Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Trong những năm gần đây, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo (startup) là một khái
niệm được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, không những ở các
quốc gia phát triển với nền tảng công nghệ tốt như Mỹ, Châu Âu mà ở Việt Nam cũng đang
trở thành xu hướng cho các bạn trẻ. Chính Phủ Việt Nam đã chọn năm 2016 là năm “Quốc
gia khởi nghiệp” với rất nhiều ưu đãi về cơ chế, về chính sách, về môi trường kinh doanh cho
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, khi cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ phát triển, đã tạo ra
rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các công ty
khởi nghiệp thành công và duy trì được sự phát triển trong thời gian dài còn khá ít. Chính vì
vậy việc nắm rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của khởi nghiệp, đặc
biệt là xác định được yếu tố nào là quan trọng nhất đối với điều kiện của doanh nghiệp là một
vấn đề bức thiết với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 185 CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Trí Long Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Trong những năm gần đây, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo (startup) là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, không những ở các quốc gia phát triển với nền tảng công nghệ tốt như Mỹ, Châu Âumà ở Việt Nam cũng đang trở thành xu hướng cho các bạn trẻ. Chính Phủ Việt Nam đã chọn năm 2016 là năm “Quốc gia khởi nghiệp” với rất nhiều ưu đãi về cơ chế, về chính sách, về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ phát triển, đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các công ty khởi nghiệp thành công và duy trì được sự phát triển trong thời gian dài còn khá ít. Chính vì vậy việc nắm rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của khởi nghiệp, đặc biệt là xác định được yếu tố nào là quan trọng nhất đối với điều kiện của doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Sau khi Chính phủ phát động “Năm quốc gia khởi nghiệp”, phong trào khởi nghiệp đã được lan tỏa đến tất cả các ngõ ngách của cuộc sống, từ thành thị đến nôn thông, từ người già đến người trẻ, từ khóa “khởi nghiệp”, “startup” đã trở thành một xu hướng, dành được sự quan tâm của đại đa số người dân, đặc biệt là cộng đồng các bạn trẻ. Tính đến giữa năm 2017, Việt Nam có đến gần 30.000 công ty khởi nghiệp về các lĩnh vực thương mại, công nghệ, cộng đồng, nông nghiệp, du lịch, dịch vụCó thể nói khởi nghiệp là một vấn đề cốt lõi đầy triển vọng mang lại cơ hội phát triển cho quốc gia, đặc biệt là Việt Nam với vô số những tiềm năng.Tháng 10/2016, trong bài phát biểu tại Lễ phát động Chương trình "Thanh niên khởi nghiệp" giai đoạn 2016 - 2021 và Ngày hội Thanh niên Khởi nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh: "Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này". Vậy tại sao đại đa số các công ty khởi nghiệp đều thất bại sau 1-3 năm tồn tại? Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, có trên 5.440 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, hơn 37.900 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, như vậy tổng cộng có 43.350 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa trong 6 tháng đầu năm 2017, trung bình mỗi tháng gần 7.300 doanh nghiệp. Ông Lê Thanh Tâm - Giám đốc điều hành, tập đoàn IDG Đông Nam Á cũng phát biểu: “Tại Việt Nam, trên 60% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại, trong đó 70% thất bại ngay năm đầu tiên, còn lại 90% đến năm thứ 2, thứ 3 gặp khó khăn” (Lệ Chi, 2016). Không chỉ ở Việt Nam, theo một báo cáo của tổ chức Statistic Brain năm 2016 về “Sự thất bại của khởi sự doanh nghiệp theo ngành công nghiệp” chỉ ra rằng tỉ lệ thất bại của các công ty Mỹ sau 5 năm là 50% và con số lên tới hơn 70% sau 10 năm. Tại 2 nước đang dẫn đầu về khởi nghiệp trên thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, hơn 80% các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ không thể tồn tại và phát triển sau 3 năm và chỉ 10% trong số các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc có thể thành công. (Tommy Wyher, 2017). Nhìn vào thực tế các số liệu được điều tra trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có thể thấy việc thành công hay thất bại của công ty khởi nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào phân tích TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 186 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thành công của khởi nghiệp trong số các yếu tố: ý tưởng, đội nhóm, mô hình kinh doanh, vốn và thời điểm. 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY 3. KHỞI NGHIỆP. 3.1. Ý tưởng Sẽ chẳng thế làm bất kỳ việc gì nếu không có ý tưởng hay những cơ hội kinh doanh. Có thể nói ý tưởng là một trong những yếu tố cốt lõi để hình thành nên các công ty, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Toàn bộ các công ty từ siêu nhỏ đến những tập đoàn hùng mạnh trên thế giới thì khi bắt đầu thành lập đều xuất phát từ những ý tưởng của một cá nhân hay một nhóm các nhà sáng lập. Tuy nhiên ý tưởng chỉ có thể kinh doanh khi nó được dựa trên một bảng phân tích và nghiên cứu thị trường khả thi, có tính thuyết phục, ngoài ra để khởi nghiệp thành công thì cần phải có cái tầm nhìn chiến lược, nhìn thấu được các rủi ro, bởi tất cả các nghiên cứu đều không hoàn toàn chính trong một môi trường biến động nhanh, mạnh như hiện nay. Hiện nay, Chính phủ đã phát động hàng loạt các chương trình, các cuộc thi để tìm kiếm ý tưởng, các phát minh, sáng kiến của người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên, tầng lớp người trẻ tuổi ở Việt ... óm làm việc hiệu quả thì chắc chắn công ty khởi nghiệp sẽ rơi vào khủng khoảng và thất bại nhanh chóng. “Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, và để kết hợp họ với nhau lại là yếu tố then chốt trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp thì các thành viên bao giờ cũng có những “cái tôi” rất lớn. Chính vì vậy khác với cách tuyển dụng thông thường của các công ty đã phát triển là chỉ tập trung vào tuyển những nhân sự có kỹ năng, có chuyên môn phù hợp với công việc; các công ty khởi nghiệp (startup) nên chú trọng đến yếu tố văn hóa ứng xử, khả năng hợp tác cùng với nhau giữa các đồng đội. Nhận thấy được tầm quan trọng và sức mạnh đội nhóm làm việc, hiện nay hầu hết các công ty đều hướng tới việc chiêu mộ cho mình những thành viên có khả năng hòa nhập, thích ứng với đội nhóm, những người mà có khả năng làm việc nhóm chứ không phải làm việc độc lập một mình. Bởi vì điều quan trọng nhất của một đội nhóm trong khởi nghiệp chính là hiểu được giá trị của nhau, muốn làm việc cùng nhau, và có chung một niềm tin. Lúc này đội nhóm làm việc sẽ phải nghĩ tới việc thực hiện toàn bộ công việc với trách nhiệm cao; đội nhóm sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn, áp lực bằng cách cùng tham gia, hỗ trợ nhau để cùng giải quyết công việc một cách hiệu quả. Điều cốt lõi nhất của việc tuyển dụng được một đội nhóm làm việc hiệu quả là phải đảm bảo mọi thành viên trong đội nhóm phải cam kết gắn bó với toàn bộ hành trình phát triển của công ty. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền cảng công nghệ phát triển, mọi thứ đều diễn ra rất nhanh thì trong giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp phải thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của mình rất nhiều trước khi tìm ra được một sản phẩm để phát triển mạnh mẽ, mà điều này thì cần phải có sự hợp tác của nhóm làm việc bao gồm cả các nhà đầu tư, các chuyên gia tư vấn và người trực tiếp làm việc của công ty. 3.3. Mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh cũng là một trong những yếu tố cốt lõi để giúp các công ty phát triển một cách bền vững. Một trong những “quy tắc vàng” về quản trị kinh doanh của trường Kinh doanh Paris Hec là: “Kinh doanh quan trọng nhất không phải là tiền mặt, nhân tài mà là mô hình.”. Một mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp cho người chủ công ty hiểu được các vấn đề như: công ty đang giải quyết vấn đề gì, giải quyết với ai; làm thế nào để tạo ra chuỗi giá trị cho khách hàng, cách thức để tiếp cận khách hàng, làm thế nào để tạo ra sự khác biệt cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh; dự tính được doanh thu, chi phí, lợi nhuậnNhưng việc lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với các công ty mới bắt đầu khởi nghiệp là rất khó khăn, đòi hỏi những nhà quản lý phải thực sự hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, hiểu rõ về khách hàng và phải có được những kiến thức nền tảng về kinh tế, về quản lý và các kiến thức xã hội rộng. Các nhà kinh tế học và các ông chủ doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến mô hình kinh doanh và hiểu được tầm quan trọng của nó vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước; và họ thường phải mất rất nhiều công sức để mô tả được một mô hình kinh doanh của một công ty. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa thì sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp. Ví dụ ở Việt Nam, ngày nay đang tồn tại khoảng 6 mô hình kinh doanh khởi nghiệp như: doanh nghiệp hộ gia đình, khởi nghiệp xuất phát từ sở thích, doanh nghiệp “nuôi để bán”, các doanh nghiệp sinh ra để “thay đổi thế giới”, khởi nghiệp phi thương mại, các công ty là “con cưng” của các tập đoàn quốc tế. Hiện nay trên thế giới đang rất ưa chuộng mô hình kinh doanh của Alexander Osterwalder được phát minh năm 2010, ông đã tổng hợp 9 yếu tố quan trọng nhất của tất cả các mô hình kinh doanh hiện có và thể hiện nó trên một biểu đồ gọi là “Business Model TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 188 Cavans”. Chính mô hình Cavans này đã giúp ích rất nhiều cho công ty khởi nghiệp lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. Hình 1: Mô hình kinh doanh Cavans Vậy điều quan trọng nhất của công ty khởi nghiệp sau khi có ý tưởng, đó chính là lựa chọn được mộ hình kinh doanh phù hợp để phát triển, nó quyết định cả quá trình hình thành và sự thành công của công ty trong tương lại. Tuy nhiên việc lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vốn, sản phẩm, dịch vụ của công ty, tiềm năng phát triển, tư tưởng hay triết lý kinh doanh của người đứng đầu. Nhưng cũng phải xác định, không một mô hình nào là hoàn toàn tối ưu, nó sẽ trở lên lỗi thời khi môi trường kinh doanh bên ngoài thay đổi, vì vậy các nhà lãnh đạo, những người chủ doanh nghiệp cần phải luôn học hỏi và không ngại sự thay đổi để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện của công ty và điều kiện môi trường bên ngoài. 3.4. Vốn Có thể nói vốn là điều kiện cần để bất kỳ một công ty nào bắt đầu kinh doanh cũng như phát triển. Đặc biệt là trong xã hội Việt Nam hiện nay, nếu không có đủ tiền để đầu tư, đủ tiền để xây dựng thương hiệu, để thuyết phục khách hàng thì chắc chắn công ty sẽ sớm đi đến phá sản; cho dù các ý tưởng kinh doanh rất tốt, nhưng không được các nhà đầu tư, các quỹ khởi nghiệp hỗ trợ, hay được các ngân hàng sẵn sàng đứng ra bảo lãnh. Điều này hoàn toàn ngược lại với các nước phát triển, bất kỳ khi nào có các ý tưởng khả thi thì đều có các nhà đầu tư sẵn sàng tài trợ để áp dụng vào thực tế. Vốn là nhu cầu tất yếu khi các công ty khởi nghiệp muốn biến ý tưởng, hay hiện thực hóa dịch vụ, sản phẩm đem ra ngoài thị trường. Tuy nhiên nhu cầu về vốn đối với mỗi loại hình công ty lại khác nhau, nó tùy thuộc vào quy mô, cũng như loại hình công ty. Những công ty chuyên về sản xuất thì cần lượng vốn lớn hơn so với các công ty về dịch vụ, thương mại. Với xu thế hiện nay, hầu hết các công ty khởi nghiệp nhỏ ở Việt Nam đều tìm đến các nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người thân rất hạn chế trong việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính, ngân hàng vì thủ tục pháp lý ở Việt Nam vẫn rất rườm rà, hơn nữa các công ty khởi nghiệp đều không có tài sản thế chấp lớn để được các ngân hàng cho vay vốn. Theo bà Thạch Lê Anh, CEO Vietnam Silicon Valley cho biết “Làm sao để huy động được vốn luôn là câu hỏi trăn trở đối với những doanh nghiệp mới tham gia khởi nghiệp. Thách thức chung đối với các công ty khởi nghiệp tại Việt nam cũng như trong khối APEC đều khó khăn trong việc huy TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 189 động vốn, khi mà trong tay người khởi nghiệp hoàn toàn chưa có gì ngoài ý tưởng, niềm đam mê kinh doanh”. Trong những năm gần đây, mô thức kinh doanh dựa vào khoa học công nghệ, nền tảng internet khi thời đại công nghiệp 4.0 bùng nổ thì được rất nhiều các nhà đầu tư “thiên thần” quan tâm, họ thường sẵn sàn chấp nhận rủi ro để đầu tư vốn cho các đối tượng này. Tuy nhiên đấy chỉ là vấn đề vốn cho sự bắt đầu gây dựng công ty, để phát triển công ty khởi nghiệp lên một tầm cao mới thì lại đòi hỏi sự kêu gọi vốn ở các lần tiếp theo để có đủ tiềm lực phát triển sản phẩm, nghiên cứu và bùng nổ doanh thu. Nhưng vốn, khả năng tài chính không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của các công ty khởi nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều công ty đã thất bại nặng nề, mặc dù khởi đầu rất tốt, kêu gọi được lượng vốn rất lớn. Gowalla là một mạng xã hội ra mắt 2007, có lúc thu hút hàng triệu người dùng, và đã gọi được 8,3 triệu USD nhưng cuối cùng lại bị Facebook mua lại với giá có 3 triệu. Trong trường hợp của Pay By Touch – startup với ý tưởng sử dụng vân tay để thanh toán các hóa đơn, Pay By Touch đã hút được rất nhiều các nhà đầu tư với số vốn lên đến 340 triệu USD, nhưng lại phá sản nhanh chóng vào năm 2007. Hay Pets.com một trang thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm chăm sóc thú cưng trên mạng đã huy động được số vốn lên đến 300 triệu USD, nhưng lại phá sản sau vẻn vẹn có 2 năm. Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, The KAfe nổi lên nhưng một startup đình đám khi nhà sáng lập trẻ Đào Chi Anh gọi vốn được 5 triệu USD, vị CEO trẻ này đã từng chia sẻ “Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình”. Một công ty khởi nghiệp thành công trong dài hạn thì ngoài vốn ra, việc quản lý và sử dụng vốn một cách thông minh, hiệu quả mới là yếu tố quan trọng. Vì vốn đầu tư chỉ là yếu tố kích hoạt cho sự khởi đầu của một công ty khởi nghiệp, nó chỉ giúp cho công ty phát triển vượt bậc đạt được mục tiêu trong tương lai trong điều kiện có sự kiên định, sự quản lý chặt chẽ về tài chính cùng các yếu tố khác được đảm bảo tốt. 3.5. Thời điểm Xét trên nhiều phương diện, thời điểm chính là yếu tố quyết định và nó giúp đa số các công ty khởi nghiệp trở lên thành công. Khi có một ý tưởng hay, mô hình kinh doanh phù hợp, đội nhóm làm việc hiệu quả, vốn đầu tư đầy đủ thì công ty có thể có khả năng thành công cao, nhưng nếu không có yếu tố thời điểm thì công ty thất bại cũng rất cao. Người sáng lập Idealab, Bill Gross đã phân tích số liệu của 200 công ty khởi nghiệp (50% trong số họ thành công, và số còn lại thất bại), ông đưa ra con số là 42% là con mà mọi người cho rằng thời điểm quyết định đến sự thành công của công ty khởi nghiệp, trong khi đó nhóm làm việc xếp hàng thứ 2 với 32%, ký tưởng chiếm 28% đúng thứ 3, thứ 4 là Mô hình kinh doanh (24%), và yếu tố quan trọng cuối cùng chiếm 14% là vốn. Trong ví dụ được ông đưa ra phân tích là sự ra đời của Youtube, trước khi Youtube xuất hiện đã có một công ty giải trí trực tuyến là Z.com với ý tưởng tương tự, gọi được vốn lớn, mô hình kinh doanh hiệu quả, nhân sự rất tài năng. Nhưng trong giai đoạn 1999-2000 nền tảng công nghệ còn kém phát triển, nên việc xem video trên mạng trở nên khó khăn, vì thế công ty phá sản năm 2003. Và 2 năm sau khi phần mềm AdobeFlash xuất hiện, hệ thống liên kết mạng phát triển khiến việc cài đặt phần mềm, hệ thống trên máy tính dễ dàng hơn, Youtube đã ra đời. Việc lựa chọn được thời điểm ra mắt công ty, đưa sản phẩm, dịch vụ vào thị trường là rất khó khăn, nó không tuân thủ theo bất kỳ một nguyên tắc hay một quy trình nào. Cho dù các công ty đầu tư rất nhiều vào quá trình phân tích và nghiên cứu thị trường, nhưng đại đa số thời điểm đều đến một cách tự nhiên và may mắn. Nếu công ty khởi nghiệp quá sớm, khách hàng có thể chưa quen với TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 190 với sản phẩm, chưa sẵn sàng để sử dụng. Còn nếu công ty khởi nghiệp quá muộn, thì công ty đã bị lỡ mất cơ hội để chiếm thị phần lớn của khách hàng, và để đối thủ cạnh tranh tân dụng mất lợi thế. Một số công ty lựa chọn thời điểm ra mắt càng sớm càng tốt, để họ có thể dẫn dắt, “giáo dục” hành vi, sở thích của khách hàng từ đó chiếm được thị trường tiềm năng. Nhưng một số công ty lại chọn cách đi sau, đợi cho thị trường quen với sản phẩm, dịch vụ rồi họ mới bắt đầu ra mắt những sản phẩm cải tiến hơn đối thủ cạnh tranh đi trước. Có thể thấy đó chính là sự thành công của Google khi họ không phải là người đầu tiên sáng lập ra công cụ tìm kiếm, hay là Facebook cũng không phải là công ty đầu tiên tạo ra mạng xã hộinhưng đến thời điểm này họ là những công ty thành công nhất trong lĩnh vực của mình. 4. KẾT LUẬN Vậy có thể nói, yếu tố thời điểm là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào, đặc biệt trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ tại Việt Nam hiện nay. Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây khi phong trào khởi nghiệp được lan tỏa trong giới trẻ, Chính phủ cũng như các tổ chức đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm nhưng số lượng các công ty khởi nghiệp thành công còn rất hạn chế. 5 yếu tố được phân tích ở trên bao gồm ý tưởng, mô hình kinh doanh, đội nhóm, vốn đầu tư, và thời điểm đều hết sức quan trọng, và các công ty khởi nghiệp không phải chỉ cần dựa vào 1 hay vài yếu tố để có thể thành công. Sự thành công và phát triển công ty là sự kết hợp chặt chẽ giữa 5 yếu tố trên tùy thuộc vào từng loại hình công ty, tùy thuộc vào thị trường, và việc xắp xếp yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố khác cũng phụ thuộc vào ý nghĩa chủ quan của người quản lý công ty. Nhưng xin nhấn mạnh rằng, yếu tố thời điểm vẫn là yếu tố quan trọng chi phối sự các yếu tố còn lại trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Minh, 2017, Mỗi tháng 7.300 doanh nghiệp đóng cửa, giải thế, https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/moi-thang-gan-7-300-doanh- nghiep-dong-cua-giai-the-3607700.html 2. Bill Gross, 2015, The single biggest reason why startup sucesseed, https://www.youtube.com/watch?v=bNpx7gpSqbY 3. Đỗ Thanh Hương, 2016, Phát ngôn ấn tượng về khởi nghiệp năm 2016, phat-ngon-an-tuong-ve-khoi-nghiep-nam-2016-20161227090350914.chn 4. https://www.ted.com/talks/bill_gross_the_single_biggest_reason_why_startups_succeed/t ranscript?language=vi 5. Lệ Chi, 2016, Phó thủ tướng: Phải có sàn chứng khoán dành riêng cho start- up,https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/hanh-trinh-khoi-nghiep/pho-thu-tuong-phai-co- san-chung-khoan-danh-rieng-cho-start-up-3415707.html?utm_source=search_vne 6. Phan Lê Thành Long, 2017, 6 sai lầm startup cần rút ra từ bài học thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh, https://www.baomoi.com/6-sai-lam-startup-can-rut-ra-tu-bai-hoc-that- bai-cua-the-kafe-va-dao-chi-anh/c/22062615.epi 7. Tommy Wyher, 2017, The Curious Case Of Startups: How to Spot the Failures and Successes, https://www.business.com/articles/the-curious-case-of-startups-how-to-spot- the-failures-and-successes/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 191 8. Trần Quang Thịnh, 2014, Mô hình kinh doanh là quan trọng nhất của doanh nghiệp, nghiep-72 9. Ý Nhi, 2017, 4 bài học từ thất bại của các startup gọi vốn triệu USD, goi-von-trieu-usd/1201052/ IMPORTANT FACTORS AFFECT TO THE SUCCESS OF START UP IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract: In recent years, startup is very popular concept in the media, not only in developed countries where with goo technology such as United States, European countries.but in Vietnam is also becoming a trend for young people. The Vietnamese Government has chosen 2016 as the “Start-up Country” with many incentives in terms of mechanism, policies, business environment for business in general and startup business in particular. Especially in the current period, when the industriel revolution 4.0 with technological foundation developed, has created a lot of opportunities for young people startup. However, in practice, the number of successful startups and sustained growth has been realatively small. Therefore, knowing the key facetors that affect the success of startup, especially what is the most important to the condition of business that is a pressing issue for startups in Vietnam. Keyword: Industrial revolution 4.0, startup
File đính kèm:
- cac_yeu_to_quan_trong_anh_huong_den_su_thanh_cong_cua_khoi_n.pdf