làm việc trong các cơ quan nhà 
nước sau khi tiến hành CCHC đạt hiệu quả, 
__________________________ 
* TS, Học viện HCQG khu vực miền Trung 
** ThS, Học viện HCQG khu vực miền Trung 
hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh 
tế – xã hội (KT-XH) của một quốc gia; 
- CCHC tuỳ theo điều kiện của từng thời 
kỳ, giai đoạn, yêu cầu phát triển kinh tế – 
xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra 
những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, 
hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội 
dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ 
máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế 
pháp lý hoặc tài chính công v.v... 
Quá trình CCHC ở Việt Nam được khởi 
đầu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt 
Nam năm 1986, tuy nhiên đến năm 2001, 
Chính phủ mới xây dựng “Chương trình 
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai 
đoạn 2001-2010”. Đến nay, những kết quả 
thực hiện CCHC giai đoạn 2001 – 2010 đã 
được Chính phủ tổng kết, đánh giá. Tiếp 
nối là Chương trình tổng thể CCHC nhà 
nước giai đoạn 2011-2020 được nêu rõ 
trong Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính 
phủ ban hành ngày 08/11/2011, được bổ 
sung bởi Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 
13/6/2013, trong đó 6 nội dung cơ bản của 
CCHC Việt Nam đó là cải cách thể chế; cải 
cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức 
bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và 
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công 
chức, viên chức và cải cách tài chính công. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 13 * 2016 95 
Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 2011 - 
2020 là cải cách thể chế; xây dựng, nâng 
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 
chú trọng cải cách chính sách tiền lương 
nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công 
chức thực thi công vụ có chất lượng, hiệu 
quả; nâng cao chất lượng dịch vụ hành 
chính và chất lượng dịch vụ công. 
2. Vai trò của cải cách hành chính 
CCHC có tác động đến quá trình phát 
triển kinh tế - xã hội, thể hiện ở các khía 
cạnh sau: 
- CCHC có vai trò dẫn dắt các tổ chức, 
các doanh nghiệp tư nhân hay cá thể hoạt 
động trong nền kinh tế thị trường định 
hướng XHCN; ngăn chặn tính độc quyền 
của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; bảo 
đảm sự công bằng trong hoạt động phát 
triển kinh tế, xây dựng và tạo lập quỹ phúc 
lợi cho toàn xã hội. 
- CCHC nhà nước tạo lập môi trường, 
động lực cho KT-XH phát triển. Chỉ có môi 
trường pháp lý ổn định mới tạo thuận lợi 
cho các tổ chức phát triển ổn định. 
- CCHC nhà nước sẽ ngăn cản hoạt 
động của các tổ chức kinh tế mà có tác 
động tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế. 
Trong quá trình tham gia phát triển, các tổ 
chức kinh tế, hộ kinh doanh cá thể luôn tìm 
các kẽ hở của chính sách, làm tổn hại đến 
nền KT-XH của đất nước và có chiều 
hướng lan tỏa sự ảnh hưởng tiêu cực đó cho 
kinh tế. 
- Việc phân phối các nguồn lực cho phát 
triển kinh tế giữa các vùng, miền trong cả 
nước phải được đảm bảo sự ổn định. Nguồn 
lực của xã hội bao gồm nguồn lực của Nhà 
nước và của cộng đồng dân cư, các tổ chức 
kinh tế. Việc cung cấp nguồn lực phát triển 
đất nước phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống 
quản lý của nhà nước. Nếu có cơ chế, chính 
sách phù hợp, thích ứng thì sẽ phát huy 
được sự tham gia tối đa của các nguồn lực 
trong xã hội; ngược lại nó làm chậm đi quá 
trình phát triển của nền kinh tế. 
- Vai trò kiểm tra, đánh giá của các cơ 
quan QLNN cũng rất quan trọng. Nhưng 
muốn kiểm tra, giám sát tốt Nhà nước phải 
có bộ máy, con người để giám sát, ngăn 
chặn những hành vi ảnh hưởng đến quá 
trình p ... y hành chính 
nhà nước 
TT Huế chú trọng cải cách tổ chức bộ 
máy của cơ quan nhà nước, đơn vị sự 
nghiệp trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền, 
chức năng, nhiệm vụ. Từ năm 2011 đến 
giữa năm 2016, UBND tỉnh TT Huế đã 
quyết định thành lập, kiện toàn, đổi tên 125 
đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, 
UBND các huyện, thị xã và TP. Huế; giải 
thể 3 tổ chức, sửa đổi bổ sung, quy định lại 
chức năng, nhiệm vụ của 12 cơ quan 
chuyên môn thuộc UBND tỉnh và tiến hành 
phân cấp nhiều hơn cho UBND các huyện, 
thị, TP, các sở, ban, ngành cấp tỉnh[1], [2]. 
Đồng thời, tỉnh TT Huế tập trung thực 
hiện phân cấp, phân quyền một cách mạnh 
mẽ cho các Sở, UBND các huyện, thành 
phố quản lý các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, 
tài chính, giáo dục đào tạo, tài nguyên môi 
trường,.. Đặc biệt, Quyết định số 
28/2011/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 về 
việc ban hành Quy định phân công, phân 
cấp và ủy quyền quản lý Chương trình mục 
tiêu quốc gia và một số chương trình, dự án 
hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu trên địa bàn tỉnh 
TT Huế, tạo điều kiện cho các cấp, các 
ngành chủ động trong đầu tư xây dựng và 
triển khai các dự án. Qua đó, một mặt tăng 
cường vai trò, trách nhiệm và tính chủ 
động, năng động của từng cấp, từng ngành, 
nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, 
thực hiện dân chủ cơ sở và hiệu lực quản lý 
hành chính trên mọi mặt, tạo động lực cho 
sự phát triển KT-XH sâu rộng đến tận cơ 
sở. 
Cải cách thủ tục hành chính 
UBND tỉnh TT Huế đã ban hành các 
quyết định công bố sửa đổi, bổ sung thủ tục 
hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải 
quyết của cấp huyện, cấp xã. Tỷ lệ TTHC 
đưa vào thực hiện cơ chế “một cửa” đạt 
trên 80% (có 211 TTHC liên thông giữa 
các sở, ban, ngành với UBND tỉnh) [1], [2]. 
Tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp 
nhận và trả kết quả (TN& TKQ) luôn được 
củng cố và kiện toàn. Đến nay, tổ chức, 
hoạt động thực hiện theo cơ chế một cửa ở 
phần lớn các cơ quan, đơn vị đã phù hợp 
với Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. 100% 
cơ quan, đơn vị, địa phương đang triển khai 
thực hiện cơ chế một cửa. 
Để đánh giá mức độ hài lòng trong thực 
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 
Bộ phận TN& TKQ tại các sở, ban, ngành 
cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành 
phố; UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ 
chức đánh giá thí điểm khảo sát mức độ hài 
lòng. Kết quả, hầu hết tại các cơ quan, đơn 
vị, địa phương được đánh giá chung là tốt 
với tỷ lệ đánh giá Rất hài lòng trên 80%, 
cho thấy tỷ lệ người dân đánh giá khá cao 
công tác CCHC ở các cơ quan, đơn vị, địa 
phương. 
Thực tiễn cho thấy cơ chế “một cửa” đã 
phát huy hiệu quả thiết thực, nâng cao tinh 
thần trách nhiệm và hạn chế tình trạng tiêu 
cực của đội ngũ cán bộ, công chức thừa 
hành nhiệm vụ, rút ngắn thời gian, giảm chi 
phí giải quyết công việc cho tổ chức, doanh 
nghiệp và công dân. Qua đó, thủ tục hành 
chính sẽ dần không còn là rào cản của việc 
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước 
nữa, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển KT-XH 
của địa phương. 
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 13 * 2016 97 
ngũ cán bộ, công chức, viên chức 
Đây là giải pháp cơ bản được chú trọng 
thực hiện trong CCHC tại TT Huế. Công 
tác quản lý cán bộ gắn liền với quy hoạch, 
đào tạo và bố trí sử dụng. Trước hết, để 
thực hiện công tác đào tạo, TT Huế đã củng 
cố, nâng cấp trường chính trị Nguyễn Chí 
Thanh, các trung tâm giáo dục chính trị 
huyện, thành phố. Liên kết chặt chẽ với 
Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện 
Chính trị khu vực III để mở lớp, đào tạo, 
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ. 
Trong giai đoạn 2011- 2015 và 6 tháng đầu 
năm 2016 đã tổ chức 106 lớp đào tạo, bồi 
dưỡng với hơn 5.000 lượt cán bộ, công 
chức, viên chức được đào tạo, đào tạo lại, 
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức 
quản lý nhà nước, lý luận chính trị[1],[2] 
Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, 
viên chức TT Huế không ngừng nâng cao 
chất lượng công tác, chuyển biến rõ nét về 
phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, 
năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn 
yêu cầu nhiệm vụ và đóng góp quan trọng 
vào sự nghiệp phát triển KT-XH TT Huế. 
Cải cách tài chính công 
Cải cách tài chính công có những bước 
tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tiến hành phân 
cấp mạnh về đầu tư và giao quyền tự chủ 
tài chính cho các đơn vị. 
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-
CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về việc 
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm 
về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý 
hành chính đối với các cơ quan nhà nước 
và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 
25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định 
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực 
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và 
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập 
(nay được thay thế bởi Nghị định 
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015), tỉnh TT 
Huế đã tiến hành khoán biên chế hành 
chính, sự nghiệp cho 1.061/1.139 cơ quan, 
đơn vị; trong đó 319/397 đơn vị hành 
chính, và 742/742 đơn vị sự nghiệp. 
Việc thực hiện phân cấp quản lý ngân 
sách và công khai các nguồn thu, các khoản 
chi tại tỉnh TT Huế luôn được thực hiện 
nghiêm túc. Tính tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm, minh bạch về tài chính tại các cơ 
quan, đơn vị ngày càng được nâng lên, góp 
phần hạn chế các vi phạm về chế độ quản 
lý tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn 
ngân sách của Nhà nước, thúc đẩy KT-XH 
phát triển. 
Hiện đại hóa hành chính 
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả quản lý 
hành chính, góp phần nâng cao tính dân 
chủ và tính minh bạch trong hoạt động 
công vụ, chấn chỉnh kỷ luật, lề lối làm việc 
của cán bộ công chức, bên cạnh việc niêm 
yết công khai các quy định hành chính tại 
công sở như: quy trình, thủ tục, lệ phí, biểu 
mẫu, thời gian giải quyết công việc cho 
công dân, tổ chức; nhiều năm TT Huế được 
đánh giá cao về mức độ sẵn sàng ứng dụng 
công nghệ thông tin. Năm 2015, chỉ số ICT 
của tỉnh TT Huế xếp vị thứ 11/63 tỉnh, 
thành trong cả nước và nằm trong nhóm các 
tỉnh, thành có độ sẵn sàng ứng dụng công 
nghệ thông tin và truyền thông ở mức khá. 
Công tác triển khai áp dụng quản lý chất 
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại tất 
cả các đơn vị hành chính cũng được chú 
trọng nhằm xác lập các quy trình quản lý 
khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp. Thực 
hiện đồng bộ và thống nhất về các phần 
mềm quản lý tại các cơ quan hành chính 
như: văn thư lưu trữ, hồ sơ một cửa, hồ sơ 
công việc và điều hành khiếu nại tố cáo, 
tiếp dân Nhờ đó, các thông tin, thủ tục 
được minh bạch hóa, thông thoáng và thuận 
lợi cho tổ chức, người dân khi có nhu cầu; 
tạo điều kiện thu hút đối với các nhà đầu tư 
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
trong nước và quốc tế. 
Đồng thời, dựa vào kết quả đánh giá về 
chỉ số CCHC hàng năm của Bộ Nội vụ đối 
với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng 
cho thấy tỉnh TT Huế luôn nằm trong nhóm 
các tỉnh thành thực hiện khá tốt công tác 
này, vị thứ chỉ số CCHC năm sau luôn cao 
hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2015, chỉ số 
CCHC của tỉnh TT Huế xếp thứ tư trong số 
63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 15 bậc so 
với năm 2014), với chỉ số PAR INDEX đạt 
91,14 điểm, tăng gần 7 điểm so với năm 
2014 (84,31 điểm)[5]. 
Công tác CCHC tại TT Huế giai đoạn 
2011 - 2016 thực sự đã tạo ra những 
chuyển biến mới trong phục vụ đời sống 
nhân dân và thúc đẩy KT-XH phát triển. Từ 
những nỗ lực chung của bộ máy hành chính 
nhà nước trong thực hiện CCHC, qua đó 
tác động trực tiếp, tạo ra môi trường đầu tư 
thuận lợi, giảm thiểu chi phí không cần 
thiết, rút ngắn thời gian giao dịch đã tạo 
ra sự hài lòng của nhân dân, cộng đồng 
doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi đến TT Huế. 
Qua CCHC, TT Huế đã thực hiện nhiều 
chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện hỗ trợ 
cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào TT 
Huế thông qua các chính sách ưu đãi như: 
Giá thuế đất, hỗ trợ về thủ tục đầu tư, công 
trình kết cấu hạ tầng, bồi thường tái định 
cư, nhờ vậy, số dự án đầu tư không 
ngừng được tăng lên, số vốn đầu tư vào TT 
Huế ngày càng lớn. Từ năm 2011 đến 2015, 
tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trung 
bình hàng năm trên 400 doanh nghiệp; tổng 
số dự án mới từ các nguồn đầu tư trong nước, 
từ FDI, ODA, NGO hàng năm đầu xấp xỉ 60 - 
80 dự án, thu hút vốn đầu tư từ 11.861 tỷ 
năm, 2011 tăng lên 16.428 năm 2015. 
Những nỗ lực chung về CCHC thực sự 
đã tác động tích cực đến sự phát triển KT-
XH, góp phần đưa TT Huế đến thứ hạng 
khá trong các bảng xếp hạng tỉnh, thành 
theo nhiều chỉ số. Từ năm 2011 đến năm 
2015, TT Huế luôn thuộc nhóm có chỉ số từ 
khá trở lên về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 
PCI (tiêu biểu là năm 2013, đạt vị trí thứ 2); 
chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông 
tin ICT luôn duy trì ở nhóm mức độ khá; 
chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh 
PAPI đạt loại trung bình cao (sau loại “cao 
nhất” trong 4 nhóm xếp loại của chỉ số) 
trong các năm 2012, 2014 và 2015. 
Thứ hạng chỉ số PCI, PAPI, ICT của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 
2015 so với 63 tỉnh, thành cả nước 
Chỉ 
số 
Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 
PCI 
Vị thứ 22 30 2 13 29 
Xếp loại Tốt Khá Rất tốt Khá Khá 
ICT 
Vị thứ 5 7 6 8 11 
Xếp loại Khá Khá Khá Khá Khá 
PAPI 
Vị thứ 36 28 38 21 24 
Xếp loại 
Trung bình 
 thấp 
Trung bình 
 cao 
Trung bình 
 thấp 
Trung bình 
 cao 
Trung bình 
 cao 
Nguồn: [5] 
Mặc dù chỉ số CCHC năm 2014, 2015 của TT Huế có sự tiến bộ vượt bậc so với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 13 * 2016 99 
các năm trước, nhưng công tác CCHC vẫn 
còn một số hạn chế cần khắc phục như 
nhận thức chưa đúng mức về CCHC của cả 
hệ thống chính trị; đội ngũ công chức được 
giao nhiệm vụ tham mưu về CCHC chưa 
thật sự sâu sát, kinh phí triển khai các đề án 
liên quan CCHC còn khó khăn, cơ sở pháp 
lý cho việc triển khai cơ chế một cửa, một 
cửa liên thông còn chưa rõ ràng và đầy 
đủ, làm giảm đi hiệu quả quản lý hành 
chính công. Điều này thể hiện qua chỉ số 
PAPI của TT Huế vẫn chưa nằm trong 
nhóm những tỉnh, thành đạt hiệu quả tốt 
trong công tác quản lý hành chính công tại 
địa phương. 
Song cũng phải khách quan đánh giá 
rằng TT Huế đã và đang dần thiết lập được 
một thể chế hành chính phù hợp, đạt được 
một số mục tiêu cơ bản đề ra của công cuộc 
CCHC; phát huy tính làm chủ, tham gia 
quản lý của công dân, cải tiến lề lối làm 
việc, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức 
chính quyền các cấp vững mạnh, đảm bảo 
hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành và 
chất lượng phục vụ nhân dân; bộ máy hành 
chính ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại 
hơn. phục vụ tích cực cho sự phát triển KT-
XH hiện nay.. 
4. Giải pháp tăng cường cải cách hành 
chính trong giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh 
Thừa Thiên Huế 
Để tiếp tục thực hiện CCHC trong giai 
đoạn 2016-2020 một cách có hiệu quả, trên 
cơ sở những kết quả đã đạt được, khắc phục 
những hạn chế trong giai đoạn vừa qua, 
CCHC thực sự trở thành một nhân tố quan 
trọng thúc đẩy KT-XH TT Huế phát triển, 
tỉnh TT Huế cần tập trung thực hiện một số 
giải pháp cơ bản sau: 
- Một là: Tăng cường vai trò lãnh đạo, 
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối vớiviệc 
thực hiện Chương trình CCHC; tăng cường 
vai trò, trách nhiệm và quyết tâm của người 
đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong 
việc chỉ đạo thực hiện CCHC; xác định 
CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt 
để đưa vào kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn 
đốc thực hiện. Tiếp tục tuyên truyền, nâng 
cao nhận thức về CCHC trong hệ thống 
chính trị, nhất là đội ngũ công chức trong 
bộ máy hành chính nhà nước (HCNN). 
- Hai là: Tiếp tục cải cách tổ chức bộ 
máy HCNN tinh gọn đầu mối, hoạt động có 
hiệu lực, hiệu quả, kết hợp công tác tinh 
giảm biên chế phù hợp. Đổi mới chính sách 
thu hút nhân tài, người có trình độ sau đại 
học, người tốt nghiệp loại giỏi về phục vụ ở 
những ngành nghề theo định hướng phát 
triển của tỉnh, gắn với đào tạo, đào tạo lại 
phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn và bồi 
dưỡng kiến thức kỹ năng trong thực thi 
công vụ. 
- Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng 
CNTT vào hoạt động quản lý của cơ quan 
HCNN các cấp, ưu tiên bố trí ngân sách 
thực hiện các dự án CNTT hướng đến xây 
dựng nền hành chính điện tử, tạo mọi điều 
kiện tốt nhất để phục vụ nhân dân, doanh 
nghiệp. Gắn hiện đại hóa công sở với trang 
thiết bị phục vụ CCHC, phương tiện làm 
việc; kinh phí áp dụng hệ thống quản lý 
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. 
- Bốn là: Hoàn thành việc thí điểm để 
tiến tới nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa 
liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện: 
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo 
xây dựng phòng làm việc, trang thiết bị cho 
Bộ phận TN&TKQ theo định mức tiêu 
chuẩn tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy 
chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một 
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà 
nước ở địa phương. Tập trung nguồn lực để 
thực hiện đề án nhân rộng mô hình một cửa 
hiện đại tại UBND cấp huyện. 
- Năm là: Rà soát, mở rộng quy định 
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
lĩnh vực, số lượng TTHC tại sở, ban ngành 
cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành 
phố và UBND các xã, phường, thị trấn đảm 
bảo trên 80% TTHC được đưa vào thực 
hiện cơ chế một cửa. Triển khai trên diện 
rộng việc điều tra, khảo sát, đánh giá mức 
độ hài lòng của tổ chức, công dân trong 
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên 
thông tại các cơ quan, địa phương trên địa 
bàn tỉnh. 
Và cơ bản hơn hết, việc thực hiện tốt các 
giải pháp để thực hiện nội dung và đạt được 
mục tiêu CCHC không chỉ là hoàn thành 
các chỉ tiêu về mặt con số mà phải đem lại 
sự hài lòng thực sự cho công dân, cho các 
tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, 
để CCHC phải là yếu tố quan trọng, tác 
động mạnh đến sự phát triển KT-XH của 
tỉnh TT Huế 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo sơ kết thực hiện cải cách hành chính giai 
đoạn I (2011 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II 
(2016-2020) 
[2] Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2016 
[3] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 
và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm từ 2011 đến 2016 
[4] Ngô Thành Can, Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Tổng quan về nghiên 
cứu khoa học hành chính, Nxb Lao động. 
[5] Website: www.pcivietnam.org, https://www.moha.gov.vn/danh-
muc.html?cateid=560; e.gov.vn/Resources/; papi.org.vn/ 
Abstract 
Administrative reform impacts the socio-economic development 
of Thua Thien Hue province 
Among many factors contributing in promoting the development of Thua Thien Hue 
province, administrative reform plays an important part in constructing the State apparatus, the 
staff of government officials, enhancing the effectiveness and explicitness in the work of State 
administration, improving the competitive competence, attracting investment. 
Key words: administrative reform, Thua Thien Hue province 

File đính kèm:

  • pdfcai_cach_hanh_chinh_tac_dong_den_su_phat_trien_kinh_te_xa_ho.pdf