Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca

V. Tục ngữ

Khái quát:

- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ý nghĩa hàm súc. Do nhân dân lao động sáng tạo, được lưu truyền qua nhiều đời.

- Tục ngữ phát triển ngày càng phong phú tạo thành 1 trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam là tính giàu hình ảnh. Có thể thay thế một cách hiệu quả những lời thuyết lý dài dòng, dễ quên. Tục ngữ có thể hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng

 Ví dụ: Kiến tha lâu có ngày đầy tổ

 *Nghĩa đen: hiện tượng kiến tha mồi theo quy luật thời gian.

 *Nghĩa bóng: lòng kiên nhẫn của con người.

 

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 1

Trang 1

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 2

Trang 2

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 3

Trang 3

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 4

Trang 4

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 5

Trang 5

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 6

Trang 6

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 7

Trang 7

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 8

Trang 8

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 9

Trang 9

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 23 trang Trúc Khang 08/01/2024 5480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca

Bài giảng Văn học Việt Nam - Ca dao, tục ngữ và câu đố, dân ca
CA DAO - TỤC NGỮCÂU ĐỐ - DÂN CA 
VĂN HỌC VIỆT NAM 
 Khái quát : 
 Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn , ý nghĩa hàm súc . Do nhân dân lao động sáng tạo , được lưu truyền qua nhiều đời . 
 Tục ngữ phát triển ngày càng phong phú tạo thành 1 trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam là tính giàu hình ảnh . Có thể thay thế một cách hiệu quả những lời thuyết lý dài dòng , dễ quên . Tục ngữ có thể hiểu theo 2 nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng 
 Ví dụ : Kiến tha lâu có ngày đầy tổ 
 * Nghĩa đen : hiện tượng kiến tha mồi theo quy luật thời gian . 
 * Nghĩa bóng : lòng kiên nhẫn của con người . 
V. Tục ngữ 
 Theo Gorki : Người ta đã nhìn nhận và xác định rằng nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ thời xưa . 
 Nguyên nhân phát sinh của nghệ thuật này là xu hướng của con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào những hình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào kí ức – những hình thức thơ 2 câu , tục ngữ , truyền ngôn .. như những khẩu hiệu lao động thời cổ đại . 
 Tục ngữ diễn đạt hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống , kinh nghiệm xã hội – lịch sử của nhân dân lao động . 
V. Tục ngữ 
 Nguồn gốc : Có 3 nguồn chính hình thành của tục ngữ VN 
 1. Những câu tục ngữ hình thành trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân . 
 2. Những câu tục ngữ rút ra hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian khác . 
 3. Những câu tục ngữ hình thành do con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học viết . 
 => Tục ngữ là tấm gương phản ảnh , qua lời nói hàng ngày , mọi biểu hiện của đời sống dân tộc , và quan niệm của nhân dân về lao động , về các hiện tượng lịch sử xã hội , đạo đức , tôn giáo  
V. Tục ngữ 
 TỤC NGỮ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
 Nói về hiện tượng thời tiết , thể hiện óc nhận xét tinh tế của nhân dân Việt Nam. 
 Vd : Chớp đông nhay nháy , gà gáy thì mưa . 
 Tục ngữ về làm ruộng chiếm đa số do nghề đánh cá và chăn nuôi không phát triển bằng trồng trọt 
 Vd : Nhai kĩ no lâu , cầy sâu đất tốt . 
V. Tục ngữ 
 TỤC NGỮ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
 Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo trong lao động , chứng minh nguồn gốc quần chúng của khoa học . Nhưng những tri thức của người dân về sản xuất còn ở trình độ kinh nghiệm thực tiễn , chưa có cơ sở lí luận vững vàng . Một số nêu lên quy luật chính xác của giới tự nhiên , một số phản ánh biểu hiện cụ thể của tự nhiên ở từng khoảng không gian và thời gian nhất định . 
V. Tục ngữ 
 TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI 
 Đại bộ phận tục ngữ Việt Nam là tục ngữ nói về hiện tượng lịch sử - xã hội . 
 Nội dung: Biết được nhân dân ta trong những thời kì trước đây đã sống và đấu tranh thế nào , tập quán , thị hiếu gì .. 
 Ngoài ra , tục ngữ Việt Nam còn phản ánh những đặc điểm sinh hoạt gia đình và xã hội , sinh hoạt vật chất , tinh thần của nhân dân ta trong thời kì phong kiến . 
 Được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định , tục ngữ phản ánh những hiện tượng lịch sử xã hội nhất định và quan điểm của nhân dân với các hiện tượng ấy 
V. Tục ngữ 
 TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI 
 Tục ngữ Việt Nam phản ánh một cách trung thành truyền thống tư tưởng , đạo đức của nhân dân lao động Việt Nam. 
 Có những tư tưởng chính trị xã hội và những yếu tố của tư tưởng triết học . Trong thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động Việt Nam, những phần ưu tú nhất đã được giữ gìn 1 cách trân trọng trong tục ngữ . Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn để khẳng định môt chân lý , đưa ra 1 nhận xét , nêu lên 1 phán đoán .. 
V. Tục ngữ 
 TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI 
 Nội dung tư tưởng của tục ngữ Việt Nam rõ ràng bao hàm những phần tinh hoa nhất của tính dân tộc , truyền thống dân tộc . Tục ngữ góp phần giải thích sức mạnh và những thắng lơi rực rỡ trong cuộc đấu tranh thiên nhiên , đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trước đây . 
 Sau CMT8, những câu tục ngữ mới ra đời phản ánh sự hình thành trong người dân lao động Việt Nam nhiều phẩm chất mới 
V. Tục ngữ 
 Tục ngữ mới vẫn đang trên đường phát triển . Những câu tiêu biểu nhất trong tục ngữ sau này xứng đáng có được một chỗ quan trọng trong kho tàng tục ngữ quý báu của nhân dân ta , vì trong khi tiếp tục những truyền thống tốt đẹp của tục ngữ cũ , tục ngữ mới đồng thời đánh dấu 1 bước phát triển cách mạng của tính cách dân tộc và truyền thống dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay. 
 Tục ngữ nói chung được đúc kết lại thành lời nói dễ nhớ mang tính chất bền vững , Phần lớn có 2 vế , biểu hiện ra cả về mặt nội dung cũng như hình thức . 
V. Tục ngữ 
Cảm ơn các bạn đã theo dõi  
( Tiếp tục nhé  !! ) 
 Câu đố là 1 loại sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch , nói 1 đằng hiểu 1 nẻo . 
 Câu đố thường được xây dựng nhằm mục đích mô tả bằng hình tượng hoặc từ ngữ , những dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những vật đố cá biệt , cụ thể . 
 Nói chung câu đố là 1 hình thức miêu tả và kể truyện ngắn gọn . câu đố giống tục ngữ về tính cô đúc , tính cân đối nhịp nhàng và về cách

File đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoc_viet_nam_ca_daotuc_ngu_va_cau_do_dan_ca.ppt