Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai

Trường Mầm Non Tứ Liên tọa lạc tại địa chỉ : Số 111- Ngõ 124 – Âu cơ – Tây Hồ - Hà nội, Là 1 trong các trường Mầm Non công lập lâu đời của Quận Ba Đình – Trước kia và Tây Hồ ngày nay. Ra đời vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, với trách nhiệm chắm sóc thế hệ trẻ, măng non của đất nước từ thời chiến đánh phá của giặc Mỹ đến thời bình như hiện nay, Nhà trường đã đạt được rất nhiều thành tích trong những năm tháng hoạt động.

Nằm tại một địa bàn cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Tây Bắc. Nhà trường tiếp nhận hàng năm khoảng 500 cháu thuộc lứa tuổi Nhà trẻ - Mẫu giáo. Đây là đại đa các con em của nhân dân các phường Tứ Liên, Yên Phụ, Quảng An Nơi đây trước kia phần lớn là nông dân sông bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và ngày nay, với tốc độ đô thị hóa rất nhanh tại khu vực này, phần lớn các em học sinh là con em của các hộ mới chuyển đến, các hộ này có thu nhập tương đối cao nên chất lượng công tác nuôi dạy các con em họ đòi hỏi cũng phải tương đối tốt. Đây cũng là một thách thức không nhỏ mà tập thể Giáo viên, Cán bộ công nhân viên trong toàn trường đã suất xắc vượt qua trong những năm qua.

 

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 1

Trang 1

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 2

Trang 2

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 3

Trang 3

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 4

Trang 4

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 5

Trang 5

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 6

Trang 6

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 7

Trang 7

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 8

Trang 8

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 9

Trang 9

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 37 trang Trúc Khang 12/01/2024 5341
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai

Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn - Lê Thị Thúy Mai
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
Trường trung cấp nghề nấu ăn và NVKS Hà Nội
--------------------------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP 
TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP	: 	KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
CƠ SỞ THỰC TẬP 	:	TRƯỜNG MẦM NON A – THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
THỰC TẬP SINH	:	LÊ THỊ THÚY MAI
LỚP – KHÓA	: 	CĐ 4 – KHÓA 4
G.VIÊN HƯỚNG DẪN	:	THẦY : DƯƠNG VĂN HÙNG
Hà nội : 5 - 2011
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
Trường trung cấp nghề nấu ăn và NVKS Hà Nội
--------------------------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP	: 	KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
CƠ SỞ THỰC TẬP 	:	 TRƯỜNG MẦM NON TỨ LIÊN.
THỰC TẬP SINH	:	LÊ THỊ THÚY MAI
LỚP – KHÓA	: 	CĐ 4 – KHÓA 41
G.VIÊN HƯỚNG DẪN	:	THẦY : DƯƠNG VĂN HÙNG
Hà nội : 5 - 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ, vị cha già của dân tộc đã từng nói : ”Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Để cho sự ăn ngủ, học hành của trẻ được tốt đẹp và đi vào nề nếp, ngoài sự chăm no của bố mẹ lúc ở nhà thì vai trò của các trường mầm non là rất quan trọng.
Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ được tiếp xúc với bạn bè, cô giáo. Ngoài ra ở trường mầm non trẻ còn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì vậy, trẻ em luôn luôn được ví là ngững chồi non và các cô có nhiệm vụ chăm sóc những chồi non đó phát triển thành người.
Việc tổ chức chăm sóc, cho trẻ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cho trẻ phát triển tốt về mặt sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và thích nghi với môi trường xung quanh một cách toàn diện là hết sức cần thiết. Đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc bữa ăn cho trẻ, hiểu được sự cấp thiết trên, em mạnh dạn đến với Trường TCN nấu ăn và NVKS Hà nội (Nơi mà em đã từng được trang bị những kiến thức đầu tiên về kỹ thuật chế biến các món ăn) tham gia vào chương trình đào tạo nâng cao (Chuyển đổi lên Trung Cấp Nghề) với mong muốn có thêm được những kiến thức mới, những kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và tạo ra được nhiều món ăn mới cho trẻ.
Là học sinh lớp nghiệp vụ nấu ăn CĐ4 - Nghề nấu ăn -Khoá 4 năm học 2010-2011 của Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà nội, sau 12 tháng học tập, được nhà trường tạo mọi điều kiện trong học tập và nhận được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô nên em đã có được thêm nhiều hiểu biết về nghệ thuật chế biên nói chung, những kiến thức chế biến món ăn cho trẻ nói riêng. Và đặc biệt sau thời gian thực hiện sự phân công thực tập của nhà trường tại Trường mầm non Tứ Liên, em càng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của các cô nuôi trong nhiệm vụ chăm soc s các chồi non của xã hội trong sự phát triển toàn diện của đất nước ngày hôm nay.
Với những kiến thức đã thu lượm được trong thời gian thực tập tại cơ sở trên, em xin trình bày lại qua bản “ Báo cáo thực tập” này.
Báo cáo thực tập của em bao gồm 3 phần:
Phần thứ nhất 	 : Khái quát về Trường mầm non Tứ Liên.
Phần thứ hai : Tổ chức sản xuất bộ phận chế biến bữa ăn cho trẻ của Trường mầm non Tứ Liên
Phần thứ ba : Đánh giá, các ý kiến đề xuất 
Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng hiểu biết của bản thân về nghề còn hạn chế và thời gian thực tế tại cơ sở chưa dài nên với giới hạn 35 trang viết của bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét đánh giá cũng như sự thông cảm của các Thầy, các Cô trong nhà trường để em ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Nhân đây em xin trân thành cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện, ban lãnh đạo và các anh, các chị làm việc ở các bộ phận tại Trường mầm non Tứ Liên đã tận tình chỉ bảo nghiệp vụ cho em trong suốt thời gian em thực tập cơ sở. Và em cũng xin cảm ơn Thầy Dương văn Hùng đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Một lần nữa em xin gửi lời chúc tới tất cả các Thầy- Cô trong toàn trường sức khoẻ – hạnh phúc và công tác tốt.

Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Học sinh
Lê Thị Thúy Mai

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: 	KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG MẦM NON TỨ LIÊN
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH:
	Trường Mầm Non Tứ Liên tọa lạc tại địa chỉ : Số 111- Ngõ 124 – Âu cơ – Tây Hồ - Hà nội, Là 1 trong các trường Mầm Non công lập lâu đời của Quận Ba Đình – Trước kia và Tây Hồ ngày nay. Ra đời vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, với trách nhiệm chắm sóc thế hệ trẻ, măng non của đất nước từ thời chiến đánh phá của giặc Mỹ đến thời bình như hiện nay, Nhà trường đã đạt được rất nhiều thành tích trong những năm tháng hoạt động.
	Nằm tại một địa bàn cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Tây Bắc. Nhà trường tiếp nhận hàng năm khoảng 500 cháu thuộc lứa tuổi Nhà trẻ - Mẫu giáo. Đây là đại đa các con em của nhân dân các phường Tứ Liên, Yên Phụ, Quảng An Nơi đây trước kia phần lớn là nông dân sông bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và ngày nay, với tốc độ đô thị hóa rất nhanh tại khu vực này, phần lớn các em học sinh là con em của các hộ mới chuyển đến, cá ... ùng bát nhựa, phẩm mầu thực phẩm; Không dùng rổ rá làm bằng tre, nứa, giang
Dụng cụ sống-chín không dùng chung và để riêng biệt; Không sử dụng để lau bát cho trẻ mà cho vào tủ sấy khô.
Vệ sinh thực phẩm:
	Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không ươn ôi, không dập nát, không có màu và mùi lạ. Chọn các thực phẩm được đóng gói bao bì, có ghi nhãn mác, số lượng, chất lượng, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.
Rửa thực phẩm bằng nước sạch nhiều lần và rửa dưới vòi nước chảy.
Thực phẩm cần tồn trữ phải được tồn trữ đúng cách bằng những thiết bị cần thiết và hợp vệ sinh.
Không chế biên hay chia thức ăn chín trực tiếp bằng tay, nếu sử dụng trực tiếp bằng tay thì phải rửa thật sạch và đeo găng
Vệ sinh cá nhân:
Tất cả các nhân viên tổ nuôi đều được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và được làm các xét nghiệm cụ thể về bộ máy tiêu hóa để đảm bảo không nhiễm các bệnh về đường ruột, giun, sán và một số bệnh có khả năng truyền nhiễm khác.
Mỗi năm, vào dịp hè nhà trường đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ một lần do các chuyên da của Viện dinh dưỡng thành phố hướng dẫn.
Không được để móng tay dài, đeo trang sức (nhẫn, vòng) trong giờ làm việc. Luôn có ý thức giữ gìn VS-ATTP cho trẻ.
Trong quá trình làm việc phải mặc đầy đủ trang phục dành cho nhà bếp ( Quần, áo, tạp dề, mũ, khẩu trang).
Thái độ xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm:
Mặc dù chưa có trường hợp nào xảy ra, tuy nhiên BGH Nhà trườn đã đề ra : “ Thái độ xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm” đó là:
Khi có ngộ độc xảy ra phải báo ngay cho cơ sở y tế nới gần nhất.
Ngừng ngay việc ăn uống cho những người khác và giữ lại thực phẩm đó để xét nghiệm.
Phối hợp với cơ quan y tế tổng kiểm tra toàn bộ thực phẩm. Đồng thời xử lý bằng hóa chất và tổng vệ sinh toàn bộ cơ sở.
AN TOÀN LAO ĐỘNG:
Vấn đề ATLĐ và các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc của khu chế biến được nhà trường đặc biệt quan tâm, nó được thể hiện rất rõ trong phương hướng chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường từ khâu giáo dục tuyên truyền đến các việc làm cụ thể có thể nêu ra ở đây:
Xây dựng chế độ làm việc phù hợp, thực hiện đúng và liên tục kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động cho CBGVNV toàn trường.
Luôn quan tâm một cách chiến lược đến công tác ATLĐ như thiết kế xây dựng mặt bằng, môi trường làm việc, cửa thoát hiểm, sàn chống trơn (đối với khu SXCB) , bể nước cứu hỏa phù hợp với đặc điểm hoạt động và địa bàn dân cư, nơi trường đang đóng .v.v
Trong các khoản mục chi phí, chi phí cho mua sắm trang thiết bảo hộ lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và các thiết bị chữa cháy (Bình cứu hỏa, vòi cứu hỏa, xào dập lửa), các vật dụng sơ cứu (Bông, băng, thuốc xịt bỏng). Thường xuyên kiểm tra tình trạng các thiết bị này và bổ xung kịp thời khi thiếu.
Hàng năm, Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thao luyện các kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; Kết hợp cùng với các cơ quan chức năng huấn luyện, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy, coi đây là một yêu cầu bắt buộc với Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường nói chung và khu vực SXCB nói riêng.
Kết hợp với đội Cảnh sát PCCC quân Tây Hồ lập nội quy PCCC, thành lập đội PCCC cơ sở, xây dựng phương án, sơ đồ tác chiến khi có cháy nổ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra ý thức cũng như nhận thức của CBGVNV trong toàn trường về vấn đề này. 
Mời các chuyên gia đến phổ biến , tư vấn và tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động, kiến thức phòng tránh bệnh nghề nghiệp và các biện pháp sơ cứu khi có tai nạn xảy ra. Công đoàn nhà trường phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe cho toàn bộ Cán bộ GVNV theo định kỳ hàng năm.
Thực hiện việc khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong toàn trường.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn sử dụng đối với các trang thiết bị mới..v.v. Phân công người kèm cặp, tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại khu SXCB về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Được sự quan tâm và đầu tư đúng cách của lãnh đạo nhà trường, trong nhiều năm qua, bộ phận SXCB (tổ nuôi) của Trường Mầm non Tứ Liên đã nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thông qua thống kê sau:
Năm 2010,Tỉ lệ trẻ đạt kênh A = 97%; Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 2%; 100% Nhân viên thi quy chế đạt loại giỏi. Tổ nuôi đạt danh hiệu tổ Lao động tiên tiến cấp quận; Đạt giải nhì cuộc thi cô nuôi giỏi Quận Tây Hồ
Phần thứ Ba:	KẾT LUẬN
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN CHẾ BIÊN:
Qua thời 1 tháng thực tập tại tổ nuôi Trường Mầm Non Tứ Liên, Tôi nhận thấy đây là một bộ phận nghiệp vụ tương đối chuyên nghiệp. Không quá cầu kỳ trong chế biến các món ăn như các nhà hàng, bếp các khách sạn mà tôi biết, nhưng ở đây, từng cá nhân với nhiệm vụ được giao đã và đang làm tạo ra những món ăn ngon miệng, hợp vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cháu trên cơ sở vận dụng khoa học kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đồng thời vận hành và khai thác tốt các trang thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc độc lập và làm việc nhóm được phát huy tối đa. Tinh thần đoàn kết tập thể luôn tạo ra không khí làm việc rất dễ chịu mà luôn nghiêm túc, tôn trọng nội quy, quy chế, nguyên tắc và các quy trình công nghệ đã được đề ra. Điều này củng cố thêm sự tin tưởng vào nghề nghiệp mà tôi đã chọn .
NHẬN THỨC SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:
GIỐNG NHAU:
 	Về cơ bản, Khu SXCB (tổ nuôi) của trường Mầm non Tứ Liên về mọi mặt đều tương đối giống với những gì mà chúng tôi đã được các thầy cô giáo trên lớp đã hướng dẫn, có thể nói, khi đi thực tập cơ sở ở đây là một lần tôi được ôn lại các kiến thức mà mình đã được học trong chương trình giảng dạy dành cho lớp chuyển đổi của trường TCN nấu ăn và NVKS Hà nội. Bằng việc cụ thể hóa các kiến thức thông qua hình ảnh hoạt động thực tế đã khẳng định được tính đúng đắn của những lý luận nghề nghiệp mà chúng tôi đã được học như:
Tổ chức nhân sự lao động
Tổ chức quy trình làm việc
Vận hành quản lý bộ phận SXCB
Thực hành quy trình công nghệ trong chế biến các món ăn cho trẻ
KHÁC NHAU:
	Tuy nhiên, trên thực tế cũng có, dù không nhỏ, một số điểm không giống với những bài học ở trường như: 
Yếu tố dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chế biến các món ăn cho trẻ.
Công tác xây dựng thực đơn xuất phát từ yếu tố chủ quan, ít bị động bởi thói quen của trẻ.
Là một cơ sở giáo dục công lập, SXCB là hoạt động phi lợi nhuận nên thước đo kết quả là chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao,cân nặng, chống suy dinh dưỡng của trẻ chứ không phải là doanh thu hay lợi nhuận đem lại 
CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với thời gian thực tế cơ sở ít ỏi ( Từ 10 – 4 – 2011 đến 12 – 5 – 2011, cụ thể là 21 ngày làm việc), tôi đã kịp rút ra cho mình một vài bài học kinh nghiệm như sau:
Muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước tiên phải tôn trọng tính kỷ luật trong công việc, bên cạnh đó phải luôn tôn trọng ý thức tập thể, vui vẻ, hòa nhã và thái độ đúng mực với các đồng nghiệp cũng như cấp trên. Luôn tích cực học hỏi cầu tiến và tận dũng tối đa hiệu quả làm việc nhóm trong công tác chuyên môn.
Đối với các món ăn dành cho trẻ phải được cắt thài phù hợp, phương pháp chế biến đơn giản giúp cho các cháu hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Là một cơ sở chế biến phục vụ món ăn cộng đồng, chất lượng phục vụ phải luôn duy trì, bên cạnh đó phải công thức hóa chi tiết thành phần nguyên nhiên vất liệu dùng để chế biến món ăn nhằm để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. 
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI CƠ SỞ THỰC TẬP:
Rất may mắn cho tôi được hoàn thành nhiệm vụ thực tập tại tổ nuôi của Trường Mầm Non Tứ Liên, một đơn vị công tác có truyền thống lâu đời về chăm sóc tốt cho trẻ. Qua những tháng ngày thực tập ở đây, tôi rất tin tưởng và thêm hiểu đường lối đúng đăn về chăm sóc trẻ thơ, ươm mầm tương lai của Đảng và Nhà Nước ta. Tuy nhiên tôi cung xin mạnh dạn đóng góp một số đề xuất nhỏ với Ban giám hiệu trường Mần Non Tứ Liêm như sau:
Công tác kiến tập nghiệp vụ cho các nhân viên đã được nhà trường thường xuyên tổ chức, tuy nhiên nên mở rộng về địa điểm kiến tập tới nhiều trường bạn tại các khu vực khác nhau trong địa bàn thành phố Hà nội.
Sau mỗi đợt kiến tập nên tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng ngay những điểm mạnh mà qua kiến tập vừa thu được.
Nên kết hợp chặt chẽ với cở sở đào tạo chuyên môn có uy tín để họ tư vấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của trường.
Tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở ngay tại đơn vị mình, thông qua đó có sự so sánh, học hỏi chuyên môn giữa các nhân viên cơ sở. Đây cũng là một biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cá nhân trong trường.
Nên có kế hoạch bồi dưỡng, tự đào tạo, chọn lao động có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc . 
Tạo điều kiện hơn nữa về mặt kinh tế cũng như thời gian để anh chị em nhân viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo uy tín
Kết hợp với cơ sở đào tạo, tư vấn và kiến nghị cấp trên trong việc xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cô nuôi một cách chính xác.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ TRƯỜNG:
	Về phía Trường TCN Nấu ăn và NVKS Hà nội, nơi mà tôi đã hơn một lần được trang bị những kiến thức nghề nghiệp hết sức quý báu, mà nhờ có nó chị em cô nuôi chúng tôi có được bản lĩnh nghề nghiệp, tự tin đón nhận những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, tôi cũng xin được có một vài suy nghĩ nhỏ giúp cho công tác đào tạo cô nuôi ngành mầm non của trường đạt được nhiều kết quả hơn.
Cùng với các tiến bộ khoa học trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là dành cho các bếp ăn cộng đồng, Nhà trường nên đầu tư mua sằm thêm các thiết bị chuyên dụng như: Tủ cơm ga; Tủ cơm hơi; Nồi nấu thức ăn bằng hơi Các máy xay, nghiền công nghiệp để làm giáo cụ trực quan giảng dạy cho học sinh chuyên ngành như chúng tôi;
Tư vấn cho cơ quan quản lý ngành mầm non xây dụng hệ thống đánh giá xếp loại năng lực lao động (bậc thợ) trong lĩnh vực cô nuôi ngành học mầm non;
Nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao của các cá nhân cô nuôi và các đề thi cô nuôi giỏi của các Quận hoặc thành phố, qua đó chỉnh lý, bổ xung nội dung đào tạo cô nuôi cho phù hợp, xát thực tế;
Nên đưa vào danh mục các món ăn dạy thực hành nhiều những món ăn đang phổ biến ở các trường mần non như : Các loại xúp hỗn hợp (các loại ngũ cốc kết hợp với sữa...), “Mầm non hóa” các món ăn đặc sản như: Mực tươi xào hành nấm; Gà quay om mềm
Nên phân nhóm các món ăn được học thực hành theo đặc điểm chế biến để khi học chúng em dễ dàng tiếp cận và liên hệ với thực tế hơn. Các phần học này cũng nên được bố trí khoa học hơn, phần đơn giản học trước phần phức tạp.
Nên bố trí các phần học cơ bản gần với các phần chế biến cụ thể để đảm bảo cho chúng em rễ tiếp thu và tiếp thu có hệ thống hơn. Đồng thời cũng tiết kiệm được nguyên liệu khi học thực hành và không gây nhàm chán khi học chế biến.	VD : Kỹ thuật ninh nước dùng gần với chế biến các món canh...
Về đội ngũ các thầy cô giảng dạy nên bố trí nhiều thời gian giảng dạy cho các thầy cô có kinh nghiệm thực tế lâu năm cũng như mời thêm được nhiều bếp trưởng giàu tính thực tế tham gia giảng dạy, các thầy cô cũng nên dành 1 số thời gian nhất định để quan sát, đánh giá và đưa ra các ý kiến đề xuất về chuyên môn với các cơ sở mầm non, những nơi mà trong nhiều năm qua vẫn cử nhân viên theo học tại trường, có như vậy sẽ lôi cuốn được tinh thần ham học cũng như say mê nghề nghiệp của chúng tôi.
Nên bố trí cho chúng tôi có nhiều thời gian thực tập tay nghề tập tại các cơ sở ( Không chỉ nên có 1 tháng), Có thể chia thời gian thực tập ra làm nhiều lần mỗi lần thực tập ở tại một cơ sở khác nhau để chúng em có được hiểu biết đa dạng và phong phú hơn về nghề.
Cuối cùng , một lần nữa tôi xin phép được cảm ơn lãnh đạo Trường Mầm non Tứ Liên – Tây Hồ cùng toàn thể anh chị em trong nhà trường đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập. Qua đó, Tôi càng thấy tin yêu nghề mình đã chọn và tự hứa sẽ không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng bản thânmong sớm được thành công bằng nghề nghiêp. của mình.
Tôi xin cảm ơn các thầy cố giáo của trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà nội đã tận tình chỉ bảo Tôi trong suốt thời gian học tại trường. Qua đây, Tôi xin kính chúc các thày cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục thành công trong sự nghiệp trồng người của mình./.
	Xin trân trọng cảm ơn !

Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Học sinh
LÊ THỊ THÚY MAI
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TCN nấu ăn & NVKS Hà nội
---------------
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ooo0ooo
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Họ và tên : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp : ........................................................................................................................ Chuyên ngành : .......................................................................................................................................
Cơ sở thực tập : ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thời gian thực tập : Từ ngày ........................................................................ Đến ngày : .......................................................................................................................................
Giáo viên liên hệ thực tập : ...................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá về kết quả thực tập
( Đề nghị cơ sở chấm điểm thực tập theo nội dung dưới đây)
TT
Nội dung
Điểm
Ghi chú
I
ý thức tổ chức kỷ luật (40 điểm)


1
Chấp hành nội quy của cơ sở ( 10 điểm)


2
Chấp hành sự phân công của cơ sở (15điểm)


3
Chấp hành ngày công, giờ công tại vị trí làm việc (15 điểm)


II
Kết quả thực tập tại cơ sở ( 60 điểm)


1
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ( 25 điểm)


2
Thái độ phục vụ khách và quan hệ với đồng nghiệp (10 điểm)


3
Xử lý tốt các tình huống nghiệp vụ thể hiện sự năng động sáng tạo ( 10 điểm )


4
Tích luỹ được kiến thức thực tế trong quá trình thực tập tại cơ sở ( 15 điểm)



Tổng công



III – Xếp loại thực tập : ........................................................................................................................
Từ 0 đến 49 điểm
Không đạt
Từ 50 đến 69 điểm
Trung bình
Từ 70 đến 79 điểm
Khá
Từ 80 đến 89 điểm
Giỏi
Từ 90 đến 100 điểm
Xuất sắc




............................,ngày ....................... tháng ............................... năm .............................

Giám đốc



File đính kèm:

  • docbao_cao_thuc_tap_ky_thuat_che_bien_mon_an_le_thi_thuy_mai.doc