Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào dữ liệu thu thập được từ 208 khách du lịch, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbacsh’a Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở vật hài lòng cũng có tác động tích cực đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 104 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH, DẪN ĐẾN HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚI DU LỊCH HOMESTAY TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ FACTORS AFFECTING THE TOURIST SATISFACTION, LEADING TO POSITIVE WORD-OF-MOUTH ON HOMESTAY SERVICE AT THUA THIEN HUE PROVINCE Ngày nhận bài: 25/01/2019 Ngày chấp nhận đăng: 09/04/2019 Lê Văn Phúc TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào dữ liệu thu thập được từ 208 khách du lịch, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbacsh’a Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở vật chất, dịch vụ, sự hiếu khách, sự hưởng thụ, giá cả, sự mới lạ và quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, sự hài lòng cũng có tác động tích cực đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Homestay, sự hài lòng, hành vi truyền miệng tích cực, tỉnh Thừa Thiên Huế. ABSTRACT This research is aimed to test the factors affecting the tourist satisfaction, leading to positive word- of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province. The study is based on primary data collection gathered from 208 tourists in Thua Thien Hue province, and then processed with statistical tools in SPSS: descriptive statictic, internal reliability with Cronbach’s Alpha, exploratory factor analysis (EFA) and linear regression. The results have identified seven factors that affect the tourist satisfaction including: establishment, service, host provider, hedonism, price, novelty and social value. Besides, the tourist satisfaction also has positive impact to positive word-of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province. Based on the findings, several suggestion are recommended to enhance the tourist satisfaction and the positive word-of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province. Keywords: Homestay, satisfaction, positive word-of-mouth, Thua Thien Hue province. 1. Giới thiệu Là một trong các tỉnh duyên hải miền Trung, Thừa Thiên Huế (TT-Huế) có vị trí và điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. TT-Huế là nơi hội tụ của núi, rừng, biển, đầm phá và các quần thể di tích văn hóa lịch sử đa dạng (Quần thể di tích cố đô; Nhã nhạc cung đình; Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn). Du lịch tỉnh TT-Huế cũng không nằm ngoài xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Việt Nam. Tính đến hết năm 2018, tỉnh TT-Huế đã đón 4,25 triệu lượt khách (tăng 12% so với năm 2017), trong đó khách du lịch quốc tế đạt 1,951 triệu lượt khách. Tổng số khách lưu trú đạt 2,014 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 4.400 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) (Sở Du lịch tỉnh TT- Huế, 2018). Sự phát triển du lịch địa phương cần nhiều yếu tố hỗ trợ khác nhau. Trong đó, cơ sở lưu trú được xem là một yếu tố quan trọng Lê Văn Phúc, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 105 trong việc nâng cao sự hài lòng và giữ chân khách du lịch. Theo thống kê của Sở du lịch tỉnh TT-Huế, tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 575 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 10.501 phòng với 17.264 giường. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ Homestay cũng đang phát triển mạnh mẽ tại địa phương trong khoảng 2 năm gần đây (Đức Quang, 2019). Mặc dù Homesaty đang dần phổ biến tại tỉnh TT-Huế, nhưng hình thức này vẫn chưa thật sự khiến du khách hài lòng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là chất lượng của loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ dân tổ chức dịch vụ du lịch Homestay nhưng thiếu năng lực cung cấp dịch vụ du lịch, sản phẩm đơn giản, kinh doanh nhỏ lẻ, Phát triển du lịch Homestay cũng là một trong những định hướng phát triển các loại hình lưu trú của chính quyền tỉnh TT-Huế trong tương lai (UBND tỉnh TT-Huế, 2013). Do đó, việc xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến ý định hành vi của du khách trong tương lai là rất cần thiết. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ mang đến sự hài lòng của du khách hiện tại và tăng triển vọng thu hút du khách mới thông qua hành vi truyền miệng tích cực (Hanafiah, Jamaluddin & Zulkifly, 2013). 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về du lịch Homestay Khái niệm về du lịch Homestay là tương đối mới tại Việt Nam. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. ... Sai số chuẩn Beta Hằng số 0,895 0,350 2,558 0,011 Sự hài lòng của khách du lịch 0,824 0,084 0,563 9,771 0,000 Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,313 Sig. của kiểm định F = 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Tiếp đến, nghiên cứu xem xét đến hồi quy riêng (kiểm định t) của yếu tố sự hài lòng, có thể thấy sự hài lòng có tác động đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy mô hình không vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy. 3.1.4. Kết quả thống kê đánh giá của khách du lịch về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực Theo bảng 4 cho thấy khách du lịch đánh giá các nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng về du lịch Homestay tại tỉnh TT-Huế như cơ sở vật chất, dịch vụ, sự hiếu khách, sự hưởng thụ, giá cả, sự mới lạ, quan hệ xã hội xoay quanh mức độ đồng ý (mức 4 trong thang đo likert 5 mức độ). Các nhân tố được đánh giá cao nhất là sự mới lạ, cơ sở vật chất và quan hệ xã hội với giá trị trung bình lần lượt là 4,11; 4,07 và 4,04. Trong khi đó, sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực cũng được khách du lịch đánh giá tương đối cao, với 4,12 và 4,19 lần lượt. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 114 Bảng 5: Kết quả thống kê về đánh giá của khách du lịch STT Nhân tố Quan sát Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Cơ sở vật chất 208 1,00 5,00 4,07 0,79 2 Dịch vụ 208 1,50 5,00 3,98 0,75 3 Sự hiếu khách 208 2,00 5,00 3,94 0,50 4 Sự hưởng thụ 208 1,00 5,00 3,80 0,83 5 Giá cả 208 1,00 5,00 3,89 0,78 6 Sự mới lạ 208 1,00 5,00 4,11 0,78 7 Quan hệ xã hội 208 3,00 5,00 4,04 0,43 8 Sự hài lòng của khách du lịch 208 2,33 5,00 4,12 0,41 9 Hành vi truyền miệng tích cực 208 2,00 5,00 4,19 0,60 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 3.2. Đánh giá Dựa trên quá trình xử lý và phân tích số liệu, có thể rút ra một số đánh giá sau: Bảy nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu (cơ sở vật chất, dịch vụ, sự hiếu khách, sự hưởng thụ, giá cả, sự mới lạ và quan hệ xã hội) cùng với sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đều có hệ số Cronbach’a Alpha đảm bảo được tiêu chuẩn về độ tin cậy thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các tiêu chuẩn thống kê đều đảm bảo và phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, cả 7 biến độc lập đưa vào phân tích đều có mối quan hệ tương quan thuận với sự hài lòng của khách du lịch. Trong đó, các biến có tương quan thuận mạnh nhất với biến phụ thuộc là: “Sự hiếu khách”, “Cơ sở vật chất” và “Sự mới lạ”. Bên cạnh đó, sự hài lòng cũng có tác động đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tỉnh TT-Huế. Tiếp đến, kết quả đánh giá của khách du lịch đối với các nhân tố tác động sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực ở mức khá cao. Đặc biệt là “Sự mới lạ” và “Cơ sở vật chất”: (1) Đối với nhân tố “Sự mới lạ”. Trên thực tế, đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều Homestay với những phong cách khác nhau đã bùng nổ tại tỉnh TT-Huế. Ngoài ra, không ít các Homestay độc lập mang tính nghệ thuật, được đầu tư kỹ lưỡng trong thiết kế và phòng cách nghệ thuật, thể hiện tính sáng tạo cũng như đam mê nghệ thuật của nhà cung ứng (như: Vu Homestay, Deja Vu, Mosaic Garden, April Hostel, ). (2) Nhân tố “Cơ sở vật chất” cũng được du khách đánh giá cao. Hiện nay, không ít các Homestay tại tỉnh TT-Huế có những phòng cho thuê chất lượng cao, mỗi phòng được thiết kế như một phòng khách sạn, được bố trí hài hòa với các khu vực khác của căn nhà, khách và chủ cùng chia sẻ không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, Do đó, du khách hoàn toàn sinh hoạt một cách tự nhiên, thoải mái như ở nhà, đặc biệt có thể cùng ăn uống với gia đình chủ nhà hoặc tự đi chợ và nấu ăn trong phòng ở của mình. 4. Kết luận Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, tham khảo ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm, đặc biệt là mô hình của Rasoolimanesh & ctg (2016), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, dẫn đến TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 115 hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh TT- Huế. Mô hình đề xuất gồm có 7 nhân tố chính là: (1) Cơ sở vật chất; (2) Dịch vụ; (3) Sự hiếu khách; (4) Sự hưởng thụ; (5) Giá cả; (6) Sự mới lạ và (7) Quan hệ xã hội. Thông qua các phương pháp phân tích thống kê như kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân tố này đều có tác động đến sự hài lòng, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực của du khách đối với du lịch Homestay tại tỉnh TT-Huế. 7 nhân tố này giải thích được 46,9% sự thay đổi của sự hài lòng, trong khi đó sự hài lòng giải thích được 31,3% sự thay đổi về hành vi truyền miệng tích cực của du khách. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng đánh giá cao đối với hai nhân tố tác động đến sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực là “Sự mới lạ” và “Cơ sở vật chất”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và thúc đẩy hành vi truyền miệng tích cực của du khách đối với du lịch Homestay tại tỉnh TT-Huế. Thứ nhất, các giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch Homestay. Theo đó, để nâng cao trải nghiệm của du khách, các bên liên quan cần phải: (i) Nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại chính các cơ sở Homestay và các dịch vụ đi kèm, trong đó chú trọng tiện nghi ngày càng cao cho du khách nhưng vẫn không làm mất đi sự gần gũi và phong cách địa phương; (ii) Phát triển các Homestay mang tính chất độc lạ, nghệ thuật, nhấn mạnh đến phong cách trang trí và phục vụ, thể hiện tính sáng tạo, đầu tư kỹ lưỡng về mặt thiết kế; (iii) Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đi cùng với dịch vụ lưu trú, trong đó ưu tiên các hoạt động dành cho du khách có mối liên hệ chặt chẽ với những đặc trưng cơ bản của điểm đến. Thứ hai, các giải pháp về phát triển nhân lực cho dịch vụ Homestay. Theo đó: (i) Chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về du lịch nói chung và loại hình du lịch Homestay nói riêng; (ii) Các hộ gia đình đã tham gia và có khả năng tham gia các hoạt động du lịch Homestay cần được hỗ trợ để nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Thứ ba, các giải pháp về quảng bá và xúc tiến du lịch Homestay. Theo đó: (i) Tận dụng mạng internet và sử dụng website của ngành du lịch tỉnh TT-Huế để quảng bá và giới thiệu điểm đến du lịch; (ii) Cơ quan quản lý du lịch và các cơ sở lưu trú, lữ hành có thể phối hợp để thiết kế, xây dựng và tận dụng lợi thế phân phối của mình để phát hành những brouchure giới thiệu về du lịch Homestay tỉnh TT-Huế. Tựu chung lại, nghiên cứu có đóng góp trong việc xây dựng một mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc các giả thuyết đều có ý nghĩa thống kê và mức độ giải thích của mô hình gần 50% cho thấy kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và mô hình nghiên cứu có thể áp dụng cho những địa phương có đặc điểm du lịch Homestay tương đồng với tỉnh TT-Huế. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng có những hạn chế: (i) số du khách tham gia phỏng vấn chỉ nằm trong 30 Homestay được chọn ngẫu nhiên; (ii) chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh TT-Huế nên tính khái quát chưa cao; (iii) chưa làm rõ sự khác biệt về sự hài lòng và hành vi truyền miệng của du khách theo các biến nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, quốc tịch, Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện theo hướng khắc phục những hạn chế của tác giả. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO Anantha, R.A. (2014), “A Study Onthe Influence of Service Quality and Customer Satisfaction on Behavioral Intention in the Hospitality Industry in Malaysia”, Middle- East Journal of Scientific Research, 22 (10), pp. 1442-1448. Arnould, Eric J. & Linda L.P. (1993), “River magic: Extraordinary experience and the extended service encounter”, Journal of consumer Research, pp. 24-45. Ayse, K. & Can, D.K. (2010), “The Impact Of Service Quality On Behavioral Intention In Hospitality Industry”, International Journal Of Business And Management Studies, Vol 2, No 1, 2010 ISSN: 1309-8047 (Online). Bigne, J.E., Mattila, A.S. & Andreu, L. (2008), “The Impact of Experiential Consumption Cognition and Emotions on Behavioral Intentions”, Journal of Services Marketing, 22(4), pp. 303-315. Chen, C. & Tsai, D. (2007), “How Destination Image and Evaluative Factors Affect Behavioral Intentions?”, Tourism Management, 28, pp. 1115-1122. Chen, C., Yueh, H.L., & James F.P. (2013), “Social Biases of Destination Perceptions”, Journal of Travel Research, 52 (2), pp. 240-52. Ching, F.C., & Fu S.C. (2010), “Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists”, Tourism Management, 31 (2010), pp. 29–35. Đức Quang (2019), Thiếu quản lý dịch vụ Homestay, Báo Thừa Thiên Huế Online. Tham khảo ngày 23/01/2019 tại: homestay-a66413.html. ERST (2013), Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Gerbing, D.W., Anderson, J.C. (1988), “An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment”, Journal of Marketing Research, 25 (2), pp. 186-192. Gursoy, D., McCleary, K.W., & Lepsito, L.R. (2007), “Propensity to complain: Effects of personality and behavioral factors”, Journal of Hospitality & Tourism Research, 31, pp. 358-386. Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. & Black, W. (1998), Multivariate data analysis, 5th Edition, Prentice Hall, New Jersey. Hanafiah, Jamaluddin & Zulkifly (2013), “Local Community Attitude and Support towards Tourism Development in Tioman Island, Malaysia”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 105 (2013), pp. 792–800. Huh, J. (2002), Tourist Satisfaction with Cultural/Heritage Sites: The Virginia Historic Triangle, Master Thesis, Faculty of Virginia Polytechnic, Institute and State University. US. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu Nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Huy Tựu, Trần Thị Ái Cẩm (2012), “Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 262.a. Kozak M. (2001), “Comparative assessment of tourist satisfaction with destinations across two nationalities”, Tourism Management, 22(4), pp. 391-401. Lynch. P.A. & MacWhannell, D, (2000), Home and Commercialised Hospitality. In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates, Oxford: Butterworth Heinemann, pp. 100-117. Lưu Thanh Đức Hải (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 33 (2014), pp. 29-37. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 117 Mark Saunders, Philip Lewis & Adiean Thornhill (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính. McAlister, L. & Pessemier, E. (1982), “Variety Seeking Behavior: An Interdisciplinary Review”, Journal of Consumer Research, 9(12), pp. 311-322. Mohd, N.I.I., Mohd, H.H., Norliza, A. & Norazah, M. (2016), “Community-Based Homestay Service Quality, Visitor Satisfaction, and Behavioral Intention”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 222 (2016), pp. 398 – 405. Oliver, R.L. (2010), Satisfaction: A behavioral perspective on the consumer, ME sharpe. Ozdemir, V.E. & Hewett, K. (2010), “The Effect of Collectivism on the Importance of Relationship Quality and Service Quality and Service Quality for Behavioral Intentions: A CrossNational and Cross-Contextual Analysis”, Journal of International Marketing, Vol 18, pp. 41-62. Padma, C.S. & Srinivas, R.P. (2013), “Impact of Service Quality on Customer Satisfaction in Hotel Industry”, IOSR Journal Of Humanities And Social Science (IOSR-JHSS), Volume 18, Issue 5 (Nov. - Dec. 2013), pp. 39-44. Parasuraman, A., Zeithaml, V. & Berry, L. (1988), “SERVQUAL: a multiple item scale formeasuring consumer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64(1), pp. 12-40. Poon W.C. & Low K.L.T. (2005), “Are travellers satisfied with Malaysian hotels?.”, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 17(3), pp. 217-27. Pou, L. & Alegre, A. (2002), “The Determinants of The Probability of Tourism Consumption: An Analysis With A Family Expenditure Survey”, DEA-DEE Working Paper, No. 39. Reisinger, Y., & Turner, L. (2003), Cross Cultural Behavior in Tourism: Concepts and Analysis, Oxford, Butterworth Heinemann. Rasoolimanesh, M.S, Norziani Dahalan & Mastura Jaafar (2016), “Tourists' perceived value and satisfaction in a community-based homestay in the Lenggong Valley World Heritage Site”, Journal of Hospitality and Tourism Management, 26 (2016), pp. 72-81. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tình hình hoạt động Du lịch năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sheth, J.N., Newman, B.L. & Gross, B.L. (1991), “Why We Buy What We Buy a Theory of Consumer Behavior”, Journal of Business Research, 22(2), pp. 159-170. Thompson, M. (1998), Cultural Tourism, Washington Heritage Bulletin, 20(4). Tribe, J. & Snaith, T. (1998), “From SERQUAL to HOLSAT: Holiday satisfaction in Varadero, Cuba”, Tourism Management, 19(1), pp. 25-34. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế. Umesh, G. (2014), “Relationship between Service Quality and Customer Satisfaction in Sri Lankan Hotel Industry”, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 11, November 2014. Williams, P., & Soutar, G.N. (2009), “Value, satisfaction and behavioral intentions in an adventure tourism context”, Annals of Tourism Research, 36(3), pp. 413‒38. Yates & Maanen (2001), Information Technology and Organizational Transformation, SAGE Publications, Inc; 1 edition. Yuksel A. & Yuksel F. (2001), “Comparative performance analysis: tourists’ perceptions of Turkey relative to other tourist destinations”, Journal of Vacation Marketing, 7(4), pp. 333-55. Zeithaml (1988), “Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value: A Means-End Model and Synthesis of Evidence”, Journal of Marketing, Vol. 52, No. 3 (Jul., 1988), pp. 1-2.
File đính kèm:
- cac_nhan_to_tac_dong_den_su_hai_long_cua_khach_du_lich_dan_d.pdf