Báo cáo Xử lí môi trường bằng enzyme
Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó có
mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình
tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo xu
hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ và
sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường
đó.3
Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường.
Ô nhiễm môi trường hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới. Từ thời thượng
cổ, con người đã có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường, nhưng chưa đáng kể vì
dân số ít, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần những tác động của con người
gây ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và tăng lên đáng kể (đặc biệt là trong nửa
cuối thế kỉ 20) do những nguyên nhân chính sau: 1, Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị
hoá diễn ra ngày càng nhanh; 2, Sự gia tăng chất thải độc hại do con người sử dụng
quá nhiều loại hoá chất mới trong các ngành sản xuất công - nông nghiệp cũng như để
đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, trong khi chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, đặc
biệt là các chất phân huỷ ảnh hưởng đến khả năng tự thanh lọc của môi trường.
Trên cơ sở phân loại các chất gây ô nhiễm và những tác động chính của chúng đối với
môi trường, ô nhiễm môi trường được phân thành 7 loại: ô nhiễm đất; ô nhiễm không
khí; ô nhiễm nước; ô nhiễm biển; ô nhiễm nhiệt; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm phóng xạ.
Tuỳ phạm vi lãnh thổ có: ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa phương. Ô
nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên, nhất là đến sinh vật và
sức khoẻ con người. Để chống ô nhiễm môi trường, phải áp dụng các công nghệ không
chất thải, hoặc phải làm sạch các chất thải khí và nước, tiêu huỷ các chất thải rắn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Xử lí môi trường bằng enzyme
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN “XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG BẰNG ENZYME” Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: Thầy: LƯU ĐÌNH HIỆP Lê Quang Trung MSSV: V1103860 Nguyễn Hoàng Trinh MSSV: V1103777 Nguyễn Hồng Ngọc MSSV: V1102260 Trịnh Nguyễn Uyên Nhi MSSV: V1102431 Tp. Hồ Chí Minh. 01/2012 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Song song với sự phát triển của nền công nghiệp ở các nước, tốc độ ô nhiễm môi trường cũng đang gia tăng nhanh chóng, do đó cần phải thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đối với việc thải các chất thải vào môi trường.Các phương pháp hóa học và sinh học thông thường ngày càng khó đạt được mức độ cần thết để loại bỏ các chất ô nhiễm này. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, triển khai những phương pháp xử lí nhanh hơn, tiết kiệm kinh phí hơn, hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và với những dụng cụ đơn giản hơn so với những hệ thống xử lí phức tạp, tốn kémhiện hành. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng Enzyme có nhiều khả năng và triển vọng giải quyết vấn đề nêu trên trong giám định và xử lí ô nhiễm môi trường. Enzyme có thể hoạt động trên các chất ô nhiễm đặc biệt khó xử lí để loại bỏ chúng bằng cách khiến chúng thành kết tủa hoặc chuyển chúng thành một dạng khác. Ngoài ra, Enzyme có thể làm thay đổi các đặc tính của chất thải đưa chúng về dạng dễ xử lí hoặc chuyển thành các sản phẩm có giá trị hơn. Phương pháp xử lí bằng Enzyme so với các phương pháp thông thường có những ưu điểm sau: áp dụng được với những chất sinh học khó xử lí, có tác dụng với cả ở vùng nồng độ chất ô nhiễm môi trường cao, một số Enzyme riêng biệt có tác dụng trên phạm vi rộng PH, nhiệt độ và độ mặn, không gây ra những biến đổi bất thường, không gây ra các cản trở phá vỡ cân bằng sinh thái. Cho đến nay, thế giới đã biết đến khoảng 3000 Enzyme , tất cả đều được gọi tên và xếp vào hệ thống phân loại gồm 6 lớp trong đó còn các lớp phụ, nhóm. Các chất độc hại trong môi trường thường là các chất hữu cơ có vòng thơm như các hợp chất phenol, amin vòng hoặc các hợp chất photpho. Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng công nghệ Enzyme trong xử lý môi trường chúng em thực hiện bài tiểu luận : “Xử lí môi trường bằng Enzyme”. II. TỔNG QUAN: 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường đó. 2 Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Ô nhiễm môi trường hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới. Từ thời thượng cổ, con người đã có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường, nhưng chưa đáng kể vì dân số ít, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần những tác động của con người gây ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và tăng lên đáng kể (đặc biệt là trong nửa cuối thế kỉ 20) do những nguyên nhân chính sau: 1, Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh; 2, Sự gia tăng chất thải độc hại do con người sử dụng quá nhiều loại hoá chất mới trong các ngành sản xuất công - nông nghiệp cũng như để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, trong khi chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, đặc biệt là các chất phân huỷ ảnh hưởng đến khả năng tự thanh lọc của môi trường. Trên cơ sở phân loại các chất gây ô nhiễm và những tác động chính của chúng đối với môi trường, ô nhiễm môi trường được phân thành 7 loại: ô nhiễm đất; ô nhiễm không khí; ô nhiễm nước; ô nhiễm biển; ô nhiễm nhiệt; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm phóng xạ. Tuỳ phạm vi lãnh thổ có: ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa phương. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên, nhất là đến sinh vật và sức khoẻ con người. Để chống ô nhiễm môi trường, phải áp dụng các công nghệ không chất thải, hoặc phải làm sạch các chất thải khí và nước, tiêu huỷ các chất thải rắn. 2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang ... đã sử dụng hai enzyme này cố định trên màng siêu lọc polysulphone để loại bỏ các hydrocarbon vòng thơm trong nước ô nhiễm bởidầu mỏ. 7 - Ứng dụng kết hợp laccase với manganese peroxidae: Laccase kết hợp với manganese peroxidase từ nấm trắng Dichomitussqualens sử dụng để phân giải lignin. Khi laccase kết hợp với manganese peroxidase cố định dùng để phân giải lignin cho hiệu quả đáng kể. Người ta đãsử dụng hai enzyme này cố định trên màng siêu lọc polysulphone để loại bỏ cáchydrocarbon vòng thơm trong nước ô nhiễm bởi dầu mỏ. 2. Các Enzyme Hydrolase trong xử lý môi trường: Các Enzyme Hydrolase thuộc lớp 2: Hidrolase (lớp Enzyme thủy phân), có khả năng phân giải nhiều cơ chất khác nhau như: protein, lipid, glucid.... tạo ra những phần đơn giản, được ứng dụng trong xử lý môi trường cụ thể như: a. Amylase: các Enzyme thủy phân amylose: Các Amylase là các Enzyme đường hóa, có khả năng phân hủy amylose và amylopectin, glycogen và các polysaccharit, vì vậy có các ứng dụng sau: Các Enzyme Amylase được ứng dụng trong việc phân hủy các phế thải có chứa tinh bột từ các nhà máy chế biến nông sản, các làng nghề làm búnĐặc biệt mỗi loại Enzyme Amylase có chức năng khác nhau sẽ tham gia vào những công đoạn khác nhau để hoàn tất quá trình phân hủy tinh bột. Ví dụ: α-amylase cắt tinh bột thành dextrin, β-amylase cắt dextrin thành maltose, maltase cắt liên kết α(1-4) của maltose tạo thành glucose; α(1-6)-gluosidase cắt liên kết phân nhánh α(1-6) của amylopectin tạo thành các đoạn amylose.Sản phẩm từ quá trình phân hủy tinh bột có thể dùng để sản xuất alcohol. Ngoài ra, nhờ α-amylase và glucoamylase mà từ các phế thải lương thực có thể sản xuất màng bao gói có tính chất phân hủy quang học và sinh học. Ước tính, chỉ riêng tại Việt Nam mỗi ngày có hàng triệu bao nylon được sử dụng và thải ra môi trường. Thời gian cần để bao nylon tự phân hủy là từ 500 đến 1000 năm nhưng khi phân hủy vào đất thì nhựa PVC làm đất trơ gây ành hưởng đến hệ thực vật. Vì vậy, ứng dụng trên của Amylse góp phần vào bảo vệ môi trường, nói không với bao nylon. b. Cellulase:các Enzyme phân hủy cellulose: Cellulose thuộc nhóm polysaccharide, là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi, có nhiều trong bông (95-98%), đay, gai, tre, nứa, gỗ... (Cellulose chiếm khoảng 40-45% trong 8 gỗ).Vì vậy nước thải từ các nhà máy giấy, các xưởng môc, các xưởng sản xuất mây tre đan chứa hàm lượng lớn cellulose. Trong cấu trúc của cellulose và cellotetraose chủ yếu là liên kết β(1-4) glucogit. Cũng giống quá trình thủy phân tinh bột, để phá hủy cấu trúc trên ta cần các cellulase với những tác động đặc trưng riêng biệt. Sau khi cellulase (EC 3.2.1.4, còn gọi là endoglucanase D) và β-glucosidase (EC 3.2.1.21, còn gọi là cellobiase) phá hủy không chọn lọc β-1,4-glucan thành các mảnh có khối lượng phân tử nhỏ oligocellulose, Enzyme cellobiosidase (EC 3.2.1.91, còn gọi là cellobiohydrolase) phá hủy tiếp các mảnh nhỏ này tới đơn vị nhỏ nhất là đường đơn. Vì vậy với việc cần đến cả một hệ Enzyme để thủy phân polysaccharide, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc sản xuất các chế phẩm bao gồm một số Enzyme để xử lý phế thải là các polysaccharide thực vật. Ví dụ: chế phẩm Econase, thành phần chính gồm: endo-1,4-β-D-glucosidase, cellobiohydrolase, exo-1,4-β-D-glucosidase và một số Enzyme khác. Ngoài ra, sinh khối của thực vật bậc cao ngoài chứa các polysacharide quan trong quyết định đến chất lương giấy như cellulose còn có các polysaccharide khác như aminopectin, pectin, xylansNên ngoài các Enzyme đã nêu ở trên, có thể sử dụng một số Enzyme khác để xử lý triệt để nước thải như: cellulases và hemicellulose để phá hủy lemicellulose, galactanase để phá hủy arabinogalactan Kết quả: từ các chất thải thu được nguồn năng lượng là enthanol. c. Protease:Enzyme thủy phân protein: Protease thuộc nhóm Enzyme thủy phân protein được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Protease thủy phân các protein có trong chất thải để sản xuất các dung dịch đặc hoặc các chất chất rắn khô có giá trị dinh dưỡng cho cá và vật nuôi. Ví dụ: lông gia cầm sau khi được làm tan cơ học, nhờ protease kiềm tạo thành sản phẩm dạng bột, màu xám, hàm lượng protein cao được sử dụng làm thức ăn. Protease thủy phân các protein không tan qua nhiều bước: cắt các chuỗi polypeptit tạo các liên kết lỏng trên bề mặt, quá trình hòa tan xảy ra với tốc độ chậm tạo ra những phần nhỏ. Được sử dụng để xử lý các phế thải protein tồn đọng trong các dòng chảy tạo dung dịch rửa trôi không còn mùi hôi thối. d. Các Enzyme phá hủy hợp chất chứa halogen: 9 Các Enzyme phá hủy hợp chất chứa halogen có ứng dụng quan trọng cụ thể trong việc khử độc thuốc trừ sâu tồn đọng trong đất. Atrazine là thuốc diệt cỏ hoàn toàn không tan trong nước (33mg/l). Nhờ một số chủng vi sinh như Pseudomonas sp. Strain ADP tiết ra Atrazin chlorohyrolase chuyển hóa atrazine thành các sản phẩm tan được và không độc cho môi trường đất. 3. Các Enzyme khác: a. Cyanide hydratase: Enzyme xử lý chất thải cyanure: Cyanure, độc chất ức chế sự hô hấp hiếu khí ở mức tế bào(ngăn chặn tế bào nhận oxygen), một trong những chất độc gây tử vong nhanh nhất. Hai dạng cyanure nguy hiểm gây ngộ độc được chú ý nhiều nhất là hydrogen cyanide (HCN) và cyanogen chloride (CK). Các chất này được tìm thấy trong nước thải của các ngành công nghiệp luyện kim, chất dẻo, tơ sợi tổng hợpdo ước tính mỗi năm có 3 triệu tấn cyanure được sử dụng vào các ngành công nghiệp trên. Bên cạnh đó, nhiều loài thực vật, vi sinh vật, côn trùng cũng có khả năng thải ra HCN và các Enzyme thủy phân dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cyanide hydratase (EC 4.2.1.66, còn gọi là formamide hydro-lyase) là Enzyme có khả năng chuyển hóa cyanide trong nước thải công nghiệp thành amoniac và format chỉ thông qua một bước phản ứng.Nguồn tạo ra cyanidase là từ nấm thích hợp, một số vi khuẩn Gram(-), các ứng dụng sinh học hiện đại. Điểm đặc biệt của cyanidase là không bị ảnh hưởng bởi các ion thông thường có trong nước thải (Fe2+, Zn2+, Ni2+) hay các chất hữu cơ như formamide, acetamide, hoạt động tối ưu trong pH khoảng 7.8-8.3 và mất hoạt tính khi pH lớn hơn 8.3. Với sự việc Nhà Máy Vedan tại Long Thành đổ chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị Vải mà cyanure chiếm phần lớn trong nước thải, ta thấy được sự vô trách nhiệm của con người đối với môi trường, cộng đồng và thấy tầm quan trong của Enzyme xử lý cyanure. b. Enzyme tham gia quá trình khử độc các kim loại nặng: Các kim loại nặng như arsen, cadimi, đồng, crom, chìlà những chất ô nhiễm nguy hiểm có trong nước thải công nghiệp, mỏ khai thác, các chất rắn, bùn thải từ thành phố. Trong số các kim loại trên ta đặc biệt chú ý đến arsen. Asen nguyên tố và các hợp chất của asen được phân loại là "độc" và "nguy hiểm cho môi trường" tại Liên minh châu Âu theo chỉ dẫn 67/548/EEC.Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm arsen. Nguồn gốc từ thiên nhiên như từ quá trình phong hóa, hoạt động 10 núi lửa, tạo quặng sulfur, đa kim Nguồn gốc từ con người chiếm phần lớn bao gồm nước thải công nghiệp, khí thải, xử lý các khoáng chất của Arsen, sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các chất thải rắn, quá trình sản xuất các hóa chất bảo vệ thực vật(khoảng 8.000 tấn Arsen/năm được dùng làm thuốc diệt cỏ)Lượng arsen đi vào cơ thể hàng ngày khoảng 20-300µg, nguồn nước ngầm có chứa trên 50µg/l được phát hiện ở Mehico, Myanma, Việt Namvì vậy hiện nay vấn đề ô nhiễm arsen đang là vấn đề thời sự, cấp bách cần phải giải quyết và việc giải quyết bằng Enzyme là giải pháp hàng đầu. Nguyên tắc chung của việc xử lý ô nhiễm arsen bằng Enzyme là chuyển hóa arsenite (hóa trị III) rất độc thành arsenat (hóa trị V) ít độc hơn như dùng Enzyme arsenate reductase(EC 1.20.98.1, còn gọi là arsenite oxidase); chuyển hóa arsen dạng vô cơ sang hữu cơ (methylarsonate) như Enzyme Arsenite methyltransferase. 4. Một số thông tin mới: Vấn đề giải quyết chất thải là một vấn đề được tất cả mọi người quan tâm, được các nhà khoa học nghiên cứu.Enzyme là một trong những đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất.Enzyme có rất nhiều công dụng và gần đây, công nghệ Enzyme còn được sử dụng trong xử lý rơm rạ trong nấm sò, đem lại hiệu quả kinh tế và làm sạch môi trường. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trước đây, người dân sử dụng rơm rạ làm chất đốt và thức ăn cho gia súc, sau này, người dân sử dụng than tổ ong làm chất đốt, còn rơm rạ sau khi tuốt lúa xong thường bị đốt thành tro, điều này gây ô nhiễm môi trường vì quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng CO2, CO, CH4, NOx, và SO2 vào khí quyển sẽ làm ô nhiễm trầm trọng. Vào những ngày cao điểm mùa gặt, thậm chí một số địa phương còn vứt rơm rạ ra đường quốc lộ gây ách tắc giao thông, số rơm rạ còn lại bị vứt bỏ trên đường ngõ, xóm rất lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Đây là việc làm không những gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái mà còn rất lãng phí tới nguồn sinh khối khổng lồ này.Trong khi đó, chính nguồn nguyên liệu này lại rất cần thiết cho nghề trồng nấm với tổng lượng khoảng 20 - 30 triệu tấn/năm.Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu này để trồng nấm thì sản lượng nấm đã đạt hàng trăm nghìn tấn/năm. Lượng xuất khẩu đạt 40.000 tấn trị giá 40 triệu USD/năm.Số còn lại 60.000 tấn tiêu thụ nội địa. Như vậy, doanh thu về nấm hàng năm đạt 100 triệu USD (tương đương với trên 1.700 tỷ đồng Việt Nam). Điều này chứng tỏ, nghề trồng nấm đang mang lại hiểu quả kinh tế cao, vì vậy, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có nghề trồng nấm. 11 Công nghệ nuôi trồng nấm hiện nay gồm có 2 phương pháp: xử lý nguyên liệu bằng nhiệt và ủ đống cho nên năng suất nấm thu hoạch chưa cao. Vì vậy, việc đưa ra công nghệ mới sử dụng chế phẩm enzym có hoạt tính cao, có khả năng phân giải xenluloza nhằm rút ngắn được thời gian xử lý cơ chất từ 9 ngày xuống còn 5 ngày và nâng cao năng suất nấm trồng. Các bước trồng nấm bằng rơm rạ: Nguyên liệu: Nên chọn rơm, rạ vàng óng, không bị nhiễm nấm mốc, nếu để lâu phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, rơm để lâu vẫn tốt cho việc trồng nấm. i. Phối trộn nguyên liệu: Trộn đều nguyên liệu được làm ẩm bằng nước vôi pha loãng tỷ lệ 1 - 2%, kiểm tra pH đạt 6,5 - 7, độ ẩm nguyên liệu 65 - 70%. ii. Ủ lên men tự nhiên kết hợp với chế phẩm enzym: Nguyên liệu sau khi đã được làm ẩm, đánh đống với kích thước rộng 1,5 m, cao 1,1 m và dài tùy ý (phụ thuộc vào lượng nguyên liệu làm), vừa đánh đống vừa phun chế phẩm enzym. Sau khi đánh đống, quấn nilon xung quanh, luôn giữ nhiệt độ ổn định ở 500C, và ủ trong 48 giờ. iii. Đóng túi và cấy giống: Nguyên liệu sau khi kết thúc lên men, dỡ đống cho bay NH3, dùng túi PE có kích thước 30 x 45 cm. Trước khi cho nguyên liệu vào, túi phải được xếp góc để tạo mặt bằng cho túi có thể đứng được. Cho nguyên liệu vào túi và bắt đầu cấy giống, cứ một lớp rơm rạ dày 5 — 7 cm cho một lớp giống vào túi, trên cùng cho một lớp giống chống nhiễm, sau đó dùng nút nhựa và đậy nút bông (bông có tác dụng giúp nấm hô hấp). iv. Tưới và chăm sóc: Giai đoạn chăm sóc trong quá trình quả thể nấm phát triển rất quan trọng, lúc này cần tưới cho nấm bằng bình xịt phun sương. Việc tưới nấm phụ thuộc vào độ ẩm xung quanh, nếu độ ẩm không khí thấp cần tưới nước thường xuyên và ngược lại, không tưới quá nhiều, nguyên tắc là tưới ít nhưng thường xuyên, chỉ cần vừa đủ độ ẩm trên giá thể. Ngoài việc tưới nấm, cần có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng tốt để quả có thể phát triển thuận lợi. v. Thu hái nấm: Thông thường nấm mọc thành chùm, phải thu hái hết cả cụm, một tay ấn vào mô nấm một tay xoay nhẹ chùm nấm. Hái nấm nên lựa lúc quả thể nấm còn tròn, tai nấm còn chưa mềm rũ xuống, màu nấm còn trắng chưa ngả sang vàng. Thu hái xong cân quả thể nấm và tính nămg suất theo trọng lượng khô của cơ chất. Sử dụng enzym để xử lý rơm rạ trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và sẽ làm giảm được thói quen của người dân đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, góp phần bảo vệ môi trường. Enzyme còn có tác dụng trong sản phẩm xử lý đáy BZT® DIGESTER: BZT® DIGESTER có 4 loại Enzyme thiết yếu nhằm tăng tốc tác dụng xử lý các hợp chất hữu cơ và chất thải hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Amylase và 12 Protease được tiết ra từ vi khuẩn Bacillus subtilis, Cellulase và Lipase được tiết ra từ nấm Aspergillus Niger. Amylase có tác dụng phân tách tinh bột thành đường.Protease có chức năng thủy phân các liên kết peptide của chất đạm để giải phóng các amino acid.Cellulase có tác dụng thủy phân cellulose (chất xơ).Lypase có tác dụng thủy phân lipid (chất béo). Vi khuẩn và nấm tiết ra những Enzyme này làm xúc tác để phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn mà vi khuẩn và nấm có thể hấp thụ được, nhờ đó các chất thải hữu cơ hàng ngày sẽ được giữ ở mức tối thiểu, giải phóng khí độc và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm cá. Sự kết hợp hoàn hảo của các Enzyme nồng độ cao với các dòng vi khuẩn sống theo cơ chế hoạt động liên hoàn làm cho sản phẩm BZT® DIGESTER có tính năng xử lý đáy nhanh và ổn định trong môi trường ao nuôi tôm, nuôi cá theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Tất cả các dòng vi khuẩn và Enzyme này đều thuộc danh mục USFDA-GRAS (Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ - được đánh giá thông thường là an toàn) và AAFCO (Hiệp hội các Cơ quan Quản lý Thức ăn Chăn nuôi Mỹ) đã phê duyệt là chất phụ gia dùng trong thức ăn chăn nuôi, an toàn đối với người, động vật, thực vật và môi trường. IV. Kết luận Enzyme có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong đó việc ứng dụng enzyme trong xử lý môi trường là một bước tiến quan trọng. Nó mở ra giải pháp mới, tích cực, hiệu quả, có tính ứng dụng cao khi vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên cấp bách và nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu ta chỉ phụ thuộc vào các ứng dụng của khoa học để giải quyết vấn đề về môi trường là chưa đủ. Ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, mỗi người dân phải nhận thức được hành vi của mình ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào, chung tay bảo vệ, giữ gìn một môi trường xanh, sạch, đẹp không chỉ cho hôm nay mà là cho thế hệ tương lai, cho sự phát triển bền vững. 13 MỤC LỤC I. Đặt vấn đề II. Tổng quan 1. Khái niệm “ô nhiễm môi trường”. 2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. 3. Cơ sở của việc ứng dụng công nghệ Enzyme III. Ứng dụng của các Enzyme trong xử lý môi trường 1. Enzyme Oxidoreductase 2. Các Enzymee Hydrolase trong xử lý môi trường a. Amylase b. Cellulase c. Protease d. Các Enzyme phá hủy hợp chất chứa halogen 3. Các Enzyme khác a. Cyanide hydratase b. Enzyme tham gia quá trình khử độc các kim loại nặng 4. Một số thông tin mới IV. Kết luận 14
File đính kèm:
- bao_cao_xu_li_moi_truong_bang_enzyme.pdf