Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam

SPC được Shewhart (1920), đưa ra để giải quyết các vấn

đề biến động trong sản xuất sản phẩm điện tử. Ngày nay,

phương pháp này được chấp nhận rộng rãi để trợ giúp,

theo dõi, quản lý, phân tích và cải thiện hiệu suất của quá

trình thông qua loại bỏ nguyên nhân của sự biến đổi

(Rungtusanatham, 1999). Có nhiều định nghĩa khác nhau

về SPC được đưa ra, như: SPC là một tập hợp các kỹ thuật

thống kê được sử dụng để kiểm soát dễ dàng quá trình sản

xuất (Caulcutt, 1996; Sower, 1990; Rosenkrantz, 2002); loại

bỏ khuyết tật (Sower, 1990); phân loại biến động trong quá

trình và quản lý một cách có hệ thống (Rosenkrantz, 2002);

SPC là việc áp dụng các kỹ thuật thống kê để đo lường và

phân tích sự biến động trong quá trình (Juran, 1988). Lợi

ích mà SPC mang lại đã được thể hiện qua rất nhiều các

nghiên cứu trong các doanh nghiệp, bao gồm: Giảm lãng

phí trong sản xuất; Cải tiến và hiểu rõ hơn về quá trình; Tính

ổn định của sản phẩm đầu ra; Các quyết định đưa ra dựa

trên dữ liệu thực tế (Caulcutt, 1996; Antony và cộng sự,

2000). Từ đó, công tác quản lý trong doanh nghiệp được tốt

hơn, tăng khả năng cạnh tranh.

Áp dụng thành công SPC đòi hỏi phải kết hợp các kỹ

năng và công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp, như:

kỹ thuật thống kê; chia sẻ thông tin; tuyên truyền; lập kế

hoạch. Vậy, những yếu tố nào tác động đến sự thành công

trong quá trình thực hiện một chương trình SPC tại các

doanh nghiệp Việt Nam? Nghiên cứu này được thực hiện

nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi trên.

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7000
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam

Các yếu tố để thực hiện thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85
CÁC YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG 
KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ: NGHIÊN CỨU 
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
FACTORS CONTRIBUTING TO THE SUCCESS OF STATISTICAL PROCESS CONTROL 
IMPLEMENTATION IN VIETNAM ENTERPRISES 
Phạm Việt Dũng1*, Nguyễn Duy Chức1 
TÓM TẮT 
Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control - SPC) là việc 
sử dụng các công cụ thống kê để giám sát, quản lý và cải tiến quy trình trong quá 
trình sản xuất. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố để thực hiện thành công SPC 
từ khảo sát thực nghiệm với mẫu là 316 doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và 
nhỏ. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả 
nghiên cứu đã chỉ ra 05 yếu tố để thực hiện thành công SPC tại các doanh nghiệp 
Việt Nam, đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Vai trò 
của bộ phận chất lượng; (iv) Triển khai thực hiện SPC; (v) Lưu trữ và cập nhật dữ liệu. 
Từ khóa: kiểm soát quá trình bằng thống kê; các yếu tố thành công 
ABSTRACT 
Statistical Process Control (SPC) is the use of statistical tools to monitor, 
manage and improve processes in the production process. This study analyzes 
the factors for the successful implementation of SPC from the empirical survey 
with the sample of 316 medium and small scale manufacturing enterprises. 
Through the qualitative and quantitative research methodology, the results of 
the research have identified five factors contributing to the successful 
implementation of SPC in Vietnamese enterprises: (i) Commitment of senior 
management; (ii) Team work; (iii) The role of the quality department; (iv) SPC 
implementation; (v) Data storage and update. 
Keywords: statistical process control; successful factors 
1Khoa Quản lý kinh doanh, Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*E-mail: dung_hic1978@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 22/01/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/04/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 15/06/2018 
1. GIỚI THIỆU 
SPC được Shewhart (1920), đưa ra để giải quyết các vấn 
đề biến động trong sản xuất sản phẩm điện tử. Ngày nay, 
phương pháp này được chấp nhận rộng rãi để trợ giúp, 
theo dõi, quản lý, phân tích và cải thiện hiệu suất của quá 
trình thông qua loại bỏ nguyên nhân của sự biến đổi 
(Rungtusanatham, 1999). Có nhiều định nghĩa khác nhau 
về SPC được đưa ra, như: SPC là một tập hợp các kỹ thuật 
thống kê được sử dụng để kiểm soát dễ dàng quá trình sản 
xuất (Caulcutt, 1996; Sower, 1990; Rosenkrantz, 2002); loại 
bỏ khuyết tật (Sower, 1990); phân loại biến động trong quá 
trình và quản lý một cách có hệ thống (Rosenkrantz, 2002); 
SPC là việc áp dụng các kỹ thuật thống kê để đo lường và 
phân tích sự biến động trong quá trình (Juran, 1988). Lợi 
ích mà SPC mang lại đã được thể hiện qua rất nhiều các 
nghiên cứu trong các doanh nghiệp, bao gồm: Giảm lãng 
phí trong sản xuất; Cải tiến và hiểu rõ hơn về quá trình; Tính 
ổn định của sản phẩm đầu ra; Các quyết định đưa ra dựa 
trên dữ liệu thực tế (Caulcutt, 1996; Antony và cộng sự, 
2000). Từ đó, công tác quản lý trong doanh nghiệp được tốt 
hơn, tăng khả năng cạnh tranh. 
Áp dụng thành công SPC đòi hỏi phải kết hợp các kỹ 
năng và công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp, như: 
kỹ thuật thống kê; chia sẻ thông tin; tuyên truyền; lập kế 
hoạch. Vậy, những yếu tố nào tác động đến sự thành công 
trong quá trình thực hiện một chương trình SPC tại các 
doanh nghiệp Việt Nam? Nghiên cứu này được thực hiện 
nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi trên. 
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Các yếu tố để thành công (Critical Successful Factors - 
CSFs) lần đầu được giới thiệu bởi Daniel (1961), được 
Rockart (1978), phổ biến rộng rãi thông qua nghiên cứu về 
các hệ thống thông tin. CSFs là điều kiện cần thiết đối với 
tổ chức hoặc một dự án cụ thể để đạt được sứ mệnh và 
mục tiêu; giúp người quản lý xác định những yếu tố cần tập 
trung chú ý quản lý, kiểm soát cẩn thận và liên tục; đồng 
thời là những việc cần phải làm để đạt được thành công 
cho người quản lý hoặc tổ chức, từ đó mang lại hiệu quả 
cho hoạt động điều hành trong hiện tại và thành công 
trong tương lai của tổ chức. 
Rungasamy và cộng sự (2002), là một trong những 
nghiên cứu tiên phong về sử dụng CSFs để thực hiện thành 
công SPC tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh quốc. 
Evans và Mahanti (2012), Rohani và cộng sự (2009), Antony 
và Taner (2003), Antony và cộng sự (2000), cũng đã nghiên 
cứu về chủ đề này. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định 
tính, Antony và Taner (2003), đã chỉ ra 11 yếu tố; Xie và Goh 
(1999), xuất phát từ ba khía cạnh chính là quản lý, con 
người và vận hành đã xác định được 06 yếu tố để triển khai 
thành công SPC trong môi trường sản xuất công nghiệp; 
Does và cộng sự (1997), khi đưa ra mô hình để thực hiện 
SPC trong doanh nghiệp đã gợi ý nên chia thành bốn giai 
đoạn là: nhận thức, thử nghiệm, thực hiện trong sản xuất và 
thiết lập mục tiêu cho TQM, từ đó ch ... 4 tuy nhiên, có 03 biến 
quan sát là TW5, QD4, QD8 hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 
0,3 do đó, bị loại bỏ. Sau khi đã loại các biến quan sát 
không phù hợp, còn lại 08 yếu tố với 35 biến quan sát là 
phù hợp và đảm bảo tin cậy (bảng 4). 
Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA cho giá trị KMO 
bằng 0,851 (0,5 ≤ KMO ≤1); kiểm định Bartlett’s test với mức 
Bảng 4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích yếu tố khám phá EFA sau khi loại biến 
Pattern Matrixa 
Các yếu tố Component 
1 2 3 4 5 6 7 8 
Cronbach Alpha Mã 0,880 0,914 0,828 0,895 0,854 0,724 0,839 0,777 
Cam kết của lãnh đạo cấp cao (Top management commitment - TMC) 
Lãnh đạo cấp cao luôn cam kết nỗ lực để cải tiến chất lượng TMC1 0,633 
Lãnh đạo cấp cao cam kết hỗ trợ cho hoạt động SPC TMC2 0,700 
Lãnh đạo cấp cao cam kết cung cấp đẩy đủ nguồn lực cho hoạt động SPC TMC3 0,846 
Làm việc nhóm (Teamwork - TW) 
Các nhóm thường xuyên thảo luận để giám sát và cải tiến chất lượng TW1 0,743 
Hình thành các đội cải tiến chất lượng từ những bộ phận khác nhau TW2 0,863 
Có người giám sát khuyến khích giải quyết vấn đề qua làm việc theo nhóm TW3 0,766 
Các nhóm làm việc được hỗ trợ ngân sách cho hoạt động SPC TW4 0,733 
Đào tạo và giáo dục về SPC (SPC training and education -TR) 
Đào tạo về SPC cho người lao động trước khi thực hiện TR1 0,658 
Đào tạo liên quan đến chất lượng cho người quản lý và người giám sát TR2 0,830 
Kiến thức phải được thực hành luôn sau khi học TR3 0,682 
Số liệu từ sản xuất thực tế được áp dụng ngay trong khóa đào tạo SPC TR4 0,829 
Thường xuyên có các lớp đào tạo áp dụng các công cụ SPC TR5 0,867 
Vai trò của bộ phận quản lý chất lượng (Roles of quality department - QD) 
Bộ phận quản lý chất lượng có chuyên gia kỹ thuật giúp đỡ liên quan đến sử dụng SPC QD1 0,611 
Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật sử dụng SPC ngay tại nơi làm việc QD2 0,728 
Bộ phận quản lý chất lượng cử người quản lý giám sát việc hướng dẫn SPC QD3 0,750 
Thảo luận về SPC thường xuyên được tổ chức dựa trên dữ liệu thực tế QD4 0,745 
Phát hiện vấn đề thông qua SPC được giải quyết trên cơ sở dữ liệu QD5 0,572 
Kết quả thực hiện SPC được thảo luận với những người có liên quan QD6 0,555 
Tập trung vào quá trình (quá trình ưu tiên) (Process Focus - PF) 
Lựa chọn được quá trình quan trọng để thực hiện SPC trước PF1 0,684 
Người quản lý hỗ trợ lựa chọn quá trình ưu tiên PF2 0,881 
Sơ đồ lưu trình, nguyên nhân kết quả giúp xác định quá trình ưu tiên trước PF3 0,812 
Thực hiện SPC (Deployment - DP) 
SPC được thực hiện tại những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp DP1 0,814 
SPC được thực hiện theo một kế hoạch bài bản từ trước DP2 0,819 
SPC đang được áp dụng bởi các nhóm cải tiến DP3 0,852 
Phần lớn các nhân viên thực hiện SPC có công việc liên với nhau hàng ngày DP4 0,807 
Lưu trữ, cập nhật dữ liệu (Documentation and update of knowledge of processes - DUP) 
Thu thập dữ liệu về quy trình được thực hiện thường xuyên DUP1 0,545 
Dữ liệu thu thập được phải đầy đủ, chính xác, tin cậy DUP2 0,754 
Dữ liệu cần được lưu trữ để sử dụng/tiếp cận cho những lần sau DUP3 0,674 
Bảo quản tốt dữ liệu, và hiệu chỉnh khi cần thiết DUP4 0,502 
CSFs 
Chất lượng sản phẩm tăng, tỷ lệ phế phẩm, làm lại giảm TC1 0,741 
Chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng lên TC2 0,706 
Kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất TC3 0,851 
Nhận thức về cải thiện chất lượng từ SPC tăng TC4 0,665 
Hình ảnh công ty được cải thiện TC5 0,701 
Sự hài lòng của khách hàng tăng lên TC6 0,752 
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89
ý nghĩa thống kê (Sig.) bằng 0,000 (nhỏ hơn 0,05) như vậy, 
việc áp dụng phân tích yếu tố là thích hợp và đảm bảo độ 
tin cậy. Cả 08 nhóm yếu tố có tổng phương sai rút trích là 
58,015% (lớn hơn 50%) có nghĩa là, sự biến thiên của các 
yếu tố có thể giải thích được 58,015% sự biến thiên của 
tổng thể. Tỷ lệ này thể hiện dữ liệu thu thập có sự tương 
thích cao với mô hình nghiên cứu. Trong quá trình phân 
tích, các yếu tố có hệ số tải lớn hơn 0,5 là đạt yêu cầu và 
được giữ lại để đưa vào các bước tiếp theo. 
Kết quả phân tích yếu tố khẳng định CFA (hình 2) cho 
thấy, mô hình có 355 bậc tự do, giá trị kiểm định Chi-square 
là 626,336 với Pvalue = 0,000; chisquare/df = 1,764 (nhỏ hơn 2) đạt 
yêu cầu, như vậy mô hình phù hợp với tập dữ liệu (GFI = 0,885; 
CFI = 0,939; TLI = 0,930; RMSEA = 0,049). Kết quả phân tích hệ số 
tương quan giữa các thành phần với sai lệch chuẩn kèm theo 
(bảng 5) cho thấy, các hệ số này đều có ý nghĩa thống kê, 
do đó, các yếu tố: Cam kết của lãnh đạo; Làm việc nhóm; 
Đào tạo và giáo dục về SPC; Tập trung vào quá trình; Vai trò 
của bộ phận chất lượng; Thực hiện SPC và Lưu trữ dữ liệu 
đều đạt giá trị phân biệt. Như vậy, kết quả sau phân tích 
CFA cho thấy, thang đo biến Thực hiện thành công SPC 
gồm có 07 yếu tố thành phần với 29 biến quan sát, các 
thành phần của thang đo đều đạt được giá trị hội tụ, giá trị 
phân biệt và độ tin cậy. 
Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức (đã chuẩn 
hóa) được thực hiện thông qua phân tích SEM (hình 3) cho giá 
trị Chisquare = 1,524; Bậc tự do df = 528; p = 0,000; TLI = 0,944; 
CFI = 950 (> 0,9) và RMSEA = 0,41 (<0,08) do đó, có thể kết 
luận mô hình lý thuyết tương thích với tập dữ liệu. Trong 
đó, Estimate là giá trị ước lượng trung bình; S.E. là sai lệch 
chuẩn; C.R. là giá trị tới hạn; P là mức ý nghĩa. Kết quả ước 
lượng mô hình chuẩn hóa (bảng 6) cho thấy, giá trị kiểm 
định Cam kết của lãnh đạo, Làm việc nhóm, Vai trò của bộ 
phận chất lượng, Thực hiện SPC, Lưu trữ dữ liệu đều có ý 
nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) vì vậy, các yếu tố này được 
chấp nhận. Hai yếu tố Đào tạo và giáo dục về SPC, Tập 
trung vào quá trình đều có mức ý nghĩa thống kê Sig. lớn 
hơn 0,05 (lần lượt là 0,234 và 0,161) nên bị loại bỏ. 
Bình luận và khuyến nghị 
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy, (i) Cam kết của 
lãnh đạo cấp cao tác động đến thực hiện thành công SPC 
của doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện thành công SPC, đòi 
Bảng 5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo 
Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P 
Đào tạo và giáo dục về SPC Vai trò của bộ phận chất lượng 0.168 0.028 5.931 *** 
Đào tạo và giáo dục về SPC Thực hiện SPC 0.165 0.036 4.637 *** 
Đào tạo và giáo dục về SPC Làm Việc nhóm 0.086 0.032 2.727 0.006 
Đào tạo và giáo dục về SPC Tập trung vào quá trình 0.231 0.041 5.685 *** 
Đào tạo và giáo dục về SPC Lưu trữ dữ liệu 0.101 0.029 3.516 *** 
Đào tạo và giáo dục về SPC Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.119 0.031 3.863 *** 
Vai trò của bộ phận chất lượng Thực hiện SPC 0.082 0.025 3.24 0.001 
Vai trò của bộ phận chất lượng Làm Việc nhóm 0.067 0.023 2.906 0.004 
Vai trò của bộ phận chất lượng Tập trung vào quá trình 0.096 0.028 3.394 *** 
Vai trò của bộ phận chất lượng Lưu trữ dữ liệu 0.078 0.021 3.628 *** 
Vai trò của bộ phận chất lượng Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.057 0.022 2.627 0.009 
Thực hiện SPC Làm việc nhóm 0.179 0.036 5.043 *** 
Thực hiện SPC Tập trung vào quá trình 0.207 0.043 4.869 *** 
Thực hiện SPC Lưu trữ dữ liệu 0.136 0.032 4.261 *** 
Thực hiện SPC Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.153 0.034 4.522 *** 
Làm Việc nhóm Tập trung vào quá trình 0.107 0.037 2.855 0.004 
Làm Việc nhóm Lưu trữ dữ liệu 0.097 0.028 3.411 *** 
Làm Việc nhóm Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.135 0.031 4.361 *** 
Tập trung vào quá trình Lưu trữ dữ liệu 0.11 0.034 3.247 0.001 
Tập trung vào quá trình Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.186 0.038 4.921 *** 
Lưu trữ dữ liệu Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0.117 0.028 4.18 *** 
Bảng 6. Tóm tắt kết quả SEM ước lượng mô hình chuẩn hóa 
Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P Label 
Thành công SPC <--- Đào tạo và giáo dục về SPC 0,064 0,054 1,189 0,234 Loại bỏ 
Thành công SPC <--- Bộ phận chất lượng 0,134 0,066 2,053 0,04 Chấp nhận 
Thành công SPC <--- Thực hiện SPC 0,142 0,048 2,954 0,003 Chấp nhận 
Thành công SPC <--- Làm việc nhóm 0,113 0,052 2,182 0,029 Chấp nhận 
Thành công SPC <--- Tập trung vào quá trình 0,063 0,045 1,403 0,161 Loại bỏ 
Thành công SPC <--- Lưu trữ dữ liệu 0,193 0,072 2,684 0,007 Chấp nhận 
Thành công SPC <--- Cam kết của lãnh đạo cấp cao 0,136 0,064 2,117 0,034 Chấp nhận 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 90
KINH TẾ
hỏi lãnh đạo cấp cao (nhà quản trị) của doanh nghiệp cần 
có đường lối, mục tiêu chất lượng rõ ràng, đồng thời cam 
kết cung cấp các nguồn lực, ngân sách để hỗ trợ, khuyến 
khích thực hiện SPC, thể chế hóa các hoạt động của SPC 
trong toàn doanh nghiệp. (ii) Làm việc nhóm tác động đến 
thực hiện thành công SPC của doanh nghiệp. Do đó, để 
thực hiện thành công SPC, tăng cường làm việc, thảo luận 
theo nhóm nhằm nâng cao chuyên môn, tay nghề, kỹ 
thuật, từ đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng 
tốt hơn, hạn chế mắc lại các lỗi của lần trước. Để các nhóm 
làm việc hiệu quả, trưởng nhóm cần có một kế hoạch bài 
bản, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên để 
mọi vấn đề được giải quyết một cách thấu đáo, đồng thời 
phát huy được ý kiến của tập thể. (iii) Bộ phận chất lượng 
tác động đến thực hiện thành công SPC của doanh nghiệp. 
Do đó, để thực hiện thành công SPC, cần hỗ trợ về kỹ thuật, 
hướng dẫn phương pháp thực hiện, giám sát mọi hoạt 
động của Bộ phận này; đồng thời, Bộ phận chất lượng cũng 
phải thể hiện vai trò của mình thông qua việc tổ chức các 
buổi tọa đàm, chia sẻ về các sáng kiến điển hình, từ đó thúc 
đẩy nhân viên tự tìm hiểu và trao đổi với nhau cùng thực 
hiện SPC. (iv) Triển khai thực hiện SPC tác động đến thực 
hiện thành công SPC của doanh nghiệp. Do đó, để thực 
hiện thành công SPC, cần thực hiện theo các bước trong 
quy trình, từ đơn giản, qua đánh giá sơ bộ, tích lũy kinh 
nghiệm, sau đó mới triển khai đến toàn bộ doanh nghiệp, 
nhưng trước hết, cần xây dựng một kế hoạch tổng thể cho 
tất cả các phòng ban thông qua các nhóm cải tiến chất 
lượng của những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. 
(v) Lưu trữ và thu thập dữ liệu tác động đến thực hiện 
thành công SPC của doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện 
thành công SPC, cần thực hiện lưu trữ và thu thập dữ liệu 
thường xuyên, liên tục đảm bảo nội dung thông tin, dữ liệu 
ở bước nào cũng được cập nhật khi có sự thay đổi. Dữ liệu 
thu thập được đòi hỏi phải phù hợp, đáng tin cậy, đầy đủ, 
chính xác và kịp thời, đồng thời, cần lưu trữ, bảo quản đúng 
quy chuẩn để sử dụng cho những lần sau. 
Cuối cùng, nhà quản trị cũng cần chú ý đến yếu tố Đào 
tạo và giáo dục về SPC, Tập trung vào quá trình một cách 
nghiêm túc. Mặc dù, kết quả nghiên cứu này cho thấy hai 
yếu tố trên không tác động đến thực hiện thành công SPC 
tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hai 
yếu tố này có tác động thuận chiều đến thực hiện thành 
công SPC. 
5. KẾT LUẬN 
Thông qua nghiên cứu thực nghiệm 316 doanh nghiệp 
thuộc những ngành sản xuất khác nhau có quy mô vừa và 
nhỏ, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 05 yếu tố để thực hiện 
thành công SPC trong doanh nghiệp, đó là: Cam kết của 
lãnh đạo cấp cao; Làm việc nhóm; Vai trò của bộ phận chất 
lượng; Thực hiện SPC; Lưu trữ và cập nhật dữ liệu./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Manus Rungtusanatham, 1999. The Quality and Motivational Effects of 
Statistical Process Control, Journal of Quality Management, vol. 2, no. 4: 243-264. 
[2]. R Caulcutt, 1996. Statistical process control (SPC), MCB University Press, 
vol. 4, no. 16: 10-14. 
[3]. V. E. Sower, 1990. The consequences of implementing statistical process 
control. Texas: Unpublished doctoral dissertation. 
[4]. Phillip R. Rosenkrantz, 2002. An assessment of executive awareness and 
corporate use of statistical methodologies in the american automobile industry. 
[5]. Joseph Moses Juran, 1988. Juran's Quality Control Handbook. New York: 
McGraw-Hill. 
[6]. Jiju Antony, Balbontin Alejandro and Tolga Taner, 2000. Key ingredients 
for the effective implementation of statistical process control, Work Study, vol. 6, 
no. 49: 242-247. 
[7]. D Ronald Daniel, 1961. Management information crisis, Harvard 
business review, vol. 39, no. 5: 111-121. 
[8]. F John Rockart, 1978. Chief executives define their own data needs, 
Harvard business review, vol. 57, no. 2: 81-93, 1978. 
[9]. Selvan Rungasamy, Jiju Antony and Sid Ghosh, 2002. Critical success 
factors for SPC implementation in UK small and medium enterprises: some key 
findings from a survey, The TQM Magazine, vol. 14, no. 4: 217-224. 
[10]. Jiju Antony and Tolga Taner, 2003. A conceptual framework for the 
effective implementation of statistical process control, Business Process 
Management Journal, vol. 9, no. 4: 473-489. 
[11]. M Xie and T N Goh, 1999. Statistical techniques for quality, The TQM 
Magazine, vol. 11, no. 4: 238-242. 
[12]. R J. M Does, J W A Schippers and A Trip, 1997. A framework for 
implementation of statistical process control, The International Journal of Quality 
Science, vol. 2, no. 3: 181-198. 
[13]. Jiju Antony, 2000. Ten key ingredients for making SPC successful in 
organisations, Measuring Business Excellence, vol. 4, no. 4: 7-10. 
[14]. Thomas L Robinson, Reginald L Audibert and Walter Zenda, 2000. 
Statistical Process Control: It's a Tool, Not a Cult, Manufacturing Engineering, vol. 
124, no. 3: 104-117. 
[15]. James R Evans and Rupa Mahanti, 2012. Critical success factors for 
implementing statistical process control in the software industry, An 
International Journal, vol. 19, no. 3: 374-394. 
[16]. C Ruth Harris and Walter Yit, 1994. Successfully Implementing 
Statistical Process Control in Integrated Steel Companies, Institute for Operations 
Research and the Management Sciences, vol. 24, no. 5: 49-58. 
[17]. Michael E Gordon, John W Philpot, Gregory M Bounds and W Steven 
Long, 1994. Factors associated with the success of the implementation of 
statistical process control, The Journal of High Technology Management 
Research, vol. 5, no. 1: 101-121. 
[18]. Manus Rungtusanatham, 1999. The Quality and Motivational Effects of 
Statistical Process Control, Journal of Quality Management, vol. 4(2): 243-264. 
[19]. Jafri Mohd Rohani, Sha’ri Mohd and Ismail Mohamad, 2009. The 
relationship between statistical process control critical success factors and 
performance: A structural equation modeling approach, , vol. 8: 1352-1356. 
[20]. Manus Rungtusanatham, John Charles Anderson and Kevin J Dooley, 
1999. Towards measuring the “SPC implementation/practice” construct: Some 
evidence of measurement quality, International Journal of Quality & Reliability 
Management, vol. 16, no. 4: 301-329. 
[21]. Mats Deleryd, Johan Deltin and Bengt Klefsjö, 1999. Critical Factors for 
Successful Implementation of Process Capability Studies, Quality Management 
Journal, vol. 6, no. 1: 40-59. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_de_thuc_hien_thanh_cong_kiem_soat_qua_trinh_bang.pdf