Cách sử dụng danh từ đơn vị Tiếng Việt – Dưới góc độ dạy tiếng
Danh từ đơn vị tiếng Việt (thường được biết dưới cái tên “danh từ đếm được” hoặc “loại từ”) đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu. Tuy nhiên, người nước ngoài học tiếng Việt gặp khó khăn lớn khi tiếp xúc với vấn đề ngữ pháp này. Trong bài viết, tác giả đã cố gắng công thức hóa các cách sử dụng danh từ đơn vị tiếng Việt để tạo thuận lợi cho học viên nước ngoài khi học tiếng Việt. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung diễn giải những trường hợp mà danh từ đơn vị được sử dụng tùy ý (có thể có hoặc không).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cách sử dụng danh từ đơn vị Tiếng Việt – Dưới góc độ dạy tiếng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách sử dụng danh từ đơn vị Tiếng Việt – Dưới góc độ dạy tiếng
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X2-2015 Trang 56 Cách sử dụng danh từ đơn vị tiếng Việt – dưới góc độ dạy tiếng Lê Thị Minh Hằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Danh từ đơn vị tiếng Việt (thường được biết dưới cái tên “danh từ đếm được” hoặc “loại từ”) đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu. Tuy nhiên, người nước ngoài học tiếng Việt gặp khó khăn lớn khi tiếp xúc với vấn đề ngữ pháp này. Trong bài viết, tác giả đã cố gắng công thức hóa các cách sử dụng danh từ đơn vị tiếng Việt để tạo thuận lợi cho học viên nước ngoài khi học tiếng Việt. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung diễn giải những trường hợp mà danh từ đơn vị được sử dụng tùy ý (có thể có hoặc không). Từ khóa: loại từ, danh từ đơn vị, danh từ khối 1. Dẫn nhập Trong mươi năm gần đây, cùng với quá trình dạy tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ thứ hai, có rất nhiều vấn đề lộ ra, cho thấy ngữ pháp tiếng Việt chưa thật sự được lập thức một cách đầy đủ và hệ thống. Loại từ là một trong những vấn đề như thế. Có thể nói, đối với người nước ngoài, đây là một thách thức lớn đeo đẳng họ từ những giờ đầu tiên theo học đến khi họ được xem là thành thạo tiếng Việt. Thật ra, danh từ đơn vị là một trong những khái niệm ngữ pháp được rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung khảo sát (Nguyễn Tài Cẩn, Lý Toàn Thắng, Hồ Lê, Trần Đại Nghĩa, Vũ Đức Nghiệu, Cao Xuân Hạo, v.v.) với tên gọi “từ chỉ loại”, “danh từ chỉ loại”, “danh từ đơn thể”, (và phổ biến nhất là) “loại từ”; và diện mạo của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đặc biệt, với hàng loạt công trình trong những năm 1990, Cao Xuân Hạo đã đứng hẳn trên bình diện ngữ pháp để xử lý danh từ đơn vị trong khuôn khổ của một cấu trúc danh ngữ, dù rằng quan niệm của ông có nhiều điểm vẫn còn đang tranh cãi [5] [7]. Theo Cao Xuân Hạo, danh từ đơn vị là loại danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên; chẳng hạn: bên, bó, cái, con, dãy, kí, khẩu, phía, thước, viên, xâu, yến, v.v.. Theo danh sách mà Cao Xuân Hạo đưa ra thì danh từ đơn vị có thể bao gồm các danh từ đếm được như cái, chiếc, tấm, con, trái, bức, cục, viên, thanh,... hoặc nhóm danh từ chỉ những đơn vị tính toán gồm lít, thước, ký, tấn, thúng, ly, muỗng, bao, hoặc nhóm danh từ chỉ những sự vật đếm được là những đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã, phường, v.v.. Cao Xuân Hạo đã lập thức một cách hết sức cụ thể rằng trong cấu trúc danh ngữ có danh từ đơn vị làm trung tâm có thể có các định ngữ sau [4: 90- 91]: Định ngữ chỉ lượng: đứng trước là các lượng ngữ (các lượng từ xác định – một , hai, ba, bốn, năm,... – và các lượng từ không xác định: những, các, mọi, mỗi, từng, tất cả,...); đứng sau là các TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Trang 57 lượng từ mốt, hai, ba, tư, rưỡi, sáu, bảy, tám, chín; chẳng hạn: năm quyển sách, những ngôi nhà này, hai kí rưỡi thịt, một chục cam; Định ngữ chỉ loại: do danh từ khối đảm nhiệm; chẳng hạn: hai kí rưỡi thịt, một chục cam; Định ngữ hạn định: do ngữ danh từ, ngữ vị từ, tiểu cú (cụm chủ vị), đại từ chỉ định (này, ấy, kia, nọ, đó), số từ, các từ diễn đạt nghĩa “duy nhất” (đầu tiên, thứ nhất, cuối cùng, thứ bảy, đẹp nhất, v.v.) đảm nhiệm; chẳng hạn: quyển sách anh tặng tôi, quyển sách bìa màu đỏ ấy, bài thơ cuối cùng vừa viết xong ấy; Định ngữ miêu tả: nhằm bổ sung một ý, nhưng không nhằm hạn định cho trung tâm; chẳng hạn: bắt được một con cá mè to tướng. Trong khi đó, danh từ khối chỉ có thể có một định ngữ phía sau là định ngữ chỉ loại; chẳng hạn: thịt bò, cá biển, khoai tây. Danh từ đơn vị, nói chung, không có khả năng tự lập thành ngữ danh từ (trừ một vài điều kiện nhất định), cho nên nhận diện được các định ngữ cũng có nghĩa là nhận diện được các quan hệ ngữ pháp trong một ngữ đoạn danh từ. Điều đó, đối với người nước ngoài (học tiếng Việt) lại càng đặc biệt có ý nghĩa. Theo quan sát của chúng tôi, trong quá trình sản sinh ngôn ngữ (tự mình tạo ra phát ngôn), học viên nước ngoài thường xuất phát trước hết từ danh từ khối (và kế đó, từ các định ngữ theo sau) để xây dựng ngữ đoạn danh từ vì trong đầu họ cái đối tượng tri nhận được gọi tên bằng một danh từ khối (vì họ dịch từ tiếng mẹ đẻ ra) chứ không phải bằng một danh từ đơn vị. Chẳng hạn, khi nhìn thấy một quyển sách mới màu xanh, trong đầu họ sẽ xuất hiện tên gọi “sách” (chứ không phải là “cuốn”, càng không phải là “cuốn sách”) và sau đó, họ sẽ “gán” các thuộc tính cho “sách” (“mới”, “màu xanh” hoặc “xanh”, “này”); từ đó hình thành ngữ đoạn. Có thể nói, cái mà học viên nước ngoài cần chính là những “chỉ thị” nhằm trả lời câu hỏi “Khi nào thì cần danh từ đơn vị và khi nào thì không?”. Những “chỉ thị ... một hiện tượng thường rất khó tiếp nhận đối với người nước ngoài: trong một số trường hợp, danh từ đơn vị ở phát ngôn trước khó đứng làm trung tâm cho một ngữ đoạn đóng vai trò hồi chỉ ở phát ngôn sau, nếu không có danh từ khối. Xét ví dụ sau: (83) Quý ròm lại lúi húi lục cặp lôi ra một thanh sô cô la. Nó đặt thanh kẹo vào tay nhỏ Diệp: “Cả cái này nữa, tao cũng trả cho mày.” (“Anh và em”, Nguyễn Nhật Ánh) Ở (83), “thanh kẹo” hồi chỉ “thanh sô cô la”, danh từ khối “kẹo” có ngoại diên rộng hơn “sô cô la” nên được lựa chọn, dù ở vị trí này “sô cô la” cũng hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. “Cái này” hồi chỉ “thanh kẹo”, nhưng hầu như người Việt sẽ không chọn “thanh” thay cho “cái” (“Cả thanh này nữa, tao cũng trả cho mày”) trừ phi sau “thanh” có một danh từ khối (“Cả thanh kẹo này nữa, tao cũng trả cho mày”). Một ví dụ khác: (84) A: Tớ thấy thằng Tèo tặng cho con bé Thúy một hòn sỏi rất đẹp. B: Nó lấy đâu ra cái/?hòn đó? Rõ ràng, “cái đó” dùng để hồi chỉ “hòn sỏi” tự nhiên hơn là “hòn đó”. Theo nhận xét của chúng tôi, trong tiếng Việt, những danh từ đơn vị mà khả năng kết hợp với định ngữ là danh từ khối của nó càng hẹp (có tính chất tình huống hoặc có tính chất tu từ) thì càng ít khả TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Trang 65 năng đứng một mình (không có danh từ khối) để tạo nên một ngữ đoạn hồi chỉ (thường là những từ có tần số sử dụng ít hơn). Chẳng hạn, trong các câu như “(Ngôi sao ở trước mặt đẹp quá!) Em có thích ngôi đó không?”, “(Em thấy con thuyền ở đằng xa không?) Con đó là của bố anh đấy!”, sự vắng mặt danh từ khối (“sao”, “thuyền”) là khó chấp nhận. Xét từ góc độ này thì cái, con, chiếc, loại, thứ, có lẽ là những danh từ “mạnh” nhất; còn những danh từ chỉ đơn vị tính toán, đo lường hầu như không thể tạo thành ngữ đoạn hồi chỉ (kiểu *“tấn đó”, *“lít kia”, *“thước này”). Tuy nhiên, đây là hiện tượng rất tinh tế về ngữ nghĩa. Do vậy, mô hình thích hợp nhất để giảng dạy cho học viên nước ngoài vẫn nên là [Dtđv + Dtk + này/kia/ấy/đó]. 2.2.2. Danh từ đơn vị được sử dụng riêng lẻ (không cần danh từ khối) khi nó là trung tâm của một ngữ đoạn đóng vai trò thuyết minh, giải thích cho đối tượng đã được đặt làm đề/chủ ngữ. Có thể xem đây là một kiểu cấu trúc định nghĩa (hoặc giải thích), thường có mặt hệ từ “là”. Mô hình thường thấy là [Dtđv + Dtk + X là Dtđv + (Dtk) + Y], trong đó danh từ khối có thể không xuất hiện trong vế sau, Y là định ngữ dùng để diễn giải cho X (85) Bức tranh này là bức đẹp nhất trong phòng triển lãm. (86) Quyển sách đầu tiên mà ông ấy viết chính là quyển “Trăn trở”. Ở vế đầu của biểu thức trên, có thể là một ngữ đoạn biểu thị một thực thể có sở chỉ xác định: (87) Em là đứa em gái anh ít quan tâm nhất. Tất nhiên, các câu trên sẽ sai ngữ pháp nếu ngữ đoạn hồi chỉ vắng mặt danh từ đơn vị (vd: “Bức tranh này là tranh đẹp nhất...”, “Em là em gái anh ít quan tâm nhất”). Các biểu thức có hệ từ là như trên biểu thị một quan hệ đồng nhất giữa hai thực thể (cái được định nghĩa/giải thích và cái định nghĩa/giải thích), cho nên sự vắng mặt danh từ khối là rất tự nhiên. Ngoài trường hợp này, danh từ đơn vị vẫn đòi hỏi định ngữ là danh từ khối nếu sự vật được nói ở vế sau là một thực thể hoàn toàn khác với thực thể được nói ở vế trước, cho dù nó có thể giống nhau về tên gọi. Xét hai câu sau: (88) Quyển sách của tôi là quyển anh đang đọc. (89) ?Quyển sách của tôi dày hơn quyển anh đang đọc. Ở (88), “quyển sách của tôi” và “quyển anh đang đọc” là một. Trong khi đó, ở (89), “quyển sách của tôi” và “quyển anh đang đọc” là hai thực thể khác nhau; do vậy, có khả năng là chúng khác chủng loại (“quyển anh đang đọc” có thể là tạp chí, tạp san chứ không phải sách). Sự phân biệt tinh tế này thể hiện rõ hơn ở ví dụ sau đây: (90) Tôi đã nhìn thấy những chiếc xe tăng người Pháp bỏ lại ở lòng chảo Điện Biên, những chiếc xe tăng người Mỹ để lại trên đất Quảng Trị. (www.sudentkgu.vn) Rõ ràng, ở (90) không thể viết: “... những chiếc người Mỹ để lại trên đất Quảng Trị”. 2.2.3. Danh từ đơn vị cũng có thể sử dụng riêng lẻ, nhưng khác với những trường hợp khác ở chỗ nó hoàn toàn không chấp nhận sự có mặt của danh từ khối, và có thể cũng không cần bất kỳ định ngữ nào khác. Về mặt ngữ nghĩa, có mối quan hệ tổng thể - bộ phận giữa danh ngữ có chứa danh từ khối ở phần đầu của câu (hoặc ở câu trước) và các danh ngữ chỉ gồm danh từ đơn vị ở phần sau của câu (hoặc ở câu sau). 2.2.3.1. Đây là trường hợp mà trong cấu trúc câu, danh ngữ biểu thị tổng thể (thường do danh từ khối đảm nhiệm) đã xuất hiện ở phần đề (có thể là đề, có thể là bổ ngữ thuộc phần đề), và ở phần thuyết các danh từ đơn vị làm thành những cặp tương phản hoặc song hành. (Nói một cách đơn giản, đây là trường hợp danh từ đơn vị tự mình lập thành danh ngữ.) Có thể thể hiện bằng mô hình: [Đề, Dtđv thì..., Dtđv thì...] hoặc [Đề, có Dtđv..., có Dtđv...], trong đó danh từ đơn vị biểu thị từng bộ phận (cá thể hoặc SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X2-2015 Trang 66 tập hợp) trong cái tổng thể đã được nhắc đến ở phần đề (hoặc ở câu trước). (91)Bạn bè tôi, người thì thành đạt, người thì không thành đạt, nhưng tất cả đều có vẻ hài lòng về cuộc sống của mình. (92) Bạn bè tôi, có người thành đạt, có người không thành đạt, nhưng tất cả đều có vẻ hài lòng về cuộc sống của mình. (93) Nó lựa mấy con cá to nhất để lại: con thì nó nướng, con thì nó chưng tương, con thì nó luộc hèm. (94) Sách vở của tôi, chỉ vài cuốn được bọc bằng plastic, những cuốn còn lại thì chỉ được bọc bằng giấy báo. Ở ví dụ (94), “cuốn” có định ngữ đi kèm (“vài”, “những”, “còn lại”), nhưng không phải là yếu tố bắt buộc; nếu không có các định ngữ này thì câu vẫn hợp ngữ pháp, có điều là câu có thêm ý nghĩa phân phối đều đặn giữa các tiểu đề (“... cuốn được bọc bằng plastic, cuốn chỉ được bọc bằng giấy báo”). Cần chú ý là trong kiểu cấu trúc phân phối như vừa đề cập, không thể có mặt danh từ khối, kể cả khi có danh từ đơn vị; hay nói cách khác, ở đây hoàn toàn không có hiện tượng tỉnh lược danh từ khối. Chẳng hạn: (95) *Quần của tôi, quần thì dài, quần thì ngắn. (96) *Quần của tôi, cái quần thì dài, cái quần thì ngắn. Và hai danh từ đơn vị khác biệt, dù được xem là đồng nghĩa, cũng không thể thay thế cho nhau; không thể nói “..., cái thì đẹp, bức thì xấu”, “..., quyển thì dày, cuốn thì mỏng”. 2.2.3.2. Danh từ đơn vị có thể được sử dụng không có danh từ khối đi kèm, nhưng nó không được đặt trong quan hệ tương phản hoặc song hành như trường hợp 2.2.3.1. Ở đây danh từ chỉ đơn vị cũng được dùng để chỉ một bộ phận của một tổng thể đã được đề cập trước đó, nhưng nó thường đi kèm với một định ngữ là lượng từ hoặc từ chỉ định, từ phiếm định. Cái tổng thể vừa nói được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là một tập hợp (gồm nhiều cá thể) như các câu (97) (98), có thể là một chủng loại như các câu (99) (100) dưới đây: (97) Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên 10 tấm. (98) Trường này có 3 nhóm thể thao nhưng chỉ nhóm này là có hoạt động. (99) Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa. (Bài hát “Chiếc lá cuối cùng”) (100) Bình sứ đẹp quá! Hay là mình mua hai, ba cái làm quà? 2.3. Trường hợp không sử dụng danh từ đơn vị 2.3.1. Như đã thấy ở 2.1 và 2.2, danh từ đơn vị là yếu tố hết sức quan trọng trong khi xây dựng danh ngữ, nhưng nó sẽ không xuất hiện trước danh từ khối nếu người nói đề cập đến một chủng loại hoặc chất liệu chứ không phải một đối tượng được phân lập So sánh: (101) Tôi thích cam. (102) Tôi thích trái cam đó. “Cam” trong (101) chỉ một chủng loại, phân biệt với các chủng loại khác như xoài, măng cụt, chanh; còn “trái cam” trong (102) chỉ một cá thể riêng biệt, cụ thể. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, cùng một tình huống, người nói có thể chọn lựa những cách tiếp cận khác nhau khi muốn nói đến những thực thể tồn tại khách quan. Chẳng hạn: (103) Bạn đưa cuốn tập của bạn đây, mình chép giùm cho. (104) Bạn đưa tập của bạn đây, mình chép giùm cho. “Tập” trong (104) được nói trong sự phân biệt với sách, sổ tay, giấy, chứ không phải là một quyển vở cụ thể nào; còn nếu muốn nói đến một quyển vở cụ thể thì phải dùng câu (103). Cả hai đều thích hợp với bối cảnh giao tiếp. Cần phải nói rằng, sự chọn lựa của người nói cũng tùy thuộc vào sự tương tác của các yếu tố khác trong câu, đặc biệt là vị từ. Xét đoạn trích sau đây TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Trang 67 từ truyện “Anh và em” của Nguyễn Nhật Ánh (chúng tôi trình bày lại để dễ theo dõi): (105) Nhỏ Diệp chìa thanh sô cô la mời bạn. (106) – Oanh ăn kẹo đi! Oanh ăn đi. Mình không thích sô cô la! (107) (– Không thích sao bạn mua?) – Kẹo này không phải mình mua. (108) (Thấy hai con nhóc đùn qua đùn lại, Quý ròm tức điên.) Hừ, tụi nó cứ làm như kẹo của mình là hàng ế không bằng. (109) Quý hậm hực thò tay giật phắt thanh kẹo trên bàn và quay lưng bỏ đi. Trong các câu trên, (105) (107) (108) có thể dùng “kẹo”, “sô cô la” hoặc “thanh kẹo”, “thanh sô cô la” mà không tổn hại gì đến tính ngữ pháp của câu; (106) khó có thể dùng “thanh kẹo”, “thanh sô cô la”. Riêng ở (109), “thanh kẹo” là khả năng duy nhất vì nó là bổ ngữ trực tiếp cho vị từ tác động “giật (phắt)” – người ta chỉ có thể “giật phắt” một vật cụ thể, riêng biệt chứ không thể “giật phắt” một chủng loại. 2.3.2. Ngoài ra, trong tiếng Việt, có một vài lưu ý rất thực tế. Chẳng hạn, khi nói về một đối tượng trong quan hệ sở thuộc (và là yếu tố cấu thành) một đối tượng lớn hơn (gần giống với quan hệ bộ phận – toàn thể) thì không cần đến danh từ đơn vị Ví dụ: (110) Chiếc xe này bánh trước thì thủng, đèn chiếu hậu thì vỡ, làm sao đi được? (111) Cái ghế này gãy một chân rồi. Các danh từ thân tộc khi làm bổ ngữ để chỉ một người có quan hệ (“của”) với người được biểu thị bằng danh ngữ đứng làm đề thì không cần danh từ đơn vị (để xác định), vì người nghe sẽ nhận ra ngay lập tức mối quan hệ “ai là gì của ai”. Ví dụ: (112) Tôi về quê thăm bố/mẹ/chú/con/cháu. (113) Cô ấy khóc vì nhớ bố/mẹ/con/cháu. Các danh từ chỉ bộ phận thân thể thường cũng không cần danh từ đơn vị; nếu bộ phận thân thể đó thuộc về một đối tượng khác với đối tượng đứng làm đề thì cần thêm định ngữ. So sánh: (114) Chị Lan đau bụng nên về trước rồi. (bụng của chị ấy) (115) Tôi sờ trán thấy không sốt nên cũng yên tâm. (trán của tôi) (116) Tôi sờ trán nó thấy không sốt nên cũng yên tâm. (trán của nó) (117) Nhìn thấy chị má hóp, mắt trũng sâu, tôi rất ái ngại. (118) Bác sĩ nói gan anh có vấn đề, anh phải bỏ rượu. Cần chú ý rằng trường hợp này khác với cách nói mà Hồ Lê [5: 14] cho là bắt buộc phải có danh từ đơn vị (“hai cái đầu”, “những cái đầu”). Về ngữ pháp, danh từ đơn vị cần có mặt khi “tính đếm”; tuy nhiên, trong tiếng Việt rất nhiều danh từ chỉ bộ phận trong cơ thể vừa có thể hoạt động như một danh từ khối, vừa có thể hoạt động như một danh từ đơn vị – nghĩa là có thể kết hợp trực tiếp với lượng từ (hai đầu gối, hai cổ tay, mấy ngón tay, hai tai, v.v.). Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, “cái” có thể xuất hiện trước danh từ chỉ bộ phận cơ thể ở những cách nói kiểu như “Trông cái mặt anh ta kìa!”, “Ngậm cái mồm lại!”, “Hai con mắt cô ta lúng liếng trông khiếp thật!”, “Hiểu... hiểu... cái đầu mày!”. Nhưng “cái” ở đây nên được hiểu là một quán từ xác định – tương tự như “cái” trong “cái người đàn ông kia”, “cái điều anh vừa nói” – chứ không phải là “cái” danh từ đơn vị. 3. Kết luận Như đã nói trên, danh từ nói chung và danh từ đơn vị nói riêng hoàn toàn không phải là vấn đề mới của Việt ngữ học. Nó đã được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng hơn nửa thế kỷ nay; và, về chi tiết, dù các tác giả không đồng thuận với nhau thì kết quả nghiên cứu của họ cũng góp phần làm sáng rõ vấn đề đang bàn. Tuy nhiên, những gì mà những người đi trước đã lập thức chưa đủ để ứng dụng vào việc dạy tiếng. Mục đích của bài viết này là cố gắng hệ thống hóa các cách sử dụng danh từ đơn vị cho người học SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X2-2015 Trang 68 tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Trong đó, chúng tôi cũng cố gắng lý giải một số trường hợp sử dụng hoặc không sử dụng danh từ đơn vị có thể gây lúng túng cho người học. Thiết nghĩ, danh từ và hoạt động của từng tiểu loại danh từ trong cấu trúc ngữ đoạn, cấu trúc câu vẫn còn là một vấn đề cần tiếp tục làm rõ (và diễn giải đơn giản hơn) trong tương lai, theo định hướng thực hành. How to use Vietnamese unit nouns - from the perspective of teaching languages Le Thi Minh Hang University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: Vietnamese unit nouns (known as “count(able) nouns” or “classifiers”) were profoundly surveyed by a great number of linguists. However, foreigners learning Vietnamese have great trouble in dealing with this grammatical issue. In the paper, the author tries to formulate usages of Vietnamese unit nouns in order to facilitate foreigners’ learning. Besides, the author also focuses on the interpretation of the cases where unit noun’s presence is optional. Keywords: classifiers, unit noun, count(able) noun, mass noun TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Mạnh Hùng (2000), Vấn đề quán từ và nhận diện quán từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 12, Hà Nội. [2]. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb. Giáo Dục. [3]. Cao Xuân Hạo (1999), Nghĩa của loại từ, Ngôn ngữ, số 2&3, Hà Nội. [4]. Cao Xuân Hạo (CB) (2006), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt: Ngữ đoạn và Từ loại, Nxb. Giáo Dục. [5]. Hồ Lê (2003), Ngữ pháp ngữ nghĩa của loại từ, Ngôn ngữ, số 11, Hà Nội. [6]. Lưu Vân Lăng (1997), Một số vấn đề về loại từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2, Hà Nội. [7]. Lý Toàn Thắng (1997), Loại từ và các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2, Hà Nội. [8]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. KHXH. [9]. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội. [10]. Nguyễn Thị Hai (2006), Về việc dạy danh từ chỉ đơn vị tự nhiên tiếng Việt cho học viên, sinh viên nước ngoài, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM. [11]. Nguyễn Thiện Nam (2007), Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài, www.ngonngu.net. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Trang 69 [12]. Trần Đại Nghĩa (1988), Một cách xác định loại từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4, Hà Nội. [13]. Trần Đại Nghĩa (1988), Phân loại các tổ hợp loại từ - danh từ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 5, Hà Nội. [14]. Vũ Đức Nghiệu (2001), Ngữ pháp ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ “hạt dưa”, “một hạt dưa”, Ngôn ngữ, số 11, Hà Nội.
File đính kèm:
- cach_su_dung_danh_tu_don_vi_tieng_viet_duoi_goc_do_day_tieng.pdf