Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu ‚Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh‛
được thực hiện nhằm xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế
hệ Z bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z, bao gồm: (1) Nhận thức dễ sử dụng,
(2) Nhận thức về sự hữu ích, (3) Nhận thức về sự bảo mật, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Điều kiện thuận
lợi, (6) Niềm tin. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất những hàm ý đối
với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Ví điện tử nhằm cải thiện và phát huy những nhân tố có tác
động tích cực nhằm thúc đẩy ý định sử dụng của người tiêu dùng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
1846 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA THẾ HỆ Z TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Nhật Ý, Phan Thị Diễm Sương, Đặng Ng c Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang TÓM TẮT Nghiên cứu ‚Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh‛ được thực hiện nhằm xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z, bao gồm: (1) Nhận thức dễ sử dụng, (2) Nhận thức về sự hữu ích, (3) Nhận thức về sự bảo mật, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Điều kiện thuận lợi, (6) Niềm tin. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất những hàm ý đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Ví điện tử nhằm cải thiện và phát huy những nhân tố có tác động tích cực nhằm thúc đẩy ý định sử dụng của người tiêu dùng. Từ khóa: Nhận thức dễ sử dụng, Niềm tin, Thế hệ Z, Ví điện tử, Ý định sử dụng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử hiện nay đã đặt ra một nhu cầu mới của người tiêu dùng về sự tiện lợi khi thực hiện thanh toán. Và Ví điện tử đã dần trở thành một hình thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, phù hợp với điều kiện công nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng. Chính các ưu điểm trên đã mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi thực hiện thanh toán, thu hút họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Ví điện tử, điều này giúp các doanh nghiệp gia tăng sự cạnh tranh của mình trên thị trường [11]. Sớm nhận thức sự xuất hiện và phát triển Ví điện tử chính là xu thế tất yếu đối với ngành thương mại điện tử nói riêng cũng như kinh tế của một quốc gia nói chung. Chính vì thế nên nhiều quốc gia hiện nay trên thế giới đang dần sử dụng Ví điện tử như một hình thức thanh toán mới thay thế cho tiền mặt, hướng đến mục tiêu một đất nước không tiền mặt nhằm tăng khả năng cạnh tranh phát triển về kinh tế. Từ đó, nhiều nghiên cứu ra đời với mục tiêu tìm ra những nhân tố có thể thúc đẩy và phát triển ý định sử dụng Ví điện tử của người tiêu dùng thuộc thế hệ Z. 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Ví điện tử: Năm 1996, Ví điện tử lần đầu tiên ra đời với tên là ‚ví kỹ thuật số‛ do Sam Pitroda - người sáng lập Digital Wallet, sáng chế và giới thiệu tại Hoa Kỳ. Sau khi ra đời, Ví điện tử đã phát triển về cả chức năng lẫn mạng lưới hoạt động và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu. Theo GSMA (2012) thì Ví điện tử là một ứng dụng phần mềm trong thiết bị di động có 1847 vai trò tương tự như ví truyền thống có thể giữ thẻ thanh toán, biên lai, chứng từ, vé, thẻ khách hàng thân thiết và các mục tương tự [7]. Thế hệ Z: Thế hệ Z là những người sinh sau năm 1995, năm mà việc thương mại hóa internet bắt đầu [6]. Được tiếp xúc công nghệ kỹ thuật số kể từ khi họ được sinh ra, thế hệ Z đã phát triển các đặc điểm khác biệt so với thế hệ trước họ là thế hệ Millennials (những người được sinh ra trong khoảng thời gian 1977-1994) là ngay từ nhỏ không phải được giáo dục quá nhiều về công nghệ nhưng thói quen của thế hệ này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chúng [15]. Ý định sử dụng: Theo Ajzen và cộng sự (1991) thì ý định là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, nó chỉ ra mức độ mà một người sẵn sàng thử, mức độ nỗ lực thực hiện để hoàn thành hành vi [2]. Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng ý định sử dụng Ví điện tử là sự sẵn sàng thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu về Ví điện tử để đi đến quyết định sử dụng. Nhận thức dễ sử dụng: Nhận thức dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể là không có nỗ lực [4]. Trong những nghiên cứu trước đây của Hanudin Amin (2009) và Jay Trivedi (2016) cũng cho thấy được nếu nhận thức dễ sử dụng càng cao sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử càng cao [9,10]. Nhận thức về sự bảo mật: Theo Taheam và cộng sự (2016) thì bảo mật là một thành phần có ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến việc sử dụng Ví điện tử [13]. Nói cách khác, khi hệ thống Ví điện tử an toàn và bảo mật hơn, nó sẽ thúc đẩy nhiều người sử dụng Ví điện tử hơn. Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được hiểu là nhận thức của một người về áp lực xã hội để tham gia hoặc không tham gia vào một hành vi nghiêm trọng [3]. Đối với một cá nhân, ý kiến của những người quan trọng bao gồm gia đ nh, bạn bè và các nhóm tham khảo sẽ có ảnh hưởng một cách nhất định đến sự cân nhắc sử dụng một sản phẩm mới. Điều đó cũng có ý nghĩa rằng ý định sử dụng Ví điện tử của một người sẽ tăng lên nếu những người thân thiết xung quanh họ khuyến khích họ theo đuổi và sử dụng nó. [13] Nhận thức về sự hữu ích: Nhận thức về sự hữu ích là mức độ mà người tiêu dùng tin rằng sử dụng một hệ thống sẽ giúp họ thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ tốt hơn [5]. Đối với lĩnh vực dịch vụ, thanh toán bằng Ví điện tử, người tiêu dùng có ý định sử dụng nó cao hơn vì nó có lợi thế tương đối hơn so với các phương thức khác như tiền mặt và thanh toán thẻ [11]. Điều kiện thuận lợi: Điều kiện thuận lợi được hiểu là sự hỗ trợ từ các nguồn lực sẵn có (thiết bị, công nghệ, kiến thức, cho việc sử dụng Ví điện tử [1]. Các điều kiện thuận lợi đề cập đến các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật dùng để hỗ trợ việc sử dụng một sản phẩm cụ thể nào đó một cách thuận lợi hơn [14]. Niềm tin: Niềm tin có thể được định nghĩa là kỳ vọng tích cực của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp dịch vụ [12]. Sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với thanh toán điện tử phụ thuộc vào niềm tin của họ về việc các mối quan tâm của họ sẽ được giải quyết [8]. Một tổ chức cung cấp dịch vụ Ví điện tử tạo được niềm tin cho người dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng có ý định sử dụng Ví điện tử cao hơn. 1848 Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Đối với nghiên cứu định tính, dựa vào các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sau đó kết hợp ý kiến của các chuyên gia để điều chỉnh lại thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 327 và tiến hành khảo sát những người thuộc thế hệ Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát trực tuyến. Các thang đo trong mô hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và để kiểm định mô hình, nghiên cứu này sử dụng hồi quy hồi quy tuyến tính bội. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhân tố Ý định sử dụng có hệ số Cronbach's Alpha đạt 0,852, Nhận thức về sự hữu ích đạt 0,818, Nhận thức dễ sử dụng đạt 0,832, Nhận thức về sự bảo mật đạt 0,887, Điều kiện thuận lợi đạt 0,804, Ảnh hưởng xã hội đạt 0,879, Niềm tin đạt 0,809, và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến ” tổng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Vậy tất cả 6 nhân tố đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá. Khi xem xét tương quan trong tổng thể của từng biến quan sát có 28 biến có thể tiến hành trong phân tích nhân tố khám phá. 4.2 Kết quả sau phân tích khám phá (EFA) 4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng Ở lần chạy EFA đầu tiên, kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig=0,000 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp với việc phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích cho thấy, 6 nhân tố đều có giá trị Eigenvalue >1, tổng phương sai trích là 64,739 > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal Components Analysis và phép quay Varimax, có 6 nhân tố được rút trích ra và 6 nhân tố này giải thích được 64,739% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Qua ma trận xoay cho thấy thang đo được chấp nhận và phân thành 6 nhóm. Tất cả các biến của các thành phần thang đo đều có trọng số (Factor loading) lớn hơn 0,50. Riêng biến HI4 có hiệu số < 0,3 nên biến HI4 sẽ bị loại ở lần phân tích thứ nhất. 1849 Nhóm tác giả tiến hành chạy lại EFA sau khi loại biến HI4 ra khỏi ô Variable, tiến hành kiểm định lại các điều kiện tương tự như trên. Lần phân tích tiếp theo này các điều kiện là trọng số (Factor loading) ≥ 0,50 và hiệu số > 0,3 đều đạt. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần cuối (lần thứ 2), như sau: Bảng 1: KMO and Bartlett’s Test (lần cuối) Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ,918 Kiểm định Barlett Giá trị Chi-Square 4,362,757 Bậc tự do 351 Sig. 0,000 Bảng 2: Kiểm định EFA ” EIGENVALUES (lần cuối) Nhân tố Hệ số Eigenvalues hởi tạo Chỉ số sau hi tr ch Tổng Phương sai trích (%) Tổng phương sai trích (%) Tổng Phương sai trích (%) Tổng phương sai trích (%) 1 9,405 34,832 34,832 9,405 34,832 34,832 2 2,267 8,395 43,228 2,267 8,395 43,228 3 1,746 6,467 49,694 1,746 6,467 49,694 4 1,592 5,897 55,591 1,592 5,897 55,591 5 1,427 5,284 60,874 1,427 5,284 60,874 6 1,226 4,541 65,416 1,226 4,541 65,416 Bảng 3: Ma trận xoay (lần cuối) Nhân tố 1 2 3 4 5 6 AHXH3 ,814 ,200 ,128 AHXH4 ,782 ,173 ,248 ,165 AHXH2 ,754 ,111 ,185 ,171 ,105 ,143 AHXH1 ,739 ,153 ,156 ,110 ,150 AHXH5 ,730 ,143 ,112 ,314 BM2 ,182 ,800 ,108 ,133 ,111 BM5 ,764 ,189 ,109 ,152 ,237 BM1 ,148 ,757 ,222 ,219 ,134 BM3 ,264 ,737 ,154 ,158 ,119 ,113 BM4 ,156 ,731 ,269 ,190 DKTL3 0.126 ,157 ,747 ,107 DKTL4 ,123 ,730 ,168 ,113 ,207 DKTL1 ,135 ,149 ,693 ,189 ,221 DKTL5 ,126 ,115 ,642 ,174 ,204 DKTL2 ,141 ,172 ,596 ,180 ,109 ,176 1850 Nhân tố 1 2 3 4 5 6 HI1 ,170 ,818 ,101 HI2 ,105 ,119 ,804 ,167 HI5 ,114 ,109 ,215 ,705 ,102 HI3 ,109 ,685 ,109 DSD1 ,161 ,120 ,209 ,770 ,100 DSD2 ,190 ,260 ,172 ,151 ,762 DSD4 ,161 ,186 ,109 ,190 ,717 ,263 DSD3 ,106 ,186 ,186 ,677 ,233 NT2 ,222 ,240 ,171 ,126 ,104 ,750 NT3 ,163 ,230 ,219 ,140 ,712 NT4 ,178 ,121 ,128 ,224 ,681 NT1 ,207 ,138 ,256 ,156 ,171 ,652 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá Ý định sử dụng: Thang đo Ý định sử dụng gồm 4 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Bảng 4: KMO and Bartlett’s Test của Ý định sử dụng (lần 1) Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,809 Kiểm định Barlett Giá trị Chi-Square 564,036 Bậc tự do 6 Sig. 0,000 Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = 0,000 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Bảng 5: Tổng phương sai trích của Ý định sử dụng (lần 1) Nhân tố Hệ số Eigenvalue hởi tạo Chỉ số sau hi tr ch Tổng Phương sai trích (%) Tổng phương sai trích (%) Tổng Phương sai trích (%) Tổng phương sai trích (%) 1 2,784 69,588 69,588 2,784 69,588 69,588 2 ,520 12,990 82,578 3 ,365 9,115 91,693 4 ,332 8,307 100,000 Kết quả phân tích cho thấy giá trị Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 69,588% > 50% là đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn bằng 0,5. Vậy thang đo này chấp nhận được. Nhân tố Ý định sử dụng gồm 4 biến quan sát là Y1, Y2, Y3, Y4. 1851 4.2.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội: Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy bội Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa T Sig. Thống đa cộng tuyến B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 Hằng số ,356 ,201 1,767 ,078 XAHOI ,160 ,036 ,026 4,465 ,000 ,650 1,539 BAOMAT ,135 ,041 ,158 3,314 ,001 ,605 1,652 THUANLOI ,150 ,048 ,151 3,124 ,002 ,590 1,694 HUUICH ,110 ,042 ,110 2,592 ,010 ,764 1,309 DESUDUNG ,162 ,044 ,176 3,686 ,000 ,609 1,643 NIEMTIN ,204 ,049 ,208 4,153 ,000 ,548 1,824 Các giá trị Sig. tương ứng với các biến HUUICH, DESUDUNG, BAOMAT, THUANLOI, XAHOI, NIEMTIN đều nhỏ hơn 0,05 nên các biến này có ý nghĩa trong mô hình. Cả 6 nhân tố: Nhận thực về sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức về sự bảo mật, Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Niềm tin đều có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ gen Z tại TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố Niềm tin có mức ảnh hưởng cao nhất (β = 0.208), yếu tố Ảnh hưởng xã hội giữ vị trí thứ 2 (β =0,206), yếu tố Nhận thức dễ sử dụng xếp vị trí thứ 3 (β = 0,176), yếu tố Nhận thức về sự bảo mật xếp vị trí thứ 4 (β = 0.158), yếu tố Điều kiện thuận lợi xếp vị trí thứ 5 (β = 0.151). Cuối cùng, yếu tố Nhận thức sự hữu ích có kết quả là β = 0.110. Bảng 7: Kiểm định độ phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R bình phương Hệ số R b nh phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin- Watson 1 ,747a ,558 ,549 ,40122 1,889 Giá trị hệ số R² hiệu chỉnh là 0,549, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 54,9% hay nói cách khác, hơn 54,9% ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. 5 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ý định sử dụng Ví điện tử củ thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh chịu sự tác động bởi 6 nhân tố mà nhóm tác giả đã đề ra. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả xin được tr nh bày các hàm ý quản trị để nâng cao ý định sử dụng Ví điện tử của thế hệ Z tại TP.Hồ Chí Minh. Thứ nhất, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng: Nhà cung cấp cần có đủ chuyên môn và nguồn lực về công nghệ và quản lý tài chính, không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để có được sự hiện đại và ổn định trong quá trình hoạt động của Ví điện tử. Từ đó giúp người tiêu dùng luôn tin 1852 tưởng rằng sẽ không bị gián đoạn giao dịch khi thực hiện thanh toán, luôn minh bạch trong việc lưu giữ, xử lý và quản lý dữ liệu cá nhân, kiểm soát quyền riêng tư của khách hàng. Thứ hai, thúc đẩy tính tích cực của ảnh hưởng xã hội: Nhà cung cấp cần phải tạo ra ‚Văn hóa không tiền mặt trong xã hội bằng cách tận dụng sức lan tỏa của các phương tiện thông tin, truyền hình, mạng xã hội để giới thiệu về sản phẩm, tiếp thị tại các hội chợ, triển lãm công nghệ, tăng cường chạy quảng cáo hay tài trợ các chương trình thực tế, các giải thi đấu. Thứ ba, tăng cường nhận thức dễ sử dụng: Nhà cung cấp cần phải xây dựng quy trình thanh toán thật đơn giản bằng cách rút ngắn nhất có thể các bước thao tác của khách hàng khi thực hiện thanh toán. Bên cạnh đó, cần tạo giao diện thân thiện, dễ hiểu ngay lần đầu tiên khách hàng tiếp cận dịch vụ Ví điện tử. Thứ tư, nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo mật: Nhà cung cấp cần không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn trong xử lý, lưu trữ và truyền phát dữ liệu điện tử. Bên cạnh đó cần nâng cấp ứng dụng cho phép khách hàng nhập mật khẩu từ bàn phím ảo, tạo công nghệ xác thực ở cấp cao hơn như là công nghệ xác thực 3 nhân tố. Thứ năm, nâng cao tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dùng: Các doanh nghiệp cần xây dựng nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ cho việc thanh toán bằng Ví điện tử bằng cách nâng cấp chức năng cho phép người dùng chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm nhất định, tích hợp Ví điện tử của Việt Nam vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba,... Thứ sáu, nâng cao nhận thức về sự hữu ích: Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá các tính năng nổi trội của Ví điện tử cho người tiêu dùng. Ngoài ra cũng cần mở rộng một số tính năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như dịch vụ hỗ trợ khách hàng gửi tiền lấy lãi hay vay tiền từ các ngân hàng mà người tiêu dùng liên kết, dịch vụ hỗ trợ đầu tư tài chính như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Linh Phương, (2013). ‚Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam‛, Luận án Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trang 1-35. [2] Ajzen, I. (1991), ‚The Theory of Planned Behavior‛, Organizational Behavior and Human Decision Processes, (50:2), pp. 179-211. [3] Ajzen, I. (1975) and Fishbein, M., ‚Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA‛. [4] Davis, F. (1989), ‚Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology‛. MIS Quarterly, pp 319-339. [5] Davis, F. D. (1989), "Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology", MIS Quarterly, 13 (3):pp 319”340. 1853 [6] D. C. Mowery and T. Simcoe (2002), "Is the Internet a US invention? „an economic and technological history of computer networking," Research Policy, vol. 31, no. 8-9, pp. 1369- 1387, 2002. [7] GSMA. (2012), ‚The Mobile Wallet Version 1.0‛, GSM Association. [8] Gupta, M.P., & Sareen, R. (2001), ‚A study of consumer concerns and issues of electronic payments in India‛, Global Business Review, 2(1),pp 101”119. [9] Hanudin Amin (2009), ‚Mobile wallet acceptance in Sabah: An empirical analysis‛, Labuan Bulletin Of International Business & Finance, 7, pp 33-52. [10] Jay Trivedi (2016), ‚Factors Determining the Acceptance of E-Wallet‛, International Journal of Applied Marketing and Management, Volume 1 Issue 2, pp 42-53. [11] Mallat, N. (2007), ‚Exploring consumer adoption of mobile payments-A qualitative study‛, The Journal of Strategic Information Systems, 16(4),pp 413-432. [12] Mayer, R.C., Davis, J.H., & Schoorman, F.D. (1995), ‚An integrative model of organizational trust‛, Academy of Management Review, 20(3), pp 709”734. [13] Taheam, K., Sharma, R., & Goswami, S. (2016), ‚Drivers of digital wallet usage: Implications for leveraging digital marketing‛, International Journal of Economic Research, 13(1), 175-186. [14] Venkatesh, V. et al., 2003, ‚User acceptance of information technology: Toward a unified view‛, MIS Quarterly, Vol. 27, No. 3: 425-478. [15] Vision Critical (2016). ‚The Everything Guide to Generation Z‛.
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_su_dung_vi_dien_tu_cua_the.pdf