Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ

 Khái niệm về thanh toán

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia,

thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc

pháp lý

Các hình thức thanh toán chủ yếu:

- Thanh toán bằng hiện vật (hàng đổi hàng)

- Thanh toán bằng tiền: 90% người Việt Nam chi tiêu hàng ngày bằng tiền mặt

- Thanh toán bằng nghĩa vụ, quy

Thanh toán truyền thống

- Trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ tài sản qua các

hình thức như tiền mặt, séc, qua ngân hàng, ủy quyền thu chi, thẻ tín

dụng/ghi nợ (credit/debit card)

- Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và

xác thực. Trong đó, tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống

phổ biến nhất

- Một số phương thức thanh toán truyền thống phổ biến: Tiền mặt,

thẻ tín dụng/ghi nợ, séc, ủy nhiệm thu chi, hàng đổi hàng, xác nhận

nợ, hối phiếu,.

Thanh toán điện tử

“Thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong môi trường

thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương

tiện điện tử” (Kaur và Pathak, 2015).

- Là một mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên

thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh

toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua

đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán,

chuyển, nạp hay rút tiền,

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 1

Trang 1

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 2

Trang 2

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 3

Trang 3

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 4

Trang 4

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 5

Trang 5

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 6

Trang 6

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 7

Trang 7

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 8

Trang 8

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 9

Trang 9

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang baonam 7720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử - Đàm Thị Thuỷ
6.1. Tổng quan về thanh toán điện tử 
6.2. Các công cụ thanh toán điện tử 
CHƢƠNG 6: THANH 
TOÁN ĐIỆN TỬ 
6.1. Tổng quan về thanh toán điện tử 
6.1.1. Khái niệm về thanh toán 
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, 
thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc 
pháp lý 
Các hình thức thanh toán chủ yếu: 
- Thanh toán bằng hiện vật (hàng đổi hàng) 
- Thanh toán bằng tiền: 90% người Việt Nam chi tiêu hàng ngày bằng tiền mặt 
- Thanh toán bằng nghĩa vụ, quyền 
6.1.2. Thanh toán truyền thống 
 - Trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ tài sản qua các 
hình thức như tiền mặt, séc, qua ngân hàng, ủy quyền thu chi, thẻ tín 
dụng/ghi nợ (credit/debit card) 
- Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và 
xác thực. Trong đó, tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống 
phổ biến nhất 
- Một số phương thức thanh toán truyền thống phổ biến: Tiền mặt, 
thẻ tín dụng/ghi nợ, séc, ủy nhiệm thu chi, hàng đổi hàng, xác nhận 
nợ, hối phiếu,... 
6.1.3. Thanh toán điện tử 
“Thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong môi trường 
thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương 
tiện điện tử” (Kaur và Pathak, 2015). 
- Là một mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên 
thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh 
toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua 
đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, 
chuyển, nạp hay rút tiền, 
6.3.2. Lợi ích của thanh toán điện tử 
* Lợi ích chung 
-Hoàn thiện và phát triển TMĐT 
-Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa 
-Nhanh chóng và an toàn hơn 
-Hiện đại hóa hệ thống và nghiệp vụ thanh toán 
* Lợi ích đối với khách hàng 
-Tiết kiệm được chi phí kinh doanh 
-Tiết kiệm được thời gian 
-Thông tin liên lạc nhanh hơn và hiệu quả 
Lợi ích trong giao dịch mua bán của thanh toán điện tử - Nhanh chóng, tiện lợi như mô 
hình của VTC Pay 
6.1.5. Hạn chế của thanh toán điện tử 
- Gian lận thẻ tín dụng 
+ Rủi ro với ngân hàng phát hành 
+ Rủi ro với ngân hàng thanh toán 
+ Rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thẻ 
 - Vấn đề bảo mật thông tin 
Yêu cầu đối với thanh toán điện tử 
-Khả năng có thể chấp nhận được 
-An toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính 
-Giấu tên (vô danh) 
-Khả năng có thể hoán đổi được 
-Tính linh hoạt và hiệu quả 
-Tính hợp nhất 
-Tính tin cậy 
Ví dụ: Vấn đề An toàn và bảo mật 
 Với chế tài xử phạt còn quá nhẹ, sự phát triển ồ ạt cùng tính bảo mật của ví điện tử, cổng 
thanh toán còn nhiều lỗ hổng, dễ bị tấn công, gây rủi ro cho người dùng. 
Mới đây, anh Phạm Quang Minh, trú tại Q.Đống Đa, TP.Hà Nội, cho biết có gửi câu hỏi thắc mắc 
lên trang fanpage Facebook của Momo. Vài phút sau, khách hàng này nhận được tin nhắn thông 
qua mạng xã hội Facebook của một người tự nhận là nhân viên chăm sóc khách hàng của Momo 
yêu cầu anh Minh cung cấp số chứng minh nhân dân và địa chỉ email để xác nhận chủ tài khoản. 
Khi có các thông tin này, đối tượng đã nhanh chóng đổi mật khẩu ví điện tử Momo của anh Minh. 
Ngay lập tức, mã O.T.P xác thực tài khoản đã được gửi vào email của người dùng, và đối tượng dễ 
dàng chiếm đoạt ví điện tử của anh Minh, đồng thời thực hiện các thao tác chuyển tiền. 
Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng trong năm 2019 phát hiện một số tồn tại, vi phạm 
như: ký kết hợp đồng với một số đối tác tham gia hệ thống thanh toán trực tuyến trước thời điểm 
được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; không kiểm tra thông tin của đối tác,... 
Câu hỏi mở: So sánh sự khác biệt giữa thanh 
toán truyền thống và thanh toán điện tử. Bạn sẽ 
chọn phƣơng thức nào? 
6.2. Các công cụ thanh toán điện tử 
 6.2.1. Thẻ thanh toán điện tử (Electronic payment card) 
Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số 
các giao dịch thương mại điện tử. 
Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền 
mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực 
tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó. Hoặc có thể dùng để rút tiền 
mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. 
–Được phát hành bởi Ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty. 
Phân loại thẻ thanh toán 
* Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau: 
+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế 
+ Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa 
* Các loại thẻ theo chủ thể phát hành: 
• Thẻ do ngân hàng phát hành (bank card) 
• Do tổ chức phi ngân hàng phát hành 
Hiện nay, để phục vụ thanh toán điện tử cho khách hàng, các loại thẻ thanh toán được chia làm 2 
loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Ví dụ như: 
+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Nếu khách hàng sở hữu các loại thẻ như 
Visa, Mastercard, American Express, JCB 
+ Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Vietcombank Connect24h,... 
Các loại thẻ thông dụng hiện nay: 
 Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng mà người sở hữu có thể dùng để thanh toán mà không cần tiền có 
sẵn trong thẻ. Điều này có nghĩa là bạn “mượn” một số tiền của ngân hàng để mua sắm, chi tiêu và cuối kỳ sẽ phải trả lại 
đầy đủ cho ngân hàng. 
- Thẻ tín dụng được làm bằng chất liệu nhựa polyme với hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810. Tùy vào 
ngân hàng phát hành mà thẻ sẽ có màu sắc cùng thiết kế riêng biệt. 
Các loại thẻ thông dụng hiện nay: 
Thẻ ghi nợ thường được gọi với tên tiếng Anh là Debit Card. Thẻ được làm từ chất liệu nhựa và 
được dùng để thực hiện nhiều chức năng như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản 
Đây là một hình thức thanh toán thay thế tiền mặt rất phổ biến hiện nay. Thẻ được liên kết với 
tài khoản ngân hàng của bạn. Theo đó thì số tiền có trong thẻ là bao nhiêu thì bạn dùng bấy 
nhiêu, khác với hình thức chi tiêu trước rồi mới trả tiền sau như một số người vẫn hiểu lầm. 
Các loại thẻ thông dụng hiện nay: 
•Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ ngay lập 
tức vào tài khoản chủ thẻ 
• Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ vào tài 
khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày 
Trang web tổng hợp kiến thức mới nhất và câu hỏi thường gặp về dịch 
vụ thẻ ngân hàng (lợi ích của các loại thẻ, yêu cầu hồ sơ và thu nhập để 
mở thẻ tín dụng, hạn mức, sao kê, mã PIN, các dịch vụ thẻ khác,...): 
https://thebank.vn/ 
6.2. Các công cụ thanh toán điện tử 
 6.2.2. Tiền điện tử 
Đồng tiền ảo hay còn gọi là đồng tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay Cryptocurrency là một 
loại tiền tệ số hóa không thể nắm giữ hay nhìn thấy được. 
Nó có giá trị tương đương tiền truyền thống ( tiền giấy, vàng, bạc, kim loại, v..v...), tiền 
ảo ra đời nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thông qua mạng lưới internet. 
Các loại tiền điện tử trên thị trƣờng (số liệu tháng 2/2020) 
SÀN GIAO DỊCH BITCOIN 
6.2.3. Séc điện tử: “Séc trực tuyến” hay còn được 
gọi là “séc điện tử” thực chất là một loại “séc ảo”, 
nó cho phép người mua thanh toán bằng séc qua 
mạng Internet 
6.2.4. Tài khoản online 
Khách hàng lưu giữ tiền và để thực hiện các 
chức năng thanh toán như: thanh toán hóa đơn 
định kỳ, chuyển tiền sang tài khoản khácqua 
internet hay ứng dụng trực tuyến của ngân hàng. 
6.2.5. Cổng thanh toán: Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại các website thương mại 
điện tử. Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản (thẻ, ví điện tử,) của khách hàng với tài khoản 
của website bán hàng. VD: Cổng thanh toán F@st Mobile Techcombank 
Cổng thanh toán: Baokim.vn 
6.2.6. Ví điện tử 
Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, 
chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, vé xem phim, thanh 
toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện 
nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng 
online từ các trang thương mại điện tử. 
- Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông 
minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân 
hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng 
hình thức này. 
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được 
cấp phép và theo Ngân hàng nhà nước dự báo đến năm 
2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng. 
VD: hình bên là giao diện ví điện tử VinID 
6.2.6. Ví điện tử 
Ưu điểm: 
– Đi mua sắm mà không cần mang theo ví hay tiền mặt, tránh được rủi ro bị thất thoát tiền do 
đánh rơi, trộm cướp 
– Giao dịch nhanh chóng và linh hoạt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn, có tính 
bảo mật cao, được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán 
– Ví điện tử tích hợp nhiều tiện ích: Ngoài giúp khách hàng thanh toán, ví điện tử còn hướng tới 
hỗ trợ khách hàng nhiều tiện ích khác như đặt vé xem phim, nạp tiền điện thoại 
– Nhiều ưu đãi hơn: Nhiều chương trình khuyến mãi được tung ra nhằm thu hút khách hàng sử 
dụng ví điện tử. 
Nhược điểm: 
Ví điện tử đòi hỏi người sử dụng phải chịu phí như phí rút tiền từ ví về tài khoản ngân hàng. 
Ngoài ra, sử dụng ví điện tử cũng có rủi ro là mất tài khoản khi truy cập vào các website lạ có 
chứa mã độc. 
6.2.7. Hóa đơn điện tử (Electronic Invoice) 
 Theo quy định tại điều 3 Thông Tư 32/2011/TT-BTC đã giải thích khái niệm về hóa đơn điện 
tử như sau: “Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán 
hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa 
đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.” 
Triển vọng cho thanh toán bằng hoá đơn điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử trên thế giới sẽ là 
rất lớn nhờ những nỗ lực của các ngân hàng trên toàn cầu trong việc ứng dụng và cải tiến những tiện ích mà 
thanh toán qua hoá đơn điện tử đem lại. 
VD: VNPT - E invoice 
6.3. Quy trình thanh toán trực tuyến trong TMĐT 
Với một chiếc thẻ thanh toán, tài khoản ngân hàng, tải khoản điện tử và một máy tính kết nối 
Internet, người tiêu dùng có thể hoàn thành việc mua hàng hóa, dịch vụ qua website. Dưới đây là 
các bước cơ bản để mua hàng và thanh toán trực tuyến. 
 Bước 1: Chọn lựa hàng hóa 
Truy cập website của nhà cung cấp dịch vụ, và chọn lựa hàng hóa, dịch vụ 
Bước 2: Đặt hàng 
Sau khi chọn lựa xong các sản phẩm cần mua, người mua sẽ thực hiện bước đặt hàng bằng cách 
điền các thông tin chi tiết như nhà cung cấp yêu cầu bao gồm: 
- Thông tin cá nhân 
- Phương thức, thời gian giao hàng 
- Phương thức, thời gian thanh toán 
Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn 
Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để người mua kiểm tra thông tin trên hóa đơn. 
Nếu thông tin chính xác, người mua sẽ tiến hành xác nhận để chuyển sang bước thanh toán. 
Bước 4: Thanh toán 
(1) Thanh toán bằng thẻ 
Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, người mua có thể hoàn thành việc thanh toán ngay 
trên website với điều kiện người mua sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận. Người mua 
điền thông tin thẻ để hoàn thành thanh toán: 
- Số thẻ; Ngày hết hạn 
- CVV (Số CVV viết tắt của Card Verification Value là mã dùng xác minh thẻ Visa gồm cả thẻ 
ghi nợ và thẻ tín dụng) Lưu ý: giao dịch thanh toán chỉ thành công khi thẻ thanh toán đã được 
đăng ký chức năng thanh toán online, thông tin thẻ điền đúng và thẻ còn khả năng chi trả. 
(2) Thanh toán bằng chuyển tiền điện tử (tiếp 
theo) 
Chuyển tiền điện tử có 2 phương thức cơ bản: 
Internet Banking và Mobile Banking 
(3) Thanh toán bằng Ví điện tử 
VD: Ví điện tử VinID 
Ví Momo 
4) Thanh toán bằng cổng thanh toán: Trong bối cảnh yếu tố bảo mật đã và đang được ưu tiên hàng đầu, 
cổng thanh toán hiện nay đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các giao dịch thanh toán trực tuyến nhờ những tiện 
ích vượt trội so với các phương thức thanh toán thông thường. VD: Cổng VNPAY 
5) Thanh toán bằng hóa đơn điện tử 
• Bước 1: Tìm một nhà cung cấp “phần mềm hóa đơn điện tử” 
• Bước 2: Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử và gửi lên cơ quan thuế 
quản lý trực tiếp 
• Bước 3: Lập hóa đơn điện tử mẫu, ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi 
lên cơ quan thuế 
• Bước 4: Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử và gửi lên cơ quan 
thuế quản lý trực tiếp 
• Bước 5: Phản hồi của cơ quan thuế 
• Bước 6: Phát hành hóa đơn điện tử khi bán hàng cho khách hàng 
• Bước 7: Khách hàng kiểm tra hóa đơn và lựa chọn phương thức thanh 
toán điện tử phù hợp 
Bước 5: Xác nhận đặt hàng 
Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào email của người mua. Nhà cung cấp sẽ liên 
hệ với người mua để hoàn thành nghiệp vụ giao hàng. 
Xác nhận đặt hàng trên giao diện của ngƣời bán 
Câu hỏi ôn tập chương 6 
1.Phân tích khái niệm thanh toán, thanh toán truyền thống, thanh toán điện tử 
4.Nêu lợi ích của thanh toán điện tử 
5.Yêu cầu đối với thanh toán điện tử 
6.Các đối tác tham gia thanh toán điện tử 
7.Rủi ro trong thanh toán điện tử là gì? 
8.Khái niệm, tác dụng của thẻ thanh toán điện tử (Electronic payment card) 
9.Vai trò của tiền mặt điện tử (Cryptocurrencies) 
10.Khái niệm, vai trò và công dụng của séc điện tử (Online Account) 
11.Khái niệm, vai trò và công dụng Tài khoản online (trực tuyến) (Online Account) 
12.Khái niệm, vai trò và công dụng cổng thanh toán (Payment Gateway). 
13.Khái niệm, vai trò và công dụng Ví điện tử (Electronic Wallet) 
14.Khái niệm, vai trò và công dụng Hoá đơn điện tử (Electronic bill) 
15.Quy trình thanh toán chung trong TMĐT 
16.Các phương thức thanh toán điện tử thông dụng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_6_thanh_toan_dien_tu_dam.pdf