Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng

“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản

lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự

dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”.1 Thời gian gần đây

“cách mạng công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) là một chủ đề nóng hổi và được đề cập nhiều tại các

diễn đàn trên thế giới. Nó thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng từ chính phủ, các doanh

nghiệp cho đến người dân. Sự thay đổi trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ do được áp

dụng thành tựu của khoa học công nghệ đã tác động mạnh tới cuộc sống hàng ngày của con người.

Loài người có thể bước sang một giai đoạn mới trong đó cách thức sản xuất, trao đổi, mua bán và

tiêu dùng sẽ phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của cái gọi là “điện toán đám

mây”, “trí tuệ nhân tạo”, “kĩ thuật số”, “Internet”, “big data”,. Vậy “cách mạng công nghiệp 4.0”

là gì? Nó có đặc điểm ra sao? Và, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động thế nào tới các chính phủ,

việc sản xuất của các doanh nghiệp, và người lao động? Bài báo này sẽ đi tìm câu trả lời cho các

câu hỏi trên. Bài viết có cấu trúc như sau: Phần thứ 2 của bài viết sẽ trình bày sơ lược về “cách

mạng công nghiệp 4.0”, Phần 3 nói qua về tác động của nó tới chính phủ các nước, cộng đồng

doanh nghiệp và người lao động, Phần 4 là kết luận và một vài khuyến nghị.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 1

Trang 1

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 2

Trang 2

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 3

Trang 3

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 4

Trang 4

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 5

Trang 5

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 6

Trang 6

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 7

Trang 7

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 8

Trang 8

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 9

Trang 9

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 72 
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG 
TS. Ho ng Chí Cƣơng 
Đại học Dân lập Hải Phòng 
1. GIỚI THIỆU 
“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản 
lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự 
dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”.1 Thời gian gần đây 
“cách mạng công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) là một chủ đề nóng hổi và được đề cập nhiều tại các 
diễn đàn trên thế giới. Nó thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng từ chính phủ, các doanh 
nghiệp cho đến người dân. Sự thay đổi trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ do được áp 
dụng thành tựu của khoa học công nghệ đã tác động mạnh tới cuộc sống hàng ngày của con người. 
Loài người có thể bước sang một giai đoạn mới trong đó cách thức sản xuất, trao đổi, mua bán và 
tiêu dùng sẽ phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của cái gọi là “điện toán đám 
mây”, “trí tuệ nhân tạo”, “kĩ thuật số”, “Internet”, “big data”,... Vậy “cách mạng công nghiệp 4.0” 
là gì? Nó có đặc điểm ra sao? Và, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động thế nào tới các chính phủ, 
việc sản xuất của các doanh nghiệp, và người lao động? Bài báo này sẽ đi tìm câu trả lời cho các 
câu hỏi trên. Bài viết có cấu trúc như sau: Phần thứ 2 của bài viết sẽ trình bày sơ lược về “cách 
mạng công nghiệp 4.0”, Phần 3 nói qua về tác động của nó tới chính phủ các nước, cộng đồng 
doanh nghiệp và người lao động, Phần 4 là kết luận và một vài khuyến nghị. 
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Các Mác đã nhận xét: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất 
ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu 
lao động không những là các thước đo sự phát triển lao động của con người, mà còn là một chỉ 
tiêu của những quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành. Trong bản thân các tư liệu lao 
động, thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một 
thời đại sản xuất xã hội nhất định.” 
Có thể nói, những dấu hiệu trên đặc trưng cho những giai đoạn khác nhau và phản ánh sự 
khác biệt căn bản giữa các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). “Cuộc cách mạng” ở đây dùng để 
chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra 
trong suốt tiến trình lịch sử thế giới khi công nghệ mới, cách thức sản xuất và tư liệu sản xuất mới 
được tạo ra đã làm thay đổi sâu sắc các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội.2 Trước hết, ta hãy điểm 
qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trên thế giới mấy thế kỷ qua: 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới 
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp-hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất này 
thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Cuộc cách mạng này diễn ra đầu tiên ở nước Anh từ 
những năm 60 của thế kỷ XVIII. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật lần này là 
máy móc thay thế công cụ thủ công. Cuộc cách mạng này diễn ra trước hết từ lĩnh vực công nghiệp 
nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành tựu. Cuộc CMCN lần thứ 
Nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế 
kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động 
vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên 
vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và 
kéo theo sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Đây là giai 
đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. Tiền đề 
kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn 
tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong 
khoa học vào thế kỷ XVII. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 73 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất sản 
phẩm mang tính công nghiệp hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 nổ ra vào cuối thế 
kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX. Cuộc cách mạng lần này được chuẩn bị bằng quá trình 
phát triển hàng trăm năm của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng 
sự phát triển của khoa học gắn liền với kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là 
chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa 
cục bộ trong sản xuất. Nhờ đó, đã tạo ra những ngành mới có tính khoa học. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin để 
tự động hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu khoảng năm 1969, khi có các tiến 
bộ về hạ tầng điện tử, máy tín ...  để thực sự hiểu rõ họ đang điều hành cái gì. Để làm được 
vậy, các chính phủ và cơ quan lập pháp cần có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công 
dân của mình. 
Cuộc CMCN lần thứ 4 cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế, tác 
động tới cả bản chất và khả năng xảy ra xung đột. Lịch sử chiến tranh và an ninh quốc tế là lịch sử 
của sự sáng tạo về công nghệ, và ngày nay cũng không phải ngoại lệ. 
3.2. Tác đ ng đối với do nh nghiệp/kinh doanh 
Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp/kinh doanh. Một số lĩnh vực tác 
động quan trọng nổi lên: kỳ vọng của người tiêu dùng, dữ liệu/thông tin sản phẩm, hợp tác đổi mới 
và các mô hình hoạt động mới, các dịch vụ và mô hình kinh doanh, độ tin cậy và năng suất, an toàn 
công nghệ thông tin, an toàn trong hoạt động của cơ khí, vòng đời sản phẩm, chuỗi giá trị công 
nghiệp, giáo dục và kỹ năng lao động cho công nhân. 
Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp đang thấy sự ra đời của các công nghệ mới tạo ra 
những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá 
trị công nghiệp hiện có. Sự phá hủy cũng xuất hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh 
nhạy, những người nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, 
tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh hơn bao giờ hết 
bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp. 
Những thay đổi lớn về phía cầu cũng đang xảy ra, như minh bạch ngày càng tăng, sự tham 
gia của người tiêu dùng, và các hình mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng (ngày càng được xây 
dựng dựa trên sự truy cập vào các mạng di động và dữ liệu) buộc các công ty thích nghi với cách 
họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. 
Một xu hướng chính là sự phát triển của các nền tảng công nghệ tạo khả năng, cho phép kết 
hợp cả cung và cầu để phá vỡ cấu trúc ngành công nghiệp hiện có, chẳng hạn như những nền tảng 
mà chúng ta thấy trong nền kinh tế "chia sẻ" hoặc "theo yêu cầu". Những nền tảng công nghệ, dễ 
dàng sử dụng với các điện thoại thông minh, tập hợp con người, tài sản, và dữ liệu - do đó tạo ra 
những cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới trong quá trình này. 
Cuộc CMCN thứ 4 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp: 1) những kỳ vọng của 
khách hàng, 2) nâng cao sản phẩm, 3) đổi mới hợp tác và 4) các hình thức tổ chức. Cho dù là người 
tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế, tất 
cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm vật chất 
và dịch vụ giờ đây có thể được tăng cường với khả năng số làm tăng giá trị của chúng. Các công 
nghệ mới làm cho tài sản bền và linh hoạt hơn. Và cuối cùng, sự xuất hiện của các nền tảng toàn 
cầu và các mô hình kinh doanh mới có nghĩa là tài năng, văn hóa và hình thức tổ chức sẽ phải được 
xem xét lại. 
Nhìn chung, sự thay đổi không tránh khỏi từ số hóa đơn giản (CMCN lần thứ 3) sang đổi 
mới dựa trên sự kết hợp của các công nghệ (CMCN lần thứ 4) đang buộc các công ty phải xem xét 
lại cách thức kinh doanh. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là như nhau: các nhà lãnh đạo kinh doanh và 
điều hành cấp cao cần phải hiểu môi trường thay đổi của họ, thách thức các giả định của nhóm điều 
hành của họ, đổi mới không ngừng và liên tục. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 80 
Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai không xa, sản phẩm, con người và máy móc sẽ 
giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp 
các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các công 
nghệ khác để số hóa toàn bộ qui trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất 
mạng lưới sản xuất dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) dựa trên Internet để nhân 
viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng 
năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp 
các dịch vụ kỹ thuật số mới. 
Như vậy, các công ty có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các 
nước có giá nhân công thấp, như Trung Quốc (vốn được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”). 
Đó là lý do tại sao Công nghiệp 4.0 đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm. 
3.3. Tác đ ng đối với người tiêu dùng/người dân 
Cuối cùng, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ thay đổi không chỉ những gì chúng ta làm mà ngay cả 
chính con người chúng ta. Nó sẽ làm thay đổi bản sắc của chúng ta và tất cả những vấn đề liên 
quan tới bản sắc đó, bao gồm: Sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian 
chúng ta dành cho công việc và giải trí, và cách thức chúng ta phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ 
năng, gặp gỡ mọi người và củng cố các mối quan hệ. 
Điều đó sẽ đặt ra câu hỏi liệu sự hội nhập tất yếu của công nghệ trong cuộc sống có thể làm 
suy giảm một số bản năng tinh túy của con người, chẳng hạn như lòng thương cảm và sự hợp tác. 
Mối quan hệ của chúng ta với điện thoại di động là một trường hợp như vậy. Sự kết nối thường 
xuyên liên tục với điện thoại di động có thể cô lập chúng ta khỏi một trong những tài sản quan trọng 
nhất của cuộc sống, đó là thời gian để ngừng nghỉ, suy ngẫm hay đơn giản là tham gia vào một cuộc 
hội thoại có ý nghĩa. 
Một trong những thách thức mang tính cá nhân lớn nhất mà các công nghệ thông tin mang 
lại là sự riêng tư. Thông tin về cá nhân sẽ dễ dàng để tra cứu và tìm kiếm vì chúng ta buộc phải kết 
nối với các hệ thống điện tử. Tương tự, các cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực công nghệ sinh 
học và trí thông minh nhân tạo giúp định nghĩa lại con người là gì bằng cách hạ thấp những giới 
hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực. Chúng buộc chúng ta phải định hình lại 
những ranh giới về đạo đức và phẩm hạnh. 
Nói tóm lại, tất cả đều quy về con người và giá trị. Chúng ta cần hình thành nên một tương 
lai phục vụ cho tất cả chúng ta, trong đó, vị trí của người dân là trên hết và họ được tăng thêm quyền 
lực. Trong viễn cảnh bi quan và phi nhân đạo nhất, cuộc CMCN lần thứ 4 có thể robot hóa con 
người và từ đó tước bỏ tâm hồn và trái tim của chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tốt đẹp 
nhất trong bản chất của con người, đó là sự sáng tạo, lòng cảm thông và khả năng quản lý, cuộc 
CMCN này cũng có thể đưa con người tới một sự nhận thức về đạo đức mang tính tập thể, dựa trên 
một vận mệnh chung. Trách nhiệm của tất cả chúng ta là đảm bảo rằng điều thứ hai sẽ xảy ra. 
3.4. Tác đ ng đối với việc làm và phân cực lực lượng l o đ ng 
Như các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, cuộc cách mạng này 
cũng có thể tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi 
tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó 
làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. 
Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi 
công nghệ thay thế dần con người. 
Cho tới nay, chúng ta chưa thể dự đoán được khả năng nào sẽ xảy ra, nhưng lịch sử đã cho thấy 
kết quả thường là sự kết hợp của cả hai viễn cảnh đó. Tuy nhiên, trong tương lai, năng lực, chứ không 
phải nguồn vốn, sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều đó sẽ tạo nên một sự gia tăng trong 
thị trường việc làm và ngày càng phân hóa theo hai nhóm: Nhóm kỹ năng thấp/trả lương thấp và nhóm 
kỹ năng cao/trả lương cao. Viễn cảnh này sẽ góp phần làm gia tăng những mâu thuẫn trong xã hội. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 81 
Dù các cuộc cách mạng công nghệ thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy 
móc làm tất cả mọi việc, nhưng các nhà nghiên cứu của Ngân hàng UBS tin rằng việc giảm tổng số 
việc làm là không thể. Bởi siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công 
việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới. Có thể hiện nay chúng ta khó 
hình dung công việc trong tương lai sẽ như thế nào, nhưng các nhà nghiên cứu của UBS tin rằng tự 
động hóa cực cao và khả năng siêu kết nối trong ngắn hạn chắc chắn sẽ có tác động đối với lực 
lượng lao động. Theo đó, một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp (chẳng hạn các công nhân 
trong dây chuyền lắp ráp) vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tự động hóa cơ bản trong cuộc CMCN 
lần thứ 3, nay có thể bị ảnh hưởng hơn nữa. Sự ra đời của “cobots” - robot hợp tác có khả năng di 
chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những 
người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng trung bình. Bởi lẽ sự phát 
triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến bản 
chất của các công việc tri thức. 
Tự động hóa ban đầu sẽ ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách 
hàng, và các ngành hỗ trợ. Quá trình robot tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ 
biến. Trong ngành bảo hiểm có thể không cần sự can thiệp của con người, hầu hết truy vấn khách 
hàng được trả lời tự động... Trong tài chính, “robot tư vấn” đã có trên thị trường. Trong ngành tư 
pháp, máy tính có thể nhanh chóng “đọc” hàng triệu email và cắt giảm chi phí điều tra. 
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là 
những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này. Về lịch sử cho thấy, cuộc CMCN lần thứ 1 đã tạo 
ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách 
mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe 
ngựa thồ hàng); và cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 
cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong công tác văn thư hành 
chính và lao động đơn giản). 
Vì sao cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có 
cuộc cách mạng này? Các chuyên gia đưa ra các lý do sau: 
Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây Phải mất 10 
năm cho Thomas Newcomen cải tiến động cơ của mình trước khi công bố với thế giới vào năm 
1712 và nó tác động vào các ngành công nghiệp lao động chân tay trong nhiều chục năm sau đó. 
Ngày nay, việc cải tiến có thể đến trong 10 tháng, 10 tuần và thậm chí 10 ngày - một điện thoại 
iPhone sau 3 năm đã lỗi thời. Do vậy, nhân lực cho NC&PT và các dịch vụ liên quan sẽ gia tăng. 
Tốc độ thay đổi trong giáo dục cũng đang gia tăng. Người ta ước tính rằng gần 50% kiến 
thức môn học trong năm đầu tiên của 4 năm học kỹ thuật của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi 
ra trường. 
Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với hàng loạt công nghệ 
mới: Trí tuệ nhân tạo; Dữ liệu lớn; Internet di động; Công nghệ điện toán đám mây; robot trong 
công nghiệp và gia đình; IoT; xe không người lái; thiết bị bay không người lái; máy in 3D; công 
nghệ nano; thực tế ảo, phương pháp điều trị kỹ thuật số và máy học. Trong thời gian tới danh 
sách này có thể sẽ được nới dài và làn sóng công nghệ mới ra đời sẽ tạo ra những làn sóng kinh 
doanh mới và việc làm mới. 
Thứ ba, hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập vào những cơ sở dữ liệu rất lớn 
và vì vậy những thử nghiệm và đổi mới sáng tạo sẽ không chỉ được thực hiện tại các trung tâm 
nghiên cứu, mà có thể ở mọi nơi và cơ hội khởi nghiệp rộng mở. Những thay đổi đáng kể có thể 
được thực hiện bởi các cá nhân tài năng trong nhà, văn phòng của họ và nhà máy. Khả năng của các 
nhóm nhỏ khởi nghiệp với các sản phẩm và dịch vụ mới là thuận lợi chưa từng có. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 82 
 KẾT LUẬN 
Mất 17 thế kỷ để con người có được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Mất gần 3 
thế kỷ để con người có được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Và, 2/3 thế kỷ để có được 
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Mất 1/3 thế kỷ con người đang tiếp cập với cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4. Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự đang nảy nở, nó đã và đang có tác động 
toàn diện tới các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động do tiến bộ về khoa học-kỹ 
thuật trong các ngành như vật lý, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, thực tế ảo, trí tuệ nhân 
tạo, v.v Thành tựu này làm thay đổi tư liệu và cách thức sản xuất, quản trị công, và tác động tới 
thị trường lao động. Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép xây dựng các nhà máy thông minh 
(smart factory) sản xuất dựa trên sự tương tác, thu thập thông tin thị trường, và tự động hóa cao độ. 
Nó mang cả thời cơ lẫn thách thức cho các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, và người lao động. 
Do đó các nghiên cứu về tác động của công nghiệp 4.0 lên các lĩnh vực là rất cần thiết và các bên 
liên quan nên có nhận thức đầy đủ để sẵn sàng và chủ động hơn trong việc thích ứng với những 
thay đổi có thể xảy ra trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bài Tổng luận “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 
website:  truy cập ngày 7/8/2017. 
[2]. Bài “Định nghĩa về công nghiệp 4.0”, website:  
la-gi-post750267.html, truy cập ngày 7/8/2017. 
[3]. Bài “What is Industry 4.0?”, website:  
truy cập ngày 7/8/2017. 
[4]. Bài “Industry 4.0: Definition, Design Principles, Challenges, and the Future of Employment”, 
website: https://www.cleverism.com/industry-4-0/, truy cập ngày 7/8/2017. 
Abstract 
“Industry 4.0” is a term often used to refer to the developmental process in the management 
of manufacturing and chain production. It refers to the fourth industrial revolution. After 
mechanisation (Industry 1.0), mass production (Industry 2.0) and automation (Industry 3.0), now 
the Internet of Things and Services (IoT, IoS), Artificial Intelligence (AI), Robot, 3D, Big data 
are becoming integral parts of the manufacturing process. This is definitely a revolutionary 
approach to manufacturing techniques. The concept will push global manufacturers to a new level 
of optimization and productivity. The economic rewards are also immense. However, there are still 
many challenges that need to be tackled systematically to ensure a smooth transition. This needs to 
be the focus of large corporations and governments alike. Pushing research and experimentation in 
such fields are essential. While speculations regarding privacy, security, and employment need 
more study, the overall picture is promising. Such approach to manufacturing industries is truly 
revolutionary. This paper will sketch out the so-called “Industry 4.0” and its potential impacts on 
governments, enterprises, and labour markets. The methodologies used in this paper are a 
combination of qualitative research tool and descriptive analysis. 
Key words: industry 4.0, opportunities, challenges, governments, enterprises, labours 

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_4_0_va_nhung_tac_dong_tiem_tang.pdf