Bí quyết diễn thuyết hút hồn đám đông cho doanh nhân
Điều quan trọng cần nhớ số 1: Bạn không phải là một diễn giả tồi như bạn
tưởng. “Khi chúng tôi cho mọi người trong nhóm, những người nhút nhát nói
chuyện với nhau, họ đều làm tốt hơn họ nghĩ rất nhiều. “Bạn thường có xu
hướng đánh giá thấp khả năng của chính mình khi cảm thấy rụt rè hay e
ngại,” phát biểu của giáo sư Lynne Henderson, giám đốc Shyness Institute, tổ
chức phi lợi nhuận tại Berkeley, California.
Điều quan trọng cần nhớ số 2: Một chút căng thẳng lo âu cũng là điều tốt.
Bởi điều đó nghĩa là bạn rất thận trọng và quan tâm làm thế nào để mọi thứ
đúng đắn. Và thứ đúng đắn trong tình huống này chính là những thính giả.
Điều cuối cùng mà thính giả muốn làm là ngồi nguyên một chỗ trong nửatiếng, xem ai đó bồn chồn và khó khăn khi phát biểu. Họ chỉ muốn lắng nghe
một người biết kiểm soát bản thân. Bởi một người kiểm soát được bản thân là
một người có khả năng giúp đỡ, đó mới là điều cần lưu tâm nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bí quyết diễn thuyết hút hồn đám đông cho doanh nhân
Bí quyết diễn thuyết hút hồn đám đông cho doanh nhân Bạn không phải là một diễn giả tồi như bạn tưởng. Một chút căng thẳng lo âu cũng là điều tốt. Và khán giả rất ích kỉ. Nếu bạn gặp một vấn đề cực kì căng thẳng, hãy gọi điện cho một giáo sư. Bí quyết diễn thuyết hút hồn đám đông cho doanh nhân Điều quan trọng cần nhớ số 1: Bạn không phải là một diễn giả tồi như bạn tưởng. “Khi chúng tôi cho mọi người trong nhóm, những người nhút nhát nói chuyện với nhau, họ đều làm tốt hơn họ nghĩ rất nhiều. “Bạn thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng của chính mình khi cảm thấy rụt rè hay e ngại,” phát biểu của giáo sư Lynne Henderson, giám đốc Shyness Institute, tổ chức phi lợi nhuận tại Berkeley, California. Điều quan trọng cần nhớ số 2: Một chút căng thẳng lo âu cũng là điều tốt. Bởi điều đó nghĩa là bạn rất thận trọng và quan tâm làm thế nào để mọi thứ đúng đắn. Và thứ đúng đắn trong tình huống này chính là những thính giả. Điều cuối cùng mà thính giả muốn làm là ngồi nguyên một chỗ trong nửa tiếng, xem ai đó bồn chồn và khó khăn khi phát biểu. Họ chỉ muốn lắng nghe một người biết kiểm soát bản thân. Bởi một người kiểm soát được bản thân là một người có khả năng giúp đỡ, đó mới là điều cần lưu tâm nhất. Khán giả rất ích kỉ: Đó là chìa khoá cho mọi thứ. Phần đầu tiên Hãy nhìn những thính giả này. Không, thật sự đấy, hãy nhìn và quan sát họ. Làm thế nào bạn giúp được họ? Làm thế nào bạn tạo cho họ sự khác biêt? Bạn có những thứ gì mà họ cần? "Hãy giao tiếp bằng mắt. Đặt vai bạn vuông góc với thính giả. Điều đó sẽ khiến ánh đèn làm mắt bạn trông sáng hơn và mọi chuyện sẽ diễn ra theo một cách rất riêng,” Nancy Ancowitz, huấn luyện viên giao tiếp kinh doanh và tác giả cuốn sách Thăng Tiến vào Nội Tâm nói. “Bạn sẽ nói, tôi thực sự muốn nhìn thấy tất cả những người đang ở trước mặt tôi và mang cho họ những gì giá trị nhất.” Quan sát thính giả - khiến người nghe tập trung - là điều bạn cần làm trong bất cứ cuộc đối thoại nào, ngay cả khi chỉ có mình bạn nói. Và để có được cuộc đối thoại thành công, bạn cần truyền cho thính giả có một cảm xúc như là đang nói chuyện riêng tư. Điều đó giúp bạn khám phá ra con người họ, theo một cách rõ ràng chứ không phải mơ hồ. “Tôi sẵn lòng ở đây” đương nhiên không thể tốt bằng “Tôi sẵn lòng ở đây để nói chuyện cùng bạn.” Và sau đó, rất rõ ràng, không giới thiệu văn hoa thêm nữa, hãy nói với họ bạn định làm những gì tiếp theo. "Hãy tuyên bố rõ ràng những gì bạn định làm để mang lại cuộc sống mới tốt hơn cho những người đang lắng nghe bạn, và đặt chính bạn vào hoàn cảnh của họ,” Ancowitz nói. “Bạn có gì? Họ cần gì? Nơi nào hai thứ đó sẽ gặp nhau?” "Tôi ở đây bởi vì " không phải là một cách tồi để bắt đầu mọi thứ. Bất cứ tình huống nào chất đầy tính cấp thiết, tầm quan trọng hay quá trình, ví dụ điển hình như là một bài diễn thuyết, thì nên bắt đầu bằng việc làm giảm nhẹ chúng đi. Vì thế hãy nói với họ bạn định phát biểu những gì. Sau đó hãy thiết lập uy tín của bạn. Chúng ta sẽ giả sử rằng một phần của bài diễn thuyết liên quan tới câu chuyện kinh doanh của chính bạn. Câu chuyện đó sẽ rất hay, vì bạn biết rõ hơn bất cứ người nào khác. Và ai cũng thích một câu chuyện hay được kể bởi một cách hay. Câu chuyện kinh doanh Sau đây là ba lời khuyên được “lưu truyền” trong công ty Esquire: 1. Tiêu đề có thể nhạt nhẽo, nhưng câu chuyện không thể để nhạt nhẽo 2. Bạn chính là người phụ trách câu chuyện đó 3. Người nghe sẽ không để xót bất cứ tình tiết nào Ba lời khuyên này cũng đúng với một bài diễn thuyết. Bài diễn thuyết của bạn có thể có một tiêu đề không hấp dẫn, nhưng tự bản thân bài diễn thuyết thì phải hấp dẫn. Bạn là người làm chủ bài diễn thuyết. Và bạn cần dẫn dắt mọi thứ tiến lên theo chiều hướng tốt đẹp. Mỗi một phút giây, hãy làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. “Hãy đưa cho thính giả một vài thứ để họ “cất làm của riêng”. Những ý tưởng, mẹo nhỏ, bí quyết- bất kì thứ gì có ích,” nói theo giáo sư Karl Albrecht, nhà tư vấn quản lí và là tác giả cuốn sách Thông Minh Giao Tiếp: Khoa Học của Sự Thành Công. “Sau tất cả những thứ đó, họ sẽ có những mục đích riêng khi dùng chúng.” Nhưng hãy để giờ phút này đi đúng hướng. Bạn làm chủ câu chuyện. Hãy dẫn dắt mọi thứ. Phong cách bên ngoài của bạn Hãy trông thật phong độ. Năng lượng của bạn trong suốt bài diễn thuyết phải ở đâu đó giữa “cực kì phấn khích khi ở đây” và “nhiệt huyết ở mức hòa nhã.” Nói như Ancowitz: “Không cần thiết phải thúc đẩy quá mức, không cần thiết phải nói to, không cần thiết phải khăng khăng về mọi thứ để gây áp lực cho mọi người.” Không cần thiết phải bán sản phẩm nào ở đây cả, đó là những gì mà bà nói. Mua bán có thể để vào lúc khác khi bạn có những thời điểm thích hợp. Trên sâu khấu, phải đầu tư nhiều công sức hơn. Hãy nghĩ về một bài diễn thuyết thật xứng tầm. Mọi bài diễn thuyết xứng tầm bao giờ cũng liên quan đến bán một sản phẩm nào đó, nhưng mua bán chỉ là thứ phụ thôi. Phần chính là thông tin bạn mang lại cho thính giả. Và nếu có thể, đừng di chuyển liên tục trên sân khấu nhiều quá. “Bạn đang biểu diễn tiết mục nhảy đấy à?” Ancowitz hỏi (Chúng ta hãy tiếp tục nhé và tôi sẽ thay bạn trả lời là: Không.) “Thế đấy, nếu bạn đứng trước một đám đông, bạn có thể muốn chân mình đặt vững chãi trên mặt đất, hay khẽ hờ trên không trung. Nhưng bạn sẽ không muốn di chuyển nếu như không có một mục đích nào đó.” Mỗi một động tác trên sân khấu đều đáng được lưu tâm. Khi bạn dậm chân trái, mọi người sẽ chú ý. Khi bạn gãi gãi cằm, mọi người cũng sẽ chú ý. Khi bạn tự chơi nhập vai với bản thân, mọi người lại càng chú ý hơn. Nên hãy thật phong độ. Thính giả nhìn thấy mọi thứ. Và tự kiềm chế những hành động này cũng là một cách khiến bạn bình tĩnh hơn. Làm thế nào để kiểm soát mọi thứ Bạn hỏi thính giả sau bài phát biểu họ có bất cứ câu hỏi nào không, rồi đợi chờ họ giơ tay một cách kiên nhẫn như là khi năm người đang cố gắng chia phần tráng miệng ra thành ba phần sau khi đã ăn no ư? Biết gì không, đây có thể sẽ là một trải nghiệm khó chịu đối với bạn đấy. Yêu cầu một người nào đó phát biểu không phải là một vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ chẳng ai thấy thoải mái cả cho tới khi có một người xung phong. Nên cách tốt nhất để kiểm soát mọi thứ là bảo với thính giả hãy giơ tay nếu họ có câu hỏi (hoặc hét to câu hỏi đó lên) và sau đó: Bạn hãy tiếp tục phát biểu đi! Hi vọng rằng ngay sau đó bạn sẽ bị thính giả ngắt lời mình. Trong trường hợp không có câu hỏi nào thật, thì bạn nên chau chuốt lại bài diễn thuyết của mình. Bởi bạn đã không thể làm họ tự hỏi bản thân câu chuyện của bạn có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của họ không. Bởi bạn chưa tạo ra được một cuộc hội thoại. Bạn đang nói cho họ, không phải nói với họ. Thế nên, càng nhiều thính giả giơ tay, bạn càng ghi được nhiều điểm. Mục tiêu mà bạn đặt ra nên ở nơi mà bạn có thể nói: “Chúng ta chỉ còn thời gian cho một câu hỏi nữa thôi.” Đây sẽ là điều tuyệt vời nhất. Điều này có nghĩa là bạn đã kích thích được họ. Bạn đã chỉ ra được những gì mà bạn có thể làm cho họ. Nó cũng có nghĩa là thính giả đã hoàn toàn hiểu điều đó và họ muốn hỏi rõ hơn để biết câu chuyện của bạn có phải là thứ họ đang cần hay không. Bạn đã thành công rồi đấy, cả trên sân khấu và cả ở ngoài đời thường. * Nếu bạn gặp một vấn đề cực kì căng thẳng, hãy dừng đọc những dòng tiếp theo và gọi điện cho một giáo sư nào đó yêu cầu sự giúp đỡ. Và đọc cái này trong lúc đang ngồi đợi vị giáo sư khả kính kia. Bởi vì nó không đáng để bạn phải lo lắng đâu. Những bí quyết chuyên môn đáng nhớ Không thăm dò ý kiến của một nhóm nhỏ hơn 10 người bằng cách giơ tay biểu quyết. Không được tưởng tượng ra thính giả trong trang phục đồ lót. Không được tưởng tượng ra bạn trong trang phục đồ lót. Không nhìn vào đồng hồ. Nếu bạn bắt đầu băn khoăn bạn còn bao nhiêu thời gian, trong đầu thính giả sẽ nghĩ bao giờ thì bạn xuống sân khấu. Khi bắt đầu chỉ cảm ơn không quá ba người. Không cho tay vào túi. Trừ phi bạn là diễn viên hài độc thọại. Từ những năm 60. Không được chớp mắt một cách rất kịch khi đang nói tới điểm quan trọng trong bài diễn thuyết. Không được di chuyển cánh tay một cách rất kịch khi đang nói tới điểm quan trọng trong bài diễn thuyết. Hoặc là chân. Hoặc là hông. Hay lắc eo. Hoặc tay, chân, hông của bất kì ai khác. Và để trọng lượng những lời nói này cho người đọc phán xét.
File đính kèm:
- bi_quyet_dien_thuyet_hut_hon_dam_dong_cho_doanh_nhan.pdf