Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Bài viết trình bày một số tồn tại trong quy định hiện hành về trích hao mòn

tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi Khoản 1, Điều 12

Thông tư 45/2018-TT-BTC về Tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại cơ quan, tổ chức,

đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần

vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản

3 Điều này. Với phương pháp nghiên cứu tình huống, tác giả làm rõ hạn chế của

quy định hiện hành và đưa ra một số khuyến nghị tính hao mòn tài sản cố định theo

phương pháp đường thẳng theo ngày phát sinh, sử dụng các phương pháp trích hao

mòn khác nhằm hoàn thiện quy định về trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị

hành chính sự nghiệp.

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trang 1

Trang 1

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trang 2

Trang 2

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trang 3

Trang 3

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trang 4

Trang 4

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 18540
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
51
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 228- Tháng 5. 2021
Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định 
trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Lê Thanh Bằng
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 23/02/2021 
Ngày nhận bản sửa: 14/04/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/04/2021
Tóm tắt: Bài viết trình bày một số tồn tại trong quy định hiện hành về trích hao mòn 
tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi Khoản 1, Điều 12 
Thông tư 45/2018-TT-BTC về Tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại cơ quan, tổ chức, 
đơn vị và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần 
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 
3 Điều này. Với phương pháp nghiên cứu tình huống, tác giả làm rõ hạn chế của 
quy định hiện hành và đưa ra một số khuyến nghị tính hao mòn tài sản cố định theo 
phương pháp đường thẳng theo ngày phát sinh, sử dụng các phương pháp trích hao 
mòn khác nhằm hoàn thiện quy định về trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị 
hành chính sự nghiệp. 
Từ khóa: Hao mòn theo phương pháp đường thẳng, tài sản cố định, hành chính sự 
nghiệp.
Depreciation method of fixed assets of thepublic sector 
Abstract: The article presents the existing in the current regulations on depreciation of fixed assets 
(DFA) in public stector within the scope of Clause 1, Article 12 of Circular 45/2018- TT- BTC on FA 
existing at units and assigned by the State to the enterprise to manage, excluding the state capital 
component in the enterprise, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article. With 
the case study method, the author clarifies the limitations of current regulations and gives some 
recommendations on calculating DFA according to the straight-line method by the date of occurrence, 
using other methods of DFA to improve regulations on DFA in public sectors.
Keywords: Straight line depreciation method, fixed assets, public sector.
Bang Thanh Le
Email: lethanhbang81@gmail.com
Banking Academy of Vietnam
Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
1. Giới thiệu
Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) sử 
dụng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà 
nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng các 
nguồn kinh phí khác để phục vụ các nhiệm 
vụ chính trị xã hội của Nhà nước. Do đó, 
thông tin kế toán phải đảm bảo chất lượng 
để phục vụ ra quyết định. Một trong những 
yêu cầu về chất lượng của thông tin kế toán 
là phải thống nhất và có thể so sánh được. 
Tài sản cố định (TSCĐ) thường là những 
tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng 
dài, việc ghi chép, tính toán phức tạp, tuy 
nhiên phương pháp tính hao mòn TSCĐ 
(HMTSCĐ) trong đơn vị HCSN hiện nay 
được hiểu theo nhiều nội hàm khác nhau. 
Trong khi đó, nội dung này chưa được qui 
định cụ thể tại các văn bản pháp lý liên 
quan cũng như chưa được các nghiên cứu 
bàn luận. 
Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài 
chính (2018) hướng dẫn chế độ quản lý, 
tính hao mòn, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, 
tổ chức, đơn vị, theo đó quy định cách tính 
HMTSCĐ đối với tài sản thuộc phạm vi 
Khoản 1, Điều 12 của Thông tư là theo 
phương pháp đường thẳng chung chung và 
không hướng dẫn cụ thể đối với TSCĐ tăng, 
giảm, biến động vào các thời điểm (tháng) 
trong năm. Chuẩn mực kế toán công quốc 
tế 17 (IPSAS- International Public Sector 
Accounting Standard, 2020) đã quy định 
về trích HMTSCĐ tại đoạn 76, 77, 78, tuy 
nhiên không quy định cụ thể về cách tính 
HMTSCĐ khi sử dụng phương pháp trích 
HMTSCĐ theo đường thẳng trong kế toán 
công, điều này có thể tạo ra khó khăn khi 
áp dụng tính toán HMTSCĐ do cách hiểu 
khác nhau. 
Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế 
toán HCSN đề cập phương pháp hạch toán 
hao mòn TSCĐ mà chưa đề cập phương 
pháp trích hao mòn TSCĐ. 
Về các nghiên cứu liên quan đến trích 
HMTSCĐ: Nghiên cứu của Lê Thị Thanh 
Huyền (2018) đã phân tích về những thay 
đổi của chế độ kế toán HCSN, trong đó chỉ 
phân tích phương pháp hạch toán chi phí 
khấu hao TSCĐ hàng năm. Nguyễn Thị 
Hồng Lam và Nguyễn Thị Nhinh (2017) 
đề cập Chuẩn mực kế toán công số 17 về 
Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị và đưa 
ra những khác biệt trong quy định của Việt 
Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế, 
đưa ra các khuyến nghị về xây dựng chuẩn 
mực kế toán công ở Việt Nam. Tuy nhiên, 
bài báo chưa đề cập sâu về phương pháp 
tính hao mòn TSCĐ trong đơn vị HCSN.
Tổng quan cho thấy, HMTSCĐ đối với 
phương pháp đường thẳng trong đơn vị 
HCSN hầu như chưa được bàn luận, nhất là 
trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị cho 
việc lập báo cáo kế toán Nhà nước. Bài viết 
sử dụng phương pháp phân tích tổng quan 
các quy định, phân tích tình huống, nhằm 
làm rõ hạn chế của các quy định hiện hành 
về trích HMTSCĐ trong các đơn vị HCSN, 
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các 
quy định pháp lý liên quan. 
2. Hạn chế của Thông tư 45/2018-TT-
BTC về phương pháp tính hao mòn tài sản 
cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
2.1. Quy định về phương pháp tính hao 
mòn tài sản cố định trong đơn vị hành 
chính sự nghiệp 
Thông tư 45 qui định Nguyên tắc tính hao 
mòn, trích khấu hao TSCĐ, cụ thể:
Việc tính HMTSCĐ thực hiện mỗi năm 01 
lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. 
Phạm vi TSCĐ phải tính hao mòn là tất cả 
TSCĐ hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 
Thông tư này tính đến ngày 31/12 của năm 
tính hao mòn.
Phương pháp tính HMTSCĐ:
LÊ THANH BẰNG
53Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Mức hao mòn hàng năm của từng TSCĐ 
được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng TSCĐ 
= Nguyên giá của TSCĐ X Tỷ lệ tính hao 
mòn (% năm)
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn 
tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong 
năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp 
tính tổng số hao mòn của tất cả TSCĐ tại 
cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho 
năm đó theo công thức sau:
2.2. Phân tích tình huống 
Quy định trong Thông tư và các ví dụ 
được trình bày trong phụ lục của Thông tư 
45/2018-TT-BTC đều có thể hiểu TSCĐ 
được sử dụng ngay từ đầu năm, hoặc 
tăng một ngày bất kỳ trong năm, điều này 
dẫn đến trong thực tiễn áp dụng việc tính 
HMTSCĐ, kế toán có thể hiểu sang góc 
độ là TSCĐ thuộc phạm vi khoản 1 Điều 
12 của Thông tư 45/2018/TT-BTC có thể 
được tính hao mòn tròn năm. Cụ thể:
Số HMTSCĐ lũy kế tính đến năm (n) 
= Số HMTSCĐ đã tính đến năm (n-1) + 
Số HMTSCĐ tăng trong năm (n) - Số 
HMTSCĐ giảm trong năm (n)
Trích một phần ví dụ 2, Phụ lục số 03: 
Tại đơn vị Z, tài sản cố định B có nguyên 
giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 
2018, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông 
tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của 
Bộ trưởng Bộ Tài chính là 6,67% năm. 
Năm 2020, đơn vị Z thực hiện nâng cấp 
theo dự án được cơ quan, người có thẩm 
quyền phê duyệt với tổng mức đầu tư là 100 
triệu đồng.
Cách tính HMTSCĐ B tại đơn vị Z như sau:
a) Năm 2018 và năm 2019, mức hao mòn 
hàng năm của TSCĐ B là: 1.000 triệu đồng 
x 6,67%= 66,7 triệu đồng.
- Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế 
của TSCĐ B là: 66,7 triệu đồng, giá trị còn 
lại là: 933,3 triệu đồng (1.000 triệu đồng- 
66,7 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn 
lũy kế của TSCĐ B là: 133,4 triệu đồng 
(66,7 triệu đồng + 66,7 triệu đồng), giá 
trị còn lại là: 866,6 triệu đồng (933,3 triệu 
đồng- 66,7 triệu đồng).
b) Năm 2020, sau khi nâng cấp, nguyên giá 
TSCĐ B được xác định là 1.100 triệu đồng 
= 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 
Bảng 1. Trích hao mòn tài sản cố định theo ngày phát sinh
Đvt: triệu đồng
Năm
Giá trị 
nâng cấp 
thêm
Nguyên 
giá sau 
nâng cấp
Tỉ lệ hao 
mòn 
năm (%)
Hao mòn trong 
kỳ (tính theo số 
ngày sử dụng)
Hao 
mòn 
lũy kế
Giá trị 
còn lại 
TSCĐ
(A)
Khoảng thời gian 
theo số ngày 
thực tế sử dụng 
TSCĐ (B)
(1) (2) (3)
(4)=(2)*3:12 
tháng* số tháng 
sử dụng (B)
(5) (6) = (2) - (5)
2018 01/7/2018- 31/12/2018 1.000 6,67 33,33 33,33 966,67
2019 01/01/2019- 31/12/2019 1.000 6,67 66,67 100,00 900,00
2020
01/01/2020- 
30/6/2020 1.000 6,67 33,33 133,33 866,67
01/7/2020- 
31/12/2020 100 1.100 6,67 36,67 170,00 930,00
*Trong đó: 6,67%/năm = 100%/15năm Nguồn: Tác giả tự tính toán 
Bàn về phương pháp trích hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
triệu đồng (tổng mức đầu tư).
Từ năm 2020, mức hao mòn hàng năm của 
TSCĐ B là: 1.100 triệu đồng x 6,67% = 
73,37 triệu đồng.
Theo tác giả, ví dụ về hạch toán tại Phụ lục 
3 của Thông tư 45/2018-TT-BTC có thể 
được hiểu là việc trích HMTSCĐ theo thời 
gian tròn năm (TSCĐ tăng trong năm tính 
hao mòn đủ cả năm). Tuy nhiên, TSCĐ 
thực tế khi đem vào sử dụng, việc phản ánh 
hao mòn TSCĐ cần được thực hiện từ ngày 
tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động 
trong đơn vị HCSN và thôi trích HMTSCĐ 
từ sau ngày kết thúc việc sử dụng TSCĐ.
Trong đó:
Mức hao mòn hàng tháng của từng TSCĐ 
= Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao 
mòn (% năm) ÷ 12 tháng
Trong năm nếu TSCĐ biến động tăng, 
giảm:
Mức hao mòn tháng của từng TSCĐ = Mức 
HM hàng tháng của từng TSCĐ Số ngày 
của tháng x Số ngày sử dụng trong tháng
Như vậy, thông tin HMTSCĐ sẽ phản ánh 
trung thực khách quan hơn. Cụ thể, cũng 
ví dụ trên, tác giả giả sử TSCĐ tăng từ 
ngày 01/7/2018 và được nâng cấp ngày 
01/7/2020, trích HMTSCĐ được thể hiện 
chi tiết trong Bảng 1.
Bảng 2 so sánh số liệu tính HMTSCĐ theo 
quy định của Thông tư 45/2018/TT-BTC 
hiện hành và cách tính HMTSCĐ theo số 
ngày thực tế sử dụng TSCĐ.
Bảng 2 cho thấy, cách tính HMTSCĐ khác 
nhau có thể dẫn đến số hao mòn về TSCĐ 
chênh lệch lớn (50%, 4,81%...). Mặt khác, 
phương pháp tính trích HMTSCĐ theo 
đường thẳng tính từ ngày TSCĐ được sử 
dụng vào hoạt động hành chính sự nghiệp 
và thôi trích HMTSCĐ từ sau ngày kết thúc 
việc sử dụng TSCĐ cung cấp số liệu phù 
hợp thực tế hơn so với phương pháp tính 
hao mòn theo tròn năm, đặc biệt đối với các 
thời điểm có biến động như: TSCĐ tăng, 
giảm, nâng cấp... trong năm. 
Ngoài ra, TSCĐ ở các đơn vị HCSN có 
thực tế sử dụng khác nhau, nên nếu chỉ 
sử dụng một phương pháp trích hao mòn 
TSCĐ theo đường thẳng sẽ không phản 
ánh đúng thực tế việc sử dụng TSCĐ trên 
Báo cáo kế toán. 
3. Kết luận
Đối với phương pháp tính HMTSCĐ 
theo đường thẳng trong đơn vị HCSN 
thuộc phạm vi khoản 1, Điều 12 Thông tư 
45/2018/TT-BTC cần được làm rõ là tính 
theo ngày bắt đầu TSCĐ được sử dụng 
hoặc kết thúc tính hao mòn từ sau ngày 
kết thúc việc sử dụng TSCĐ. Ngoài ra, các 
hướng dẫn trong Thông tư nên lấy ví dụ về 
Bảng 2. So sánh cách trích hao mòn tài sản cố định theo ngày phát sinh và tính tròn năm
Đvt: Triệu đồng
Năm
Hao mòn 
trong kỳ 
(năm) 
Hao mòn trong 
kỳ (theo số ngày 
sử dụng)
Chênh lệch
(A) Khoảng thời gian theo số ngày thực tế sử dụng TSCĐ (B) (1) (2)
Số tiền
(3) = (1) - (2)
(%)
(4) = (3)/(2)
2018 1/7/2018- 31/12/2018 66,67 33,33 33,33 50%
2019 1/1/2019- 31/12/2019 66,67 66,67 0,00 0%
2020
1/1/2020- 30/6/2020
73,37
33,33
3,37 4,81%1/7/2020- 31/12/2020 36,67
Trong đó: 6,67%/năm = 100%/15năm Nguồn: Tác giả tự tính toán và Phụ lục 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC 
LÊ THANH BẰNG
55Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
TSCĐ phát sinh tại một ngày trong năm để 
tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, 
tạo điều kiện cho việc áp dụng các quy định 
pháp luật một cách rõ ràng, hiểu theo một 
nghĩa chung nhất để báo cáo kế toán theo 
Thông tư 107/2017/TT-BTC trong đơn vị 
HCSN được đồng nhất áp dụng phương 
pháp tính hao mòn, đảm bảo tính có thể so 
sánh được, phục vụ cho tốt hơn cho công 
tác sử dụng, quản lý TSCĐ của Nhà nước. 
Ngoài ra, các quy định cần mở rộng linh 
hoạt theo các phương pháp tính HMTSCĐ 
khác như (theo sản lượng, trích hao mòn 
nhanh...) để thông tin kế toán phản ánh 
đúng thực tế khách quan về việc quản lý, 
sử dụng TSCĐ.
Bài viết đã nghiên cứu tình huống để làm 
rõ nội dung các vấn đề về trích HMTSCĐ, 
tuy nhiên nghiên cứu này cần được đánh 
giá trên thực tế tại các đơn vị HCSN để 
thấy được mức độ tác động trên thực tiễn 
áp dụng đối với báo cáo kế toán của đơn vị 
HCSN ■
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài chính (2018), Thông tư 45/2018/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 07/5/2018, Hướng dẫn chế 
độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước 
giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017 – TT- BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 10/10/2017, Hướng 
dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
International Public Sector Accounting Standards Board (IPSASB) (2020), IPSAS 17- Property, plant and equipment. 
Lê Thị Thanh Huyền (2018), Một số phân tích về những thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, truy cập 
04:00 01/05/2018, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/mot-so-phan-tich-ve-nhung-
thay-doi-cua-che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-138543.html 
Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Thị Nhinh (2017), Một số trao đổi về chuẩn mực kế toán công quốc tế (ipsas) 17 “bất 
động sản, nhà xưởng và thiết bị” và quy định kế toán về tài sản cố định hữu hình trong đơn vị hành chính sự 
nghiệp, truy cập 05:55 ngày 17/03/2017, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-trao-doi-ve-chuan-muc-ke-
toan-cong-quoc-te-ipsas-17-bat-dong-san-nha-xuong-va-thiet-bi-va-quy-dinh-ke-toan-ve-tai-san-co-dinh-huu-
hinh-trong-don-vi-hanh-chinh-su-nghiep-26698.htm

File đính kèm:

  • pdfban_ve_phuong_phap_trich_hao_mon_tai_san_co_dinh_trong_don_v.pdf