Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử

Tóm tắt: Trong điều kiện công nghệ số và nền tảng cách mạng công nghiệp lần

thứ 4 đã và đang mở ra một nền công nghệ kỹ thuật cao thì thanh toán qua ngân hàng

với các phương tiện, phương thức thanh toán hiện đại cũng phát triển mạnh mẽ, tương

thích với nền công nghệ cao đó. Mục đích của bài viết làm rõ thế nào là thương mại

điện tử, thanh toán điện tử qua ngân hàng trong thương mại điện tử, cũng như những

rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán điện tử qua ngân hàng và những biện pháp chủ

yếu nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.

Từ khóa: thương mại điện tử, thanh toán điện tử, thanh toán ngân hàng

Abstract: In the context of digital technology and fourth industrial revolution

which have been ushering in a high-tech technology, the payment via banks with

modern means is developing vigorously.compatible with the high-tech technology.

The article aims at clarifying what e-commerce is, what electronic payment via banks

in e-commerce as wel as possible risks in electronic payment via banks is, and the

fundamental measures to restrict possible losses and risks.

Keywords: E-commerce, electronic payment, bank payment

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 1

Trang 1

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 2

Trang 2

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 3

Trang 3

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 4

Trang 4

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 5

Trang 5

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 6

Trang 6

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7420
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử

Bàn về thanh toán điện tử qua ngân hàng trong sự phát triển của thương mại điện tử
VẤN ĐỀ HÔM NAY
10Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
1. Thương mại điện tử
Trước hết cần xác lập chính thống, 
thống nhất quan niệm về thương mại 
điện tử [1].
Khái niệm “Thương mại điện tử” 
(Electronic commerce) ra đời cùng sự phát 
triển của Công nghệ thông tin, với nhiều tên 
gọi khác, như: “Thương mại trực tuyến” 
(Online trade), “Thương mại điều khiển 
học” (Cyber trade), “Kinh doanh điện tử” 
(Electronic business), “Thương mại phi 
chứng từ” (Paperless commerce),
Theo Ủy ban về luật thương mại quốc 
tế của Liên hợp quốc (Ucitral), thì theo 
nghĩa rộng, thuật ngữ “Thương mại” bao 
gồm các vấn đề phát sinh từ các mối quan 
hệ mang tính chất thương mại (có hay 
không có hợp đồng), như các giao dịch, 
trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận 
phân phối, đại diện hoặc đại lý thương 
mại, bao thanh toán, cho thuê tài chính, 
xây dựng công trình, tư vấn, đầu tư, cấp 
vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai 
thác, chuyển nhượng, liên doanh, chuyên 
chở hàng hóa, hành khách, v.v. 
Theo Ủy ban Châu Âu (EU), thì 
“Thương mại điện tử” là hoạt động kinh 
doanh qua các phương tiện điện tử dựa 
trên việc xử lý và truyền dữ liệu dưới 
dạng chữ, âm thanh, hình ảnh.
BÀN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA NGÂN HÀNG
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PGS. TS. Mai Văn Bạn *
Tóm tắt: Trong điều kiện công nghệ số và nền tảng cách mạng công nghiệp lần 
thứ 4 đã và đang mở ra một nền công nghệ kỹ thuật cao thì thanh toán qua ngân hàng 
với các phương tiện, phương thức thanh toán hiện đại cũng phát triển mạnh mẽ, tương 
thích với nền công nghệ cao đó. Mục đích của bài viết làm rõ thế nào là thương mại 
điện tử, thanh toán điện tử qua ngân hàng trong thương mại điện tử, cũng như những 
rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán điện tử qua ngân hàng và những biện pháp chủ 
yếu nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
Từ khóa: thương mại điện tử, thanh toán điện tử, thanh toán ngân hàng 
Abstract: In the context of digital technology and fourth industrial revolution 
which have been ushering in a high-tech technology, the payment via banks with 
modern means is developing vigorously.compatible with the high-tech technology. 
The article aims at clarifying what e-commerce is, what electronic payment via banks 
in e-commerce as wel as possible risks in electronic payment via banks is, and the 
fundamental measures to restrict possible losses and risks.
Keywords: E-commerce, electronic payment, bank payment
* Phó Chủ nhiệm khoa Ngân hàng -
 Trường ĐH KD và CN Hà Nội
VẤN ĐỀ HÔM NAY
11Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Theo Tổ chức thương mại thế giới 
(WTO), “Thương mại điện tử” bao gồm 
sản xuất, quảng cáo, bán hàng, phân phối 
sản phẩm, thanh toán trên mạng internet, 
nhưng được giao nhận hữu hình các sản 
phẩm cụ thể, cũng như thông tin số hóa 
qua mạng internet.
Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh 
tế (OECD), “Thương mại điện tử” là các 
giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ 
liệu qua mạng truyền thông internet.
Như vậy, nội dung chủ yếu của 
“Thương mại điện tử” là việc trao đổi 
thông tin thương mại hoặc thực hiện các 
giao dịch tài chính và thương mại bằng 
phương tiện điện tử, mà không cần in ra 
giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ 
giao dịch.
2. Điều kiện thực hiện thương mại 
điện tử
- Về nhận thức, khi thực hiện thương 
mại điện tử sẽ làm thay đổi cách thức giao 
dịch, vận hành giữa các thành viên trong 
xã hội, từ người sản xuất tới người tiêu 
thụ sản phẩm, vận hành hệ thống các nhà 
công nghệ và phát triển sản phẩm, các cơ 
quan quản lý. Vì thế, cần phải nhận thức 
đầy đủ, đúng mức rằng thương mại điện 
tử mang tính “cách mạng” về mọi “giao 
dịch”; phải hiểu, phải quen thuộc, phải 
có khả năng thành thạo vận hành và có 
đội ngũ chuyên gia am hiểu công nghệ. 
khi triển khai và phát triển thương mại 
điện tử.
- Về hạ tầng công nghệ, phải đảm 
bảo các điều kiện hiện đại, tương thích về 
viễn thông, internet, điện tử, cùng đội 
ngủ nhân lực được đào tạo, tổ chức đào 
tạo và tiêu chuẩn công nghệ.
3. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là khâu cuối cùng, 
quan trọng nhất trong thương mại điện tử 
và bản thân thanh toán cũng là một hình 
thái hoạt động của thương mại điện tử. 
Thanh toán điện tử là việc thực hiện lệnh, 
hoàn tất lệnh từ người trả tiền cho tới 
người nhận tiền hoàn toàn tự động và phi 
chứng từ. Ngược lại, thương mại điện tử 
chỉ tồn tại khi đã tồn tại một cơ chế thanh 
toán cho phép thực hiện các giao dịch 
thanh toán hoàn toàn tự động.
Ngoài những điều kiện trên, thương 
mại điện tử muốn phát triển cần có các 
điều kiện khác rất quan trọng, như bảo 
vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền tiêu dùng, 
tiêu chuẩn hàng hóa công nghệ, thương 
mại, an ninh, an toàn thương mại điện 
tử, bảo vệ mạng thông tin, các dữ liệu 
trên mạng, giải quyết tranh chấp, an ninh 
quốc gia,
4. Thanh toán ngân hàng
Cùng với sự phát triển của thương 
mại điện tử, thanh toán ngân hàng trong 
th ... g toàn 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
12Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
bộ công đoạn của quá trình thanh toán 
– quyết toán đến khách hàng dẫn tới sự 
phát triển của một phương tiện thanh toán 
mới – Tiền điện tử. Đồng thời với những 
lợi ích mới, phương tiện điện tử cũng 
mang theo những rủi ro, tổn thất mới, 
những vấn đề về pháp lý mới, cũng như 
những vấn đề khác có liên quan phải giải 
quyết. Trong quá trình phát triển thương 
mại điện tử, thanh toán điện tử ngân hàng 
đóng vai trò ngày càng quan trọng, bởi vì 
không ai khác, ngoài ngân hàng, có thể 
cung ứng các phương thức thanh toán 
được thừa nhận rộng rãi với chức năng 
trung gian thanh toán nói chung và hoạt 
động thương mại điện tử nói riêng.
Thanh toán ngân hàng trong thương 
mại điện tử có những đặc trưng riêng, 
khác với những phương thức thanh toán 
ngân hàng truyền thống về kết cấu sản 
phẩm, dịch vụ, những rủi ro liên quan và 
những vấn đề xảy ra khác.
a) Nội dung chủ yếu của thanh toán 
ngân hàng trong thương mại điện tử
Gồm những vấn đề sau:
- Phương tiện thanh toán trong 
thương mại điện tử cũng có chức năng 
trung gian trong việc chuyển giao giá 
trị từ sở hữu của người này sang sở hữu 
của người khác. Những điểm khác biệt 
căn bản của phương tiện thanh toán sử 
dụng trong thương mại điện tử là giá trị 
chuyển giao là giá trị điện tử được lưu 
trữ phi vật chất trên các thiết bị điện tử. 
Phương tiện thanh toán đặc trưng nhất 
trong thanh toán thương mại điện tử có 
tên gọi thông dụng là “Tiền điện tử”. Bản 
chất của tiền điện tử được xác định là sản 
phẩm giá trị lưu trữ hoặc giá trị trả trước, 
trong đó ghi lại số tiền hoặc số tiền dành 
cho người sử dụng được lưu trữ trên một 
thiết bị điện tử thuộc sở hữu của người 
đó. Giá trị điện tử được sử dụng “mua 
bán” giá trị điện tử này được khấu trừ 
khi khách hàng sử dụng các thiết bị điện 
tử này trong việc trả tiền hàng hóa, dịch 
vụ hoặc rút từ các máy ATM, hoặc thực 
hiện các giao dịch khác.
- Kỹ thuật thanh toán ngân hàng. Về 
mặt lý thuyết, kỹ thuật có thể cho phép 
các sản phẩm tiền điện tử có những đặc 
tính giống như tiền mặt, nhưng không để 
lại dấu vết giao dịch thanh toán, là công 
cụ thanh toán không ghi danh người sở 
hữu, có thể chuyển nhượng giá trị cho bất 
cứ người nào khác trong bất kỳ tình huống 
nào, mà không có sự can thiệp hoặc tham 
gia của bất cứ bên thứ ba nào khác. Tuy 
nhiên, trên thực tế chưa có một sản phẩm 
nào như vậy tồn tại và tiền điện tử mặc dù 
mang một số đặc tính chung như tiền mặt, 
song lại có những điểm khác biệt lớn so 
với tiền mặt, nếu xét trên góc độ thiết kế 
sản phẩm, cách thức thực hiện giao dịch 
như lưu trữ giá trị, chuyển nhượng giá trị, 
những ứng dụng của sản phẩm, cơ cấu 
phát hành, cấp phép trực tuyến, ghi nhận 
thông tin giao dịch, ứng dụng thiết bị, 
đồng tiền thanh toán, phát hành và truy 
nạp, thanh toán và chi trả,
b) Thanh toán ngân hàng trong 
thương mại điện tử 
Có ba mô hình:
Thứ nhất, mô hình chung, gồm ba 
khu vực khác nhau trong hệ thống thanh 
toán điện tử:
+ Khu vực thanh toán bù trừ và quyết 
toán, trong đó có các định chế tài chính, 
trung tâm thanh toán bù trừ và Ngân hàng 
trung ương hoàn tất các nghĩa vụ tài chính 
liên ngân hàng.
+ Khu vực phát hành, thanh toán, vận 
hành, trong đó có một cấu trúc cho việc 
phát hành, thanh toán các giá trị điện tử 
và tương tác với khu vực thanh toán bù 
trừ và quyết toán.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
13Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
+ Khu vực bán lẻ, trong đó các lưu 
chuyển về giá trị điện tử giữa những 
người sử dụng diễn ra dưới các hình thức 
nạp tiền (hoặc phát hành), thanh toán, 
gửi tiền.
Thứ hai, mô hình hệ thống một 
nhà phát hành tiền điện tử: các luồng 
lưu chuyển giá trị tương tự như trong các 
hệ thống thanh toán thông thường liên 
quan đến một định chế phát hành (như 
Ngân hàng trung ương, hệ thống ngân 
hàng thương mại, hệ thống mua bán lẻ). 
Một nhà phát hành duy nhất tạo ra tiền 
điện tử và và phát hành cho các định chế 
tham gia.
Thứ ba, mô hình hệ thống đa nhà 
phát hành: các chủ thể chính trong khu 
vực phát hành/ thanh toán / vận hành là 
các nhà phát hành, ngân hàng thanh toán, 
nhà vận hành hệ thống. Trên thực tế, một 
định chế tài chính thường có cả chức năng 
phát hành và thanh toán.
c) Điều kiện thực hiện thanh toán 
ngân hàng trong thương mại điện tử
- Điều kiện kinh tế là các yếu tố làm 
phát sinh những động lực của các chủ 
thể trên thị trường khiến các chủ thể này 
tham gia vào hoạt động thanh toán ngân 
hàng. Những chủ thể khác nhau tham gia 
thị trường sẽ có những động cơ khác nhau 
khi tham gia thanh toán ngân hàng.
Đối với các nhà phát hành tiền điện 
tử, thì động lực thúc đẩy là các khoản thu 
nhập từ việc thu được các loại phí, từ đầu 
tư vốn. Đối với các nhà ngân hàng còn 
là việc tiết giảm những chi phí bảo quản, 
vận chuyển và kiểm đếm tiền mặt nếu tiền 
điện tử có khả năng thay thế tiền mặt với 
khối lượng lớn.
Đối với người sử dụng tiền điện tử, 
nhu cầu sử dụng tiền điện tử trước hết tùy 
thuộc vào khả năng đáp ứng được yêu cầu 
của họ, như phí sử dụng tiền điện tử, khả 
năng an toàn, bảo mật, sự thuận lợi, dễ 
dàng trong sử dụng các thiết bị điện tử, sự 
sẵn sàng chấp nhận phương tiện điện tử 
trong thanh toán.
Đối với người bán hàng, mức độ sẵn 
sàng chấp nhận tiền điện tử của họ trong 
chi trả hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phí 
phải trả cho nhà phát hành, nhà vận hành 
hệ thống, chi phí cho các thiết bị ngoại vi 
và mức độ tiết kiệm chi phí so với giữ tiền 
mặt, và khả năng chấp nhận kỹ thuật mới 
của người bán.
- Điều kiện về cơ chế chính sách 
và cơ sở pháp lý. Đây là yếu tố rất quan 
trọng để phát triển thanh toán ngân hàng 
trong thương mại điện tử. Về chính sách, 
cơ sở pháp lý bảo vệ người tiêu dùng là 
khung pháp lý phù hợp, khuyến khích các 
hành vi trung thực, tạo cơ sở cho các thỏa 
thuận giữa các bên liên quan trong thanh 
toán tiền điện tử, đến rủi ro trong thanh 
toán tiền điện tử, độ an toàn, bảo mật, tính 
minh bạch, công khai thông tin.
Về cơ chế chính sách và cơ sở pháp 
lý phòng chống tội phạm, phải xây dựng 
khung pháp lý như cấm giả mạo, lừa đảo, 
chống rửa tiền, Cơ chế chính sách và 
điều kiện pháp lý đối với các định chế 
thanh toán trong thương mại điện tử. Có 
hai xu hướng pháp lý đối với các định chế 
phát hành tiền điện tử, như việc phát hành 
tiền điện tử có thể xem như nhận tiền gửi 
không kỳ hạn và các quy định về giám sát 
việc nhận tiền gửi áp dụng chung cho cả 
tiền điện tử. Việc phát hành tiền điện tử 
được coi như một hình thức hoạt động đặc 
biệt, nên phải có những quy định đặc biệt.
- Rủi ro có thể xảy ra đối với thanh 
toán ngân hàng trong thương mại điện tử 
thường được phân thành hai loại cơ bản, 
tùy thuộc nguồn gốc phát sinh:
+ Rủi ro từ hành vi cố tình gian lận 
(chủ quan), như sao chép thiết bị, sửa đổi 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
14Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
hoặc sao chép phần mềm, dữ liệu, sửa đổi 
bức điện, lấy trộm thiết bị, không ghi lại 
giao dịch,...
+ Rủi ro do sự cố ngẫu nhiên trong 
hoạt động hoặc bị mất các dữ liệu trên 
thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt 
động do nhiều nguyên nhân gây ra,...
+ Rủi ro đối với người tiêu dùng tham 
gia thanh toán ngân hàng trong thương mại 
điện tử. Ngoài những rủi ro mất an toàn 
khi sử dụng phương tiện điện tử để thanh 
toán thì có thể gặp rủi ro như chi tiết giao 
dịch không ghi lại đầy đủ, sai sót, nhà phát 
hành lâm vào phá sản, hoặc mất khả năng 
chi trả, người sử dụng do không thể hoàn 
tất với số tiền, thời gian và nơi nhận như 
dự định chẳng hạn do sử dụng thẻ tín dụng 
quá hạn mất hiệu lực, séc cá nhân bị từ 
chối, v.v., người sử dụng có thể gặp vấn đề 
về bảo mật thông tin, bị gian lận.
+ Rủi ro đối với các nhà phát hành 
tiền điện tử là khi phát hành tiền điện tử 
đồng nghĩa với sự hình thành tài sản nợ 
trên bảng cân đối của nhà phát hành, đó 
chính là những khoản mà nhà phát hành 
phải trả theo mệnh giá phát hành cho các 
chủ thể chấp nhận tiền điện tử trong thanh 
toán – Điều đó là yếu tố tạo ra rủi ro hoạt 
động và rủi ro mất khả năng thanh toán 
của nhà phát hành. Ngoài ra nhà phát 
hành còn chịu rủi ro về tín dụng, rủi ro thị 
trường, các rủi ro tài chính khác có liên 
quan đến phát hành tiền điện tử.
+ Khả năng bị lợi dụng do các hoạt 
động gian lận, phi pháp, như tội phạm tấn 
công vào hệ thống an toàn của thanh toán 
ngân hàng, tội phạm lợi dụng hệ thống 
thanh toán để rửa tiền, trốn thuế, đánh bạc 
phi pháp, v.v.
d) Kết quả hoạt động hệ thống thanh 
toán điện tử
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân 
hàng (IBPS) của Việt Nam thời gian qua 
thực chất là hệ thống thanh toán điện tử 
quốc gia. Ngoài hệ thống này sử dụng 
trong thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ 
Việt Nam, không có hệ thống thanh toán 
điện tử nào khác. Nhà nước giao cho 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì 
thực hiện thanh toán điện tử liên ngân 
hàng. Hệ thống thanh toán này kết nối 
tất cả các tổ chức, các định chế tài chính 
có tham gia thanh toán (các đơn vị cung 
ứng dịch vụ thanh toán) trên phạm vi toàn 
quốc. Đây là hệ thống thanh toán điện tử 
trực tuyến, hiện đại, xây dựng theo chuẩn 
quốc tế, là kênh thanh toán nhanh nhất, 
thời gian của một lệnh thanh toán chỉ diễn 
ra không quá 10 giây.
Hệ thống bắt đầu được xây dựng từ 
năm 1995 và khai trương hoạt động từ 
năm 2002 tại trụ sở chính của Ngân hàng 
Nhà nước Việt Nam và 5 chi nhánh ngân 
hàng tỉnh, thành phố. Năm 2008 hoàn tất 
giai đoạn II của Dự án hiện đại hóa ngân 
hàng và hệ thống thanh toán, đáp ứng nhu 
cầu cơ bản của các tổ chức tín dụng về 
thanh toán, tốc độ dung lượng xử lý giao 
dịch, độ an toàn, bảo mật. Đây là cơ sở để 
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 
phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh 
toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán 
không dùng tiền mặt. Mạng lưới hoạt 
động của IBPS gồm một trung tâm thanh 
toán quốc gia (NPSC) đặt tại số nhà 64 
phố Nguyễn Chí Thanh và một trung 
tâm dự phòng đặt tại Ba Vì, TP Hà Nội. 
Các trung tâm hoạt động 24/24 giờ. Có 5 
trung tâm xử lý khu vực (RPC) đặt tại các 
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các thành 
phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí 
Minh và Cần Thơ.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân 
hàng được thiết lập hoạt động xử lý thanh 
toán đồng thời gồm ba tiểu hệ thống: Tiểu 
hệ thống thanh toán giá trị cao (HVSS) 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
15Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
với giá trị xử lý thanh toán trên 500 triệu 
đồng, Tiểu hệ thông giá trị thấp với giá trị 
thanh toán dưới 500 triệu đồng không đòi 
hỏi cấp thiết về thời gian, Tiểu hệ thống 
xử lý tài khoản thanh toán (tiểu hệ thống 
xử lý quyết toán vốn).
Thành viên tham gia hệ thống thanh 
toán điện tử liên ngân hàng là tất cả các tổ 
chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong 
toàn quốc và phải tuân thủ các điều kiện 
nhất định của hệ thống thanh toán này.
Theo báo cáo tại cuộc họp báo của 
Ngân hàng Nhà nước ngày 7/1/2019, thì 
hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 
đã và đang vận hành với hiệu quả tốt, đảm 
bảo an toàn, thông suốt, thanh toán bù trừ 
đã hoàn thiện và đưa vào vận hành chính 
thức từ năm 2008.
Cuối tháng 12/2018, hệ thống thanh 
toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 
137.544 giao dịch với giá trị 73 triệu tỷ 
đồng, gấp 13 lần, GDP tương ứng tăng 
25% so với năm 2017 tăng 24%. Số lượng 
và giá trị giao dịch bình quân hệ thống 
xử lý đạt trên 544.000 giao dịch/ngày với 
trên 289.000 tỷ đồng/ngày. 
Đến cuối tháng 9/2018, toàn quốc đã 
cài đặt 18.173 máy ATM, 296.000 máy 
POS tăng tương ứng 4,5% và tăng 13,5% 
so cùng kỳ năm 2017.
Thanh toán thẻ nội địa đạt 167 triệu 
giao dịch, tăng 21% so cùng kỳ năm 2017, 
với giá trị giao dịch đạt 442.000 tỷ đồng.
Về thanh toán điện tử qua internet, 
tính đến tháng 9/2018, số lượng giao dịch 
tài chính trên mạng đạt 178 triệu giao 
dịch, với giá trị 11 triệu tỷ đồng, tương 
ứng tăng 33% và tăng 18% so với cùng 
kỳ năm 2017. Giao dịch qua kênh điện 
thoại di động là 122 triệu giao dịch, với 
giá trị 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 29% về số 
lượng giao dịch và giá trị tăng 128% so 
với cùng kỳ năm 2017.
e) Những biện pháp chủ yếu nhằm 
phòng ngừa, hạn chế rủi ro 
Nhiều biện pháp khác nhau được sử 
dụng nhằm đảm bảo an toàn trong thanh 
toán điện tử. Có thể chia thành ba nhóm 
chính:
- Nhóm biện pháp bảo vệ. Các biện 
pháp bảo vệ được sử dụng nhằm làm cho 
sự xâm nhập từ bên ngoài vào một trong 
những cấu phần của hệ thống thanh toán 
điện tử bị ngăn cản trước khi một gian lận 
có thể thực hiện được. Các thiết bị điện 
tử được sử dụng trong các phương tiện 
thanh toán điện tử trước tiên phải chống 
lại sự xâm phạm từ bên ngoài. Đối với hệ 
thống thẻ, việc xử lý liên quan đến sự an 
toàn được thiết kế phần bên trong của thẻ, 
chẳng hạn như các thẻ thông minh chứa 
một mạch vi xử lý có chức năng này. Các 
thiết bị đảm bảo an toàn cho người bán 
cũng có thể là một thể thông minh. Một 
cấu phần máy tính có chức năng an toàn 
được cài đặt vào thiết bị ngoại vi xử lý 
thanh toán của người bán, 
Mật mã là một trong những cấu phần 
quan trọng nhất trong việc ngăn chặn 
gian lận trong tất cả hệ thống tiền điện 
tử hiện hành. 
Các hệ thống tiền điện tử có thể đưa 
ra nhiều tầng bảo vệ bổ sung nhằm chống 
lại các hành vi gian lận, ngăn ngừa sự cố 
thiết bị, 
Các biện pháp phát hiện. Tại hầu 
hết các hệ thống, bản thân thiết bị lưu lại 
thông tin đầy đủ hoặc vắn tắt về những 
giao dịch đã thực hiện. Các thông tin được 
thực hiện này sau đó có thể đọc được từ 
một hệ thống trung tâm hoặc những giao 
dịch có nghi ngờ để có thể kiểm tra bất 
thường .
Các biện pháp kiềm chế. Các danh 
sách nóng ghi lại số seri của các thiết bị có 
nghi ngờ do nhà vận hành hệ thống cung 
VẤN ĐỀ HÔM NAY
16Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
cấp và nó cũng có thể được cung cấp cho 
người bán để ngăn chặn các khoản chi trả 
từ các thiết bị có nghi ngờ.
- Nhóm biện pháp quản lý rủi ro đối 
với người tham gia thanh toán. Các khách 
hàng tham gia thanh toán điện tử phải áp 
dụng các biện pháp tự bảo vệ, như đảm 
bảo an toàn thẻ, máy tính cá nhân có lưu 
thiết bị điện tử, các chìa khóa mật mã, mã 
số nhận dạng để truy cập, giới hạn số tiền 
mà họ lưu giữ,
- Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro 
đối với nhà phát hành tiền điện tử. Các 
nhà phát hành thiết lập một cơ chế kiểm 
soát nội bộ đủ mạnh để ngăn chặn sự gian 
lận nội bộ, thiết kế các biện pháp và thủ 
tục đảm bảo an toàn nghiêm ngặt, ngăn 
chặn sự lừa đảo, đảm bảo an toàn
Ngày nhận bài: 20/7/2019
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không 
dùng tiền mặt. Hà Nội, 2012.
2. Tạp chí Ngân hàng số 22. Hà Nội, 2018.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo kết quả thanh toán điện tử ngân hàng tại 
cuộc họp ngày 7/1/2019. Hà Nội, 2017.
4. Đề tài khoa học cấp ngành. Mã số KNH-2001-15.

File đính kèm:

  • pdfban_ve_thanh_toan_dien_tu_qua_ngan_hang_trong_su_phat_trien.pdf