Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc

Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như toàn cầu hóa, nhiều giá

trị gia đình ngày nay đang dần bị biến đổi, trong đó có đạo hiếu. Sự biến đổi nhận thức về đạo hiếu không

chỉ được biểu hiện ở thế hệ con cái mà còn từ chính quan niệm của các bậc cha mẹ. Thực trạng này đã và

đang diễn ra khá mạnh mẽ ở cả xã hội Việt Nam và Hàn Quốc. Vốn là hai quốc gia châu Á có nhiều nét

tương đồng về văn hóa và lịch sử trong suốt chiều dài phát triển, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điều kiện

thuận lợi để chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề xã hội chung này. Tuy nhiên, hiện nay,

những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc về biến đổi giá trị gia đình nói chung và biến đổi

nhận thức về đạo hiếu nói riêng vẫn còn tương đối hạn chế. Do vậy, bài viết này sẽ tổng hợp và phân tích

các nghiên cứu đi trước, so sánh các số liệu để làm nổi bật những biểu hiện cụ thể cũng như những điểm

tương đồng và khác biệt của sự biến đổi trong nhận thức về đạo hiếu của thế hệ con cái và thế hệ cha mẹ

trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc.

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 1

Trang 1

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 2

Trang 2

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 3

Trang 3

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 4

Trang 4

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 5

Trang 5

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 6

Trang 6

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 7

Trang 7

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 8

Trang 8

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 9

Trang 9

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Trúc Khang 12/01/2024 3560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc

Biến đổi nhận thức về đạo hiếu: Nghiên cứu so sánh giữa việt nam và Hàn Quốc
1. Đặt vấn đề1
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường 
sau dấu mốc 1986, Việt Nam đã và đang 
chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt. Một trong 
những thay đổi phải kể đến là sự biến đổi của 
các giá trị gia đình, trong đó nổi cộm nhất là 
vấn đề biến đổi nhận thức về đạo hiếu. Ở Hàn 
Quốc, bước sang những năm 1980 là thời kì 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh 
mẽ, nhiều người cũng bắt đầu cảm nhận rõ 
gia đình của họ đang thay đổi từ hình thái đến 
thiết chế cũng như các hệ giá trị. 
Gia đình là một tế bào thu nhỏ và hạt nhân 
quan trọng của xã hội. Bởi vậy, mọi sự thay 
* ĐT.: 84-914990281
 Email: haibac86@gmail.com
đổi trong xã hội đều tác động không nhỏ đến 
mỗi gia đình và ngược lại. Tức là, khi các hệ 
giá trị trong gia đình bị thay đổi, nó sẽ nhanh 
chóng biểu hiện ra ngoài xã hội và có thể tác 
động đến nhận thức của toàn xã hội theo nhiều 
chiều. Do vậy, để kịp thời dự báo và điều 
chỉnh nhận thức xã hội thì nghiên cứu về sự 
biến đổi các giá trị gia đình là vô cần thiết đối 
với cả Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt trong 
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nghiên cứu 
so sánh người Việt Nam và người Hàn Quốc 
về chủ đề này lại càng cần thiết hơn trong bối 
cảnh quan hệ hợp tác - phát triển 25 năm giữa 
hai quốc gia ngày càng được thắt chặt và đạt 
nhiều thành tựu tốt đẹp. Từ những kết quả so 
sánh, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ nhìn thấy rõ 
những điểm tương đồng và khác biệt trong các 
BIẾN ĐỔI NHẬN THỨC VỀ ĐẠO HIẾU: NGHIÊN CỨU 
SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
Cao Thị Hải Bắc*
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, 
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận bài ngày 14 tháng 03 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 31 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 05 năm 2018 
Tóm tắt: Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như toàn cầu hóa, nhiều giá 
trị gia đình ngày nay đang dần bị biến đổi, trong đó có đạo hiếu. Sự biến đổi nhận thức về đạo hiếu không 
chỉ được biểu hiện ở thế hệ con cái mà còn từ chính quan niệm của các bậc cha mẹ. Thực trạng này đã và 
đang diễn ra khá mạnh mẽ ở cả xã hội Việt Nam và Hàn Quốc. Vốn là hai quốc gia châu Á có nhiều nét 
tương đồng về văn hóa và lịch sử trong suốt chiều dài phát triển, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điều kiện 
thuận lợi để chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề xã hội chung này. Tuy nhiên, hiện nay, 
những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc về biến đổi giá trị gia đình nói chung và biến đổi 
nhận thức về đạo hiếu nói riêng vẫn còn tương đối hạn chế. Do vậy, bài viết này sẽ tổng hợp và phân tích 
các nghiên cứu đi trước, so sánh các số liệu để làm nổi bật những biểu hiện cụ thể cũng như những điểm 
tương đồng và khác biệt của sự biến đổi trong nhận thức về đạo hiếu của thế hệ con cái và thế hệ cha mẹ 
trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc. 
Từ khóa: đạo hiếu, dân chủ hóa, phụng dưỡng cha mẹ, so sánh Việt Nam và Hàn Quốc
12 C.T. H. Bắc/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 11-23
vấn đề của hai dân tộc để cùng học hỏi và giúp 
đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề đó.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai trong nhiều 
quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ 
tư tưởng Nho giáo, đặc biệt là tư tưởng đề cao 
đạo hiếu. Khổng Tử đã từng nói “Chữ Hiếu lấy 
việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu... Cha mẹ 
lúc còn sống phải theo lễ mà đối xử phụng sự. 
Cha mẹ chết phải theo lễ mà an táng, theo lễ mà 
cúng tế” (Khổng Tử, 2006: 127). Tư tưởng đề 
cao đạo hiếu này đã ngấm sâu vào mỗi người 
dân Việt Nam qua từng câu ca dao như: “Công 
cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước 
trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. 
Người Hàn Quốc cũng luôn tâm niệm 
“Hiếu thuận là gốc rễ của trăm hành vi”. Ở 
Hàn Quốc, ngày 8 tháng 5 được coi là “ngày 
của bố mẹ”, được tổ chức qui mô lớn nhằm 
bày tỏ sự biết ơn và tôn kính đối với công ơn 
của bố mẹ. Vào ngày này, tất cả mọi người 
sẽ tìm về với bố mẹ mình, ngực cài bông hoa 
cẩm chướng đỏ, biểu tượng cho sự trường tồn, 
vĩnh cửu. Trong dịp lễ trọng đại này, người 
Hàn Quốc cũng thường cùng nhau hát “Bài 
ca mừng ngày bố mẹ” và bài “Tấm lòng của 
mẹ” với nội dung ca ngợi công ơn sinh thành, 
dưỡng dục to lớn của cha mẹ cũng như những 
lời răn dạy con cái luôn luôn phải ghi nhớ và 
đền đáp công ơn đó (Lee Gi Tae, 2013: 87-
88). Gần giống với Hàn Quốc, trong ngày lễ 
Vu Lan của người Việt, những ai còn mẹ thì 
cài bông hồng đỏ, những ai mất mẹ thì cài 
bông hồng trắng để tưởng nhớ đến công ơn 
sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Như vậy, từ xa xưa, đạo hiếu đã trở thành 
một trong những tư tưởng đạo đức quan trọng 
nhất trong cả xã hội Việt Nam và Hàn Quốc 
với những biểu hiện tương đồng như kính 
trọng, phụng dưỡng cha mẹ lúc ... ư Việt Nam. Theo khảo sát năm 
2004 của tổng cục thống kê Hàn Quốc, hình thái 
gia đình của những người già trên 65 tuổi đã 
biến đổi mạnh mẽ từ năm 1980 đến năm 2000. 
Cụ thể, năm 1980 có 84,9% NCT trên 65 sống 
cùng con cái thì đến năm 2000, tỷ lệ này chỉ còn 
là 53,8% (dẫn theo Park Kyung Suk, 2008: 173).
Một điều tra khác của Cục thống kê Hàn 
Quốc năm 2011 cho biết tỷ lệ người già trên 
65 tuổi không sống cùng con cái trưởng thành 
chiếm 63,8% ở khu vực đô thị và 79,1% ở khu 
vực nông thôn. Lý do không sống cùng con 
cái khá đa dạng. Trong đó, lý do nói rằng cảm 
thấy thoải mái hơn khi sống riêng với con cái 
chiếm tỷ lệ cao nhất với 38% ở khu vực đô thị. 
Trái lại, ở nông thôn, lý do không sống chung 
vì con cái phải đi học hay đi làm xa nhà chiếm 
tỷ lệ cao nhất với 30%. Tiếp đến là lý do cho 
rằng sợ trở thành gánh nặng cho con cái chiếm 
tỷ lệ 22% ở đô thị và 20% ở nông thôn (dẫn 
theo Eun Ki Su, 2013: 76).
Từ những số liệu khảo sát nêu trên có thể 
thấy ở cả xã hội Việt Nam và Hàn Quốc ngày 
nay đang xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp 
con cái sống riêng, không sống cùng với cha 
mẹ. Có thể nói đây là một trong những yếu tố 
dẫn đến sự biến đổi trong cách thức thể hiện 
đạo hiếu với cha mẹ. Tuy nhiên, trong khi các 
bậc cha mẹ người Việt có xu hướng muốn sống 
chung cùng con cái rõ nét hơn (51,5%) thì các 
bậc cha mẹ người Hàn lại có xu hướng muốn 
sống độc lập với con cái nhiều hơn (63,8% ở đô 
thị và 79,1% ở nông thôn). Đáng chú ý là trong 
số các lý do không muốn sống chung cùng 
20 C.T. H. Bắc/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 11-23
con cái của cha mẹ người Hàn thì ngoài lý do 
có khả năng tự chủ về kinh tế, sức khỏe nên 
muốn được sống độc lập, thoải mái như một 
số cha mẹ thành thị ở Việt Nam thì các lý do 
quan trọng khác được đưa ra là vì con đi học, 
đi làm xa và sợ trở thành gánh nặng cho con. 
Điều này có nghĩa là trong thái độ không muốn 
sống chung cùng con cái của cha mẹ người 
Hàn đang ẩn chứa một tâm lý buộc phải chấp 
nhận với sự thay đổi của điều kiện xã hội công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hay nói cách khác, sự 
biến đổi nhận thức về đạo hiếu, cụ thể với việc 
sống chung hay sống riêng cùng con cái của 
các bậc cha mẹ người Hàn chịu sự tác động sâu 
sắc của hoàn cảnh xã hội. 
Biến đổi thứ hai trong nhận thức của 
cha mẹ về đạo hiếu là thái độ dân chủ với 
con cái. Nhìn ở góc độ nào đó, dân chủ thái 
quá chính là một trong những yếu tố khiến con 
cái thể hiện đạo hiếu một cách lỏng lẻo hơn. 
Như đã đề cập ở phần đặt vấn đề, theo quan 
niệm Nho giáo về đạo hiếu, “Cha mẹ đặt đâu 
con ngồi đấy” hay “Trên bảo dưới phải nghe” 
là những nguyên tắc bất biến trong xã hội. Tức 
là, mọi hành vi trái lời cha mẹ đều bị coi là bất 
hiếu. Do vậy, trong xã hội phong kiến, cha mẹ 
luôn giữ một thái độ quyền uy và độc đoán với 
con cái. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày 
nay, chủ nghĩa cá nhân đang được đề cao hơn 
bao giờ hết kéo theo những những thay đổi 
trong nhận thức của nhiều bậc cha mẹ về tính 
dân chủ và cách thức thể hiện chữ hiếu.
Nghiên cứu năm 2016 về “Biến đổi tích cực 
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” của tác giả 
Nguyễn Thị Thọ và Lê Công Sự đã nhìn nhận 
vấn đề tính dân chủ giữa cha mẹ và con cái 
trong các gia đình Việt Nam hiện đại ở góc độ 
tích cực. Với sự xuất hiện ngày càng phổ biến 
của mô hình gia đình hạt nhân và sự đề cao chủ 
nghĩa cá nhân, nhiều vấn đề trong gia đình Việt 
Nam ngày nay đều được giải quyết trên nguyên 
tắc dân chủ có sự tham gia đóng góp ý kiến của 
tất cả các thành viên trong gia đình. Thậm chí, 
nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng tôn trọng nguyện 
vọng sống riêng, tự lập của các con đã trưởng 
thành nhưng chưa kết hôn. Một biểu hiện dễ 
thấy khác của tính dân chủ trong quan hệ giữa 
cha mẹ và con cái là thái độ của cha mẹ với 
việc hôn nhân và sinh sản của các con. Thay vì 
tư tưởng áp đặt hôn nhân và gây áp lực cho con 
cái phải sinh nhiều con, đặc biệt là con trai thì 
ngày nay nhiều bậc cha mẹ để con cái tự quyết 
định các vấn đề riêng của mình mà chỉ đóng vai 
trò là người tham gia, góp ý (Nguyễn Thị Thọ 
và Lê Công Sự, 2016: 76-77). 
Mặt khác, tác giả Hoàng Thúc Lân (2014) 
lại nhìn vấn đề dân chủ hóa giữa cha mẹ và 
con cái trong xã hội Việt Nam ngày nay như 
một hồi chuông đáng báo động. Sự dân chủ 
thái quá đã khiến cho một bộ phận lớp trẻ Việt 
Nam hình thành và phát triển lối sống vị kỷ, thờ 
ơ, hời hợt, thiếu quan tâm đến cha mẹ. Nhiều 
người ỉ lại vào các phương tiện truyền thông 
như điện thoại, internet để hỏi thăm cha mẹ 
thay vì trò chuyện mặt giáp mặt. Thái độ chấp 
nhận dân chủ hóa thái quá này của cha mẹ đã 
góp phần làm tăng nguy cơ đẩy họ vào sự cô 
đơn, trống trải (Hoàng Thúc Lân, 2014: 74).
Thực trạng này cũng đã và đang xảy ra 
trong xã hội Hàn Quốc. Theo điều tra khảo 
sát của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn 
Quốc năm 2013, trái với quan hệ mang tính 
quyền uy rõ rệt giữa nhà tuyển dụng và người 
lao động, quan hệ giữa cha mẹ và con cái 
được coi là mối quan hệ mang tính dân chủ 
nhất trong xã hội. 65,7% người được hỏi đồng 
ý với nhận định này, trong khi đó, số người 
trả lời rằng quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở 
Hàn Quốc thể hiện rõ tính quyền uy chỉ chiếm 
34,3% (남형도, 2014: 44-45).
Đến đây, có thể tóm tắt những điểm tương 
đồng và khác biệt trong nhận thức về đạo hiếu 
của cha mẹ người Việt Nam và Hàn Quốc 
trong bảng 2 như sau.
21Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 11-23
Bảng 2. So sánh biến đổi nhận thức về đạo hiếu của cha mẹ người Việt Nam và Hàn Quốc
Việt Nam Hàn Quốc
Tương 
đồng
Truyền 
thống
- Con cái phải sống chung cùng cha mẹ (đặc biệt là con trai trưởng)
- Quan hệ cha mẹ - con cái mang tính quyền uy
+ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
+ Trên bảo dưới phải nghe
Hiện đại
- Quan niệm về sống chung hay sống riêng bớt khắt khe hơn, thậm chí 
nhiều bậc cha mẹ thích sống riêng.
- Quan hệ cha mẹ - con cái dân chủ hơn
Khác biệt
Xu hướng truyền thống muốn sống 
chung cùng con cái rõ nét hơn
Xu hướng hiện đại muốn sống 
riêng cùng con cái rõ nét hơn
Không thể phủ nhận rằng tốc độ phát triển 
nhanh và mạnh của nền kinh tế thị trường, 
công nghiệp hóa, toàn cầu hóa đã khiến cho 
nhiều giá trị gia đình, trong đó có giá trị đạo 
hiếu bị biến đổi. Ở các nước đã phát triển như 
Hàn Quốc, các biểu hiện biến đổi này đã được 
cảm nhận rõ từ những năm 1980 trở lại đây. 
Còn ở Việt Nam, mặc dù chính sách mở cửa 
đã bắt đầu từ năm 1986 nhưng qui mô và tốc 
độ phát triển vẫn đi sau Hàn Quốc. Do vậy, sự 
giao thoa giữa truyền thống và hiện đại vẫn 
đang là xu hướng phát triển dễ nhận thấy nhất 
trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, như một 
qui luật tất yếu, khi xã hội càng phát triển, yếu 
tố truyền thống càng có nguy cơ bị mai một 
nếu chúng ta không có ý thức bảo tồn. Khoảng 
gần 10 năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam gia 
nhập WTO, tốc độ phát triển kinh tế nhanh 
hơn kéo theo nhiều giá trị truyền thống bị biến 
đổi rõ hơn. Trong đó, một số biến đổi trong 
nhận thức về đạo hiếu đã xuất hiện và bắt đầu 
thu hút được sự quan tâm của ngôn luận cũng 
như các học giả. Vậy, vấn đề cấp thiết đang 
được để mở cho toàn xã hội là phải làm gì 
để khắc phục những biến đổi tiêu cực và phát 
huy những biến đổi tích cực một cách kịp thời 
và hiệu quả trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm 
lẫn nhau giữa các quốc gia có nhiều đặc điểm 
tương đồng.
4. Kết luận
Bài viết đã trả lời được đầy đủ các câu hỏi 
nghiên cứu đã đặt ra. Bằng phương pháp tổng 
hợp và phân tích số liệu của nhiều nghiên cứu 
đi trước, tác giả bài viết đã chứng minh được 
một thực trạng đang diễn ra ở cả xã hội Việt 
Nam và Hàn Quốc. Đó là sự biến đổi trong 
nhận thức về đạo hiếu của người Việt Nam 
và người Hàn Quốc. Sự biến đổi này không 
chỉ được biểu hiện ở thế hệ con cái mà còn 
xuất phát từ nhận thức của các bậc cha mẹ. 
Về phía con cái, điểm tương đồng giữa người 
Việt và người Hàn là sự biến đổi từ thái độ 
trách nhiệm đương nhiên cùng cảm giác vinh 
dự thành thái độ trốn tránh trách nhiệm chăm 
sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và cảm giác 
gánh nặng khi phải phụng dưỡng cha mẹ. Về 
phía cha mẹ, sự biến đổi từ thái độ quyền uy 
hay quan niệm phải sống chung với con cái 
thành thái độ dân chủ và quan niệm cởi mở 
muốn sống độc lập với con cái cũng là điểm 
tương đồng giữa cha mẹ người Việt và người 
Hàn. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở mức độ 
biểu hiện của những biến đổi này. Theo đó, 
càng là những quốc gia có tốc độ công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh và mạnh 
như Hàn Quốc, mức độ biểu hiện của những 
biến đổi trong nhận thức về đạo hiếu càng rõ 
nét và nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lối sống 
22 C.T. H. Bắc/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 11-23
dân chủ và chủ nghĩa đề cao cá nhân cũng 
là một trong những nguyên nhân quan trọng 
dẫn đến thực trạng này. Việt Nam là quốc gia 
đang phát triển đi sau Hàn Quốc nên mức 
độ biểu hiện của những biến đổi trên đang ở 
giai đoạn manh nha. Tuy nhiên, với nhiều nét 
tương đồng về văn hóa cũng như lịch sử phát 
triển xã hội, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều 
điều kiện thuận lợi để giao lưu, học hỏi lẫn 
nhau trong việc giải quyết các vấn đề xã hội 
chung, trong đó có vấn đề tìm giải pháp hiệu 
quả nâng cao nhận thức đúng đắn về đạo hiếu 
trong thời hiện đại. 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt 
Nguyễn Quốc Anh (2016). Chăm sóc sức khỏe và chăm 
sóc dài hạn cho người cao tuổi. Tạp chí Dân số phát 
triển, 1(177).
Cao Thị Hải Bắc (2017). Một vài so sánh về đặc điểm 
vốn xã hội của người Việt Nam và người Hàn Quốc. 
Tạp chí Đông Bắc Á, 2(192), 63-74.
Vũ Tuấn Huy (2006). Những vấn đề của gia đình Việt 
Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng 
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tạp chí Xã hội học, 
2(94), 13-20.
Phương Hương (2015). Chăm sóc người cao tuổi dựa 
vào cộng đồng: Một mô hình phù hợp và hiệu quả. 
Tạp chí Dân số phát triển, 7(171), 31-37.
Kim Choong Soon (2016). Hàn Quốc - Văn hóa, con 
người. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.
Hoàng Thúc Lân (2014). Đạo hiếu trong gia đình Việt 
Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 
10(83), 70-75.
Lee Gi Tae (2013). Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Hà Nội: 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Trần Thị Thu Lương (2016). Đặc trưng văn hóa Việt 
Nam, Hàn Quốc - Tương đồng và khác biệt. Hà Nội: 
Nxb Chính trị Quốc gia. 
Nguyễn Hữu Minh (2015). Gia đình Việt Nam sau 30 
năm đổi mới. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 
11(96), 51-59.
Khổng Tử (2006). Tứ thư. tr.127.
Tổng cục Thống kê (2006). Điều tra gia đình Việt Nam. 
tr. 38-39.
Tổng cục Thống kê (2014). Điều tra dân số và nhà ở 
giữa kì tháng 1 năm 2014.
Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc (2012). Quan hệ 
xã hội và vốn xã hội: nghiên cứu so sánh Việt Nam 
và Hàn Quốc. Tạp chí Xã hội học, 3(119), 35-45.
Nguyễn Quý Thanh (2005). Sự giao thoa giữa vốn xã 
hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình, So sánh 
gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc. Tạp chí Xã 
hội học, 2, 108-121.
Nguyễn Thị Thắm (2016). Xã hội Hàn Quốc - Truyền 
thống và Biến đổi. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
Hoàng Bá Thịnh (2008). Một số vấn đề về giới và gia 
đình Việt Nam trong quá trình phát triển. Kỷ yếu 
Hội thảo quốc tế Các vấn đề văn hóa xã hội của 
Việt Nam và Hàn Quốc đương đại (tr.19-34), tháng 
8 năm 2008. Hà Nội. 
Trần Thị Minh Thi (2016). Hỗ trợ kinh tế giữa người 
cao tuổi và con cái trong gia đình Việt Nam hiện 
nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(109), 
43-54.
Nguyễn Thị Thọ, Lê Công Sự (2016). Biến đổi tích cực 
của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học 
xã hội Việt Nam, 10(107), 74-77.
Nguyễn Thị Mỹ Trang, Trần Bích Hằng (2012). Nhận 
thức của cán bộ lãnh đạo quản lý về chăm sóc người 
cao tuổi trong gia đình. Tạp chí Dân số phát triển, 
11(140), 21-27.
Lâm Ngọc Như Trúc (2008). Công nghiệp hóa và sự 
biến đổi của gia đình Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo 
quốc tế Việt Nam học lần III. Hà Nội, ngày 5 tháng 
12 năm 2008.
Lê Ngọc Văn (2004). Thực trạng và những vấn đề đặt ra 
đối với gia đình Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb Ủy 
ban dân số gia đình và trẻ em.
Tiếng Hàn
김유경 외 (2015), 가족형태 다변화에 따른 
부양체계 변화전망과 공사 간 부양분담 방안. 
한국보건사회연구원.
황정미 (2014). 가족.국가.재생산, 가족과 친밀성의 
사회학. 서울: 다산출판사.
김혜영 (2014). 가족의 위기와 가족정책, 가족과 친밀성의 
사회학. 서울: 다산출판사.
김대균 (2013). 2013 한국인의 의식.가치관 조사 결과 
발표. 문화체육관광부, 38쪽.
이선이 (2014). 현대사회의 부모 – 자녀 관계, 가족과 
친밀성의 사회학. 서울: 다산출판사.
박혜영 (2014). 가족과 패미니즘, 가족과 친밀성의 
사회학. 서울: 다산출판사.
강이수 (2014). 일-생활 균형과 가족, 가족과 친밀성의 
사회학. 서울: 다산출판사.
남형도 (2014). 한국인의 가치관조사를 통해 알아 본 
대한민국의 변화방향. 위클리공감, 239호, 39-44.
2014 인구주택총조사. 한국 통계청.
2015 인구주택총조사. 한국 통계청.
23Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 11-23
Tiếng Anh
Park Kyeong Suk (2008). Korea women’s life-
course and self perceptions: Isomorphism of 
“Family centeredness”. International Conference 
Contemporary Vietnam and Republic of Korea - A 
Glimpse from both sides (pp.197-224), August 2008. 
Hoa Binh, Vietnam. 
Eun Ki Soo (2008). Changing family value in Korea 
from a comparative perspective. International 
Conference Contemporary Vietnam and Republic 
of Korea - A Glimpse from both sides (pp.59-84), 
August 2008. Hoa Binh, Vietnam. 
 CHANGES OF FILIAL PIETY: A COMPARATIVE 
STUDY OF VIETNAMESE AND KOREAN SOCIETIES
Cao Thi Hai Bac
Faculty of Korean Language and Culture, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Under the influence of the industrialization and globalization era, many family 
values are being transformed, including the value of filial piety. Conceptual transformation of filial 
piety not only occurs among offsprings, but also in the minds of parents, which has been relatively 
prevalent in both Vietnamese and Korean societies with so many similarities in culture and history 
of social development. Such similarities enable the two countries to share and learn from each 
other in solving social problems. However, comparative studies between Vietnam and Korea on 
the change of family values in general and the changing perceptions of piety in particular still have 
many gaps. Realizing this drawback, this paper will synthesize and analyze existing studies as 
well as comparing data to show specific manifestations, similarities and differences of conceptual 
changes in filial piety among Vietnamese and Korean children and parents.
Keywords: filial piety, democracy, caring for parents, comparative study of Vietnamese and 
Korean

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_nhan_thuc_ve_dao_hieu_nghien_cuu_so_sanh_giua_viet.pdf