Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới

Câu 1) Anh (chị) hãy phân tích giá trị tạo hình trong tranh MonaLisa (La jocondo) của Leonardo de Vinci?

Mona Lisa, hay La Gioconda (La Joconde), là bức tranh sơn dầu nổi tiếng được thiên tài Leonardo de Vinci vẽ ở thế kỷ 16 trên gỗ của loại cây dương (poplar). Trong lịch sử hội họa, bức tranh Mona Lisa là một trong số ít tác phẩm được nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng, nó trở thành thần thoại hóa và đã từng được sao chép lại. Bức tranh này hiện nay được treo tại bảo tàng Louvre, nước Pháp. Đây là một bức vẽ nửa chân dung một người đàn bà với cái nhìn chằm chằm, và nụ cười của nàng Mona Lisa được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”.

 “Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartholommeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ.

Nàng Mona Lisa được Da Vinci thể hiện trong tranh là người phụ nữ với bầu ngực căng, cổ và gương mặt của nàng bừng sáng, và trong cùng một độ sáng dịu dàng như đôi bàn tay với làn da mỏng manh, ngón tay thon dài, những đường chỉ thêu trên áo được vẽ hết sức công phu, tỉ mỉ. Có thể nói Leonardo đã phát triển ánh sáng – bóng tối khai thác thế giới nội tâm con người đặc biệt gởi gắm ẩn dụ qua đôi bàn tay rất đẹp của nàng Mona Lisa. Tác phẩm cho thấy kỹ thuật điêu luyện của Leonardo khi thể hiện sự chuyển sắc tinh tế. Độ sáng thay đổi trên gương mặt sống động được đặc tả bởi các mặt cầu và các hình tròn (kỹ thuật vẽ sử dụng hình học).

 

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 1

Trang 1

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 2

Trang 2

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 3

Trang 3

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 4

Trang 4

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 5

Trang 5

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 6

Trang 6

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 7

Trang 7

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 8

Trang 8

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 9

Trang 9

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới trang 10

Trang 10

docx 10 trang baonam 8360
Bạn đang xem tài liệu "Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới

Bài làm kiểm tra môn Lịch sử mĩ thuật thế giới
Họ và tên: PHAN THỊ NGỌC THIỆN
Lớp: Đại học liên thông VHVL Mĩ thuật- khóa 3 
Kiểm tra môn: Lịch sử mĩ thuật thế giới
ĐỀ 2
Câu 1) Anh (chị) hãy phân tích giá trị tạo hình trong tranh MonaLisa (La jocondo) của Leonardo de Vinci? 
Mona Lisa, hay La Gioconda (La Joconde), là bức tranh sơn dầu nổi tiếng được thiên tài Leonardo de Vinci vẽ ở thế kỷ 16 trên gỗ của loại cây dương (poplar). Trong lịch sử hội họa, bức tranh Mona Lisa là một trong số ít tác phẩm được nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng, nó trở thành thần thoại hóa và đã từng được sao chép lại. Bức tranh này hiện nay được treo tại bảo tàng Louvre, nước Pháp. Đây là một bức vẽ nửa chân dung một người đàn bà với cái nhìn chằm chằm, và nụ cười của nàng Mona Lisa được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. 
 “Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartholommeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ.
Nàng Mona Lisa được Da Vinci thể hiện trong tranh là người phụ nữ với bầu ngực căng, cổ và gương mặt của nàng bừng sáng, và trong cùng một độ sáng dịu dàng như đôi bàn tay với làn da mỏng manh, ngón tay thon dài, những đường chỉ thêu trên áo được vẽ hết sức công phu, tỉ mỉ. Có thể nói Leonardo đã phát triển ánh sáng – bóng tối khai thác thế giới nội tâm con người đặc biệt gởi gắm ẩn dụ qua đôi bàn tay rất đẹp của nàng Mona Lisa. Tác phẩm cho thấy kỹ thuật điêu luyện của Leonardo khi thể hiện sự chuyển sắc tinh tế. Độ sáng thay đổi trên gương mặt sống động được đặc tả bởi các mặt cầu và các hình tròn (kỹ thuật vẽ sử dụng hình học).
 Leonardo đã tham khảo một công thức đơn giản về dáng vẻ cho tư thế ngồi của người phụ nữ trong tranh: Hình ảnh của tư thế ngồi của một người phụ nữ được vẽ trải rộng ra tại một thời điểm. Ông đã điều chỉnh một cách hiệu quả công thức này với mục đích tạo ra một ấn tượng của thị giác về khoảng cách giữa người phụ nữ và người xem tranh. Bí quyết của hội họa chính là các thành phần ngăn cách được vẽ giữa Mona Lisa và chúng ta. Người đàn bà trong tranh ngồi thẳng người với hai cánh tay gập vào nhau thậm chí bộc lộ dáng vẻ kín đáo. Chỉ duy nhất cái nhìn chằm chằm là bất động trước người ngắm tranh và dường như kích thích người xem tranh tham gia vào một sự liên lạc, mà sự liên lạc này diễn ra ở trong im lặng!. Bởi vì khuôn mặt rực sáng ở trên một thân hình “thực tế” với rất nhiều sự thay đổi phong phú của các phần tử tối mầu (tóc, mạng che mỏng, bóng), nên sự thu hút của người quan sát tới gương mặt của Mona Lisa thậm chí được mang đến trong một phạm vi rộng hơn. Do đó, bố cục của bức tranh gợi lên một ảnh hưởng mơ hồ với vẻ đẹp của người đàn bà huyền bí như đang che giấu một điều gì bí mật.Thể hiện bố cục tam giác vàng.
 Đánh giá của mọi người về “Mona” Lisa là cực kỳ cao, coi đó là một mô hình chân dung điển hình thời Phục Hưng. Nghệ sỹ kiêm nhà viết tiểu sử Vasari tin rằng “Mona Lisa” là sản phẩm của tả thực đạt đến trình độ cao nhất. Từ quan điểm kỹ thuật, sự mô tả đặc điểm nhân vật của Da Vinci là hoàn hảo và không có kẽ hở. Từ việc nắm bắt hình dạng (tỷ lệ cấu trúc, kết cấu, ánh sáng và bóng tối) đến đặc tính bên trong, không có gì quá đáng khi nói bức tranh này trông giống như thật. Cụ thể, Da Vinci đã sử dụng phương pháp Sfumato để tạo ra sự thay đổi giữa ánh sáng và bóng tối “như khói như sương”.
Phương pháp này không sử dụng các đường viền để định hình cơ thể mà trực tiếp dùng kỹ thuật vờn ánh sáng và bóng tối – đây là một bước đột phá trong nghệ thuật vẽ tranh. Đó cũng là một điểm mà Da Vinci đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tương lai. Phương pháp Sfumato không phải là phát minh của Leonardo Da Vinci, nhưng ông thích xử lý ánh sáng và bóng tối với ánh sáng không quá gắt, do đó làm cho phương pháp Sfumato có hiệu quả tối đa. Bức “Mona Lisa” đã trở thành ví dụ điển hình nhất cho phương pháp Sfumato này. Bóng tối ở các góc của khuôn mặt như gò má, khóe miệng, khóe mắt v.v. của nàng Mona Lisa đã biểu hiện ra một thần thái khó đoán trên gương mặt này.
Các đường cong trên tóc và trên quần áo (được tạo ra thông qua cách vẽ với sắc thái hòa vào nhau) được nổi bật trong những thung lũng nhấp nhô và những dòng sông phía sau cô gái. Các đường vẽ phác mờ mờ, dáng vẻ yêu kiều của cô gái, sự tương phản của ánh sáng và bóng tối gây ra sự xúc động, và tất cả cảm giác êm ả được đặc tả bởi phong cách của Leonardo. Bởi vì Leonardo đã biểu thị thành công sự đồng bộ giữa cô gái và phong cảnh, nên đã có sự tranh cãi rằng liệu Mona Lisa nên được coi là bức chân dung nghệ thuật hơn hay chỉ là bức vẽ một người đàn bà bình thường thật sự. Cảm nhận về sự hài hòa một cách toàn diện đã đạt được trong bức tranh - nhất là nụ cười e thẹn không thể chối cãi được của cô gái - phản ánh ý tưởng của Leonardo về sự kết nối giữa con người và tự nhiên, và việc sáng tạo ra bức tranh tranh này đã ghi nhận trí tưởng tượng và sự thiên tài của Leonardo.
Nụ cười của Mona Lisa là một chủ đề được nhắc lại rất nhiều lần - với các thay đổi khác nhau - trong sự giải thích về nó. Sigmund Freud đã giải thích rằng “nụ cười” là dấu hiệu thu hút Leonardo khi ông nghĩ đến người mẹ thân yêu của mình, một số khác thì mô tả nó như một biểu thị về sự ngây thơ, trong trắng và hấp dẫn. Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đem dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.
Nàng Mona Lisa (La Gioconda)
Câu 2) Anh (chị) hãy trình bày về những đặc trưng tạo hình của nghệ thuật ấn tượng?
Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên "ấn tượng" do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc).
Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và nhà hát.
Ngày 15-4-1874 tại cơ sở của nhiếp ảnh gia Nadar số 35 đại lộ Capucine-Pais đã khánh thành cuộc triễn lãm tranh của nhóm họa sĩ ly khai khoản 30 người trong đó có Monet, Renoir, Degas, Berthe, Morisot, Pissarot Đây là những họa sĩ bị khước từ vì tranh của họ không được chọn để trưng bày tại phòng triễn lãm chính thức tại Viện bảo tàng Louvre.
Trong một chừng mực nào đó, ta có thể nói hội họa ấn tượng là hội họa của ánh sáng, là kết quả của tìm tòi và tác động của ánh sáng trên vạn vật.
Nghệ thuật cần phải biết nói lên tính sinh động của hiện thực trong từng khoảnh khắc biểu hiện của nó. Bởi vậy các họa sĩ ấn tượng không lấy chủ đề là cảnh vật hay nhân vật làm đố tượng. Chủ đề của họ chính là tác động của ánh sáng trên cảnh vật chứ không phải là bản thân cảnh vật. Cũng vì thế các họa sĩ ấn tượng đã hướng về ngoại cảnh nhiều hơn, thay vì thu mình trong xưởng vẽ, để tìm cảm hứng sáng tạo cho cảm hứng của mình.
*Đặc trưng của trường phái ấn tượng:
Nét đặc trưng của tranh trường phái ấn tượng là cách sử dụng màu sắc va đập, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng hướng về thiên nhiên, cảnh sắc của thành phố nước Pháp với các đại lộ và khu giải trí ở Paris, khu ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ Con mắt nhìn nhận mới, nhanh, không định kiến, ít thể hiện cảm xúc, tâm tư trước đề tài. Đó là các phụ nữ Paris hiện đại tại công viên, quán café  trong tranh của Renoir, cảnh ngoại ô Paris trong tranh của Monet, Camille Pissarro và Alfred Sisley, cảnh múa Pales trong tranh của Degas.
Kỹ thuật: Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức thời, tổng quan của đề tài lúc mới nhìn. Bố cục tranh không theo quy luật, không chú trọng vào chi tiết mà tóm bắt toàn diện cảnh vật. Ánh sáng và màu sắc: Ánh sáng được chú trọng với mục đích tóm bắt những hiệu ứng thị giác ghi nhận được từ thế giới xung quanh. Bức tranh có sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh. Các bức vẽ thường có màu sắc rực rỡ, có vẽ cường điệu không tự nhiên, đối chọi, va đập rất mạnh, bỏ qua các quy luật tối sáng của phương pháp cổ điển. Ánh sáng khí trời tràn ngập khắp bức tranh thay thế cho nguồn sáng duy nhất trươc đó.
Đường nét: Lối vẽ bất nghi thức với đối tượng, các nét vẽ ngắn, rõ nét cọ, các đường quệt màu đa dạng, thô tạo cảm giác bức tranh chưa hoàn thành.
Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới, nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện thực, tự nhiên.
*Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái ấn tượng:
	Nhóm họa sĩ ấn tượng đầu tiên ở Paris cũng đồng thời là những người nổi bật nhất	của trường phái này. Tuy cùng có chung khuynh hướng nghệ thuật Ấn tượng nhưng tranh của mỗi họa sĩ lại có những nét đặc trưng khác nhau tạo nên sự đa dạng phong phú cho trường phái.
* Claude Monet (1840-1926): là họa sĩ nổi tiếng người Pháp được mệnh danh là “người cha của hội họa ấn tượng” là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác phẩm đồ sộ. Ông còn được coi là một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng và là họa sĩ nhất quán và nhiều tác phẩm nhất của phong trào triết học miêu tả những nhận thức của con người trước thiên nhiên, đặc biệt khi được áp dụng để vẽ phong cảnh ngoài trời.Với các tác phẩm nổi tiếng như: Người đàn bà trong vườn (Woman in the Garden), 1867, Hermitage- Nga. “Ấn tượng mặt trời mọc” được vẽ năm (1872) 
* Edouard Manet (1832-1883)
Trước khi được liệt vào phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng, thật ra Manet là họa sĩ hiện thực hơn là ấn tượng. Manet có thời gian đi du lịch nhiều nơi, chính trong thời gian du hành vòng quanh châu Âu, ông đã có nhiều trải nghiệm và cảm nhận để sau này in lại dấu ấn trong những tác phẩm của mình. Rồi những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng tới những họa sỹ trẻ mà sau đó sẽ được gọi là “các họa sỹ ấn tượng”.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Edouard Manet như: Olympia, 1863. The luncheon on the Grass (1862-1863),
*Pierre-Auguste Renoir (1841 - 1919) là một họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cách Trường phái ấn tượng. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể của nữ giới. "Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau" với tác phẩm tiêu biểu: After the Bath, 1888
* Edgar Degas (1834-1917): Sinh ngày 19-7-1834 tại Thành phố Paris, nước Pháp. Ông là họa sĩ trường phái ấn tượng Pháp mà nổi tiếng múa ballet theo chủ đề tác phẩm bao gồm "Dance Class" và "Fin d'Arabesque." Được coi là một trong những sáng lập chủ nghĩa ấn tượng, một hạn ông đã từ chối chấp nhận. 
Ông có thể được coi là một họa sĩ trường phái ấn tượng, nhưng tác phẩm của ông, bao gồm cả "L'Absinthe" và "A Văn phòng bông tại New Orleans," là cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa hiện thực
Một số tác phẩm tiêu biểu của Edgar Degas như: Tắm (woman Combing Her Hair) được sáng tác năm (1888-1886). The Dance Class( 1873-1876) Oil on canvas. Ballet Rehearsal (1873) the Fogg Art Museum, Massachusetts,
* Một số tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tiêu biểu của trường phái ấn tượng:
Người đàn bà trong vườn (Woman in the Garden), 1867. Của họa sĩ Claude Monet 
Ấn tượng mặt trời mọc (1872). Của họa sĩ Claude Monet
The luncheon on the Grass (1862-1863). Của họa sĩ Edouard Manet
Olympia, 1863. Của họa sĩ Edouard Manet
After the Bath, 1888. Của họa sĩ Pierre-Auguste Renoir 
Tắm (woman Combing Her Hair) 1888-1886.
Của họa sĩ Edgar Degas
The Dance Class( 1873-1876) Oil on canvas, by Edgar Degas
Ballet Rehearsal,1873, the Fogg Art Museum, Massachusetts. Của họa sĩ Edgar Degas

File đính kèm:

  • docxbai_lam_kiem_tra_mon_lich_su_mi_thuat_the_gioi.docx