Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông

I. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

 1. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

- Do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nền văn minh lớn, hai nền triết học lớn là Trung Quốc và Ấn Độ

- Nền kinh tế nông nghiệp thiên về trồng trọt, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước với trình độ lao động thủ công.

- Về chế độ sở hữu, chủ yếu dựa trên sở hữu pháp lý của nhà nước về ruộng đất và tài nguyên thiên nhiên, có sự phân cấp quản lý cho các địa phương làng xã, chưa có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Cho mãi đến cuối thời nhà Lý, chế độ tư hữu về ruộng đất mới bắt đầu phát triển.

2. Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Việt Nam

 

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 1

Trang 1

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 2

Trang 2

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 3

Trang 3

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 4

Trang 4

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 5

Trang 5

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 6

Trang 6

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 7

Trang 7

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 8

Trang 8

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 9

Trang 9

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 25 trang Trúc Khang 12/01/2024 1741
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông

Bài giảng Triết học - Chương II, Phần C: Khái lược lịch sử triết học phương Đông
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC 
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC 
CHƯƠNG II 
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 
PHƯƠNG ĐÔNG 
Phần C 
NGƯỜI BIÊN SOẠN 
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG 
TS. LÊ HỮU ÁI 
 C. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM 
 I. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
 1. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
 - Do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nền văn minh lớn, hai nền triết học lớn là Trung Quốc và Ấn Độ 
 - Nền kinh tế nông nghiệp thiên về trồng trọt, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước với trình độ lao động thủ công. 
 - Về chế độ sở hữu, chủ yếu dựa trên sở hữu pháp lý của nhà nước về ruộng đất và tài nguyên thiên nhiên, có sự phân cấp quản lý cho các địa phương làng xã, chưa có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Cho mãi đến cuối thời nhà Lý, chế độ tư hữu về ruộng đất mới bắt đầu phát triển. 
 - Tổ chức làng xã có tính ổn định và khép kín 
 - Hơn một nghìn năm bị ngoại bang đô hộ và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong thời kỳ độc lập cũng phải tập trung trí tuệ và sức lực vào công cuộc bảo về Tổ quốc. 
 - Trình độ tri thức còn mang tính chất kinh nghiệm gắn với lao động sản xuất thủ công. Tri thức tiếp thu được từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) chủ yếu là về chính trị, đạo đức, tôn giáo. 
 Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX , khi thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân cũ, cơ chế kinh tế, xã hội, tri thức Việt Nam mới bắt đầu có những biến đổi nhất định. 
 2. Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Việt Nam 
 - Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển : 
 Kết hợp giữa hai xu hướng: xu hướng tự thân phát triển và xu hướng tiếp thu, cải biến tư tưởng nước ngoài, trước hết là từ Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó là các nước phương Tây. 
 - Đặc điểm về nội dung: 
 Do đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam là chống ngoại xâm, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, do đó tư tưởng về cố kết cộng đồng, độc lập và chủ quyền quốc gia là tư tưởng trung tâm, cốt lõi. 
 - Đặc điểm về hình thành thể hiện tư tưởng triết học Việt Nam: 
 Ngoài hình thức trước tác, còn có nhiều hình thức đa dạng phong phú khác như trong các phong trào chính trị-xã hội, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, trong kho tàng ca dao, tục ngữ. 
II. Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
 1. Tư tưởng chính trị-xã hội 
 - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 
+ Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. 
+ Yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳng cấp, giới tính. 
 “Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”. 
 “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” 
+ Tôn kính, thờ cúng những người anh hùng dân tộc, những người có công dựng nước, xây dựng làng xã ... 
+ Khinh ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. 
 - Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia 
 + Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung quốc. Những tư tưởng này có thể tìm thấy trong bài thơ “Nam quốc sơn hà ” của Lý Thường Kiệt, bài thơ “Đoạt sáo Chương dương độ” của Trần Quang Khải, tác phẩm “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi. 
 + Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại ‘Con rồng, cháu tiên”) 
 + Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nước độc lập 
 + Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đồng hóa của Trung quốc. (Tư tưởng của Nguyễn Huệ: đánh cho dài tóc, đánh để răng đen). 
 - Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc 
 + Đại đoàn kết toàn dân tộc. Truyền thuyết “trăm trứng” nói lên tình đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. 
 + Quan hệ vua-tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức. Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo) 
 + Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Phát huy vai trò trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước. 
 + Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta. Thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẽo, khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia . 
 2. Quan niệm về đạo làm người 
 Chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam thể hiện ở: 
 - Tình thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ mọi người. 
 “Thương người như thể thương thân”. 
 “Chị ngã em nâng”. 
 “Miếng khi đói gói khi no”. 
 “Lá lành đùm lá rách”... 
 - Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng. 
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. 
 - Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn năn hối cải. Đối xử nhân đạo với kẻ thù đã đầu hàng . 
 “Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”. 
 - Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý. Hiếu thảo với cha mẹ. Thờ cúng tổ tiên. Chăm sóc phần mộ tổ tiên. Thương yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ. 
 - Giữ vững lối sống t

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_ii_phan_c_khai_luoc_lich_su_triet.ppt