Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của trường Đại học Lâm nghiệp
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, giáo
dục đại học đang ngày càng được nhìn nhận là
một loại hình dịch vụ. Các dịch vụ này bao
gồm các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quá
trình đào tạo, và các dịch vụ phục vụ quá trình
đào tạo khác như sinh hoạt, vui chơi, giải trí.
trong nhà trường. Từ quan điểm này cho thấy
để thu hút được sinh viên, các trường một mặt
cần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời
cũng cần thường xuyên đổi mới chất lượng
công tác phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu của khách hàng – sinh viên.
Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) là
trường đầu ngành tại Việt Nam đào tạo về lĩnh
vực lâm nghiệp. Hiện nay Nhà trường không
ngừng mở rộng quy mô đào tạo, lượng sinh
viên tăng nhanh qua các năm học. Áp lực cạnh
tranh với các trường đại học khác vì vậy là
không thể tránh khỏi. Để có thể chiến thắng
trong cuộc chạy đua chất lượng với các trường
đại học, một trong những chiến lược đúng đắn
là phải nâng cao sự hài lòng của người học với
chất lượng các dịch vụ cung cấp, trong đó có
cả các dịch vụ phục vụ khác.
Nghiên cứu này với mong muốn đánh giá
mức độ hài lòng, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên
ĐHLN với các điều kiện cơ sở vật chất và
phục vụ sinh hoạt, học tập của Nhà trường
nhằm định hướng các giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ, nâng cao mức độ hài lòng của
sinh viên tại trường ĐHLN.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của trường Đại học Lâm nghiệp
Kinh tế & Chính sách 163TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHỤC VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Nguyễn Thị Xuân Hương1, Nguyễn Thị Phượng2, Vũ Thị Hồng Loan3 1TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2CN. Trường Đại học Lâm nghiệp 3ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu dựa trên số liệu điều tra 423 sinh viên, bằng phương pháp EFA để tìm hiểu mức hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên ĐHLN đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của Nhà trường ở mức trung bình và có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với các dịch vụ nhà trường cung cấp gồm: Cơ sở vật chất, năng lực phục vụ, khả năng đáp ứng, sự quan tâm và sự tin cậy, trong đó quan trọng hơn cả là điều kiện cơ sở vật chất và mức độ tin cậy của các cam kết của Nhà trường. Từ khoá: Chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, mức hài lòng, phục vụ, phương pháp EFA. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục đại học đang ngày càng được nhìn nhận là một loại hình dịch vụ. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quá trình đào tạo, và các dịch vụ phục vụ quá trình đào tạo khác như sinh hoạt, vui chơi, giải trí... trong nhà trường. Từ quan điểm này cho thấy để thu hút được sinh viên, các trường một mặt cần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cũng cần thường xuyên đổi mới chất lượng công tác phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng – sinh viên. Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) là trường đầu ngành tại Việt Nam đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp. Hiện nay Nhà trường không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, lượng sinh viên tăng nhanh qua các năm học. Áp lực cạnh tranh với các trường đại học khác vì vậy là không thể tránh khỏi. Để có thể chiến thắng trong cuộc chạy đua chất lượng với các trường đại học, một trong những chiến lược đúng đắn là phải nâng cao sự hài lòng của người học với chất lượng các dịch vụ cung cấp, trong đó có cả các dịch vụ phục vụ khác. Nghiên cứu này với mong muốn đánh giá mức độ hài lòng, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên ĐHLN với các điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ sinh hoạt, học tập của Nhà trường nhằm định hướng các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên tại trường ĐHLN. II. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý bị tác động bởi 2 quá trình: (i) kỳ vọng về dịch vụ trước khi sử dụng và (ii) cảm nhận về dịch vụ sau khi trải nghiệm. Những cảm nhận của khách hàng có được sau khi sử dụng dịch vụ được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thoả mãn của khách hàng. Như vậy, chất lượng chính là tiền đề của sự thoả mãn và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thoả mãn. Do vậy, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất Kinh tế & Chính sách 164 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên chúng ta phải đo lường chất lượng dịch vụ ra sao? bằng cách nào là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Năm 1985, Parasuraman et al, là người đầu tiên giới thiệu mô hình đo lường mức hài lòng với phân tích khoảng cách (GAP Analysis Model). Mô hình này có 10 thành phần, đo theo thang điểm Likert để đo lường riêng biệt những mong đợi và cảm nhận thực tế của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Những thang đo của mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên 10 thành phần của chất lượng dịch vụ bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ thang đo này trong đo lường mọi loại hình dịch vụ cho thấy có sự phức tạp và không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Sau khi kiểm định lại bằng nghiên cứu nhân tố, Parasuraman et al (1988) đã hiệu chỉnh lại thành mô hình chất lượng dịch vụ (Service Quality Model SERVQUAL) và rút gọn từ 10 thành 5 thành phần, cụ thể như sau: (1) Độ tin cậy – Reliability; (2) Tính đáp ứng – Responsiveness; (3) Phương tiện hữu hình – Tangibles; (4) Năng lực phục vụ – Assurance; (5) Sự cảm thông – Empathy. Trên có sở những lý thuyết này, tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà thiết kế những thang đo phù hợp. 2.2. Thiết kế thang đo Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về đo lường chất lượng dịch vụ, nghiên cứu này lựa chọn mô hình SERVPERF để nghiên cứu chất lượng các dịch vụ cơ sở vật chất và phục vụ cho sinh hoạt và học tập của sinh viên ĐHLN. Sau khi thảo luận và điều chỉnh, 35 biến quan s ... à trường luôn sẵn sàng có nhân viên quản lý ở từng khu nhà để có thể tiếp nhận thông tin phản hồi của sinh viên và xử lý kịp thời khi có các tình huống đột xuất xảy ra như chập điện, cháy nổ, mất nước... 3.2.2. Chất lượng dịch vụ trên quan điểm sinh viên Kết quả đánh giá chất lượng các dịch vụ cung cấp cho sinh viên của ĐHLN được dựa trên kết quả điều tra 423 sinh viên năm 2,3,4 đang học tập tại trường với bảng hỏi gồm 35 câu hỏi với 5 nhóm vấn đề. (1) Kết quả thống kê mô tả: Bảng 01. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình Tên biến GT trung bình GT nhỏ nhất GT lớn nhất Chênh lệch Max/ Min Độ biến thiên Số biến CSVC 3.668 3.417 3.919 .502 1.147 .025 11 NLPV 3.861 3.704 4.038 .333 1.090 .020 6 QTAM 3.752 3.430 3.931 .501 1.146 .039 5 ĐUNG 3.582 3.383 3.764 .381 1.113 .019 5 TCAY 3.788 3.667 3.882 .215 1.059 .012 5 SAT 3.852 3.704 3.943 .239 1.064 .017 3 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả Qua kết quả trên cho thấy trong 5 nhóm yếu tố nghiên cứu, hầu hết những sinh viên được hỏi đều có mức đánh giá từ 3,4 - 4 điểm, đây là mức điểm đánh giá với chất lượng các dịch vụ ở mức tương đối tốt. Mức điểm trung bình của các nhóm biến có sự biến động không lớn, cho thấy những nhận định của đa số sinh viên có sự thống nhất nhất định. Các yếu tố được đánh giá cao hơn gồm nhóm biến NLPV (năng lực phục vụ), QTAM (sự quan tâm) và TCAT (mức tin cậy của các cam kết). Mức hài lòng chung được đánh giá ở mức trung bình là 3,8 điểm. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả ban đầu, để khẳng định thực sự những yếu tố này có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ĐHLN hay không, ta cần tiến hành các kiểm định thống kê. (2) Kết qủa kiểm định chất lượng thang đo: Chất lượng thang đo được cho là phù hợp với nghiên cứu EFA khi hệ số Cronbach Alpha của các biến tổng > 0,6. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo trong nghiên cứu này (bảng 02). Kinh tế & Chính sách 168 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 Bảng 02. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo STT Thang đo Biến đặc trưng Cronbach Alpha 1 CSVC CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5, CSVC6, CSVC7, CSVC8, CSVC9, CSVC10, CSVC11 0.871 2 NLPV NLPV1, NLPV2, NLPV3, NLPV4, NLPV5, NLPV6 0.862 3 QTAM QTAM1, QTAM2, QTAM3, QTAM4, QTAM5 0.870 4 ĐUNG ĐUNG1, ĐUNG2, ĐUNG3, ĐUNG4, ĐUNG5, 0.901 5 TCAY TCAY1, TCAY2, TCAY3, TCAY4, TCAY5 0.868 6 SAT SAT1, SAT2, SAT3 0.782 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Từ kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy, cả 6 nhóm biến đều có hệ số Cronbach Alpha tổng thể > 0,6. Như vậy cả 35 biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. (3) Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Phân tích nhân tố khám phá được cho là phù hợp với dữ liệu khi đáp ứng được các điều kiện sau: + Hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0,5; + Trị số 0,5 < KMO <1; + Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig. <0.05); + Phương sai trích (% Cumulative of Variance) > 50%. Kết quả kiểm định KMO và Barlett của mô hình (bảng 03). Bảng 03. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .951 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 7646.140 df 496 Sig. .000 Kết quả kiểm định 0 < KMO = 0.951 < 1 và kiểm định Barlett với giá trị Sig. = 0,000 cho thấy số liệu thực tế hoàn toàn phù hợp với phân tích EFA và các các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Mức độ giải thích của các biến quan sát trong mô hình với nhân tố kết quả cho trong bảng 04. Bảng 04. Kết quả giải thích của các biến trong mô hình Com pone nt Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Varianc e Cumulative % Total % of Varianc e Cumulativ e % Total % of Varianc e Cumulativ e % 1 13.182 41.195 41.195 13.182 41.195 41.195 4.911 15.348 15.348 2 2.353 7.354 48.549 2.353 7.354 48.549 3.953 12.352 27.699 3 1.366 4.269 52.818 1.366 4.269 52.818 3.720 11.624 39.324 4 1.209 3.779 56.597 1.209 3.779 56.597 3.436 10.739 50.062 5 1.019 3.186 59.783 1.019 3.186 59.783 3.111 9.720 59.783 6 .913 2.853 62.636 ... ... .... ... 32 .152 .474 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Kinh tế & Chính sách 169TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 Kết quả tính toán trên cho thấy 59,78% sự thay đổi của nhân tố kết quả là do các yếu tố đưa ra trong mô hình tạo nên, tức các biến quan sát được đưa ra trong đề tài này đã giải thích được 59,78% sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ sinh hoạt và học tập của sinh viên trong trường ĐHLN. (4) Sắp xếp lại nhân tố: Trong kỹ thuật của phương pháp EFA là nhóm các nhân tố từ một tập hợp n biến quan sát thành một tập hơn với k nhân tố (với k< n). Kỹ thuật này được thực hiện với ma trận nhân tố xoay cho phép ta nhóm lại các nhóm nhân tố mới với các biến đặc trưng có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,05. Kết quả ma trận nhân tố xoay của nghiên cứu này thể hiện trong bảng 05 sau: Bảng 05. Ma trận nhân tố xoay Thành phần 1 2 3 4 5 CSVC1 .503 CSVC2 .538 CSVC3 .545 CSVC4 .592 CSVC5 .592 CSVC6 .671 CSVC7 .722 CSVC8 .677 CSVC9 .589 CSVC10 .559 CSVC11 .582 NLPV1 .542 NLPV2 .647 NLPV3 .666 NLPV4 .599 NLPV5 .624 NLPV6 .572 QTAM1 .681 QTAM2 .663 QTAM3 .612 QTAM4 .647 QTAM5 .577 ĐUNG1 .750 ĐUNG2 .796 ĐUNG3 .726 ĐUNG4 .575 ĐUNG5 .606 TCAY1 .661 TCAY2 .645 TCAY3 .682 TCAY4 .642 TCAY5 .656 Kinh tế & Chính sách 170 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 Kết quả ma trận nhân tố xoay cho thấy 5 nhóm yếu tố ban đầu được sắp xếp lại thành 5 nhóm với thứ thự khác đi so với ban đầu. - Nhân tố 1: Gồm 11 biến từ CSVC 1-11, nhóm này lấy tên là “Cơ sở vật chất” - Nhân tố 2: Gồm 5 biến từ ĐUNG 1-5, nhóm này lấy tên là “Mức độ đáp ứng” - Nhân tố 3: Gồm 5 biến TCAY 1-5. Đặt tên cho biến này là “Mức tin cậy” - Nhân tố 4: Gồm 6 biến NLPV1-6. Đặt tên cho nhân tố này là: “Năng lực phục vụ” - Nhân tố 5: gồm 5 biến QTAM 1-5. Đặt tên cho nhân tố này là “ Sự quan tâm” Như vậy, ta thấy từ 32 biến ban đầu (trừ 3 biến SAT) đã được sắp xếp lại thành 5 nhóm biến đại diện. Đây là 5 nhân tố được phát hiện có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cung cấp và phục vụ các dịch vụ cơ sở vật chất cho sinh viên ĐHLN. Tuy nhiên để xem xét mối quan hệ thực sự của các biến quan sát này (các nhân tố) với biến phụ thuộc (nhân tố kết quả), ta cần tiến hành phân tích hồi quy. (5) Kết quả phân tích hồi quy: Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa 5 nhân tố được rút ra từ phân tích EFA trên. Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy tuyến tính được viết lại như sau: SAT = β0 + β1* CSVC + β2* ĐUNG+ β3* TCAY+β4* NLPV +β5* QTAM Kết quả hồi quy cho trong bảng sau: Bảng 06. Kết quả tổng hợp mô hình (Model Summaryb) Model R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn ước lượng Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Mức ý nghĩa F 1 .930a .865 .864 .36969767 .865 534.250 5 416 .000 1.990 Kết quả tổng hợp cho thấy mô hình có R2 = 0,864 (hiệu chỉnh) cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 86,4% sự biến đổi của biến phụ thuộc, tức 86,4% sự hài lòng của sinh viên ĐHLN với điều điện cơ sở vật chất của trường được giải thích bởi 5 biến phát hiện trong nghiên cứu này. Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể ta phân tích phương sai. Giá trị Sig.= 0,000 cho thấy mô hình hồi quy bội là phù hợp trong nghiên cứu này. Ngoài ra, giá trị Durbin – Warson = 1,999 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Mô hình hình không vi phạm các giả định về tính độc lập của sai số. Bảng 07. Kết quả phân tích phương sai (ANOVAa) Model Tổng bình phương df GT trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 365.097 5 73.019 534.250 .000b Phần dư 56.857 416 .137 Tổng số 421.954 421 Để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhân tố kết quả (nhân tố phụ thuộc), ta đi tính toán các hệ số hồi quy, kết quả cho trong bảng 08. Kinh tế & Chính sách 171TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 Bảng 08. Hệ số hồi quy (Coefficientsa) Model Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá Hệ số hồi quy chuẩn hoá t Sig. 95.0% Mức ý nghĩa B Std. Error Beta Lower Bound Upper Bound (Constant) -.001 .018 -.028 .978 -.036 .035 CSVC .467 .018 .466 25.903 .000 .431 .502 NLPV .444 .018 .443 24.631 .000 .408 .479 QTAM .465 .018 .464 25.787 .000 .429 .500 ĐUNG .355 .018 .355 19.722 .000 .320 .391 TCAY .332 .018 .332 18.430 .000 .297 .367 Từ kết quả hồi quy trên, ta có hàm hồi quy được viết lại như sau: SAT = -0,001 + 0,467* CSVC + 0,444* ĐUNG + 0,465* TCAY + 0,355* NLPV + 0,332* QTAM (1) Trong mô hình (1), cả 5 hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa trên 99% (Sig.<0.01) cho thấy sự ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc được kiểm nghiệm qua công cụ thống kê. Giải thích ý nghĩa mô hình: Biến "Cơ sở vật chất" (CSVC) có hệ số là 0,467 cho biết khi tăng thêm một điểm đánh giá về cơ sở vật chất sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của ĐHLN tăng lên 0,467 điểm; Hệ số biến "Mức độ đáp ứng" (ĐUNG) là 0,444 cho biết khi tăng thêm một điểm đánh giá về mức độ đáp ứng các yêu cầu của sinh viên sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của ĐHLN tăng lên 0,444 điểm; Hệ số biến "Mức tin cậy" (TCAY) là 0,465 cho biết khi tăng thêm một điểm đánh giá về mức tin cậy của các cam kết của Nhà trường sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của ĐHLN tăng lên 0,465 điểm; Hệ số biến "Năng lực phục vụ" (NLPV) là 0,355 cho biết khi tăng thêm một điểm đánh giá về năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ sinh hoạt, học tập cho sinh viên của ĐHLN tăng lên 0,355 điểm; Hệ số biến "Sự quan tâm" (QTAM) là 0,332 cho biết khi tăng thêm một điểm đánh giá về sự quan tâm, nhiệt tình giải đáp vướng mắc của sinh viên từ phía Nhà trường sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, học tập cho sinh viên của ĐHLN tăng lên 0,332 điểm; 3.3. Các vấn đề thảo luận Nghiên cứu này đưa ra một cách tiếp cận mới trong đánh giá chất lượng các dịch vụ cung cấp của trường đại học cho sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và mức hài lòng của sinh viên, tức chất lượng dịch vụ càng cao, mức hài lòng của sinh viên càng lớn. Như vậy, thông qua việc đo lường mức hài lòng của sinh viên với yếu tố dịch vụ nào đó để thấy được chất lượng dịch vụ này, từ đó phát hiện những yếu kém, những bất cập trong cung cấp dịch vụ, làm cơ sở để cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ. Mặc dù thông qua phương pháp này, các yếu tố định tính đã được định lượng hoá một cách khoa học và dễ dàng, tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế, đặc biệt ở việc chỉ mới đưa ra kết luận về mức hài lòng mà không làm rõ được những nguyên nhân, những tồn tại ở đâu. Do vậy mà kết quả đề Kinh tế & Chính sách 172 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 xuất giải pháp khắc phục chưa thực sự thực tế. Do đó, trong những nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, cần có những nội dung mô tả nguyên nhân hay lý do của sự hài lòng hay không, kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ cơ sở đề xuất giải pháp. IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về sự hài lòng, tổng hợp những nghiên cứu thực tiễn có liên quan để xây dựng mô hình đánh giá mức hài lòng của sinh viên ĐHLN. Dựa trên kết quả điều tra 423 sinh viên, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng dịch vụ cơ sở vật chất và phục vụ tại ĐHLN, tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến mức hài lòng của sinh viên ĐHLN với các điều kiện dịch vụ phục vụ tại ĐHLN gồm: (1) Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, (2) Yếu tố về sự tin cậy trong các cam kết của Nhà trường, (3) Yếu tố về sự đáp ứng các yêu cầu của Nhà trường, (4) Yếu tố năng lực phục vụ và (5) Yếu tố Sự quan tâm đến nhu cầu của sinh viên. Cả 5 yếu tố ảnh hưởng trên đều được kiểm định qua các công cụ thống kê để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã giúp đưa ra được những gợi ý, căn cứ quan trọng trong xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao mức hài lòng của sinh viên ở trường ĐHLN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Nghi (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. 2. Dương Tấn Tân (2005). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV trường Đại học Đà Nẵng. Tạp chí khoa học, Đại học Đà Nẵng. 3. Ma Cẩm Tường Lam (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường đại học Đà Lạt. Luận văn Thạc sỹ, ĐH. Quốc gia Hà Nội, Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục. 4. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L.L. (1985). “A conceptual model of service quality and its implications for future research”. Journal of Marketing, Vol. 49, pp. 41-50. 5. Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml (1991). “Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale”. Journal of Retailing, 67 (4): 420-450. FACTORS AFFECTING ON STUDENTS’ SATISFACTION WITH CONDITIONS OF THE FACILITIES AND SERVICES OF VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF FORESTRY (VNUF) Nguyen Thi Xuan Huong, Nguyen Thi Phuong, Vu Thi Hong Loan SUMMARY The research is carried out by using Exploratory Factor Analysis (EFA) based on a surveying data of 423 students in order to clarify the levels and affecting factors of students’ satisfaction with conditions of the facilities and services of Vietnam National University of Forestry (VNUF). The results show that the students’ assessment of the facilities and services is neutral and there are 5 groups of factors affecting students’ satisfaction including facilities, service capabilities, responding ability, attention and reliability among which the most important groups are facilities and the reliability of the commitments by the University. Keywords: Exploratory Factor Analysis (EFA), facilities, quality of services, satisfaction, services. Người phản biện : TS. Lê Đình Hải Ngày nhận bài : 08/12/2015 Ngày phản biện : 13/4/2016 Ngày quyết định đăng : 20/4/2016
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_sinh_vien_voi_dieu.pdf