Bài giảng Vai trò của điều dưỡng quản lý - Tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh
Công việc của điều dưỡng quản lý
• Quản lý nguồn lực, cả nhân lực và vật lực:
– Bao gồm phải biết các nguồn lực có sẵn và làm sao để tiếp
cận.
• Thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa về điều dưỡng:
– Huấn luyện nhân viên
– Khuyến kích các điều dưỡng chủ động tự quản.
– Phối hợp với các nhân viên để nâng cao thực hành điều
dưỡng.
– Thúc đẩy hợp tác giữa điều dưỡng và các thành phần khác.
– Thực hiện việc đưa ra quyết định có chia sẻ.
– Lập lịch trình và cung cấp các nguồn lực cho việc phát triển
và đào tạo điều dưỡng.Công việc của điều dưỡng quản lý
• Đảm bảo nhân lực đầy đủ:
– Sử dụng các công cụ đánh giá lượng công việc để xác định
nhu cầu nhân lực.
– Thuê người là hơn cả việc tìm một người có thể hoàn thành
nhiệm vụ yêu cầu, nhưng bao gồm việc xác định xem một
người sẽ làm việc tốt với nhóm hay không.
• Duy trì tinh thần làm việc của nhân viên:
– Ghi nhận thành tích, đóng góp của nhân viên
• Phối hợp với bác sỹ và các thành phần khác để
tăng cường an toàn bệnh nhân
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vai trò của điều dưỡng quản lý - Tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh
Vai trò của điều dưỡng quản lý Tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh Gina Rohlik Ths., Điều dưỡng cao cấp, chuyên gia điều dưỡng LS Công việc của điều dưỡng quản lý • Quản lý nguồn lực, cả nhân lực và vật lực: – Bao gồm phải biết các nguồn lực có sẵn và làm sao để tiếp cận. • Thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa về điều dưỡng: – Huấn luyện nhân viên – Khuyến kích các điều dưỡng chủ động tự quản. – Phối hợp với các nhân viên để nâng cao thực hành điều dưỡng. – Thúc đẩy hợp tác giữa điều dưỡng và các thành phần khác. – Thực hiện việc đưa ra quyết định có chia sẻ. – Lập lịch trình và cung cấp các nguồn lực cho việc phát triển và đào tạo điều dưỡng. Công việc của điều dưỡng quản lý • Đảm bảo nhân lực đầy đủ: – Sử dụng các công cụ đánh giá lượng công việc để xác định nhu cầu nhân lực. – Thuê người là hơn cả việc tìm một người có thể hoàn thành nhiệm vụ yêu cầu, nhưng bao gồm việc xác định xem một người sẽ làm việc tốt với nhóm hay không. • Duy trì tinh thần làm việc của nhân viên: – Ghi nhận thành tích, đóng góp của nhân viên • Phối hợp với bác sỹ và các thành phần khác để tăng cường an toàn bệnh nhân Công việc của điều dưỡng quản lý • Theo dõi số liệu: – Các số liệu về chất lượng. – Về sử dụng nhân lực – Về sự hài lòng của nhân viên – Về sự hài lòng của bệnh nhân • Phản ứng trước các số liệu: – Phát hiện xu hướng diễn biến – Dự án nâng cao chất lượng Công việc của điều dưỡng quản lý • Duy trì sự giao tiếp mở với các điều dưỡng, bác sỹ và các thành phần khác. • Đặt mục tiêu cho đơn vị chăm sóc bệnh nhân là phải luôn có các giá trị về tổ chức. • Thể hiện và tăng cường sự lãnh đạo thực sự Hội điều dưỡng Hoa Kỳ (AACN) Chuẩn mực cho một môi trường làm việc lành mạnh • Môi trường làm việc lành mạnh giúp cho chăm sóc điều dưỡng chất lượng cao và nâng cao kết quả trên BN. • Môi trường làm việc không lành mạnh có thể: • Góp phần tạo ra các lỗi y tế và kết quả tồi trên BN. • Cản trở khả năng chăm sóc điều dưỡng tốt. • Gây khó khăn cho việc thuyết phục mọi người làm công việc điều dưỡng. • Làm các nhân viên dễ rời bỏ đơn vị hoặc chuyên ngành. Chuẩn mực của AACN cho một môi trường làm việc lành mạnh • AACN xây dựng 6 tiêu chuẩn cho một môi trường làm việc lành mạnh: – Liên lạc khéo léo – Thực sự hợp tác – Đưa ra quyết định có hiệu quả – Phân bổ nhân lực thích hợp – Động viên, khen thưởng kịp thời – Lãnh đạo thực sự Chuẩn mực của AACN Liên lạc khéo léo • Chăm sóc bệnh nhân nói chung cần một nhóm và liên lạc hiệu quả giữa các thành viên, rất cần để chăm sóc có chất lượng và tránh các lỗi. • Liên lạc khéo léo gồm tự nhận biết, xử lý các xung đột, dàn xếp, biện hộ và lắng nghe. • Liên lạc không hiệu quả có thể dẫn tới mất niềm tin, stress, không hài lòng với công việc. • Liên lạc không hiệu quả đã dẫn tới kết quả xấu trên BN. Các yếu tố quan trọng của một liên lạc khéo léo • Hỗ trợ về mặt tổ chức cho việc xây dựng nên sự khéo léo, thành thục trong liên lạc. • Liên lạc khéo léo tập trung tìm các giải pháp và đạt các kết quả tích cực. • Liên lạc thúc đẩy các quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm làm việc. • Người liên lạc khéo léo khuyến khích và lắng nghe tất cả các viễn cảnh. • Liên lạc khéo léo vận dụng sự cùng tôn trọng để đạt đến sự đồng thuận và hiểu biết chung. Các yếu tố quan trọng của một liên lạc khéo léo • Lời nói và hành động của người liên lạc là đi đôi với nhau và người ta trông đợi sự đi đôi này. • Các hành vi không tôn trọng không được chấp nhận và cần có các chính sách để giải quyết các hành vi này. • Tổ chức y tế có sẵn các qui trình để đảm bảo chia sẻ thông tin có hiệu quả giữa các thành viên cũng như với BN và gia đình BN. • Liên lạc có hiệu quả được tính như là một đơn vị đo sự thể hiện của điều dưỡng và kết quả chăm sóc BN. Chuẩn mực của AACN Sự hợp tác thực sự • Được AACN định nghĩa là khi “sự hiểu biết độc nhất vô nhị và năng lực của mỗi nhà chuyên môn được tôn trọng để đạt được sự chăm sóc BN có chất lượng và an toàn” (Chuẩn mực của AACN cho việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc lành mạnh, trang 20). • Mô tả việc cùng đưa ra quyết định và liên lạc khéo léo. Các yếu tố quan trọng của hợp tác thực sự (AACN) • Hỗ trợ và giáo dục nhân viên để xây dựng các kỹ năng hợp tác. • Các thành viên của nhóm phải hợp tác với nhau và bất kỳ sự thiếu hợp tác nào đều phải được giải quyết. • Các thành viên của nhóm đánh giá và làm việc để xây dựng sự hợp tác thực sự. • Tất cả các thành viên hành động với mức độ chính trực cao. • Liên lạc khéo léo là một phần quan trọng của sự hợp tác thực sự. • Người quản lý điều dưỡng và giám đốc y tế phải thể hiện một sự hợp tác thực sự mẫu mực. Chuẩn mực của AACN Đưa ra quyết định hiệu quả • Điều dưỡng nên là một phần của việc đưa ra quyết định ở mức độ đơn vị và cơ quan. • Điều dưỡng dành phần lớn thời gian cạnh giường bệnh để chăm sóc BN. – Thường nhiều thời gian hơn bất kỳ các thành phần khác. – Có tầm nhìn và thông tin riêng về tình trạng bệnh nhân, có thể căn cứ để nâng cao kết quả chăm sóc BN và thực hành điều dưỡng. • Những điều dưỡng không cảm thấy họ có đóng góp vào môi trường làm việc có thể trở nên không hài lòng và tìm việc ở nơi khác. Các yếu tố quan trọng cho việc đưa ra quyết định hiệu quả (AACN) • Cần ủng hộ và đào tạo tập trung vào việc đưa ra quyết định hiệu quả: – Bao gồm xây dựng mực tiêu chung, dàn xếp, tạo điều kiện, xử lý xung đột, suy nghĩ về hệ thống và tăng cường thực hiện. • Thúc đẩy đưa ra quyết định hiệu quả qua việc đạt được các kỹ năng để đánh giá tình huống chính xác, chia sẻ thông tin dựa trên thực tế, làm rõ các quan điểm liên lạc và chủ động tìm kiếm thông tin. • Các giá trị về tổ chức là rõ ràng và được tính đến trong việc đưa ra quyết định. • Các quan điểm của BN và người nhà BN được bao gồm trong các quyết định có ảnh hưởng chăm sóc BN. Chuẩn mực của AACN Bố trí nhân lực thích hợp • Bố trí nhân lực thích hợp cải thiện an toàn bệnh nhân và sự thoải mái dễ chịu của điều dưỡng. • Bố trí nhân lực sắp xếp các kỹ năng của điều dưỡng phù hợp với các nhu cầu thay đổi của BN. • Cần đánh giá các cách bố trí nhân lực để xác định các tác dụng cúa chúng tới kết quả trên BN và hiệu quả làm việc của điều dưỡng. Các yếu tố quan trọng cho việc bố trí nhân lực thích hợp (AACN) • Cần có các chính sách bố trí nhân lực ủng hộ cho việc chăm sóc điều dưỡng chất lượng cao. • Các điều dưỡng tham gia vào các quá trình bố trí nhân lực: giáo dục đào tạo, lập kế hoạch, sắp xếp năng lực điều dưỡng phù hợp với nhu cầu của BN. • Đánh giá việc bố trí nhân lực trên phương diện kết quả trên BN và sử dụng các số liệu để xây dựng các mô hình bố trí nhân lực hiệu quả hơn. • Cơ quan cần có các ủng hộ cần thiết để cho phép điều dưỡng tập trung chăm sóc BN và gia đình BN. • Cơ quan áp dụng các quy trình làm tăng hiệu quả của chăm sóc điều dưỡng. Các điều dưỡng tham gia vào việc lựa chọn hoặc xây dựng các quy trình này. Chuẩn mực của AACN: Khen thưởng và động viên kịp thời • Việc khen thưởng ghi nhận giá trị và đóng góp của một người cho cơ quan đơn vị. • Quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và chuyên môn. • Không khen thưởng động viên có thể dẫn tới không hài lòng, bất mãn, giảm tinh thần làm việc, giảm năng xuất, giảm giữ chân nhân viên. • Việc khen thưởng đưa ra khi một người cảm thấy không xứng đáng hoặc sau một hiện tượng xúc động mạnh có thể dẫn tới cảm giác không tôn trọng. Các yếu tố quan trọng của việc khen thưởng và động viên kịp thời (AACN) • Cơ quan đơn vị có một hệ thống để ghi nhận khen thưởng các thành viên nhóm về sự đóng góp của họ. • Tất cả các thành viên nhóm biết về quy trình khen thưởng và cách để tham gia vào quy trình đó. • Tất cả mọi người trong đơn vị đều được ghi nhận, khen thưởng kịp thời. Chuẩn mực của AACN: Lãnh đạo thực sự • Phần lớn các thành viên của AACN thấy các nhà lãnh đạo hiệu quả là một phần quan trọng của môi trường làm việc lành mạnh. • AACN xác định các quản lý điều dưỡng là yếu tố chủ chốt cho sự hài lòng của nhân viên. • Các lãnh đạo về điều dưỡng nên ở các vị trí để có thể ảnh hưởng tới công tác và môi trường điều dưỡng. • Lãnh đạo điều dưỡng có các đức tính sau: liên lạc khéo léo, xây dựng nhóm, tác nhân thay đổi tích cực, cam kết gắn bó với công việc, nhắm tới kết quả và mô hình đóng vai. • Lãnh đạo điều dưỡng cần thể hiện năng lực trong: tự nhận biết, tầm nhìn chiến lược, chấp nhận nguy cơ, sáng tạo, hiệu quả về liên lạc và truyền cảm hứng. Các yếu tố quan trọng của một lãnh đạo thực sự (AACN) • Đơn vị đảm bảo các lãnh đạo điều dưỡng ở vào vị trí để tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh: – Đào tạo cho việc xây dựng kỹ năng – Cung cấp nguồn lực cần để tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. • Các lãnh đạo điều dưỡng ủng hộ việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh. • Lãnh đạo điều dưỡng hiểu đơn vị của họ và cách vận hành một môi trường làm việc lành mạnh. • Lãnh đạo điều dưỡng xây dựng lòng nhiệt huyết trong nhân viên để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Các yếu tố quan trọng của một lãnh đạo thực sự (AACN) • Các lãnh đạo điều dưỡng làm gương trong liên lạc khéo léo, hợp tác thực sự, ra quyết định hiệu quả, khen thưởng động viên kịp thời và lãnh đạo thực sự. • Khả năng xây dựng nên và duy trì môi trường làm việc lành mạnh là tiêu chí để đánh giá hoạt động của lãnh đạo điều dưỡng. Thế nào là một nhà lãnh đạo thực sự? • Một người đúng là anh ta, thực với bản thân họ và những gì họ tin: – Giá trị và niềm tin hướng dẫn hành động chứ không phải là làm vừa lòng người khác hoặc tránh né các hậu quả. – Xây dựng niềm tin • Hiểu được chính mình, biết được sức mạnh, điểm yếu và giá trị của cá nhân. – Biết được rằng tự nhận thức và cải thiện là một hành trình. – Cởi mở với những đề nghị cải thiện và phát triển cá nhân. • Lãnh đạo với mục đích, ý nghĩa và giá trị: – Có thể nói là lãnh đạo với trái tim và không có giá trị thỏa hiệp. – Con người tin và theo một lãnh đạo thực sự vì họ biết người lãnh đạo đứng ở đâu trong các vấn đề. Thế nào là một nhà lãnh đạo thực sự? • Không thiên vị. • Xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa với người khác. – Người lãnh đạo thực sự không cố ép hoặc thuyết phục người khác thay đổi, mà vai trò là thể hiện làm mẫu với sự định hướng của niềm tin và giá trị. • Người lãnh đạo thực sự không cần thiết là một lãnh đạo lôi cuốn. – Thúc đẩy người khác xây dựng dựa trên sức mạnh của họ và nâng cao thực hiện. – Tập trung dựa trên sự thịnh vượng của người khác. – Chú ý hơn tới việc phục vụ người khác hơn là đạt thành công hoặc được ghi nhận. • Nhận trách nhiệm cho các hành động, kết quả và lỗi lầm. • Lãnh đạo thực sự được mô tả là tự tin, hy vọng, lạc quan, kiên cường, rõ ràng, có đạo đức, hướng tới tương lai, phẩm hạnh cao và khiêm tốn. Tại sao người lãnh đạo thực sự lại quan trọng với cơ quan y tế? • Người lãnh đạo thực sự thực sự muốn cơ quan thành công và phát triên • Giá trị của cơ quan và bản thân đi đôi với nhau. • Lãnh đạo thực sự có thể thúc đẩy người khác làm việc với mức độ cao hơn. • Nhân viên tin rằng nhà lãnh đạo thực sự đang làm điều đúng đắn, điều này giúp nhà lãnh đạo định hướng nhân viên qua suốt các thay đổi trong hệ thống. • Lãnh đạo thực sự trên một hành trình của sự tự nhận thức và cải thiện, điều này đem lại sự lãnh đạo hiệu quả hơn và nhiều kết quả hơn trong đơn vị. Tóm tắt • Người lãnh đạo thực sự tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh có thể: – Nâng cao kết quả trên BN – Làm cho sự phát triển chuyên môn điều dưỡng tiến xa. – Giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu Tài liệu tham khảo Câu hỏi
File đính kèm:
- bai_giang_vai_tro_cua_dieu_duong_quan_ly_tao_nen_mot_moi_tru.pdf