Bí quyết viết kịch bản cho phát thanh
1. Tầm quan trọng của kịch bản
Kịch bản là sự tổ chức, sắp xếp các thông tin theo một trình tự thích hợp. Nói
cách khác, nó là “khung sườn” cho toàn bộ câu chuyện. Nó tập hợp những
yếu tố quan trọng, giúp cho thính giả dễ dàng nắm bắt cốt lõi vấn đề mà biên
tập viên phát thanh muốn đề cập. Do đó, người viết phát thanh phải đặt khâu
viết kịch bản lên hàng đầu.
2. Nguyên tắc KISS: Làm cho ngắn gọn, đơn giản (Keep it short, simple)
Kịch bản nên được tạo thành từ những câu ngắn, đơn giản. Một “nguyên tắc
vàng” cho thời sự và tin tức là “mỗi ý một câu”. Hãy viết như cách bạn trò
chuyện hằng ngày, dùng ngôn ngữ nói tạo sự thân mật, gần gũi giúp người
nghe dễ hiểu hơn. Tránh lối diễn đạt dài dòng, phức tạp gây khó khăn cho sự
tiếp nhận thông tin của thính giả.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bí quyết viết kịch bản cho phát thanh
Bí quyết viết kịch bản cho phát thanh Phát thanh không chỉ là âm thanh mà còn là từ ngữ. Nhà báo phát thanh cần có đôi tai “thính” trước những tin tức nóng hổi. Hơn thế, họ phải có khả năng viết thành một bài báo phát thanh rõ ràng và hấp dẫn. Bài viết dưới đây là những bí quyết dành cho người tập sự trong lĩnh vực phát thanh của Trung tâm Đào tạo và Phát triển nhân lực Truyền thông (MRTC) thuộc Trường Đại học Jaffna, Sri Lanka. Đây là những quy tắc quan trọng, người viết báo phát thanh cần chú ý áp dụng để có một bài báo hiệu quả. 1. Tầm quan trọng của kịch bản Kịch bản là sự tổ chức, sắp xếp các thông tin theo một trình tự thích hợp. Nói cách khác, nó là “khung sườn” cho toàn bộ câu chuyện. Nó tập hợp những yếu tố quan trọng, giúp cho thính giả dễ dàng nắm bắt cốt lõi vấn đề mà biên tập viên phát thanh muốn đề cập. Do đó, người viết phát thanh phải đặt khâu viết kịch bản lên hàng đầu. 2. Nguyên tắc KISS: Làm cho ngắn gọn, đơn giản (Keep it short, simple) Kịch bản nên được tạo thành từ những câu ngắn, đơn giản. Một “nguyên tắc vàng” cho thời sự và tin tức là “mỗi ý một câu”. Hãy viết như cách bạn trò chuyện hằng ngày, dùng ngôn ngữ nói tạo sự thân mật, gần gũi giúp người nghe dễ hiểu hơn. Tránh lối diễn đạt dài dòng, phức tạp gây khó khăn cho sự tiếp nhận thông tin của thính giả. Sinh viên Đại học Jaffna thực hành biên tập một đoạn tin phát thanh. Ảnh: Flickr 3. Không bày tỏ quan điểm cá nhân Điều cấm kỵ trong phát thanh là kịch bản chỉ thể hiện quan điểm, lập trường cá nhân của người viết. Đừng cố gắng thu hút thính giả bằng cách này. Bởi đó không phải công việc của nhà báo phát thanh. Thính giả sẽ tự đưa ra quyết định của mình thông qua sức mạnh và sự tác động của thông tin, sự kiện phát sóng. 4. Thông tin nóng hổi, gây sự chú ý Thông tin trên phát thanh phải luôn là thông tin mới nhất, nóng hổi nhất. Không những thế, bạn phải viết sao cho thính giả chú ý và chăm chú lắng nghe. Để làm được điều này, bạn hãy nhớ luôn viết câu ở thể chủ động và sử dụng thì hiện tại. Ví dụ như dùng từ “nói” thay cho “đã nói”. Đối với các sự kiện trong tương lai, nên thay từ “sẽ” thành từ “sắp”, tạo cho thính giả cảm giác sự kiện sẽ xảy đến trong nay mai. 5. Chuẩn bị kịch bản trước hay sau cuộc phỏng vấn là tốt nhất? Một số nhà báo chọn cách “nháp” kịch bản trước khi tiến hành phỏng vấn. Cách làm này xem ra khá ổn với những người ưa an toàn, miễn là họ luôn giữ đầu óc rộng mở và không “o ép” người phỏng vấn phải trả lời khớp với kịch bản định sẵn. Tuy nhiên, nhiều nhà báo thích tiến hành phỏng vấn trước, về nghe lại toàn bộ tài liệu rồi mới quyết định viết kịch bản theo hướng nào. Cách tiếp cận này có ưu điểm giúp người viết đưa ra những quan điểm với lối dẫn dắt mới mẻ, hấp dẫn. Nhưng điều này đôi khi gây phân vân khi người viết thu được nhiều tài liệu tốt nhưng lại “tham” nên không biết cách tổ chức chúng thành một kịch bản hay. Sinh viên báo chí Đại học Jaffna nghe lại đoạn phỏng vấn bằng diện thoại di động. Ảnh: Flickr 6. Kiểm tra, đối chiếu thông tin Hành động này không bao giờ thừa nếu bạn muốn cung cấp tin chính xác. Hãy kiểm tra từng thông tin nêu trong kịch bản, kể cả tin do đối tượng phỏng vấn cung cấp. Đối chiếu tất cả những gì bạn chưa bảo đảm về độ xác thực, điều này giúp hạn chế lỗi khi phát sóng và thể hiện sự tỉnh táo của người làm báo. 7. Chuyển tải thông tin một cách khách quan Kịch bản bạn đưa ra không được có sự thiên vị giữa các thông tin. Quyết định này thuộc về thính giả, và bạn, biên tập viên phát thanh, chỉ có trách nhiệm chuyển tải thông tin như nó vốn có đến công chúng. Sau khi hoàn tất khâu soạn kịch bản, bạn nên đọc lại để bảo đảm về độ khách quan, sự công bằng và tính ngay thẳng với mọi thông tin. Hãy ghi nhớ nguyên tắc “Đừng tăng thêm sức nặng cho một quan điểm” (Don’t give extra weight to one point of view). 8. Mở đầu hấp dẫn Với phát thanh, câu mở đầu là quan trọng nhất, chứa đựng thông tin chủ đạo và cô đọng nhất. Do vậy bạn hãy viết sao cho hấp dẫn người nghe ngay từ câu đầu tiên. Hãy dành hết tài nghệ vào câu mở đầu đó. Những câu sau mới đi sâu diễn giải hay phân tích vấn đề để người nghe dễ dàng nắm bắt thông tin. Sinh viên thực hành thu âm chương trình tin tức trên radio. Ảnh: Flickr 9. Kết thúc trọn vẹn Trong phát thanh, phần kết thúc phải luôn kết thúc bằng một sự thật trọn vẹn. Tránh lối viết “đầu voi đuôi chuột” – mở đầu lôi cuốn nhưng kết thúc nhạt nhẽo. Đặc biệt tránh xa kiểu kết mơ hồ bằng một câu đại loại như “Chúng ta đành chờ diễn biến tiếp theo”. Thính giả muốn nghe một câu xác thực chứ không phải sự lạm dụng những câu sáo rỗng. Vậy phải kết thế nào? Cách đơn giản nhất là, bạn liệt kê những diễn biến mà thính giả mong đợi và tóm gọn chúng vào câu kết. 10. Kịch bản này có hợp lý? Đó là câu hỏi bạn nên đặt cho bản thân mỗi khi viết xong kịch bản. Nên đọc to kịch bản để nghe xem nó có thuận tai hay có chỗ nào còn thiếu sót không. Bạn cũng có thể nhờ bạn mình xem lại. Chú ý dấu chính tả và phiêm âm những từ khó đọc như tiếng nước ngoài, biệt ngữ. Hãy chắc chắn mỗi tin phát thanh là một công trình của sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm báo phát thanh.
File đính kèm:
- bi_quyet_viet_kich_ban_cho_phat_thanh.pdf