Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp

Trong những năm gần đây, định hướng dạy học tích hợp-liên môn đã trở thành mô hình

giảng dạy phổ biến tại Việt Nam, nhất là đối với các ngành Khoa học tự nhiên hay Khoa học kĩ

thuật. Tuy nhiên, đối với những ngành mang tính “đặc thù” như ngành Nghệ thuật, đặc biệt là Âm

nhạc, mô hình giảng dạy này vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Lí thuyết âm nhạc là một

ngành lớn, được xây dựng từ nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó sự tích hợp trong quá trình

giảng dạy càng trở nên cấp thiết, đi cùng với nó, là sự thay đổi trong việc thiết kế các bài kiểm tra

Lí thuyết Âm nhạc để tương thích với mô hình giảng dạy mới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi

giới thiệu một số mẫu bài kiểm tra các môn Lí thuyết trong ngành Âm nhạc của các tổ chức khảo thí uy

tín trên thế giới, dùng thang đo Bloom cải tiến để đối chiếu nhằm rút ra nhận định về các cấp độ tư duy

cần thiết của người học, từ đó đưa ra một số gợi ý cho các nhà chuyên môn nhằm thiết kế các định

dạng bài kiểm tra kiến thức phù hợp với khuynh hướng giáo dục hiện đại ngày nay.

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 1

Trang 1

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 2

Trang 2

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 3

Trang 3

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 4

Trang 4

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 5

Trang 5

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 6

Trang 6

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 7

Trang 7

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 8

Trang 8

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 9

Trang 9

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 6900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp

Bài kiểm tra ngành lí thuyết âm nhạc theo định hướng dạy học tích hợp
 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE 
 Tập 17, Số 11 (2020): 2020-2032 Vol. 17, No. 11 (2020): 2020-2032 
 ISSN: 
 1859-3100 Website:  
 Bài báo nghiên cứu* 
 BÀI KIỂM TRA NGÀNH LÍ THUYẾT ÂM NHẠC 
 THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP 
 Nguyễn Thị Ngọc Dung 
 Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam 
 Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Dung – Email: ms_ngocdung@yahoo.com 
 Ngày nhận bài: 20-9-2019; ngày nhận bài sửa: 11-3-2020; ngày duyệt đăng: 30-11-2020 
TÓM TẮT 
 Trong những năm gần đây, định hướng dạy học tích hợp-liên môn đã trở thành mô hình 
giảng dạy phổ biến tại Việt Nam, nhất là đối với các ngành Khoa học tự nhiên hay Khoa học kĩ 
thuật. Tuy nhiên, đối với những ngành mang tính “đặc thù” như ngành Nghệ thuật, đặc biệt là Âm 
nhạc, mô hình giảng dạy này vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Lí thuyết âm nhạc là một 
ngành lớn, được xây dựng từ nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó sự tích hợp trong quá trình 
giảng dạy càng trở nên cấp thiết, đi cùng với nó, là sự thay đổi trong việc thiết kế các bài kiểm tra 
Lí thuyết Âm nhạc để tương thích với mô hình giảng dạy mới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi 
giới thiệu một số mẫu bài kiểm tra các môn Lí thuyết trong ngành Âm nhạc của các tổ chức khảo thí uy 
tín trên thế giới, dùng thang đo Bloom cải tiến để đối chiếu nhằm rút ra nhận định về các cấp độ tư duy 
cần thiết của người học, từ đó đưa ra một số gợi ý cho các nhà chuyên môn nhằm thiết kế các định 
dạng bài kiểm tra kiến thức phù hợp với khuynh hướng giáo dục hiện đại ngày nay. 
 Từ khóa: dạy học tích hợp; lí thuyết âm nhạc; đánh giá 
1. Đặt vấn đề 
1.1. Định hướng dạy học tích hợp 
 Trong ấn phẩm The Big Picture: Integrating Children's Learning, các nhà giáo dục 
Úc đã nêu quan điểm về tích hợp trong giáo dục (Pigdon, & Woodley, 1992)1, “Cách tiếp 
cận tích hợp cho phép người học khám phá, thu thập, xử lí, tinh chỉnh và trình bày thông 
tin về chủ đề họ muốn tìm hiểu mà không bị ràng buộc bởi các rào cản truyền thống của 
chủ đề đó”. Với quan điểm trên, định hướng dạy học tích hợp khuyến khích người học tìm 
hiểu mối liên hệ, sự kết nối nội tại giữa các lĩnh vực đã học hơn là tập trung vào một đơn 
môn thuần túy. Quá trình học tích hợp đòi hỏi người học phải chủ động nghiên cứu, diễn 
dịch, trao đổi thông tin trong suốt quá trình học tập, hơn nữa, thông tin càng đa dạng, 
Cite this article as: Nguyen Thi Ngoc Dung (2020). Designing integrated assessment for music theory 
courses. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(11), 2020-2032. 
1 “An integrated approach allows learners to explore, gather, process, refine and present information about 
topic they want to investigate without the constraints imposed by traditional subject barriers” – NXB Eleanor 
Curtain Publishing, Melbourne. 
 2020 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Dung 
phong phú thì tính hệ thống phải càng cao. Qua đó, người học hấp thụ kiến thức một cách 
sâu sắc và biết cách vận dụng khi gặp một tình huống bất ngờ trong thực tế. 
 Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Khánh cho rằng: “Cội nguồn của tư tưởng dạy học tích 
hợp xuất phát từ tính chỉnh thể của khoa học. Dù được phân thành nhiều lĩnh vực khác 
nhau để phù hợp với năng lực nhận thức của con người, song về bản chất, khoa học vốn dĩ 
là một chỉnh thể và chỉnh thể đó tồn tại độc lập với sự phân chia của con người. Vì vậy, để 
nhận biết được một sự vật hiện tượng, cần phải có kĩ năng được hình thành bởi kiến thức 
và kinh nghiệm tổng hợp từ nhiều lĩnh vực” (Nguyen, 2016). 
 Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu cuối cùng của giáo dục hiện đại là phát triển năng 
lực của con người. Biểu hiện của năng lực là kĩ năng giải quyết tình huống trong một bối 
cảnh cụ thể, chứ không phải ở việc tiếp thụ một lượng tri thức rời rạc. Chính vì có khả 
năng làm cho con người nhận thức được các sự vật, hiện tượng theo đúng mối quan hệ vốn 
có của chúng với thế giới xung quanh nên phương pháp dạy học tích hợp là cách thức rất 
hữu hiệu để học sinh phát triển năng lực của mình. 
1.2. Thang đo Bloom 
 Thang đo Bloom về các cấp độ tư duy (Original Bloom’s Taxonomy) được Benjamin 
Bloom, giáo sư của Trường Đại học Chicago, đưa ra vào năm 1956. Trong đó, Bloom có 
nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã được sử dụng trong 
hơn năm thập kỉ qua đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích 
và phát triển các kĩ năng tư duy của sinh viên ở mức độ cao. Đầu thế kỉ XX, Lorin 
Anderson (là một trong những học trò ưu tú của Bloom) đã có sự sắp xếp lại thang đo 
Bloom: (1) nhấn mạnh vào trạng thái “vận động” trong quá trình nhận thức của con người 
bằng cách thay thế danh từ định danh bằng động từ; (2) hoán đổi vị trí 2 cấp độ cao nhất 
của quá trình tư duy, cho thấy tầm quan trọng của tư duy Sáng tạo trong quá trình nhận 
thức. Tác giả tin rằng tư duy Sáng tạo chính là kết tinh của quá trình nhận thức phứ ...  ở mỗi 
cấp độ, đối chiếu điểm số với thang đo Bloom Cải tiến sẽ thấy sự khác biệt về trọng tâm 
đánh giá: ở bậc Sơ cấp và Trung cấp, số lượng câu hỏi và tổng số điểm đánh giá thuộc khả 
năng Tư duy mức độ thấp (bậc 1, 2, 3) và Tư duy mức độ cao (bậc 4, 5, 6) là bằng nhau 
(50 điểm); nhưng ở bậc Nâng cao, tỉ trọng điểm số đánh giá giữa Tư duy mức độ thấp và 
Tư duy mức độ cao có sự chênh lệch rất đáng kể (grade 6: 25 điểm/75 điểm; grade7 và 
grade 8: 30 điểm/70 điểm) 
 Không chỉ khác biệt về phổ điểm qua từng cấp độ và trình độ, mà cách thiết kế câu 
hỏi trong bài kiểm tra cũng có sự biến đổi khá “tinh tế” để phù hợp với năng lực nhận thức 
cũng như yêu cầu kiến thức của người học. Ở bậc Sơ cấp, mỗi phần trong bài kiểm tra 
tương ứng với kiến thức thuộc một chuyên ngành âm nhạc, nhưng lên đến bậc Trung cấp, 
 2025 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 11 (2020): 2020-2032 
sự thay đổi dần xuất hiện, mỗi phần trong bài kiểm tra đòi hỏi kiến thức thuộc 1 đến 2 
chuyên ngành âm nhạc khác nhau; và đến bậc Nâng cao thì sự tích hợp kiến thức của nhiều 
chuyên ngành trong 1 câu hỏi càng nhiều hơn nữa. 
 Ở chiều ngược lại, để hoàn thành Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc theo định dạng tổ 
hợp như trên, trong quá trình học các môn chuyên ngành, người học phải được hướng dẫn 
và biết cách tổng hợp – hệ thống hóa kiến thức, có khả năng liên kết các nội dung đã học, 
khả năng suy nghĩ logic... đây cũng là những yếu tố tiên quyết hình thành nên hoạt động 
nghiên cứu khoa học sau này. 
 Cũng có cấu trúc tương tư như Trinity College London, trong khoảng thời gian làm 
bài 120 phút, Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc định dạng tổ hợp của Australian Music 
Examination Board (AMEB) đánh giá lượng kiến thức của thí sinh qua 7 câu hỏi, tương 
ứng với 7 lĩnh vực âm nhạc, sắp xếp từ dễ đến khó và dành riêng 1 câu hỏi để người học 
thể hiện tiềm năng sáng tạo, 1 câu hỏi thuộc dạng phân tích tổng hợp. 
 Ví dụ 2: Phân tích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của AMEB – grade 3 (xem Bảng 2 
và Phụ lục 2). 
 Bảng 2. Phân tích câu hỏi trong Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của AMEB – grade 3 
 Grade 3 Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 Câu hỏi 6 Câu hỏi 7 
 Sáng tạo 
 (Viết tiết tấu Thuật ngữ 
 Chủ âm 
 Hợp âm Hình nốt Dịch cho 2 câu thơ và Kiến 
 Nội dung và Thang Quãng 
 và Kết và Tiết tấu giọng và viết giai điệu thức tổng 
 âm 
 theo tiết tấu quát 
 cho sẵn) 
 Điểm 21 9 19 14 14 8 15 
 Kiến thức 
 Kí xướng âm + Nhạc lí Kí xướng Phân tích 
 chuyên Hòa âm Sáng tác 
 Nhạc lí cơ bản cơ bản âm tác phẩm 
 ngành 
 Thang 
 Bậc 4,5,6: 
 Bloom 
 Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo 
 Cải tiến 
 Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc định dạng tổ hợp của Associated Board of the Royal 
Schools of Music (ABRSM) lại có cách trình bày hơi khác: bao gồm nhiều câu hỏi kết hợp 
giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận, qua đó thể hiện kĩ năng phân tích tác phẩm âm nhạc 
và khả năng liên hệ các kiến thức chuyên ngành của người học (Syllabus & Past Papers in 
Music Theory). 
 Ví dụ 3: Phân tích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của ABRSM – grade 3: phần âm 
nhạc trích dẫn trong câu hỏi số 9 là một giai điệu do Haydn sáng tác, nối tiếp sau đó là 
nhiều câu hỏi liên quan đến nhiều chuyên ngành âm nhạc (xem Bảng 3 và Phụ lục 3). 
 2026 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Dung 
 Bảng 3. Phân tích câu hỏi trong Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của ABRSM – grade 3 
 Câu Chuyên Đánh giá theo thang 
 Nội dung Điểm 
 hỏi ngành Bloom Cải tiến 
 1 Điền vạch nhịp còn thiếu 10 
 2 Điền khóa nhạc tương ứng 10 
 Nhạc lí cơ 
 3 Đọc nốt 10 bản + 
 4 Xác định tên và tính chất của quãng 10 Kí xướng Bậc 1, 2 và 3: Ghi nhớ, 
 âm Hiểu và Áp dụng kiến 
 5 Điền dấu lặng tương ứng 10 
 thức 
 6 Viết lại giai điệu theo nhóm tiết tấu 10 
 7 Viết hóa biểu và hợp âm 3 chủ tương ứng 10 Hòa âm 
 Xác định ý nghĩa tương ứng với các thuật ngữ Nhạc lí cơ 
 8 10 
 âm nhạc cho sẵn bản 
 1. Xác định bậc trong thang âm của nốt đầu 
 Hòa âm 
 tiên 
 2. Tìm và khoanh tròn nốt không nằm trong 
 Phân tích 
 thang âm Eb trưởng 
 tác phẩm + 
 3. Xác định ô nhịp mà trong đó không có nốt 
 Hòa âm 
 9a nào thuộc hợp âm 3 chủ 10 
 4. Liệt kê những điểm tương đồng và những Phân tích Bậc 4, 5 và 6: Phân 
 điểm khác biệt giữa ô nhịp 1-2 và ô nhịp 5-6 tác phẩm tích, Đánh giá và Sáng 
 Phân tích tạo 
 5. Xác định 2 nốt nối tiếp nhau tạo nên quãng 
 tác phẩm + 
 5Đ giai điệu 
 Hòa âm 
 Kí xướng 
 Viết lại giai điệu từ nốt đầu tiên đến nốt đầu 
 âm + Nhạc 
 9b tiên của ô nhịp thứ 6, thấp hơn 1 quãng 8 và 10 
 lí cơ bản + 
 sử dụng khóa Fa 
 Sáng tác 
 Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc định dạng tổ hợp của London College of Music 
Examinations (LCM) có cấu trúc khá đơn giản, bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ, đánh giá được 
lượng kiến thức nhất định của từng chuyên ngành âm nhạc. 
 Ví dụ 4: Phân tích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc định dạng tổ hợp của LCM trình 
độ 3 (grade 3) (xem Bảng 4 và Phụ lục 4). 
 Bảng 4. Phân tích câu hỏi trong Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của LCM – grade 3 
 Đánh giá 
 Câu 
 Nội dung câu hỏi Điểm Chuyên ngành theo thang đo 
 hỏi 
 Bloom Cải tiến 
 Điền dấu lặng thích hợp để đủ số 
 1 10 
 phách trong ô nhịp Bậc 1 và 2: 
 2 Điền số chỉ nhịp tương ứng 10 Nhạc lí cơ bản Ghi nhớ và 
 3 Điền quãng tương ứng 10 Hiểu kiến thức 
 4 Viết thang âm tương ứng 10 
 2027 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 11 (2020): 2020-2032 
 5 Điền nốt còn thiếu của hợp âm 10 
 Hòa âm 
 6 Viết nốt đẳng âm 10 
 Dịch giọng câu nhạc cho sẵn phù hợp Kí xướng âm + Bậc 2 và 3: 
 7 10 
 với nhạc cụ và viết lại hóa biểu Nhạc lí cơ bản Hiểu và Áp dụng 
 Cho sẵn một trích đoạn âm nhạc (8 ô nhịp) và trả lời các câu hỏi (30 điểm) 
 A. Tên giọng, số chỉ nhịp và giải thích ý Bậc 4,5: 
 Phân tích tác phẩm 
 nghĩa của số chỉ nhịp, giải thích thuật ngữ âm Phân tích 
 + Nhạc lí cơ bản 
 nhạc và Đánh giá 
 B. Điền nốt vào chỗ trống dựa trên kiến thức 
 Phân tích tác phẩm Bậc 4 và 5: 
 8 về quãng và hòa âm 4 bè, điền chi tiết âm 
 + Hòa âm + Phân tích 
 nhạc còn thiếu, tìm thuật ngữ tiếng Ý tương 
 Nhạc lí cơ bản và Đánh giá 
 ứng với khái niệm cho sẵn 
 C. Viết lại đoạn nhạc với đầy đủ chi tiết âm Phân tích tác phẩm Bậc 4,5,6: Phân 
 nhạc, có trường độ ngắn hơn 1 nửa và chọn + Kí xướng âm + tích, Đánh giá 
 số chỉ nhịp thích hợp Sáng tác và Sáng tạo 
3. Gợi ý thiết kế bài kiểm tra ngành Lí thuyết âm nhạc cho sinh viên chuyên 
ngành Sư phạm âm nhạc 
 Hiện nay, các môn học thuộc lĩnh vực âm nhạc đang được giảng dạy trong chương 
trình học ngành Sư phạm âm nhạc tại Đại học Sài Gòn được phân bố như bảng sau: 
 Học kì 
 Tên môn học 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
 Nghệ thuật học Đại cương x 
 Lịch sử âm nhạc Việt Nam x 
 T Lịch sử âm nhạc thế giới x 
 Lí thuyết âm nhạc cơ bản x 
 Kí xướng âm x x x x x x 
 Phân tích tác phẩm x 
 Hòa thanh x x 
 LÍ THUY Ế LÍ
 Phối hợp xướng x 
 Nhập môn sáng tác x x 
 Tin học âm nhạc x 
 Kĩ thuật hát hợp xướng x x x x 
 Chỉ huy hợp xướng x x 
 Thanh nhạc x x x x x x 
 C HÀNH C Thanh nhạc nâng cao x x 
 Ự Nhạc cụ x x x x x x 
 TH Nhạc cụ nâng cao x x 
 Căn cứ vào chương trình học phía trên, chúng ta có thể thiết kế các câu hỏi tổng quát 
trong bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc cho sinh viên vào cuối học kì 2, tích hợp các kiến 
thức của các môn Nghệ thuật học Đại cương, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Lịch sử âm nhạc 
Thế giới, Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Kí xướng âm theo hướng sau: 
 2028 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Dung 
 Mức độ nhận thức 
 STT Môn Câu hỏi theo thang Bloom 
 cải tiến 
 Nghệ thuật học đại Tổng quát về tác giả C.P.E Bach (giai đoạn lịch 
 1 Bậc 1, 2, 3: 
 cương sử, phong cách nghệ thuật) 
 Ghi nhớ, Hiểu, 
 Lịch sử âm nhạc thế Tổng quát về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, thể 
 2 Áp dụng 
 giới loại, đặc trưng) 
 Trong cùng giai đoạn lịch sử này, ở Việt Nam có 
 Bậc 1, 4, 5: 
 3 những sự kiện âm nhạc gì? Được tổ chức nhằm 
 Lịch sử âm nhạc Việt Ghi nhớ, 
 mục đích gì? 
 Nam Phân tích, 
 Nhận xét về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc 
 4 Đánh giá 
 phương Tây trong cùng thời kì lịch sử 
 Điệu tính, nhịp độ, tốc độ, tính chất âm nhạc của 
 5 
 đoạn nhạc 
 Xây dựng các loại quãng từ chủ âm của đoạn Bậc 1,2,3: 
 6 
 Nhạc lí cơ bản nhạc trên Ghi nhớ, Hiểu, 
 Ý nghĩa của các thuật ngữ âm nhạc có trong Áp dụng 
 7 
 đoạn nhạc 
 8 Khoanh tròn loại tiết tấu nhất định 
 Bậc 3, 4: 
 Viết lại giai điệu của đoạn nhạc thấp hơn 1 
 9 Áp dụng, 
 quãng nhất định và thay đổi khóa nhạc 
 Kí xướng âm Phân tích, 
 Viết lại 5 ô nhịp đầu tiên, dòng khóa Fa, với tiết Bậc 4, 6: Phân tích 
 10 
 tấu nhanh hơn gấp đôi Sáng tạo 
 Sau khi có các câu hỏi tổng quát tích hợp kiến thức của nhiều môn, đánh giá được 
mức độ nhận thức của người học theo thang đo Bloom cải tiến, giáo viên có thể triển khai 
thành bảng hỏi chi tiết và phân bố điểm số hợp lí, xoáy sâu vào từng trọng tâm cụ thể (tùy 
theo tình hình thực tế của lớp học) để tạo thành một bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc hoàn 
chỉnh cho ngành Sư phạm âm nhạc, phù hợp với khuynh hướng giáo dục hiện đại. 
4. Kết luận 
 Ngày nay, quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã trở thành một triết lí giáo 
dục phổ biến trên thế giới và được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Dựa vào đó, quy trình 
 2029 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 11 (2020): 2020-2032 
phát triển và đánh giá năng lực học sinh được xây dựng trên 5 tiêu chí: Kiến thức 
(Knowledge), Kĩ năng (Skills), Thái độ (Attitude), Vận dụng (Applying) và Sáng tạo 
(Creating) không chỉ thực hiện trong hoạt động giảng dạy các ngành Khoa học tự nhiên mà 
còn được thực hiện trong hoạt động giảng dạy các bộ môn Nghệ thuật, đặc biệt là Âm 
nhạc. Vì vậy, hình thức dạy học âm nhạc tích hợp – liên môn ngày càng được ưa chuộng vì 
tính ưu việt của nó so với hình thức dạy học đơn môn thuần túy. Người học được tiếp cận 
kiến thức âm nhạc từ nhiều góc độ, có hiểu biết đa dạng về các môn học chuyên ngành, 
biết cách liên kết các vấn đề và cách xử lí tình huống từ thực tiễn, hạn chế tối đa tình trạng 
“mất cân đối” giữa các chuyên ngành hoặc quan điểm phân biệt giữa “chuyên ngành chính – 
chuyên ngành phụ” của người học. Hơn nữa, sự tích hợp kiến thức âm nhạc trong quá trình 
giảng dạy không phải luôn luôn đồng nhất mà lại mang tính phân loại rõ nét: tích hợp cao ở 
các lớp học bậc thấp và phân hoá dần ở các lớp học bậc cao. Điều này cũng phù hợp với sự 
phát triển về nhận thức của người học theo thời gian. Đi cùng với sự thay đổi về tư duy giảng 
dạy âm nhạc chính là sự “chuyển hướng” trong việc thiết kế bài thi, đi từ chú trọng kiểm tra 
kiến thức chuyển sang đề cao khả năng đánh giá năng lực tư duy của người học. 
 Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, hướng đến việc thực hiện theo chương trình 
giáo dục phổ thông (mới) môn Âm nhạc, đã bắt đầu có sự thay đổi trong giảng dạy âm 
nhạc và đặc biệt là ngành Lí thuyết âm nhạc ở các trình độ cơ bản. Chính vì vậy, việc tham 
khảo các bài kiểm tra kiến thức ngành Lí thuyết âm nhạc theo định dạng Tổ hợp từ các Tổ 
chức Giáo dục – Khảo thí uy tín trong và ngoài nước là điều cần thiết, để từ đó, các nhà 
chuyên môn trong nước có thể rút ra nhiều kinh nghiệm có ích cho việc thiết kế bài kiểm 
tra kiến thức âm nhạc trong nước, phù hợp với khuynh hướng giáo dục nghệ thuật hiện đại 
trên thế giới cũng như tương thích với chương trình giáo dục âm nhạc tại Việt Nam, nhằm 
đáp ứng nhu cầu về đánh giá khối lượng kiến thức một cách chính xác và toàn diện cũng 
như đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, đồng 
thời phân loại được trình độ âm nhạc của người học và phù hợp với xu thế tinh lọc kiến 
thức trong giáo dục phổ thông hiện đại. 
  Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Andrew Churches (2001). Bloom's Digital Taxonomy – a thorough orientation to the revised 
 taxonomy; practical recommendations for a wide variety of ways mapping the taxonomy to 
 the uses of current online technologies; and associated rubric. 
Ha, T. L. H. (2015). Day hoc tich hop vi muc tieu phat trien nang luc van dung kien thuc cua hoc 
 sinh [Integrated teaching for the purpose of developing students' ability to apply their 
 knowledge]. Institute for Educational Research – Ha Noi National University of Education. 
 2030 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Dung 
Ministry of Education & Training (2018). Chuong trinh giao duc pho thong (moi) mon am nhac 
 (ban hanh kem theo Thong tu so 32/2018/tt-bgddt ngay 26/12/2018 cua Bo truong Bo Giao 
 duc va Dao tao) [program of music – Attached with Anoucement number 32/2018/TT-
 BGDĐT]. 
Nguyen, V. K. (2016). Tich hop dang bi hieu sai [Integration is being misunderstood]. Ha Noi 
 National University of Education. Retrieved from https://vnexpress.net/giao-duc/tich-hop-
 dang-bi-hieu-sai-3319246.html 
Pigdon, K., & Woodley, M. (Eds.) (1992). The Big Picture: Integrating Children's Learning. 
 Melbourne: Eleanor Curtain Publishing. 
Syllabus, & Past Papers in Music Theory (n.d.). of ABRSM, TCL, AMEB & LCM. 
University IOWA State (2003). Revised Bloom’s Taxonomy. Retrieved from Center for Excellence 
 in Learning and Teaching (CELT): 
 practices/revised-blooms-taxonomy/ 
Volume Information (2002). Theory Into Practice, 41(4), 265-267. Retrieved from 
 PHỤ LỤC 
 Phụ lục 1. Trích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc Phụ lục 2. Trích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc 
 của Trinity College London trình độ 3 (grade 3) của AMEB trình độ 3 (grade 3) 
 2031 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 11 (2020): 2020-2032 
 Phụ lục 3. Trích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc của Phụ lục 4. Trích Bài kiểm tra Lí thuyết âm nhạc 
 ABRSM trình độ 3 (grade 3) của LCM trình độ 3 (grade 3) 
 DESIGNING INTEGRATED ASSESSMENT FOR MUSIC THEORY COURSES 
 Nguyen Thi Ngoc Dung 
 Sai Gon University, Vietnam 
 Corresponding author: Nguyen Thi Ngoc Dung – Email: ms_ngocdung@yahoo.com 
 Received: September 20, 2019; Revised: March 11, 2020; Accepted: November 30, 2020 
ABSTRACT 
 During the last few years, interdisciplinary teaching has become a popular model of 
teaching in Vietnam, especially for Natural Science or Technical Science. However, for some 
‘peculiar’ majors as Arts, especially Music, this teaching approach has not been rigorously 
studied, discussed, and implemented yet, which has led to some problems in designing assessment 
activities and tasks for related courses in Music Theory. Within the scope of this article, some 
sample music theory tests from prestigious testing agencies all over the world are introduced and 
analysed based on the Bloom's Revised Taxonomy. The analysis helps to identify all necessary 
levels of thinking. Some suggestions are then offered to design tests for Music Theory in line with 
the teaching approach. 
 Keywords: integrated teaching; music theory; assessment 
 2032 

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_nganh_li_thuyet_am_nhac_theo_dinh_huong_day_hoc.pdf