Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm

Bài viết trình bày kết quả đánh giá thử nghiệm bước đầu về sự phù hợp

nghề dạy học đối với gần 1.000 sinh viên sư phạm của một số trường sư

phạm trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp nghề

của nhiều sinh viên sư phạm rất thấp, khả năng thích ứng nghề nghiệp

của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế. Do đó, thang đo sự

phù hợp nghề có thể giúp sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,

qua đó xây dựng kế hoạch tự điều chỉnh, tự bồi dưỡng năng lực, phẩm

chất cá nhân trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm để hướng tới

sự phù hợp nghề dạy học ở mức độ cao hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra

một số giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo hướng

nâng cao sự phù hợp nghề dạy học cho sinh viên sư phạm.

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 1

Trang 1

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 2

Trang 2

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 3

Trang 3

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 4

Trang 4

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 5

Trang 5

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 6

Trang 6

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 7

Trang 7

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9600
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm

Bước đầu đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên sư phạm
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 357 - 364 
 357 Email: jst@tnu.edu.vn 
A PILOT ASSESSMENT OF TEACHING PROFESSION APROPRIATENESS 
FOR TEACHER STUDENTS 
Nguyen Danh Nam
1*
, Nguyen Thanh Hung
2
, Dinh Thi Hong Van
2 
1Thai Nguyen University 
2Hue University of Education 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 06/6/2021 This paper presents the results obtained from a pilot assessment of the 
appropriateness of teaching profession for nearly 1,000 teacher students 
of a number of pedagogical universities in the country. Research results 
show that the job suitability of many teacher students is very low, and 
the students’ ability to adapt to their careers after graduation is still 
limited. Therefore, the career suitability scale can help students self-
assess and evaluate each other, thereby building a plan for self-
adjustment and self-improvement of personal competencies and qualities 
throughout the training process at the university towards a higher level 
of appropriateness for the teaching profession. This paper also points out 
some measures to renovate teacher education programs towards 
improving the relevance of teaching profession for teacher students. 
Revised: 15/6/2021 
Published: 21/6/2021 
KEYWORDS 
Career appropriateness 
Teaching profession 
appropriateness 
Assessment scale 
Teaching profession 
Teacher student 
Teacher education 
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 
Nguyễn Danh Nam1*, Nguyễn Thanh Hùng2, Đinh Thị Hồng Vân2 
1Đại học Thái Nguyên 
2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 06/6/2021 Bài viết trình bày kết quả đánh giá thử nghiệm bước đầu về sự phù hợp 
nghề dạy học đối với gần 1.000 sinh viên sư phạm của một số trường sư 
phạm trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp nghề 
của nhiều sinh viên sư phạm rất thấp, khả năng thích ứng nghề nghiệp 
của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế. Do đó, thang đo sự 
phù hợp nghề có thể giúp sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, 
qua đó xây dựng kế hoạch tự điều chỉnh, tự bồi dưỡng năng lực, phẩm 
chất cá nhân trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm để hướng tới 
sự phù hợp nghề dạy học ở mức độ cao hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra 
một số giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo hướng 
nâng cao sự phù hợp nghề dạy học cho sinh viên sư phạm. 
Ngày hoàn thiện: 15/6/2021 
Ngày đăng: 21/6/2021 
TỪ KHÓA 
Sự phù hợp nghề 
Sự phù hợp nghề dạy học 
Thang đánh giá 
Nghề dạy học 
Sinh viên sư phạm 
Đào tạo giáo viên 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4600 
*
 Corresponding author. Email: danhnam.nguyen@tnu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 357 - 364 
 358 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Sự phù hợp nghề là sự hòa hợp, sự tương xứng giữa một bên là khả năng, sở thích, cá tính, giá 
trị nghề nghiệp, thể lực, sức khỏe của người chọn nghề với một bên là yêu cầu, đòi hỏi của nghề 
nghiệp cụ thể. Muốn biết được sự phù hợp nghề phải tìm hiểu bản thân và tìm hiểu những yêu 
cầu, đòi hỏi của nghề đối với người lao động, từ đó xác định sự tương xứng giữa bản thân người 
chọn nghề với nghề định chọn. Sự phù hợp nghề chính là yếu tố cần thiết nhất trong quá trình 
hành nghề của một người, mang lại sự thành công, sự hài lòng trong công việc, trong cuộc sống, 
giúp họ có thể cống hiến một cách tích cực nhất vào sự phát triển của xã hội. Cấu trúc nhân cách 
của người giáo viên đề cập đến một số phẩm chất cốt lõi như: thế giới quan khoa học, lý tưởng 
nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ [1], [2]. Ngoài ra, một số năng lực sư phạm bao gồm năng 
lực dạy học (gồm có năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri thức và tầm 
hiểu biết của người thầy giáo, năng lực chế biến tài liệu, năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học và 
năng lực ngôn ngữ) và năng lực giáo dục (gồm có năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của 
học sinh, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hóa học sinh, năng lực ứng xử sư phạm, năng 
lực tổ chức hoạt động sư phạm) với những biểu hiện rất cụ thể của chúng. Năm 2018, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 
Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm có 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí đó là: (1) Phẩm 
chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; (2) Xây dựng môi trường giáo dục; (3) Phát 
triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; (4) Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; 
(5) Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo 
dục [3]. Như vậy, để hướng tới sự phù hợp nghề dạy học, sinh viên sư phạm cần hình thành và 
phát triển những năng lực, phẩm chất đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp giáo viên tương lai. Nói 
cách khác, giá trị của sự phù hợp nghề không chỉ đem lại sự ổn định về cơ cấu, số lượng cho đội 
ngũ giáo viên mà còn là sự đáp ứng nhu cầu của các trường phổ thông về chất l ... 6,3 19,4 15,6 11,4 8,4 2,9 - 6,0 
Sự quyết đoán trong các tình huống giao tiếp xã hội 22,2 43,6 18,7 - 8,0 4,2 - 1,7 1,5 
Tính linh hoạt 22,5 20,2 17,2 18,7 10,5 6,2 - 2,5 2,0 
Tính nhạy cảm xã hội 13,8 39,3 15,8 - 17,6 6,7 2,6 - 3,3 
Sự cố gắng không mệt mỏi 6,0 23,8 22,4 21,9 15,6 6,7 1,5 1,4 0,7 
Kỹ năng sư phạm 43,2 16,4 14,2 14,2 6,7 2,9 - - 2,4 
Giữ gìn hình ảnh trong xã hội 24,2 17,8 21,4 18,9 9,6 4,2 2,0 - 1,8 
Khả năng giải trí và thư giãn 8,5 11,6 14,0 20,2 16,6 12,0 10,8 - 6,3 
Khả năng biểu cảm 54,5 26,6 15,1 3,2 0,6 - - - - 
Tính ổn định trong kiểm soát cảm xúc 38,6 17,0 18,2 11,4 8,9 3,2 1,8 0,5 - 
Sự nhiệt tình trong giảng dạy 37,5 20,4 16,2 12,7 6,3 - 3,5 - 3,4 
Sự thân thiện và ấm áp 5,7 10,6 46,8 28,3 6,3 - 1,5 0,7 0,1 
Khả năng giải quyết công việc hợp lý 30,3 21,9 18,1 14,7 7,3 - 4,0 1,9 1,8 
Kỹ năng đương đầu với sự căng thẳng 15,8 53,0 19,7 - 8,8 1,9 0,8 - - 
Lý tưởng nghề nghiệp 20,7 10,9 15,7 16,4 14,4 12,6 - - 9,3 
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy nếu so với bảng điểm chuẩn (theo thang Stanine) dành cho sinh 
viên sư phạm và với mẫu chuẩn lý tưởng của sinh viên ở Đức thì phân phối điểm ở 21 tiêu chí 
của sinh viên sư phạm ở các Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học 
Sư phạm, Đại học Huế, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ 
Chí Minh chủ yếu từ điểm 5 (tương ứng với mức trung bình) trở xuống, tức là ở mức khá thấp. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 21 tiêu chí đưa ra, sinh viên sư phạm hạn chế nhiều ở các 
năng lực, phẩm chất sau đây: 
- Kỹ năng sư phạm và khả năng biểu cảm: Bản chất của nghề dạy học là tổ chức cho học sinh 
lĩnh hội tri thức của nhân loại. Để thực hiện tốt điều này, giáo viên phải có khả năng trình bày, diễn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 357 - 364 
 362 Email: jst@tnu.edu.vn 
đạt lưu loát, nói năng trôi chảy và giao tiếp hiệu quả để có thể truyền đạt được những điều mình 
mong muốn đến học sinh một cách dễ hiểu hay nói cách khác giáo viên phải có kỹ năng sư phạm và 
khả năng biểu cảm. Tuy nhiên, dữ liệu ở Bảng 1 cho thấy một kết quả đáng báo động, ở kỹ năng sư 
phạm, 90,4% số sinh viên được khảo sát ở dưới mức trung bình, trong đó, 43,2% sinh viên ở nhóm 
“rất thấp” và 16,4% ở mức “thấp”. Với khả năng biểu cảm, số sinh viên dưới mức trung bình lên 
đến 99,4%, trong đó tỷ lệ sinh viên ở mức độ “rất thấp” và “thấp” lần lượt là 54,5% và 26,6%. 
- Khả năng sẵn sàng chịu trách nhiệm: Nghề dạy học là nghề đòi hỏi giáo viên phải có trách 
nhiệm với công việc, với học sinh, với đồng nghiệp và giúp đỡ người khác hoàn thành công việc. 
Số liệu khảo sát ở Bảng 1 cũng cho thấy khả năng sẵn sàng chịu trách nhiệm của sinh viên rất 
thấp, gần 95% sinh viên ở dưới mức trung bình, đặc biệt trong đó có 41,2% sinh viên ở vào nhóm 
“rất thấp” so với mẫu chuẩn và 27% sinh viên ở nhóm “thấp”. Điều này đòi hỏi các trường sư 
phạm cần quan tâm đến hoạt động giáo dục tính trách nhiệm cho sinh viên. 
- Nhóm kỹ năng liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc: Trong quá trình dạy học, giáo viên có 
thể đối mặt với các vấn đề như sự thất bại (không thành công), xung đột, mâu thuẫn với nguời 
khác, các áp lực của công việc, Để giải quyết những tình huống này, đòi hỏi người giáo viên 
phải có những kỹ năng liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc như khả năng đương đầu với thất 
bại, đương đầu với căng thẳng, sự ổn định trong kiểm soát cảm xúc, sự quyết đoán trong các tình 
huống giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là những kỹ năng sinh viên sư phạm còn nhiều hạn 
chế. Tỷ lệ phần trăm sinh viên ở nhóm “rất thấp” và “thấp” rất cao: 46,8% (khả năng đương đầu 
với thất bại), 55,6% (sự ổn định trong kiểm soát cảm xúc), 65,8% (sự quyết đoán trong các tình 
huống giao tiếp xã hội), 68,8% (kỹ năng đương đầu với căng thẳng). 
Tỷ lệ phần trăm sinh viên ở mức “rất thấp” và “thấp” ở những kỹ năng khác cũng ở mức khá 
cao như: Sự nhiệt tình trong giảng dạy (được thể hiện ở khả năng truyền cảm hứng, tạo động cơ 
học tập cho học sinh): 57,9%; Khả năng giải quyết công việc hợp lý (thể hiện ở khả năng tổ chức 
sắp xếp công việc khoa học và hợp lý): 51,2%; Tính nhạy cảm xã hội (nhận biết các vấn đề và 
nhu cầu của người khác): 53,1%; Tính linh hoạt (thể hiện ở khả năng xử lý tốt những tình huống 
mới phát sinh): 42,7%; Giữ gìn hình ảnh trong xã hội (sự tự tin khi xuất hiện trước mọi người): 
42%; Niềm vui khi làm việc với trẻ em và học sinh: 38,9%; Giọng nói: 36,4%; Lý tưởng nghề 
nghiệp: 31,6%; Sự khoan dung (tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm của mình và người khác): 
31,9%; Sự cố gắng không mệt mỏi: 29,8%. Trong tất cả các tiêu chí, kiến thức và nhu cầu thông 
tin được sinh viên đánh giá là tốt nhất, trên 50,4% số lượng sinh viên ở mức trên trung bình. So 
với các tiêu chí khác, khả năng thư giãn và giải trí, tính hài hước được sinh viên đánh giá cao hơn 
so với các yêu cầu khác với tỷ lệ phần trăm sinh viên ở mức trên trung bình tương ứng là: 29,1%, 
31%. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy rằng sự phù hợp nghề của sinh viên sư phạm chưa cao. 
Những năng lực, phẩm chất cần thiết của người giáo viên còn hạn chế nhiều ở sinh viên, đặc biệt 
là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Thực trạng này đòi hỏi các trường sư phạm cần có 
những biện pháp để giúp sinh viên trải nghiệm với nghề nhiều hơn, từ đó nâng cao năng lực sư 
phạm và hình thành, phát triển các phẩm chất cần thiết để trở thành một người giáo viên tương lai. 
Nghiên cứu cũng đã tiến hành đối chiếu kết quả giữa tự đánh giá của sinh viên và đánh giá 
chéo về sự phù hợp nghề dạy học. Dưới đây là kết quả kiểm định t-test về so sánh giữa tự đánh 
giá và đánh giá chéo (sinh viên đánh giá lẫn nhau) dựa trên bảng hỏi tương tự bảng hỏi tự đánh 
giá của sinh viên. 
Kết quả kiểm định t-test ở Bảng 2 cho thấy 61,9% các phẩm chất, năng lực được đánh giá khá 
đồng nhất với nhau, nghĩa là có sự thống nhất khá cao giữa tự đánh giá và đánh giá chéo. Tuy 
nhiên, bên cạnh đó, có 38,1% (8/21) phẩm chất, năng lực có sự chênh lệch giữa tự đánh giá và 
đánh giá chéo. Trong số 8 năng lực, phẩm chất đánh giá có sự khác biệt thì có 7/8 năng lực, phẩm 
chất sinh viên tự đánh giá cao hơn so với bạn trong lớp đánh giá, đó là: Niềm vui khi làm việc 
với trẻ em và học sinh; khả năng đương đầu với sự thất bại; kiến thức và nhu cầu thông tin; khả 
năng giải trí và thư giãn; sự thân thiện và ấm áp; khả năng giải quyết công việc hợp lý; lý tưởng 
nghề nghiệp. Tự đánh giá là một biểu hiện của tự nhận thức về bản thân. Tự đánh giá mang tính 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 357 - 364 
 363 Email: jst@tnu.edu.vn 
chủ quan và con người thường có xu hướng đánh giá cao bản thân. Họ có khuynh hướng đánh giá 
về những cái họ mong đợi hơn là những cái đang tồn tại thực. Đây có thể là lý do giải thích cho 
sự khác biệt giữa tự đánh giá và đánh giá chéo của sinh viên sư phạm. 
Bảng 2. Kiểm định t-test về sự khác biệt trong đánh giá phù hợp nghề 
của sinh viên sư phạm giữa tự đánh giá và đánh giá chéo 
Tiêu chí 
Tự đánh giá Đánh giá chéo 
t(944) 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
Niềm vui khi làm việc với trẻ em và học sinh 10,96 2,064 10,69 2,096 3,371** 
Khả năng đương đầu với sự thất bại 10,62 2,237 10,33 2,204 3,119** 
Khả năng sẵn sàng chịu trách nhiệm 8,78 1,868 8,86 1,843 1,035 
Tính hài hước 10,40 2,229 10,24 2,217 1,788 
Sự khoan dung 9,31 1,906 9,29 1,884 0,319 
Kiến thức và nhu cầu thông tin 11,45 2,192 10,49 2,162 11,170*** 
Giọng nói 10,31 2,311 10,20 2,316 1,106 
Sự quyết đoán trong các tình huống giao tiếp xã hội 9,83 1,839 9,83 1,872 0,013 
Tính linh hoạt 10,00 2,003 9,95 1,944 0,578 
Tính nhạy cảm xã hội 10,45 1,958 9,97 1,866 5,822 
Sự cố gắng không mệt mỏi 9,38 1,839 9,43 1,689 0,784 
Kỹ năng sư phạm 10,01 2,265 10,37 2,271 3,809*** 
Giữ gìn hình ảnh trong xã hội 9,83 2,004 9,80 1,915 0,297 
Khả năng giải trí và thư giãn 11,29 2,124 10,67 2,050 7,255*** 
Khả năng biểu cảm 9,32 1,343 9,35 1,409 0,563 
Tính ổn định trong kiểm soát cảm xúc 8,19 2,147 8,17 2,077 0,238 
Sự nhiệt tình trong giảng dạy 10,26 2,020 10,17 2,014 1,117 
Sự thân thiện và ấm áp 9,88 1,462 9,72 1,493 2,536* 
Khả năng giải quyết công việc hợp lý 9,55 2,004 9,31 1,896 2,752** 
Kỹ năng đương đầu với sự căng thẳng 8,83 1,424 8,84 1,454 0,118 
Lý tưởng nghề nghiệp 11,52 2,252 11,00 2,239 5,828*** 
(Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (ĐTB); ĐLC: Độ lệch chuẩn; *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001) 
Trong các yếu tố tác động đến năng lực thích ứng của sinh viên đối với nghề dạy học việc tạo 
dựng môi trường nghề với những hình mẫu của thực tế giáo dục được đề cập tới trong nội dung đào 
tạo là cực kỳ cần thiết, là điểm tựa then chốt cho việc đạt tới hệ thống các chuẩn mực cơ bản của 
nghề dạy học mà sinh viên phải thích ứng. Môi trường sư phạm có thể được tạo dựng theo nhiều 
cách, song cách triển khai mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong quá trình đào tạo là xây dựng mối 
quan hệ thường xuyên, gắn bó với các trường phổ thông - nơi tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào 
tạo của các trường sư phạm. Mục tiêu của sự phối hợp này nhằm hình thành mối liên hệ gắn kết quá 
trình đào tạo ở trường sư phạm với thực tế giáo dục của nhà trường phổ thông, tạo điều kiện cho 
sinh viên cập nhật với sự phát triển của trường phổ thông trong điều kiện biến đổi không ngừng của 
đời sống xã hội, có điều kiện làm quen với môi trường thực tế dạy học sau này. Thông qua các hoạt 
động thực hành, thực tập sư phạm, sinh viên sẽ được tiếp nhận các kinh nghiệm dạy học và giáo 
dục của giáo viên phổ thông, được dự giờ, tập giảng và trực tiếp đứng lớp, tập làm công tác chủ 
nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động xã hội, Những hoạt động này diễn ra trong môi trường thực 
tế hết sức sinh động, phong phú với sự chứng kiến và trực tiếp tham gia của chính sinh viên với vai 
trò của người giáo viên thực thụ. Do vậy, những gì mà sinh viên tiếp nhận được về vị trí, vai trò, về 
năng lực, kỹ năng sư phạm mà ở họ cần có là có giá trị. Sự đánh giá của giáo viên phổ thông, của 
cán bộ hướng dẫn và của tập thể sinh viên về những ưu điểm và hạn chế trong thực tế thử nghiệm 
hoạt động giáo dục sẽ giúp cho sinh viên có được ý thức rèn luyện các phẩm chất và năng lực sư 
phạm để đạt tới hiệu quả về sự thích ứng với nghề dạy học. 
4. Kết luận 
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, có nhiều khuynh hướng nghiên cứu liên quan đến lĩnh 
vực phù hợp nghề, từ những nghiên cứu lý luận về năng lực, phẩm chất của giáo viên, mô hình 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 357 - 364 
 364 Email: jst@tnu.edu.vn 
nghề nghiệp giáo viên làm cơ sở cho việc xây dựng các chuẩn nghề nghiệp cho đến những nghiên 
cứu hành động giúp nâng cao năng lực, phẩm chất để sinh viên sư phạm phù hợp với nghề hơn, phù 
hợp với những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại mới. Nghiên cứu này đã đề xuất thang 
đo sự phù hợp nghề của sinh viên sư phạm dựa trên kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp nghề của 
Đức. Thang đo đã được đánh giá thử nghiệm tại một số trường sư phạm của Việt Nam. Kết quả 
nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ rất cao sinh viên sư phạm có mức độ phù hợp nghề dạy học thấp, 
nghĩa là sinh viên sư phạm còn hạn chế về những năng lực, phẩm chất cần thiết của nghề dạy học. 
Điều này dẫn đến khả năng thích ứng với nghề dạy học của sinh viên sau tốt nghiệp là chưa cao. Vì 
vậy, các trường sư phạm cần thường xuyên đánh giá sự phù hợp nghề của sinh viên để có những 
giải pháp đổi mới chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát triển những năng lực, phẩm 
chất còn yếu đối với nghề dạy học. Đặc biệt, qua đó nâng cao khả năng tự đánh giá, tự học, tự bồi 
dưỡng của sinh viên để đáp ứng yêu cầu dạy học của người giáo viên tương lai. 
Lời cảm ơn 
Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Nghiên 
cứu sự phù hợp nghề dạy học của sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam”, mã số 
B2021-TNA-09. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] L. Q. Hoang, "Factors affecting the attachment to the teaching profession of special education 
teachers," (in Vietnamese), Journal of Education, Special Issue June, pp. 88-91, 2016. 
[2] P. L. Vu and T. N. N. Nguyen, "Build an assessment tool of career adaptability competence for pre-
school teachers," (in Vietnamese), Journal of Education, vol. 422, no. 2, pp. 15-22, 2018. 
[3] Ministry of Education and Training, Circular No.20/2018/TT-BGDĐT dated 22th August 2018 
“Professional standards for school teachers”, Hanoi, 2018. 
[4] D. N. Nguyen, "Management model of teacher training in the world," (in Vietnamese), Journal of 
Educational Management, vol. 11, no. 11, pp. 3-9, 2019. 
[5] A. Gordon, "Restructuring teacher education," Issues in Education Policy, no. 6, Centre for Education 
Policy Development, 2009. 
[6] T. H. V. Dinh, "Learning style of first-year students at Hue University of Education," (in Vietnamese), 
Journal of Science and Education, Hue University of Education, vol. 01, no. 09, pp. 116-122, 2009. 
[7] T. N. Duong, "The process of career adaptability for pre-service teachers," (in Vietnamese), Journal of 
Education, vol. 237, no. 1, pp. 15-16, 2010. 
[8] T. N. Duong, "Possibility of job mobility - The requirement of career adaptability for teacher students 
in the current period," (in Vietnamese), Journal of Education, vol. 298, no. 2, pp. 16-17, 2012. 
[9] N. B. Milman, K. Kortecamp, and M. Peters, "Assessing teacher candidates’ perceptions and 
attributions of their technology competencies," International Journal of Technology in Teaching and 
Learning, vol. 3, no. 3, pp. 15-35, 2007. 
[10] M. Bademcioglu, H. Karatas, and B. Alci, "The investigation of teacher candidates’ attitudes towards 
teaching profession," The International Journal of Educational Researchers, vol. 5, no. 2, pp. 16-29, 2014. 
[11] H. Q. Pham and D. N. Nguyen, "Solutions for restructuring the teacher education system in Vietnam," 
Vietnam Journal of Education, vol. 4, no. 1, pp. 9-13, 2020. 
[12] T. B. Truong, "Some issues on teacher profession model to meet the requirement of educational 
renovation," (in Vietnamese), Journal of Educational Science, vol. 116, pp. 32-34, 2015. 
[13] T. B. Nguyen, "Some measures to develop career adaptability competence for pre-school teacher 
students at the Kien Giang College of Education," (in Vietnamese), Journal of Education, Special 
Issue October, pp. 95-98, 2019. 
[14] L. H. Morallos, R. S. Ballado, F. S. Arandia, and S. R. Muncada, "Personal and professional 
competencies of senior teacher education students," International Journal of Interdisciplinary 
Research and Innovations, vol. 2, no. 4, pp. 134-138, 2014. 
[15] J. C. Cheryl, "Structure of teacher education," In J. Loughran, M. L. Hamilton (eds), International 
Handbook of Teacher Education, pp.69-135, Springer, 2016. 
[16] I. A. Suciu and L. Mâta, "Pedagogical competences - The key to efficient education," International 
Online Journal of Educational Sciences, vol. 3, no. 2, pp. 411-423, 2011. 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_su_phu_hop_nghe_day_hoc_cua_sinh_vien_su_p.pdf