Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sau hơn 40 năm trở thành thành viên chính

thức của Liên Hiệp quốc cùng với việc ký kết tham

gia và thực hiện các công ước quốc tế về quyền

con người, Việt Nam đã giành được nhiều thành

tựu đáng kể trong vấn đề bảo vệ, thúc đẩy và phát

triển quyền con người trên nhiều lĩnh vực. Tuy

nhiên, mặc dù vậy, những khiếm khuyết trong quá

trình vận dụng pháp luật để quản lý nhà nước và

xã hội gây ảnh hưởng đến nhân quyền là không thể

không có. Những năm qua, tình hình an ninh trật

tự, an toàn xã hội diễn biến khá phức tạp với nhiều

vụ án hình sự gây xôn xao dư luận, cùng với đó là

những yếu kém trong quá trình hoạt động của một

số cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến

đời sống và quyền lợi của nhân dân được đưa ra

trước ánh sáng. Do vậy, với mục tiêu xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,

do Nhân dân, vì Nhân dân, nước ta cần phải tiếp

tục xây dựng và thi hành nhiều chính sách, pháp

luật thiết thực để đảm bảo pháp lý cho việc thực

hiện quyền con người.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái lược về quyền con người - giá trị

chung của nhân loại

Quyền con người hay nhân quyền được cho

là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài

trong lịch sử vì sự tự do, lẽ công bằng và tiến bộ.

Đồng thời, ý thức về quyền và thực hiện quyền con

người đã gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội

loài người và giải phóng con người qua các hình

thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh

giai cấp. Trong thông điệp nhân ngày Quyền con

người thế giới năm 1977, Kofi Annan từng phát

biểu: “Quyền con người là giá trị chung của mọi

nền văn hóa, là người bạn của mọi quốc gia”. Tuy

nhiên, quyền con người là một vấn đề mang tính

phức tạp ngay từ cách đưa ra định nghĩa về nội

hàm của nó. Bởi lẽ, không chỉ tồn tại dưới hình

thức một thuật ngữ trong khoa học pháp lý mà nó

còn được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

khác như: chính trị học, triết học, văn hóa học, xã

hội học dưới những mức độ khác nhau. Chính

vì thế, có rất nhiều khái niệm về quyền con người

là một điều không khó hiểu.

Ở bình diện quốc tế, khái niệm “quyền con

người” thường được các học giả, nhà nghiên cứu

xây dựng dựa trên định nghĩa của Văn phòng Cao

ủy Liên Hiệp quốc về quyền con người (OHCHR),

theo đó “quyền con người là những đảm bảo pháp

lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các

nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc

làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép

và tự do cơ bản của con người” [11, tr. 10]. Ngoài

ra, trong quyển “A Basic Handbook for UN Staff”

của OHCHR cũng đưa ra một khái niệm khác v

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 1

Trang 1

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 2

Trang 2

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 3

Trang 3

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 4

Trang 4

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 5

Trang 5

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 6

Trang 6

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 7

Trang 7

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 8

Trang 8

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 16100
Bạn đang xem tài liệu "Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bảo đảm pháp lý quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
112
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 37 (04-2019)
BẢO ĐẢM PHÁP LÝ QUYỀN CON NGƯỜI 
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 y Nguyễn Quang Thành(*)
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề có liên quan đến quyền con người, bảo đảm pháp lý 
quyền con người cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Trên cơ sở 
đó, chỉ ra được mối liên hệ trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo pháp lý cho việc thực 
hiện quyền con người, đồng thời đề xuất một số kiến nghị.
Từ khóa: Quyền con người, nhà nước pháp quyền, đảm bảo pháp lý.
1. Đặt vấn đề
Sau hơn 40 năm trở thành thành viên chính 
thức của Liên Hiệp quốc cùng với việc ký kết tham 
gia và thực hiện các công ước quốc tế về quyền 
con người, Việt Nam đã giành được nhiều thành 
tựu đáng kể trong vấn đề bảo vệ, thúc đẩy và phát 
triển quyền con người trên nhiều lĩnh vực. Tuy 
nhiên, mặc dù vậy, những khiếm khuyết trong quá 
trình vận dụng pháp luật để quản lý nhà nước và 
xã hội gây ảnh hưởng đến nhân quyền là không thể 
không có. Những năm qua, tình hình an ninh trật 
tự, an toàn xã hội diễn biến khá phức tạp với nhiều 
vụ án hình sự gây xôn xao dư luận, cùng với đó là 
những yếu kém trong quá trình hoạt động của một 
số cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến 
đời sống và quyền lợi của nhân dân được đưa ra 
trước ánh sáng. Do vậy, với mục tiêu xây dựng nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, 
do Nhân dân, vì Nhân dân, nước ta cần phải tiếp 
tục xây dựng và thi hành nhiều chính sách, pháp 
luật thiết thực để đảm bảo pháp lý cho việc thực 
hiện quyền con người.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái lược về quyền con người - giá trị 
chung của nhân loại
Quyền con người hay nhân quyền được cho 
là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài 
trong lịch sử vì sự tự do, lẽ công bằng và tiến bộ. 
Đồng thời, ý thức về quyền và thực hiện quyền con 
người đã gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội 
loài người và giải phóng con người qua các hình 
thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh 
giai cấp. Trong thông điệp nhân ngày Quyền con 
người thế giới năm 1977, Kofi Annan từng phát 
biểu: “Quyền con người là giá trị chung của mọi 
nền văn hóa, là người bạn của mọi quốc gia”. Tuy 
nhiên, quyền con người là một vấn đề mang tính 
phức tạp ngay từ cách đưa ra định nghĩa về nội 
hàm của nó. Bởi lẽ, không chỉ tồn tại dưới hình 
thức một thuật ngữ trong khoa học pháp lý mà nó 
còn được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều lĩnh vực 
khác như: chính trị học, triết học, văn hóa học, xã 
hội học dưới những mức độ khác nhau. Chính 
vì thế, có rất nhiều khái niệm về quyền con người 
là một điều không khó hiểu. 
Ở bình diện quốc tế, khái niệm “quyền con 
người” thường được các học giả, nhà nghiên cứu 
xây dựng dựa trên định nghĩa của Văn phòng Cao 
ủy Liên Hiệp quốc về quyền con người (OHCHR), 
theo đó “quyền con người là những đảm bảo pháp 
lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các 
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc 
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép 
và tự do cơ bản của con người” [11, tr. 10]. Ngoài 
ra, trong quyển “A Basic Handbook for UN Staff” 
của OHCHR cũng đưa ra một khái niệm khác về 
quyền con người. Theo khái niệm này thì quyền 
con người được hiểu chung là những quyền thuộc 
về con người. Khái niệm quyền con người thể hiện 
ở việc mọi cá nhân con người đều có quyền hưởng 
những quyền của mình mà không có sự phân biệt 
về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn 
giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hoặc nguồn gốc 
xã hội, tài sản, sự sinh ra hoặc những quy chế khác 
[10, tr. 2].
Ở Việt Nam, khái niệm “quyền con người” 
cũng đã được nhiều chuyên gia, cơ quan nghiên cứu 
nhằm đặt nền tảng bước đầu trong việc tìm hiểu về 
vấn đề này. Theo Nguyễn Đăng Dung và nhóm tác 
giả, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự (*) Trường Chính trị Đồng Tháp.
113
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 37 (04-2019)
nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo 
vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp 
lý quốc tế [2, tr. 45-46]. Ngoài ra, tác giả Hoàng 
Thị Kim Quế có sự lý giải về bản chất của quyền 
con người khi cho rằng đó là những đặc quyền mà 
do tự nhiên, tạo hóa sinh ra cho con người, là khả 
năng hoạt động một cách có ý thức, từ chối hoặc 
yêu cầu, giành lấy những gì đó, nhất là nhu cầu tự 
bảo vệ [16, tr. 19]. 
Từ những lý giải trên cho thấy mặc dù được 
thể hiện dưới những hình thức câu chữ khác nhau 
nhưng tựu trung lại, quyền con người là những giá 
trị cơ bản, bẩm sinh và vốn có thuộc về mỗi người, 
dù họ mang hay không mang quốc tịch, thuộc về 
chủng tộc, màu da, giới tính hay ngôn ngữ nào. 
Đây được xem là chuẩn mực chung được đại đa 
số cộng đồng thế giới thừa nhận để bảo vệ nhân 
phẩm, tạo điều kiện và môi trường phát triển thuận 
lợi cho mỗi cá nhân được pháp luật quốc gia cũng 
như quốc tế ghi nhận và bảo đảm. 
Mặ ... không khó hiểu. Tuy nhiên, trong một chừng mực 
nào đó, đại đa số nhà nghiên cứu đều thống nhất 
một số tiêu chí sau về nhà nước pháp quyền, đó là:
(i) Nhà nước pháp quyền không phải là một 
kiểu nhà nước gắn liền với một giai cấp nhất định 
trong lịch sử, mà đó là một hiện tượng chính trị - 
pháp lý, là cách thức tổ chức và vận hành quyền 
lực chính trị, bảo đảm cho mọi tổ chức, hoạt động 
của nhà nước đều tuân theo quy định của pháp luật, 
thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật.
(ii) Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật do 
nhà nước đặt ra nhưng nhà nước cũng phải chịu 
sự điều chỉnh của pháp luật, trong trường hợp này 
pháp luật phải thực sự trở thành công cụ để kiểm 
soát và giới hạn quyền lực nhà nước.
(iii) Nhà nước pháp quyền là nhà nước xây 
dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, kịp 
thời phản ánh được xu thế vận động và phát triển 
của đời sống, phù hợp với lẽ công bằng, nhân đạo 
và thể hiện được những phẩm giá cao quý của con 
người, có các biện pháp nhằm đảm bảo về mọi 
mặt đối với các quyền con người, quyền công dân 
[8, tr. 59].
Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng nhà 
nước pháp quyền có mối quan hệ mật thiết với đảm 
bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền con người 
nói chung và quyền công dân nói riêng. Nhà nước 
pháp quyền với hệ thống pháp luật hoàn thiện và 
cơ chế thực thi pháp luật phù hợp là điều kiện tiền 
đề để hiện thực hóa quyền con người. Ngược lại, 
quyền và tự do dân chủ của con người được mở 
rộng, đời sống trật tự và an toàn xã hội được ổn 
định chính là nền tảng của một nhà nước phát triển, 
thịnh vượng trong tương lai.
2.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với đảm bảo pháp 
lý quyền con người
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người 
khởi xướng những quan điểm về Nhà nước pháp 
quyền của dân, do dân, vì dân. Ngay từ năm 1919, 
trong “Bản yêu sách của Nhân dân An Nam” gửi 
Hội nghị Versailles, Người đã yêu cầu phải cải cách 
nền pháp lý ở Đông Dương, “thay chế độ ra các 
sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”. Cùng với 
nội dung quan trọng trên, trong bản yêu sách này 
Nguyễn Ái Quốc còn nhắc đến một số quyền tự do 
cơ bản như: tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự 
do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài 
và tự do xuất dương; tự do học tập... Những điều 
này đã cho thấy ở Hồ Chí Minh đã hình thành một 
quan điểm hoàn chỉnh về đòi hỏi quản lý xã hội 
bằng công cụ pháp luật và đảm bảo được các quyền 
tự do, dân chủ cho nhân dân trong một nhà nước 
thượng tôn pháp luật.
Đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 
thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa 
ra đời thì những ý tưởng về xây dựng nhà nước 
pháp quyền từng bước được hiện thực hóa. Ngày 
03/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu 
tiên, thảo luận và đề ra sáu vấn đề cấp bách của cách 
mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Một trong số đó là tổ 
chức sớm cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông 
đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ. Người 
nhận định: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ 
chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không 
kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến 
pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do 
dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. 
Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được diễn ra, 
Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập, 
tại Kỳ họp thứ hai (ngày 09/11/1946), Quốc hội đã 
biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước 
Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong hoàn cảnh lịch 
sử đầy khó khăn và khắc nghiệt, quan hệ mất - còn 
của chính quyền nhân dân non trẻ, giặc đói, giặc 
dốt và giặc ngoại xâm tấn công từ mọi phía, Hiến 
pháp năm 1946 đã trở thành một công cụ đặc biệt 
quan trọng và có hiệu lực nhằm bảo vệ nền độc 
lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng cũng 
như thực hiện quyền lực nhân dân, là cơ sở vững 
chắc nhằm ghi nhận và thực hiện quyền con người, 
quyền công dân ở một quốc gia độc lập. Mặc dù 
bản Hiến pháp chỉ có 70 điều nhưng đã dành cho 
việc quy định quyền và nghĩa vụ của công dân 
đến 18 điều (từ Điều thứ 4 đến Điều thứ 21), tức 
là chiếm hơn một phần tư số điều trong văn bản 
có giá trị pháp lý cao nhất này. Lần đầu tiên sau 
những biến cố lịch sử, người dân Việt Nam mới có 
thể dõng dạc khẳng định: “Tất cả quyền binh trong 
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không 
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, 
tôn giáo”. (Điều 1). 
118
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 37 (04-2019)
Đặc biệt, vào năm 1994, tại Hội nghị đại biểu 
toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, lần đầu tiên Đảng 
ta chính thức sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp 
quyền”. Trong văn kiện của Hội nghị này có đề ra 
nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam 
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân như sau: 
“Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà 
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của 
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lý mọi 
mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước 
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [4]. 
Cùng với việc ghi nhận về quan điểm tiếp tục xây 
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, văn kiện 
cũng đã nhấn mạnh đến việc thực hiện dân chủ xã 
hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ 
của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và 
cũng là bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, bảo về 
quyền con người, các quyền cơ bản của công dân 
đã ghi trong Hiến pháp như quyền sở hữu, quyền 
sử dụng tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh 
hợp pháp; quyền được tự do thảo luận, tranh luận, 
phát biểu các ý kiến nhằm xây dựng đất nước...
Trải qua những bước phát triển nhất định ở 
các kỳ đại hội Đảng trước đó, Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ XII (2016), Đảng ta đã có những bổ 
sung, phát triển lý luận, làm sâu sắc thêm những 
quan điểm về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các 
văn kiện trước đó, đáp ứng đòi hỏi của tình hình 
thực tiễn đất nước thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định 
phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới là cùng với 
việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm 
vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị thì cần 
phải đẩy mạnh công tác bảo vệ pháp luật, công lý, 
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã 
hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi 
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân [5].
Như vậy, có thể nhận thấy, việc xây dựng và 
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam được tiến hành song song, đồng thời 
cùng với việc kiến tạo một hệ thống đảm bảo pháp 
lý cho việc thực hiện quyền con người ở nước ta. 
Điều này cho thấy, xây dựng Nhà nước pháp quyền 
là điều kiện cần thiết, mang tính nền tảng để góp 
phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 
của con người, của công dân. Trong thế giới luôn 
vận động và biến đổi không ngừng như hiện nay, 
tình hình trong nước và quốc tế vừa có những cơ 
hội nhưng cũng không phải không có thách thức, 
do đó, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam gắn với đảm bảo pháp lý cho 
thực hiện quyền con người thiết nghĩ cần được tiến 
hành đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý đảm 
bảo quyền con người. Dựa trên nền tảng Hiến pháp 
năm 2013, văn kiện pháp lý có giá trị tối cao trong 
hệ thống pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần 
tiếp tục đẩy mạnh xây dựng ban hành các văn bản 
quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định 
trong Hiến pháp về các quyền con người, quyền 
và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, tiến 
hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không 
còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã 
hội của đất nước. Trong những năm qua, để thi 
hành Hiến pháp năm 2013, hàng loạt các Luật, Bộ 
luật được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành 
mới nhằm cụ thể hóa các quy định về quyền con 
người trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã 
hội như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Hôn nhân 
và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, 
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 
2017), Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Trẻ 
em năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, 
Luật Báo chí năm 2016... Thời gian tới, các nhà 
lập pháp cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các 
văn bản quy định cụ thể hơn về quyền con người 
đã được ghi nhận như quyền biểu tình, quyền của 
người chuyển đổi giới tính (chỉ mới được ghi nhận 
tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng chưa 
có hướng dẫn cụ thể)...
Hai là, cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục 
pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân bằng các 
hình thức đa dạng, phong phú và thu hút. Mặc dù 
chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về quyền 
con người nhưng nếu như các quy định ấy không 
đi vào cuộc sống, hay nói cách khác, người dân 
không có thái độ và kỹ năng để xây dựng một xã 
hội mà trong đó mọi người đều có được hiểu biết 
nhất định và vận dụng thành thạo những tiêu chuẩn 
luật pháp về nhân quyền thì pháp luật cũng chỉ là 
những con chữ vô nghĩa. Đặc biệt, cần phải quán 
triệt và hiện thực hóa hai nguyên tắc pháp luật cơ 
119
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 37 (04-2019)
bản về đảm bảo quyền con người, đó là (i) cá nhân 
được làm tất cả trừ những điều pháp luật cấm và 
(ii) cơ quan, cán bộ nhà nước chỉ được làm những 
gì pháp luật cho phép. 
Ba là, xây dựng và thực hiện các chính sách 
phù hợp đối với nhóm người yếu thế trong xã hội. 
Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền chính là 
tạo dựng một tổ chức nhà nước có trách nhiệm tôn 
trọng, bảo vệ, bảo đảm các phẩm giá cao quý của 
con người. Do vậy, đối với những nhóm người yếu 
thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người khuyết 
tật, người dân tộc thiểu số, người đồng tính và 
chuyển giới... họ cần có những sự hỗ trợ, quan tâm 
đặc biệt hơn để có điều kiện phát triển với những 
người khác trong xã hội.
Bốn là, cần phải từng bước hình thành cơ quan 
nhân quyền quốc gia. Bảo vệ, phát triển nhân quyền 
là một yêu cầu khách quan để đảm bảo sự tồn tại và 
phát triển toàn diện của con người. Và để làm được 
điều đó cần phải có một cơ quan với chức năng và 
nhiệm vụ thống nhất, toàn diện đảm đương. Với 
chức năng và nhiệm vụ do luật định, cơ quan nhân 
quyền quốc gia sẽ là một thiết chế hữu ích giúp nhà 
nước giải quyết được những khó khăn, vướng mắc 
thông qua việc tư vấn, trợ giúp độc lập, khách quan 
các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
3. Kết luận
Trong công cuộc đổi mới đất nước với mục 
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn 
minh”, bên cạnh nhu cầu giữ vững ổn định chính 
trị trong nước, tập trung các nguồn tiềm lực để phát 
triển kinh tế - xã hội thì vấn đề nâng cao, bảo đảm 
và phát huy giá trị các quyền con người thiết nghĩ 
là một trong những nội dung trọng tâm và cần thiết 
mà Đảng và Nhà nước cần thực hiện. Trong đó, 
cần có những chính sách thiết thực nhằm cải thiện 
đời sống nhân dân trên tất cả các mặt, đặc biệt là 
đồng bào ở vùng kinh tế khó khăn, biên cương và 
hải đảo xa xôi; ngoài ra, nghiên cứu và hoàn thiện 
vấn đề đảm bảo pháp lý về quyền con người thông 
qua hệ thống pháp luật quốc gia cũng được xem là 
hoạt động cần hướng đến trong các năm tiếp theo 
để mọi người có thể thụ hưởng quyền của mình 
một cách hợp lý và hợp pháp. Tác giả cho rằng, để 
quyền con người thực sự là quyền của mọi người, 
cần phải có sự vận hành đồng bộ của hệ thống cơ 
quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. 
Trong đó, nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện 
và luật hóa các quyền hiến định về con người đã 
được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 trên cơ 
sở kế thừa, phát triển những quy định hiện hành. 
Song song đó, xây dựng và phát huy được vai trò 
chủ động, tích cực của các cơ quan nhà nước; thiết 
lập một nền hành chính tinh gọn, tận tụy phục vụ 
vì lợi ích của nhân dân; tiếp tục hoàn thiện tổ chức 
và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời 
gian sắp tới để hạn chế đến mức thấp nhất những 
vụ án oan, sai ảnh hưởng đến quyền và tự do của 
mọi người. Qua những phân tích, đánh giá về đảm 
bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong nhiều 
năm qua cũng như đưa ra một số đề xuất cần thiết 
cho vấn đề này, tác giả hy vọng rằng trong tương lai 
“quyền con người thực sự là nền tảng cho sự hiện 
hữu và đồng tồn của nhân loại” (Kofi -Annan)./.
Tài liệu tham khảo
[1]. ASEAN (2007), Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
[2]. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn 
(2013), ABC về Hiến pháp (83 câu Hỏi - Đáp), NXB Tri Thức, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Lý 
luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
[6]. Nguyễn Văn Động (2004), “Các quyền hiến định của công dân và bảo đảm pháp lý ở nước ta”, 
Luật học, số 1, tr. 23-26.
[7]. Tường Duy Kiên, “Nền tảng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người”, Nhân quyền Việt Nam, số 12, 
2018, tr. 5.
[8]. Vũ Trọng Lâm (2017), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
120
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 37 (04-2019)
[9]. Liên Hợp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
[10]. OHCHR (2000), A Basic Handbook for UN Staff, New York and Geneva.
[11]. OHCHR (2006), Human Rights Training - A manual on Human Rights Training Methodology 
(Professional Training Series No.6), New York and Geneva.
[12]. Quốc hội (2013), Hiến pháp Việt Nam.
[13]. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự.
[14]. Quốc hội (2015), Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ.
[15]. Quốc hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân.
[16]. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Quyền con người, đạo đức và pháp luật”, Nhà nước và pháp 
luật, số 3, tr. 19-24.
[17]. Chu Hồng Thanh (2012), “Hiến pháp với việc xác lập, bảo đảm quyền con người, quyền công 
dân”, Luật học, số 1, tr. 36-39.
[18]. Đào Trí Úc, Trương Thị Hồng Hà (Đồng chủ biên) (2018), Hoàn thiện hệ thống pháp luật 
đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị 
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
LEGALLY PROTECTING HUMAN RIGHTS IN THE LEGAL STATE OF 
VIET NAM SOCIALIST REPUBLIC 
Summary
The paper focuses on analyzing theoretical issues related to human rights, legal protection of 
human rights as well as establishing the legal state in Vietnam Socialist Republic. Thereby, it points out 
relationships in establishing the legal state and legally protecting for human rights implementation, and 
makes relevant recommendations.
Keywords: Human rights, legal state, legal protection.
Ngày nhận bài: 26/11/2018; Ngày nhận lại: 14/3/2019; Ngày duyệt đăng: 28/3/2019.

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_phap_ly_quyen_con_nguoi_trong_nha_nuoc_phap_quyen_xa.pdf