Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt

Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt. Cách đọc này chính là sản phẩm của quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt vào cuối đời Đường – Ngũ Đại, đây được xem là giai đoạn quyết định sự hình thành nên cách đọc chữ Hán ở Việt Nam. Nhờ có cách đọc Hán Việt mà tất cả các chữ Hán đều có thể đọc bằng âm Hán Việt, giúp cho người Việt thuận lợi trong việc đọc mọi văn bản Hán. Và từ đó một số lượng từ Hán đã được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt tạo nên lớp từ Hán Việt. Lớp từ này mang âm Hán Việt, được thể hiện bằng chữ quốc ngữ chứ không phải chữ Hán, điều này đã góp phần làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp, bởi sự xuất hiện của lớp từ này dẫn đến sự xuất hiện các hiện tượng như đồng âm, gần âm, đồng nghĩa, gần nghĩa giữa từ thuần Việt và Hán Việt và ngay trong bản thân lớp từ Hán Việt cũng xảy ra hiện tượng này.

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 8

Trang 8

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 9

Trang 9

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang Trúc Khang 11/01/2024 3420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt

Biến thể Hán Việt trong Tiếng Việt
1 
BIẾN THỂ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT 
Bùi Thị Duyên Hà** 
1. Dẫn nhập 
Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt. Cách đọc này chính là 
sản phẩm của quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt vào cuối đời Đường – 
Ngũ Đại, đây được xem là giai đoạn quyết định sự hình thành nên cách đọc chữ Hán ở 
Việt Nam. Nhờ có cách đọc Hán Việt mà tất cả các chữ Hán đều có thể đọc bằng âm 
Hán Việt, giúp cho người Việt thuận lợi trong việc đọc mọi văn bản Hán. Và từ đó một 
số lượng từ Hán đã được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt tạo nên lớp từ Hán Việt. 
Lớp từ này mang âm Hán Việt, được thể hiện bằng chữ quốc ngữ chứ không phải chữ 
Hán, điều này đã góp phần làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng nhưng 
cũng không kém phần phức tạp, bởi sự xuất hiện của lớp từ này dẫn đến sự xuất hiện 
các hiện tượng như đồng âm, gần âm, đồng nghĩa, gần nghĩa giữa từ thuần Việt và Hán 
Việt và ngay trong bản thân lớp từ Hán Việt cũng xảy ra hiện tượng này. 
Từ gốc Hán không phải được nhập vào tiếng Việt cùng một thời kỳ mà chúng 
được nhập vào trong những giai đoạn khác nhau với những mức độ khác nhau, bằng 
 Bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, 62-74, Nxb 
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2012. 
** Khoa Việt Nam học, Trường ĐH KHXH NV - ĐHQGTP. Hồ Chí Minh 
2 
những con đường khác nhau, và chịu sự đồng hóa của tiếng Việt cũng ở mức độ khác 
nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các từ gốc Hán thêm phần phức tạp. Xét 
về mặt ngữ âm, vì những lý do trên nên một chữ Hán khi nhập vào tiếng Việt chúng có 
thể mang nhiều vỏ ngữ âm trong tiếng Việt. 
Ví dụ: Chữ Hán vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Cổ Hán Việt (tiền Hán 
Việt): 
Chữ Hán Âm cổ Hán Việt Âm Hán Việt 
房 Buồng Phòng 
帆 Phàm Buồm 
味 Mùi Vị 
務 Mùa Vụ 
桥 Cầu Kiều 
均 Cân Quân 
舅 Cậu Cữu 
朗 Chàng Lang 
句 Cú Câu 
Ví dụ: Chữ Hán vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Hán Việt Việt hóa: 
Chữ Hán Âm Hán Việt Âm Hán Việt 
Việt hóa 
近 Cận Gần 
肝 Can Gan 
3 
本 Bổn Vốn 
板 Bản Ván 
刀 Đao Dao 
样 Dạng Dáng 
劍 Kiếm Gươm 
寄 Kí Gửi 
鏡 Kính Gương 
Từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt theo từng giai đoạn khác nhau sẽ mang 
những âm đọc khác nhau, có thể nói đây là hiện tượng thường thấy không chỉ có riêng 
ở tiếng Việt. Nhưng có một điều khá đặc biệt là ngay trong cùng một lớp từ Hán Việt 
một chữ Hán được chú nhiều âm Hán Việt khác nhau, tạo nên biến thể Hán Việt song 
song tồn tại với âm Hán Việt gốc, và như vậy sẽ tạo thành những từ Hán Việt có cùng 
tự Hán. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do trong quá trình từ gốc Hán du nhập vào tiếng 
Việt ngoài việc chịu tác động ngữ âm tiếng Việt chúng còn bị tác động của những lý do 
ngoài ngôn ngữ. 
2. Biến thể Hán Việt và nguyên nhân hình thành 
Biến thể Hán Việt là các cách đọc Hán Việt khác cho cùng một chữ Hán hay nói 
cách khác một chữ Hán ngoài âm Hán Việt gốc chúng còn có những âm đã được đọc 
chệch đi và chúng cũng được xem là âm Hán Việt. Hệ quả là chúng hình thành nên 
những cặp từ có sự tương đồng về mặt ý nghĩa giữa yếu tố Hán Việt âm gốc với các 
biến thể ngữ âm của chúng, ví dụ như: tính- tánh, sinh- sanh, nhân- nhơn, trường- 
tràng, bảo- bửuv.v. Điều này làm gia tăng tính phức tạp của từ Hán Việt. Nhưng 
không phải tự bản thân ngôn ngữ du nhập tự thay đổi khi tiếp xúc với ngôn ngữ khác 
4 
mà nó chịu sự tác động của ngôn ngữ mà nó nhập vào, cụ thể trường hợp muốn nói đến 
là các biến thể Hán Việt. Việc hình thành nên các biến thể Hán Việt từ âm Hán Việt 
gốc có thể xuất phát từ hai nguyên nhân sau: 
2.1 Sự tác động của quy luật tiếng Việt 
Vào cuối đời Đường chữ Hán vào Việt Nam với tư cách một một sinh ngữ. Sinh 
ngữ này có hệ thống ngữ âm xa lạ với người Việt. Do đó trong quá trình học chữ Hán 
người Việt cũng đã làm quen được và tiếp thu được một cách gần đúng. Nhưng dưới 
tác động của quy luật ngữ âm tiếng Việt thì âm đọc chữ Hán nào gần với hệ thống ngữ 
âm tiếng Việt thì được giữ lại, còn những âm nào xa lạ thì bị thay đổi để phù hợp với 
hệ thống ngữ âm bản ngữ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tài Cẩn thì cũng phải từ đầu 
thế kỷ XI trở đi cách đọc Hán Việt mới tách hẳn ra thành một lối độc độc lập với cách 
đọc Trung Nguyên, và tồn tại độc lập với tư cách là một hệ thống đọc riêng biệt của 
người Việt1 
2.2 Âm Hán Việt bị phương ngữ hóa 
Sau khi cách đọc Hán Việt tách hẳn và khác xa với cách đọc Trung Nguyên thì 
một lần nữa dưới sự tác động của phương ngữ Việt, thói quen sử dụng từ ngữ của 
người Việt cũng là một trong những nguyên nhân làm sản sinh ra các biến thể Hán Việt. 
Dẫn chứng như: trong tiếng Việt phụ âm uốn lưỡi “tr” thường có xu hướng bị đọc hoặc 
bị viết thành “ch”. Chính điều này đã ảnh hưởng đến nghĩa của không ít từ. Dẫn chứng 
từ linh trưởng bị viết thành linh chưởng2. Linh trưởng 靈長 được định nghĩa là một 
loài động vật bậc cao gần với người, có bộ não phát triển, biết leo trèo, tay dài, bàn 
1
Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hìn ...  
bổn, chính- chánh, sinh- sanh, đan- đơn, nhân- nhơn, chân- chơn, phúc- phước.. 
Một số trường hợp âm Hán Việt gốc và biến thể Hán Việt tồn tại phổ biến trong 
tiếng Việt có nguyên âm bị đọc chệch đi như sau: 
+ Trường hợp nguyên âm “u” đọc thành “o”/ “ô” như: du- do (由), nhu- nho (儒), phù- 
phò (扶), thụ- thọ (收), vũ- võ (武), thố-thỏ (兔) 
+ Trường hợp nguyên âm “i” đọc thành “ơ” như thi – thơ (诗), thì thời (时) 
+ Trường hợp nguyên âm “ê” đọc thành “i” như: bệnh- bịnh (病), lệnh- lịnh (令), 
nghênh- nghinh (迎) 
+ Trường hợp nguyên âm “i” đọc thành “a” như: tính- tánh (性), chính- chánh (正), 
chính- chánh (政), sinh –sanh (生), lĩnh- lãnh (领) 
+ Trường hợp nguyên âm “a” đọc thành “ô” như: bản- bổn (本), phả- phổ (谱) 
6 
+ Trường hợp nguyên âm“u” đọc thành “o” như: tòng- tùng (从), trọng- trùng (重) 
+ Trường hợp nguyên âm “â” đọc thành “iê” như: tấn- tiến (进), tẩy- tiển (洗), lân- liên 
(怜 ) 
+ Trường hợp nguyên âm “a” đọc thành “ươ” như: dụ: đang- đương (当), tràng- trường 
(场,肠), đàng- đường (堂),lạng- lượng(两), lang→lương (良), trang-trương (张) 
+ Trường hợp nguyên âm “u” đọc thành “ươ” như: phúc- phước (福),phụng- phượng 
(凤) 
+ Trường hợp phần vần “an” “ân” đọc thành “ơn” như: san- sơn (山), nhân- nhơn (仁), 
đan- đơn (丹), đàn- đờn (壇) hán- hớn (汉),chân- chơn (真), ân – ơn (恩), nhãn- 
nhỡn (眼) 
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn một nguyên nhân khác, đó là nguyên nhân 
ngoài ngôn ngữ - nguyên nhân xã hội. 
2.3 Tục kỵ húy của người Việt 
Qúa trình du nhập của từ Hán thông qua cách đọc Hán Việt, ngoài chịu sự tác 
động quy luật tiếng Việt, âm đọc Hán Việt của chúng cũng bị “đọc chệch” đi so Hán 
Việt gốc xuất phát từ tục kiêng húy của người Việt, có nghĩa là kiêng, tránh gọi tên vua 
chúa hoặc họ hàng thân thích của vua, người có thế lựcv.v. Vấn đề này được tác giả 
Lê Xuân Thại3 đề cập và nêu một vài trường hợp sau: 
+ Bình →bằng do kiêng húy tên Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ. 
+ Hoàng→huỳnh, do kiêng húy tên Nguyễn Hoàng. 
3 Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn Trung học, 
Nxb Giáo dục, tr. 16, 17 
7 
+ Nghĩa→ngãi do kiêng húy tên Hoằng Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái. 
+ Vũ→võ, do kiêng tên thụy (tên đặt cho người quá cố) của Nguyễn Phúc Khoát là Hiểu 
Vũ. 
+ Nhậm→nhiệm, do kiêng tên tự của Tự Đức là Hồng Nhậm 
 Kiêng húy chỉ diễn ra trong một thời kỳ lịch sử hoặc trong một vùng lãnh thỗ nhất 
định, làm nảy sinh hiện tượng biến đổi từ bằng cách đọc chệch hoặc đọc trại so với âm 
gốc, góp phần làm cho vốn từ tiếng Việt trở nên phong phú hơn. 
2.4 Do viết nhầm chữ 
Có thể kể đến nguyên nhân khác dẫn đến việc một số chữ Hán có cách đọc Hán 
Việt khác nhau, đó là “đọc do nhầm chữ”, không hiểu được nghĩa của từ đang xét. Có 
thể lý giải điều này do xuất phát từ việc hai chữ có mặt chữ Hán gần giống nhau, có 
những nét khác nhau nhưng sự khác nhau này để ý kỹ thì mới nhận ra được hoặc có thể 
do hai chữ Hán có phát âm trong tiếng Hán giống nhau hoặc gần giống và có nghĩa gần 
nhau mà cũng làm nảy sinh ra vấn đề nhầm chữ. Dẫn chứng như: 
 Tác giả An Chi trong quyển Chuyện Đông chuyện Tây đã giải thích lại nghĩa một số từ 
mà chúng tôi nghĩ có thể xếp chúng vào trường hợp này, chẳng hạn như: trường hợp 
mạn tính- mãn tính. Hiện nay, hầu như trên sách báo chỉ tồn tại từ mãn tính, hầu như 
không ai nói mạn tính cả, nếu có chăng là chỉ ở từ điển thuật ngữ Y học như viêm 
xoang mạn . Nhưng mạn tính mới là cách nói chính xác, đây là từ gốc Hán, từ này 
trong tiếng Hán là“慢性, chữ“慢”có âm Hán Việt là mạn không phải mãn. Nếu 
viết là mãn tính thì nghĩa không phù hợp vì mãn trong tiếng Hán là chữ 满 nghĩa là đầy 
đủ, tròn, xong, v.vnhư mãn hạn, mãn nguyệt, mãn nhãn. Hay trường hợp của phản 
ảnh – phản ánh, từ phản ảnh có hình thức gốc là phản ánh (反映) có nghĩa là phản 
chiếu trở lại. Nhưng có lẽ vì hai chữ này có chú âm trong tiếng Hán đều là ying hoặc 
8 
cũng có thể xuất phát từ tư duy của người Việt phản ảnh có nghĩa là phản chiếu hình 
ảnh nên chữ ánh 映 đã bị đánh đồng với chữ ảnh影 nên phản ánh mới thành phản ảnh 
chăng?. 
 Còn một trường hợp có thể thấy khá rõ đó là trường hợp hai từ cao hoàn – dịch hoàn. 
Lâu nay, người Việt Nam vẫn gọi cái hột của giống đực được gọi là dịch hoàn nhưng 
đây lại là cách nói sai do nhầm tự Hán dạng, chữ cao (睾) và dịch (睪) có tự dạng rất 
giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở dấu phẩy trên đầu mà thôi. Trong Hán Việt từ điển 
của Đào Duy Anh đều ghi rõ cao hoàn (睾丸) là ngoại thân, nghĩa là hòn dái. Trong từ 
điển tiếng Hán chỉ có từ cao hoàn (睾丸) với nghĩa trên chứ không có từ dịch hoàn (睪
丸). Khán bệnh- khám bệnh có lẽ cũng là một trường hợp tương tự. Đến nay trong 
tiếng Hán hiện vẫn chỉ tồn tại từ 看病 với nghĩa là xem bệnh, cách chú âm Hán Việt 
tương ứng là khán bệnh. Nhưng không hiểu sao trong tiếng Việt lại chú âm thành khám 
bệnh. Theo tôi, nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề âm đọc trong tiếng Hán của hai 
chữ khám (勘) và khán (看), trong tiếng Hán chữ勘 được đọc là kān, còn chữ看 có âm 
đọc là kàn, hai chữ này chỉ khác nhau về thanh điệu: một chữ mang thanh 1 (âm bình), 
một chữ mang thanh 4 (khứ thanh), nhưng thật ra hai thanh này trong tiếng Hán đọc rất 
gần nhau. Xét về nghĩa, khám (勘 ) theo Lại Cao Nguyên chú thích trong sổ tay từ Hán 
Việt ở trang 156, nó có nghĩa là xem xét, kiểm tra thực địa ví dụ như: khám nhà, khám 
nghiệm, khám phá, còn tự điển Thiều Chửu thì khám có hai nghĩa: so sánh, định lại, tra 
hỏi tù tội. Chữ “khán” trong cả hai từ điển này đều có nghĩa là xem. 
2.5 Tư duy liên tưởng của người Việt 
 Ngoài nguyên nhân hình thành nên biến thể Hán Việt đã nêu trên, một nguyên 
nhân khác có thể kể đến đó là thói quen, tư duy liên tưởng của người Việt. Hệ quả là 
9 
làm cho không ít từ Hán Việt lại có thêm cách đọc chệch khỏi cách đọc Hán Việt 
chuẩn, dẫn chứng như: 
+ Chung cư là cách nói sai của chúng cư nhưng từ chung cư lại trở nên phổ biến, ít người 
biết hình thức đúng của nó. Chúng (眾) là hình vị tiếng Hán có nghĩa là đông, nhiều, 
điều này đã được ghi nhận trong tự điển Thiều Chửu, ví dụ như có thể thấy chúng sinh, 
quần chúng, đại chúng, quần chúng, chúng sinhDo không rõ nguồn gốc và ý nghĩa 
của hình vị đang xét, lại có thể xuất phát từ tư duy liên tưởng đó là nơi mà nhiều người 
ở chung với nhau gọi là chung cư (kết hợp yếu tố phi gốc Hán và yếu tố gốc Hán ). 
Trường hợp tương tự, trên báo chí vẫn thường thấy 2 tổ từ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và 
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vậy, tổ hợp từ nào chính xác. Nếu gọi cho đúng thì phải là 
Hợp chúng quốc, đây là tổ hợp từ dịch từ tiếng Anh United States ( United: hợp, còn 
States: chúng quốc). “Chúng” là một hình vị tiếng Hán có nghĩa là đông, nhiều, như có 
thể thấy trong chúng dân, quần chúng, chúng sinhv.v. Có thể xuất phát từ nguyên 
nhân không hiểu ý nghĩa gốc của từ đang xét hoặc cho rằng Hoa Kỳ là một quốc gia có 
nhiều dân tộc sinh sống nên nghĩ rằng tổ hợp từ United States là Hợp chủng quốc Hoa 
Kỳ, vì vậy mà viết là từ chủng với nghĩa là giống người, chủng tộc. Lối nói sai như hai 
trường hợp này vẫn được sử dụng rất phổ biến trong văn viết lẫn văn nói tiếng Việt. 
+ Đăng cai là một biến thể ngữ âm của từ đương cai hoặc đang cai. Đây là một từ Việt 
gốc Hán, chữ viết trong tiếng Hán là当该. Theo tự điển của Thiều Chửu và Hán Việt 
từ điển của Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt của Lại Cao Nguyên thì chữ Hán 当 có 
hai âm Hán Việt là đương hoặc đang. Theo ghi nhận của tác giả An Chi trong cuốn 
Chuyện Đông chuyện Tây thì đăng cai là một cách nói trại của từ đang cai phát sinh ở 
miền Bắc từ sau năm 1954. Khi nói đăng cai có thể là người Việt đã liên tưởng đến yếu 
tố đăng (登) trong đăng ký (登记), một từ mà tác giả cho là rất thịnh hành trong sinh 
hoạt xã hội về mọi mặt ở miền Bắc như: đăng ký mua hàng, đăng ký khám bệnh, đăng 
ký kết hônv.v. Do áp lực của đăng trong đăng ký mà đang trong đang cai đã bị phát 
10 
âm thành đăng cai, vì nghĩa của từ này làm liên tưởng đến nghĩa của từ kia. Hiện nay, 
ngay trong từ điển tiếng Việt 1992 hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng ở cả hai 
miền Nam Bắc, người ta chỉ ghi nhận hình thức từ đăng cai, hình như chẳng ai nói đến 
đương cai hoặc đang cai nữa. 
+ Sáp/tháp nhập – sát nhập cũng là một trường hợp tương tự được Nguyễn Văn Khang4 
đề cập đến trong cuốn sách Từ ngoại lai. Sáp/tháp nhập(插入)là từ Hán Việt mượn 
nguyên khối gốc Hán, trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì chữ 插 được chú 3 
âm: tháp, sáp, tráp, còn Hán Việt tự điển của Thiều Chửu chú 2 âm: sáp, tráp. Trong từ 
điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên thì chỉ đưa âm sáp nhập, không có tháp nhập. 
Ngoài sáp nhập thì từ điển này còn đưa mục từ sát nhập còn chú thích xem sáp nhập. 
Nguyễn Văn Khang giải thích cho trường hợp này là do tư duy liên tưởng của người 
Việt về nghĩa của sát (gần đến mức, không còn khoảng cách ở giữa) nên sáp bị đánh 
đồng thành sát. 
Trên đây, chúng tôi đã khái quát một số nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 
nên biến thể Hán Việt. Bên cạnh đó, một số tác giả còn đề cập đến nguyên nhân hình 
thành các biến thể Hán Việt liên quan đến cách đọc phiên thiết. Vì không am tường về 
cách đọc phiên thiết trong tiếng Hán lẫn cách phiên thiết Hán Việt trong tiếng Việt nên 
chúng tôi không lạm phần đề cập đến. 
3. Tình hình hoạt động của các biến thể Hán Việt trong tiếng Việt hiện 
nay 
Biến thể ngữ âm là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay, trong các từ điển Hán 
Việt thì việc chú âm giữa các tác giả chưa thống nhất với nhau, có tác giả chấp nhận 
4 Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai, Nxb Giáo dục, tr. 152 
11 
cách đọc chệch âm Hán Việt chính của một chữ Hán vẫn là âm Hán Việt hay yếu tố 
Hán Việt, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều. Mặc dù những biến thể Hán Việt có 
cách đọc chệch với cách đọc Hán Việt song hầu như chúng vẫn được xem là những âm 
Hán Việt. Những âm Hán Việt này song song tồn tại với nhau tạo thành những cặp từ 
Hán Việt có nét nghĩa tương đồng. Các cặp từ Hán Việt kiểu này, chúng có những nét 
nghĩa tương đồng, song cũng có những dị biệt về mặt ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp, 
khả năng kế hợp, sắc thái mặc dù chúng chỉ là âm đọc cho một tự Hán. Do vậy, có 
những ngữ cảnh chúng có thể thay thế cho nhau, nhưng có những ngữ cảnh thì không 
thể. Ví dụ có thể nói vũ/ võ đài, vũ/ võ trang nhưng không thế nói tập vũ, có vũ, mại 
vũmà phải nói có võ, tập võ, mại võ. Xét về chức năng ngữ pháp, vũ đảm nhiệm vai 
trò là yếu tố Hán Việt trong khi đó biến thể võ lại là từ Hán Việt. Hay trường hợp dinh- 
doanh. Hai chữ này tuy có nét nghĩa chung là (1) chỗ đóng quân,(2) kinh doanh nhưng 
trong tiếng Việt chỉ có kinh doanh mà không có kinh dinh với nghĩa hoạt động sản xuất, 
buôn bán hoặc chỉ có doanh trại mà không có dinh trại. Ngoài hai nghĩa nêu trên thì 
riêng từ dinh còn có thêm những nét nghĩa khác như: nơi cơ quan ở, dinh thự, miếu thờ 
(Dinh cô, Dinh cậu). Hay một trường hợp khác như phả- phổ, ngoài nét nghĩa chung 
là bàn về hệ thống thứ bậc của sự vật như: gia phả/ phổ, phổ/ phả hệ, thì phổ có thêm 
những nét nghĩa khác như: dựa vào lời thơ để soạn nhạc (phổ nhạc); cái ghi lại (quang 
phổ, thanh phổ). Đảm đương và đảm đang vốn là hai biến thể ngữ âm cùng một tự 
Hán 担当 nhưng trong tiếng Việt sự phân biệt nghĩa giữa hai từ này khá rõ rệt. Người 
Việt dùng từ đảm đương với nghĩa là gánh vác, cáng đáng, còn đảm đang thường được 
dùng để nói riêng về người phụ nữ với nghĩa là đảm đương được, cáng đáng giỏi. Như 
vậy, mặc dù chúng đồng nghĩa nhưng giữa chúng vẩn khác biệt lẫn nhau mà ta có thể 
nhận thấy được. Hoặc trường hợp sinh- sanh thì sinh là từ toàn dân, còn sanh là 
phương ngữ Nam Bộ. 
12 
Những trường hợp nêu trên được xem là những biến thể Hán Việt có lẽ vì chúng 
song song tồn tại bên những âm gốc Hán Việt và có những nét dị biệt về nghĩa, chức 
năng ngữ pháp, sắc thái, phong cách.và chúng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong 
tiếng Việt. Nhưng những trường hợp như mạn tính, chúng cư, cao hoànthì khác. Mặc 
dù chúng được chứng minh là từ Hán Việt chuẩn xác về mặt nghĩa, âm đọc Hán Việt 
nhưng có lẽ ngoài những người quan tâm đến ngôn ngữ thì dường như không ai để ý 
đến điều này, không nhiều người biết từ nguyên của chúng. Vì lẽ đó mà chúng thật sự 
thì bị lu mờ, ít được sử dụng thậm chí có người còn cho đó là viết sai, trong khi đó 
những từ có cách viết sai thì lại trở nên thông dụng, phổ biến và trở thành từ toàn dân. 
Ngay trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do Hoàng Phê (chủ biên) thay vì viết 
đúng là từ lai căn, chúng cư, để kháng, lưu chiếu thì lại viết là lai căng, chung cư, đề 
kháng, lưu chiểu. Đây được xem là một vấn đề nan giải mà không ít các nhà ngôn ngữ 
học đã tốn bao nhiều công sức vạch ra những lỗi sai và đưa ra không ít cách để chấn 
chỉnh lại việc sử dụng từ Hán Việt của người Việt, song có lẽ chưa tạo ra một làn sóng 
đủ sức để thay đổi. Vì vậy mà đến bây giờ cách nói sai vẫn còn tồn tại. 
4. Kết luận 
Tùy vào quan niệm của mỗi người và vấn đề đang xét mà sẽ có cách ứng xử 
khác nhau đối với vấn đề biến thể Hán Việt. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của 
Nguyễn Tài Cẩn khi ông cho rằng “cách đọc Hán Việt là một hiện tượng thuộc địa hạt 
của ngôn ngữ, nghĩa là một hiện tượng có tính chất xã hội. Vì vậy, nói đến cách đọc 
Hán Việt, nhất thiết phải dựa vào thói quen của toàn xã hội để định đoạt, tuyệt đối 
không lấy nhân tố phi xã hội nào làm cơ sở”5. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận những biến 
thể như tánh, chánh, nhơn.là từ Hán Việt mặc dù những biến thể đó có thể chệch 
khỏi cách đọc Hán việt. Còn đối với những từ đề kháng (để kháng), khoái trá (khoái 
5 Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Khoa học Xã 
hội, tr.20. 
13 
chá), mãn tính (mạn tính), dịch hoàn (cao hoàn), lưu chiểu (lưu chiếu)thì cũng nên 
chấp nhận chúng là những từ Hán Việt với tư cách là những biến thể Hán Việt, vì 
chúng là đã được nhập đầu tiên vào bộ não người Việt nên nếu cố gắng thay đổi thì có 
lẽ khó mà đạt được kết quả. Đây có lẽ là điều mà chúng ta trả giá cho việc không am 
tường nghĩa của từ nguyên nên mới dẫn ra cớ sự này. Đây cũng xem là một bài học đắt 
giá mà chúng ta cần phải thận trọng khi sử dụng hoặc tạo ra từ mới trong tiếng Việt có 
nguồn gốc Hán để có thể tránh được những trường hợp đáng tiếc đã nêu trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Đào Duy Anh (2010), Hán – Việt từ điển, Nxb Thông tin. 
2 Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, 
Nxb Khoa học Xã hội. 
3 An Chi (2006), Chuyện Đông chuyện Tây (Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6), Nxb Trẻ. 
4 Thiều Chửu (1997), Hán - Việt tự điển, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 
5 Bửu Kế (1999), Từ nguyên Hán Việt từ điển, Nxb Thuận Hóa. 
6 Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai, Nxb Giáo dục 
7 Lại Cao Nguyên (2007), Sổ tay từ Hán Việt, Nxb Hà Nội 
8 Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 
9 Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ (1998), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo Dục 
10 Từ điển ứng dụng (Ying yong han yu ci dian) (2000), Nxb Thương vụ 
14 

File đính kèm:

  • pdfbien_the_han_viet_trong_tieng_viet.pdf