Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài viết đã trình bày một số vấn đề lý luận có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí (KKTL) trong hoạt động học ngoại ngữ và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên (SV) dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: nhóm các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến KKTL nhiều hơn so với nhóm các yếu tố khách quan, trong đó vấn đề chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp là yếu tố chủ quan và những biến động lớn về môi trường học tập là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Kết quả này là cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất giảm thiểu KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 9 Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội Đặng Thị Lan* Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 30 tháng 10 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 01 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày18 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết đã trình bày một số vấn đề lý luận có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí (KKTL) trong hoạt động học ngoại ngữ và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên (SV) dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: nhóm các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến KKTL nhiều hơn so với nhóm các yếu tố khách quan, trong đó vấn đề chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp là yếu tố chủ quan và những biến động lớn về môi trường học tập là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Kết quả này là cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất giảm thiểu KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, khó khăn tâm lý, hoạt động học ngoại ngữ, sinh viên dân tộc thiểu số. 1. Đặt vấn đề∗ Những năm gần đây, việc học tập của con em dân tộc thiểu số đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện cho nền giáo dục trên toàn quốc. Đây cũng là một trong những mối quan tâm của các trường đại học nói chung và Trường ĐHNN- ĐHQGHN nói riêng. Hiện nay ở Trường ĐHNN-ĐHQGHN có con em của nhiều dân tộc thiểu số đang theo học. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy: thời gian đầu học ngoại ngữ ở Trường ĐHNN, SV dân tộc thiểu số còn gặp khá nhiều _______ ∗ ĐT.: 84-985310261 Email: dangthilan65@gmail.com khó khăn cả về nhận thức, thái độ và kỹ năng, trong đó các em gặp khó khăn nhiều hơn về mặt kỹ năng. Điều này đặt ra cho nhà trường và các cán bộ giảng viên một vấn đề là phải nắm được những KKTL này và các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất để có biện pháp giúp các em giảm thiểu KKTL trong học tập, từ đó góp phần nâng cao kết quả học ngoại ngữ. 2. Một số vấn đề lý luận 2.1. Hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Đ.T. Lan/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 10 - Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Theo X.L. Rubinstein: “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt động lao động và sản xuất vật chất hay tinh thần cho xã hội. Nhóm sinh viên rất cơ động được tổ chức theo mục đích xã hội nhất định nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện vai trò xã hội với trình độ nghề nghiệp cao trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Sinh viên là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ tri thức được đào tạo để trở thành người lao động trí óc, với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động đa dạng có ích cho xã hội” [Dẫn theo 1]. Từ cách hiểu thuật ngữ SV như trên, theo chúng tôi: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất là những người đang học tập, rèn luyện để trau dồi tri thức, hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống và phát triển nhân cách toàn diện để trở thành người chuyên gia tương lai. Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất có đặc điểm đặc trưng là: + Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất vừa rời ghế trường phổ thông bước vào ngưỡng cửa trường đại học với đầy sức trẻ, hoài bão và ý chí vươn lên. Nhân cách của họ đã và đang phát triển mạnh; chưa có phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt thuộc một ngành nhất định; thường có va chạm mạnh trong tập thể do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ; thường có hành vi bắt chước lẫn nhau thể hiện bước đầu sự đồng nhất xã hội + Phần lớn SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất đều xuất thân từ các gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, giao thông không thuận tiện, trình độ dân trí thấp... nên nhìn chung mặt bằng kiến thức đầu vào đại học của SV dân tộc thiểu số thấp hơn so với SV các dân tộc khác. Vì vậy, trong quá trình học tập ở đại học, đặc biệt là năm thứ nhất, họ khó làm quen ngay với phương pháp học ở đại học và cũng gặp nhiều vấn đề trong ngôn ngữ. + Đa số SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất chú ý có chủ định kém phát triển, khả năng duy trì chú ý không bền, đặc biệt trong hoạt động học. Tư duy trừu tượng của SV dân tộc thiểu số còn hạn chế nên trong hoạt động học các em thường không hay lật đi lật lại vấn đề để phát hiện s ... ức độ ảnh hưởng của từng yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất, chúng tôi qui ước cho điểm như sau: điểm số được tính tăng dần từ 1 đến 8 tương ứng với mức độ ảnh hưởng tăng dần của các yếu tố. Như vậy, điểm trung bình về mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở trong khoảng 1 ≤ X ≤ 8. Điểm trung bình càng cao thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố càng lớn. X mỗi yếu tố = [(số ý kiến ảnh hưởng nhiều nhất x 8) + ... + (số ý kiến ảnh hưởng ít nhất nhất x 1)]/ số SV điều tra 4. Một vài kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội 4.1. Nhóm các yếu tố khách quan Đ.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 13 Bảng 1. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường ĐHNN-ĐHQGHN TT Yếu tố khách quan X Thứ bậc 1 Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở đại học khác với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở phổ thông 5.95 2 2 Nội dung học tập ngoại ngữ nhiều, lượng kiến thức lớn 5.70 3 3 Tri thức ngôn ngữ mới mẻ và khá trừu tượng 5.24 4 4 Ít được hướng dẫn về phương pháp học ngoại ngữ 4.90 5 5 Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ 4.03 8 6 Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế 4.10 7 7 Không có sự động viên kịp thời của gia đình 4.65 6 8 Những biến động lớn về môi trường học tập 6.31 1 X chung 5.11 Bảng 1 cho thấy: Nhóm các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tương đối nhiều đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.11). Trong đó, những biến động lớn về môi trường học tập là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất ( X về mức độ ảnh hưởng là 6.31); yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều thứ hai là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở đại học khác với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở phổ thông ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.95); nội dung học tập ngoại ngữ nhiều, lượng kiến thức lớn là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều thứ ba ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.70). Kết quả này có thể lý giải: Từ môi trường miền núi với điều kiện kinh tế- xã hội-văn hóa còn nhiều khó khăn, khi về Hà Nội học ở trường đại học, SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất phải làm quen với môi trường thủ đô hoàn toàn mới lạ, với biết bao bỡ ngỡ, lo toan... Mặt khác, môi trường học tập ở đại học có nhiều điểm khác so với môi trường học tập ở phổ thông như cơ cấu tổ chức, nội qui, qui chế; mục tiêu đào tạo; chương trình đào tạo; kế hoạch học tập Cuộc sống tập thể ở đại học cũng có nhiều thay đổi. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở đại học khác rất nhiều so với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở phổ thông. Ở đại học, giảng viên thường giảng nhanh và nói chủ yếu bằng ngoại ngữ, họ đòi hỏi ở SV tính tích cực, độc lập, sáng tạo rất cao, SV phải học và làm việc độc lập với sách nhiều hơn, phải tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp. Học ngoại ngữ ở đại học, SV dân tộc thiểu số phải học nhiều môn như: các môn lý thuyết tiếng (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng học), các môn thực hành tiếng (đọc hiểu, nói, nghe hiểu, viết) và một số môn khác (địa lý đại cương, giao thoa văn hóa, đất nước học, văn học)... Những điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Xếp thứ bậc 4 trong các yếu tố khách quan là tri thức ngôn ngữ mới mẻ và khá trừu tượng ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.24). Về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số SV dân tộc thiểu số thì được các em cho biết: Học ở đại học phải học nhiều môn, khối lượng kiến thức lớn, mới mẻ và trừu tượng hơn so với phổ thông. Các môn học ngoại ngữ ở đại học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp SV có được hệ thống tri thức ngôn ngữ mới, kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ và chuyên môn sâu rộng của người chuyên gia ngoại ngữ trong tương lai. Yếu tố khách quan xếp thứ bậc 5 là ít được hướng dẫn phương pháp học ngoại ngữ ( X về mức độ ảnh hưởng là 4.90). Ở đại học, nội dung học ngoại ngữ nhiều, lượng kiến thức lớn, mới mẻ và khá trừu tượng nên lượng thời gian chính Đ.T. Lan/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 14 khóa phải dành hết cho việc tiếp thu, lĩnh hội những tri thức ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ. Trong khi đó, việc rèn luyện phương pháp học ngoại ngữ cho SV dân tộc thiểu số chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu còn mang tính tự phát, chắp vá và thiếu tính khoa học. Chính điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến KKTL trong quá trình học ngoại ngữ của SV. Thực tế này đòi hỏi nhà trường, giảng viên ngoại ngữ cần quan tâm hơn nữa tới việc rèn luyện phương pháp học ngoại ngữ cho SV dân tộc thiểu số. Vấn đề thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ, hạn chế về cơ sở vật chất là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng ít nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ( X về mức độ ảnh hưởng lần lượt là 4.03 và 4.10). Học ngoại ngữ cần đầu tư rất nhiều không chỉ về thời gian, trí tuệ mà còn về cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Hiện nay, cùng với việc nâng cấp dần hệ thống phòng học, thư viện và trang thiết bị trường học, Trường ĐHNN-ĐHQGHN đã quan tâm đến việc mua thêm giáo trình và tài liệu tham khảo cho các khoa, cho thư viện trường. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầu tư cho dạy học ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ và ảnh hưởng đến kết quả học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. 4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan Bảng 2. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường ĐHNN-ĐHQGHN TT Yếu tố chủ quan X Thứ bậc 1 Năng lực học ngoại ngữ của bản thân còn hạn chế 4.85 5 2 Chưa quen với môi trường học tập ở Trường Đại học Ngoại ngữ 4.70 6 3 Chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở Đại học Ngoại ngữ 5.75 4 4 Chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp 6.53 1 5 Chưa tích cực, chủ động trong học ngoại ngữ 6.15 2 6 Hạn chế về kiến thức ngoại ngữ và kinh nghiệm sống 5.94 3 7 Chưa tự tin vào bản thân trong học ngoại ngữ 3.95 8 8 Chưa hứng thú trong học ngoại ngữ 4.35 7 X chung 5.27 Bảng 2 cho thấy: Nhóm các yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhiều đến KKTL trong hoạt động ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.27). Trong đó, chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp là yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ ( X về mức độ ảnh hưởng là 6.53-xếp thứ bậc 1); sau đó đến chưa tích cực, chủ động trong học tập ngoại ngữ ( X về mức độ ảnh hưởng là 6.15-xếp thứ bậc 2); hạn chế về kiến thức ngoại ngữ và kinh nghiệm sống ( X về mức độ ảnh hưởng là 5.94-xếp thứ bậc 3). Ở bậc phổ thông, điều kiện học của SV dân tộc thiểu số còn hạn chế, nhất là việc học ngoại ngữ chưa được chú trọng. Sinh viên dân tộc thiểu số tuy đã có một số kinh nghiệm sống và kiến thức ngoại ngữ, nhưng khi đó các em chưa chú tâm nhiều vào học ngoại ngữ nên kiến thức ngoại ngữ còn rất hạn chế. Khi vào học ngoại ngữ ở Trường ĐHNN-ĐHQGHN, đa số SV dân tộc thiểu số vẫn giữ thói quen với phương pháp học ngoại ngữ ở phổ thông, chưa nhanh chóng tiếp cận với phương pháp học có tính chất nghiên cứu đòi hỏi phải tích cực, chủ động, Đ.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 15 sáng tạo cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ngôn ngữ và hình thành kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ dưới sự định hướng, gợi mở và tổ chức của giảng viên. Mặt khác, tính ỳ, sự thụ động, lười học là căn bệnh khá phổ biến của SV nói chung và đối với SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất thì nó càng lớn hơn. Những vấn đề này đã ảnh hưởng rất nhiều đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Xếp thứ bậc 4 và thứ bậc 5 trong nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số là chưa thích ứng được với phương pháp dạy ngoại ngữ ở Trường Đại học Ngoại ngữ và năng lực học ngoại ngữ của bản thân còn hạn chế ( X về mức độ ảnh hưởng lần lượt là 5.75 và 4.85). Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở đại học có đặc điểm là: tốc độ trình bày bài giảng nhanh, phương pháp dạy học đa dạng (trong đó phương pháp dạy học tích cực chiếm ưu thế), cách thức tiếp cận và luận giải vấn đề có tính hệ thống, lô gíc và khái quát cao, giảng viên cũng đặt ra cho SV yêu cầu cao về tự học, tự nghiên cứu Chính những đặc điểm này đã làm cho SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất khó thích ứng được với phương pháp dạy ngoại ngữ ở đại học và ít nhiều ảnh hưởng đến KKTL trong quá trình học ngoại ngữ của các em. Năng lực học ngoại ngữ đảm bảo cho hoạt động học ngoại ngữ có kết quả. Sự hạn chế về năng lực học ngoại ngữ ở mỗi SV rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học ngoại ngữ và là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến KKTL trong quá trình học ngoại ngữ. Yếu tố chủ quan được SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất đánh giá là ít ảnh hưởng nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ là chưa hứng thú với học ngoại ngữ ( X về mức độ ảnh hưởng là 4.35) và chưa tự tin vào bản thân trong học ngoại ngữ ( X về mức độ ảnh hưởng là 3.95). Thực tế cho thấy, khi SV hứng thú với môn học nào đó thì sẽ tạo ra động lực giúp họ vượt qua khó khăn, tích cực, chủ động và sáng tạo để đạt kết quả học tập cao. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy còn nhiều SV dân tộc thiểu số chưa thích học ngoại ngữ, chán nản, bỏ bê việc học hành Mặt khác, SV dân tộc thiểu số thường mặc cảm về dân tộc, về vẻ bề ngoài, về năng lực học tập; các em luôn nghĩ rằng mình yếu kém, lạc hậu, không thể học giỏi được; tính tích cực trong tư duy còn nhiều hạn chế; trong giao tiếp thường chưa mạnh dạn, hay e dè nhút nhát Những điều này cũng làm cho SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất gặp nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ. 5. Kết luận và ý kiến đề xuất 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường ĐHNN- ĐHQGHN cho thấy nhóm các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến KKTL nhiều hơn so với nhóm các yếu tố khách quan. Trong đó, vấn đề chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp là yếu tố chủ quan và những biến động lớn về môi trường học tập là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Đây là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đưa ra một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất giảm thiểu KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ. 5.2. Ý kiến đề xuất Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường ĐHNN-ĐHQGHN, chúng tôi xin nêu một số ý kiến đề xuất nhằm giúp SV dân tộc thiểu số có thể giảm thiểu các KKTL để đạt kết quả cao trong hoạt động học ngoại ngữ. - Về phía nhà trường: Nhà trường, các đơn vị đào tạo, các phòng ban chức năng và cán bộ, giảng viên cần giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất nhanh chóng làm quen với môi trường học tập mới ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở Trường Đại học Ngoại ngữ. Phòng Đào Đ.T. Lan/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 16 tạo nên phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức cho SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất một buổi nói chuyện về “Phương pháp học ngoại ngữ” để các em có thể nắm được phương pháp học ngoại ngữ phù hợp. - Về phía giảng viên ngoại ngữ: Giảng viên ngoại ngữ cần thống nhất việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự nghiên cứu, rèn luyện của SV dân tộc thiểu số. Mặt khác, giảng viên cũng cần quan tâm hơn đến việc hướng dẫn phương pháp học ngoại ngữ cho SV dân tộc thiểu số để giảm bớt những KKTL cho các em khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới ở đại học. - Về phía SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất: SV cần hình thành phương pháp học ngoại ngữ trên cơ sở rèn luyện các kỹ năng học tập ở đại học; tích cực, chủ động trong quá trình học ngoại ngữ góp phần giảm bớt KKTL để nâng cao kết quả học tập. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thạc, Nghiên cứu quá trình hình thành tính độc lập trong hoạt động học tập của sinh viên Việt Nam, Luận án PTS khoa học, Lêningrat, 1983. [2] Nguyễn Thanh Sơn, Những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 9, 1998. [3] Trần Hữu Luyến, Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008. [4] Đặng Thị Lan, Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội, 2007. [5] Nguyễn Xuân Thức, Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh khi đi học lớp 1, Tạp chí Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Trung tâm khoa học - xã hội và nhân văn Quốc gia, Số 2, 2004. Factors Affecting Psychological Difficulties in Foreign Language Learning Activities of the First-Year Ethnic Minority Students at University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi Đặng Thị Lan Division of Educational Psychology, VNU University of Languages and International Studies, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam Abstract: The study presents a number of theoretical issues related to factors affecting psychological difficulties in foreign language learning activities of the first-year ethnic minority students and the state of those at ULIS-VNU. The results showed that subjective factors have influenced psychological difficulties more than objective factors, of which no efficient foreign language method as subjective factor and numerous changes in learning environment as objective one are key impacts to first-year ethnic minority students' foreign language learning activities. Based on the results of this research, the author proposes some solutions to help the first-year ethnic minority students to overcome psychological difficulties in foreign language learning activities. Keywords: Affecting factors, psychological difficulties, language learning activities, ethnic minority students. Đ.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 9-16 17
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_kho_khan_tam_ly_trong_hoat_dong_hoc.pdf