Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn

Khái niệm:

Sàn GDTMĐT là một thị trường trực tuyến, một “địa điểm

họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những

người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường và sản

phẩm, thiết lập các quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền

giao dịch.

Sàn GDTMĐT còn thực hiện các giao dịch điện tử trực tuyến,

chuyển tiền điện tử, đấu giá điện tử, đấu thầu điện tử và hợp

tác thiết kế, mua bán hàng hóa công cộng, tiếp thị trực tiếp đến

khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng,

Sàn giao dịch TMĐT

- Sàn GDTMĐT là một Website mua bán hàng hóa và dịch vụ, nó

tạo ra không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và nhiều

người bán, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

- Đơn vị quản lý Website không trực tiếp tham gia vào các giao

dịch, không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm và

quảng bá sản phẩm trên website. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì

môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán và điều phối

các hoạt động diễn ra trong môi trường đó.

 

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 1

Trang 1

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 2

Trang 2

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 3

Trang 3

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 4

Trang 4

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 5

Trang 5

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 6

Trang 6

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 7

Trang 7

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 8

Trang 8

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 9

Trang 9

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 41 trang baonam 8180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản - Chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử - Nguyễn Anh Tuấn
149
CHƯƠNG 4. 
SÀN GIAO DỊCH 
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
150
Nội dung chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT
2. Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT
3. Phân loại sàn giao dịch TMĐT
4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT
5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT.
151
4.1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT
4.1.1. Khái niệm:
Sàn GDTMĐT là một thị trường trực tuyến, một “địa điểm
họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những
người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường và sản
phẩm, thiết lập các quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền
giao dịch.
Sàn GDTMĐT còn thực hiện các giao dịch điện tử trực tuyến,
chuyển tiền điện tử, đấu giá điện tử, đấu thầu điện tử và hợp
tác thiết kế, mua bán hàng hóa công cộng, tiếp thị trực tiếp đến
khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng,
152
4.1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT
4.1.1. Khái niệm:
Sàn giao dịch TMĐT
- Sàn GDTMĐT là một Website mua bán hàng hóa và dịch vụ, nó
tạo ra không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và nhiều
người bán, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
- Đơn vị quản lý Website không trực tiếp tham gia vào các giao
dịch, không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm và
quảng bá sản phẩm trên website. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì
môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán và điều phối
các hoạt động diễn ra trong môi trường đó.
153
Vai trò của sàn GDTMĐT
• Sàn GDTMĐT đóng vai trò là công cụ rất mạnh để bán
và quảng cáo hàng hóa.
• Giúp DN tiết kiệm được nhiều chi phí, kho hàng, cửa
hàng, đơn giản hóa quá trình sao sánh và lựa chọn sản
phẩm.
• Tạo cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn đầu vào và quản
lý việc cung tiêu hàng hóa tốt hơn, thay đổi mẫu mã và
đưa hàng ra thị trường nhanh hơn.
154
Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT
Các đặc trưng chung:
• Sàn GDTMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ đóng vai trò là
một môi giới.
• Các phương thức giao dịch tại các sàn GDTMĐT rất phong phú,
bao gồm cả mua bán thực và giao dịch khống.
• Sàn GDTMĐT thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và áp
dụng các hình thức thưởng phạt đối với các thành viên vi phạm.
• Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.
• Người tham gia có thể là người mua, có thể là người bán hoặc cả hai
và có quyền tự do khai thác các cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ.
• Thể hiện quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường.
• Các thành viên của sàn gd được quyền khai thác thông tin về sản
phẩm, chính sách, pháp luật trong nước và thế giới.
155
Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT (tiếp)
Các đặc trưng riêng:
• Tất cả các quy trình mua bán, giao dịch, đàm phán, thanh
toán, đều được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet.
• Người tham gia có thể tham gia giao dịch mua bán ở bất cứ
nơi đâu và bất cứ khi nào.
• Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và
phong phú, bao gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình
• Cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách, tập quán
thương mại của các quốc gia và kết nối khách hàng
156
3. Phân loại sàn GDTMĐT
• Phân theo chủ thể tham gia:
- Sàn GDTMĐT chung (Public Emarketplace): mở chung cho
mọi doanh nghiệp, cá nhân đều tham gia giao dịch ở sàn này.
- Sàn GDTMĐT riêng (Private Emarketplace): bị hạn chế số
lượng thành viên, người sở hữu sàn có quyền quyết định các
điều kiện, tiêu chuẩn để lựa chọn thành viên.
• Phân theo đối tượng ngành hàng kinh doanh trên sàn giao dịch
- Sàn GDTMĐT chuyên môn hóa (Vertical Emarketplace)
- Sàn GDTMĐT tổng hợp (Horizontal Emarketplace)
157
4.4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT
4.4.1. Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh thu
- Tiết kiệm chi phí
- Có được thông tin phong phú
- Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong 
việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh.
- DN có cơ hội quảng bá thương hiệu tới bạn hàng quốc tế.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
158
4.4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT
4.4.2. Đối với khách hàng
• Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giảm ách tắc giao
thông.
• Khách hàng có phạm vi lựa chọn rộng rãi và phong phú
hơn.
• Khách hàng được giao tiếp cùng lúc với nhiều nhà sản
xuất khác nhau khi lựa chọn hàng. 
• Giao tiếp trực tiếp với nhà sản xuất nên giá hàng rẻ hơn
và nhanh hơn.
159
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.1. Giao dịch giao ngay
4.5.2. Giao dịch tương lai
4.5.3. Giao dịch quyền chọn: chọn mua, chọn bán
4.5.4. Nghiệp vụ tự bảo hiểm
4.5.5. Đấu giá điện tử
4.5.6. Đấu thầu điện tử
160
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.1. Giao dịch giao ngay
Là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay sau 
khi ký kết hợp đồng.
Tùy theo thị trường hàng hóa, việc giao hàng sau thời hạn ký kết 
hợp đồng 1 hoặc 2 ngày hoặc nhiều hơn nữa được coi là giao 
ngay.
Giao dịch giao ngay là nghiệp vụ gốc, các giao dịch khác được 
coi là “phái sinh” được hình thành trên cơ sở giao dịch gốc.
 ... (Future transaction)
Là phương thức giao dịch mua bán hàng hóa mà trong đó giá cả được
ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán
được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định.
Giao dịch tương lai (kỳ hạn) bao gồm:
- Mua kỳ hạn
- Bán kỳ hạn
162
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.3. Giao dịch quyền chọn: chọn mua, chọn bán
Giao dịch quyền chọn là các giao dịch giữ hai bên: người
mua và người bán, trong đó, người mua mua của người bán
không phải là một món hàng mà là một cái quyền, tức là
quyền mua hay quyền bán một món hàng hoặc một tài sản
nào đó theo mức giá
• Quyền chọn mua (Call Option) là chọn để mua một HH,
SP hay tài sản theo một giá cố định – gọi là giá ước
định.
• Quyền chọn bán (Put Option) là sự tự chọn bán mộ HH,
DV hay một tài sản nào đó trong tương lai.
163
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.4. Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging)
Là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn bán
nguyên liệu, nhà sản xuất tự bảo vệ trước những rủi ro do
biến động giá làm thiệt hại đến lãi dự tính bằng cách lợi
dụng giao dịch khống tại sản giao dịch điện tử.
164
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.5. Đấu giá điện tử
a. Khái niệm: Là phương thức bán hàng đặc biệt được diễn ra trực
tuyến trên mạng internet của một trang mạng (website) của sàn giao
dịch điện tử, tại đó sau khi xem trước hàng hóa, dịch vụ, người mua
tự do cạnh tranh trả giá và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả
giá cao nhất.
b. Đặc điểm của đấu giá điện tử:
- Đối tượng đấu giá là loại hàng hóa, dịch vụ khan hiếm
- Cạnh tranh giữa người mua giá cả hàng hóa có xu hướng tăng dần
- Giao dịch và tương tác giữa người mua và người bán thông qua sở 
giao dịch ảo.
- Thị trường ảo với hàng hóa, dịch vụ và người giao dịch ảo
165
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
c. Điều kiện đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật để thực hiện cuộc 
đấu giá trực tuyến
- Đảm bảo tính an toàn, bảo mật về tài khoản truy cập và toàn vẹn
dữ liệu, việc tham gia trả giá, giá đã trả và các thông tin về người
tham gia đấu giá;
- Ghi nhận và lưu trữ tất cả mức giá được trả trong cuộc đấu giá,
việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá
trình diễn ra cuộc đấu giá trực tuyến;
- Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá;
trích xuất được lịch sử việc trả giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến;
- Hiển thị mức giá cao nhất được hệ thống đấu giá trực tuyến ghi
nhận 30 giây một lần để những người tham gia đấu giá có thể xem
được.
166
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
d. Các mô hình đấu giá trực tuyến:
Mô hình (1) là các tổ chức thương mại thành lập trang thông tin
điện tử có hình thức đấu giá trực tuyến để người có tài sản,
người mua tài sản thực hiện việc mua bán tài sản trên đó (như
các trang web đấu giá eBay, amazone).
Với mô hình này, chủ trang thông tin điện tử có hình thức đấu
giá không trực tiếp bán hàng của mình mà chỉ giúp các thành
viên, doanh nghiệp (người có tài sản) liệt kê và trưng bày tài sản
của họ, để các thành viên khác (người mua) xem, tham gia đấu
giá tài sản đó và thực hiện việc thanh toán. Việc công bố thông
tin, chất lượng, giá bán của tài sản hoàn toàn do người có tài sản
tự thực hiện, đăng tải trên mạng.
167
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
d. Các mô hình đấu giá trực tuyến:
Mô hình (3) là tổ chức đấu giá tài sản tự thành lập trang thông
tin điện tử đấu giá trực tuyến của mình và tổ chức việc đấu giá
tài sản trên trang thông tin đó.
Theo mô hình này, các tổ chức đấu giá tài sản thành lập trang
thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của mình để tổ chức cuộc
đấu giá bằng hình thức trực tuyến trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
đấu giá tài sản với người có tài sản. Đối với các tổ chức đấu giá
tài sản không thể thành lập trang tin điện tử đấu giá trực tuyến
thì có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản có trang thông
tin điện tử đấu giá trực tuyến để thuê cơ sở hạ tầng đấu giá trực
tuyến để tổ chức cuộc đấu giá.
168
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
d. Các mô hình đấu giá trực tuyến:
Mô hình (2) là Nhà nước giao cho một doanh nghiệp nhà nước
đứng ra thành lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để
bán đấu giá tất cả các tài sản công hoặc tài sản khác được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Điển hình thành công của mô hình này Công ty Quản lý tài sản
Hàn Quốc (KAMCO). KAMCO được Chính phủ Hàn Quốc cho
phép thực hiện bán đấu giá tài sản công thông qua hệ thống đấu
giá trực tuyến (có thu lệ phí tham gia) để thu hồi tiền về ngân
sách. Từ sự thành công của hệ thống đấu giá trực tuyến của
KACOM, tháng 10-2014, hình thức đấu giá tài sản công truyền
thống đối với tài sản công đã bị hủy bỏ, chuyển 100% các cuộc
đấu giá sang hình thức trực tuyến do KAMCO thực hiện.
169
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
e. Các phương thức đấu giá
(1) Đấu giá kiểu Hà Lan
Là phương thức đấu giá mà người môi giới đấu giá đưa ra một mức giá rất
cao cho vật đấu giá mà thường là không người mua nào trả nổi. Mức giá sẽ
được hạ xuống dần dần theo một chiếc đồng hồ. Nếu người trả giá chấp nhận
mức giá thì phải ấn nút chấp nhận ngay, nếu không sẽ mất cơ hội. Phương
thức này được áp dụng rộng rãi trong các chợ Hoa nổi tiếng của Hà Lan.
170
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
e. Các phương thức đấu giá (tiếp)
(2) Đấu giá kiểu Anh
Là phương thức đấu giá mà người điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người
trả giá thắng được mức giá hiện tại. Giá chào mới phải cao hơn giá chào cũ một
khoảng cho trước. Cuộc đấu giá chấm dứt khi không còn người nào đưa ra mức
giá khá hơn. Người trả giá hiện tại sẽ thắng và trả số tiền theo giá đã chào.
Đấu giá kiểu Anh được coi là đấu giá mức thứ hai vì người thắng cuộc chỉ cần
chào giá ở mức giá thứ hai (hoặc hơn mức thứ giá thứ 2 một chút)
171
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
f. Nghiệp vụ đấu giá trực tuyến:
- Quy chế về đấu giá
- Quảng cáo trực tuyến
- Tổ chức đấu giá
- Thanh toán trả tiền và nhận hàng
- Giải quyết khiếu nại
Các phương thức B2B
• Đấu giá trong TMĐT
– Đấu giá là một cơ cấu thị trường trong đó người mua
bỏ giá mà người bán đa ra; sự cạnh tranh về giá cả,
giá cuối cùng được quyết định khi không còn giá nào
cao hơn.
– Đấu giá tiến: là cuộc đấu giá đa ra sản phẩm cho
người mua tiềm năng
– Đấu giá kín: là cuộc đấu giá trong đó mỗi người tham
gia được bỏ giá một lần và không biết giá của nó là
bao nhiêu
172
Các phương thức B2B- Đấu giá
– Đấu giá ngược: là sự đấu giá trong đó người mua đưa ra một
gói thầu trên hệ thống yêu cầu định giá, các nhà cung cấp
tiềm năng tiến hành bỏ thầu với giá giảm dần và gói thầu
thấp nhất sẽ thắng. (dùng chủ yếu trong B2B và B2G)
• Quy trình đấu giá
– Phần 1: Tìm kiếm và so sánh
• Tìm kiếm
• Đấu giá kết hợp với khai báo
• Duyệt catalog của site
• Tìm kiếm cơ bản và nâng cao
173
Quy trình đấu giá
– Phần 2: Bắt đầu một cuộc đấu giá
• Đăng ký và mô tả sơ lược
• Nghe và xúc tiến
• Đặt giá
– Phần 3: Đấu giá thực sự
• Theo dõi bỏ thầu
• Sniping (tham gia bỏ thầu kéo dài 2 dây và đấu giá kết 
thúc khi gói thầu bỏ giá cao nhất)
174
Sai lệch trong đấu giá
• Các hình ảnh mô tả sai lệch
• Kỹ sảo làm sai sự phân loại
• Bán hàng tái suất
• Không có khả năng chi trả
• Chi phí vận chuyển và đóng gói cao
• Sai lệch trong cơ cấu vận chuyển
• Mất và phá huỷ yêu cầu
• Thay đổi và trở lại
175
Chống lại các gian lận trong đấu giá
• Kiểm tra người dùng
• dịch vụ xác thực
• Dịch vụ phân loại
• Diễn đàn phản hồi
• Chính sách bảo hiểm
• Dịch vụ giao kèm
• Trừng phạt không thanh toán
• Dịch vụ đánh giá
• Kiểm tra vật lý
• Xác minh
176
177
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
Ví dụ: Quy trình đấu giá trên ebay
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm cần đấu giá trên ebay:
Tại trang chủ của ebay.com, bạn có thể nhập tên sản phẩm mà bạn cần 
tìm vào phần tìm kiếm (như trong ảnh)
178
Hiện trang web ebay.com có tích hợp thêm công cụ tìm kiếm nâng cao giúp
bạn có thể tìm kiếm sẩn phẩm chính xác hơn với yêu cầu của bạn. Bằng công
cụ này thì bạn có thể lựa chọn theo ngày, tháng mà sản phẩm đã sản xuất hay
nguồn gốc xuất xứ.
Lưu ý khi lựa chọn tìm kiếm nâng cao:
Tại mục “Search including” thì bạn nên đánh dấu tìm kiếm tại ô “Title an description”
để có thể tìm kiếm ngay cả trong tiêu đề lẫn nội dung quảng cáo của sản phẩm để đưa ra
được kết quả đầy đủ nhất.
Trong phần “Sort By” thì bạn lựa chọn “Price: lowest fist” tại đây thì ebay sẽ đưa ra
cho bạn danh sách những sản phẩm từ thấp tới cao để bạn dễ dàng lựa chọn hơn.
Title an description
Completed listings
Sold listings
Search including:
179
Bước 2: Đọc kỹ những thông tin về sản phẩm cần đấu giá trên ebay:
Item condition tức là điều kiện của sản phẩm,
New: tức là sản phẩm mới,
Used: tức là sản phẩm đã sử dụng,
For parts or not wordking: tức là sản phẩm đã bị hư hỏng, mua về để lấy linh
kiện trong đó.
Item location: tức là nơi bán hàng như : Việt nam, Taiwan,
Ship to: tức là chuyển đến. Các sản phẩm rao bán được vận chuyển tới khu vực
nào. Như ảnh đã đưa ra ở trên thì chiếc đồng hồ được rao bán ở trên toàn quốc.
Nhưng nếu như có một số người bán mà không ship hàng đến Việt Nam thì bạn
cần sử dụng đến chức năng hỏi người bán để có thể trao đổi thêm về thông tin.
Còn với những loại mặt hàng được ship về Việt Nam thì bạn lựa chọn vào phần
có chữ : “See exclusions” tại đây bạn sẽ biết được thông tin về phí giao hàng,
thời gian để nhận hàng,
Payments: tức là phương thức thanh toán hàng hóa: Ở đây bạn cần kiểm tra kỹ
lưỡng xem người bán cần hình thức trả tiền như thế nào, nhưng phổ biến nhất
hiện nay trên ebay vẫn là Paypal.
180
Bước 3: Tìm hiểu kỹ về độ tin cậy của người bán trên ebay mà
bạn đang đấu giá trên ebay:
Người bán trên các trang thương mại điện tử lớn là vô cùng đa dạng, vì thế
để có thể xác định được người bán có uy tín hay không thì bạn cần lựa chọn
phần feedback của khách hàng.
Nếu người bán mà có lượng Positive feedback (Phản hồi tích cực) cao thì đó
chứng tỏ sản phẩm có uy tín lớn, họ đã được nhiều khách hàng đánh giá với
mức độ cao. Theo các kinh nghiệm của chủ shop hay đấu giá hàng từ
Ebay cho biết lượng Positive feedback thường phải đạt từ 95% trở lên thì
mới đủ độ tin cậy. Chính vì thế bạn cần phải xem kỹ người nào bán nhiều,
nếu một người mà bán từ vài chục sản phẩm cho tới hàng chục ngàn sản
phẩm thì chắc chắn họ phải cực kỳ tin cậy và phải có uy tín thì mới có
điểm feedback cao được.
Ở hình sau đây thì người bán nhận được tới 99,5% positive feedback – đây
là một con số rất cao, nó khẳng định về sự uy tin của mặt hàng, hoặc như
trong hình dưới đây đạt tới 99,4%.
181
Ngoài ra, còn có kinh nghiệm nữa khi đấu giá hàng trên ebay mà bạn cần phải
chú ý khi đọc ở postve (tích cực) và cả phần Negative feedback (phản hồi tiêu
cực). Trong đó những loại mặt hàng có negative feedback mà thuộc những loại
như: Slow shipment, liar, give me wrong item,(giao hàng chậm, lừa dối, cho
tôi hàng sai) thì bạn hết sức cẩn thận trong phần này. Còn nếu bạn thấy Negative
feedback mà thuộc dạng như Item đến muộn, có tiền vận chuyển cao, thì bạn
không phải lo lắng bởi hầu hết trong suốt quá trình vận chuyển nó đều phát sinh
một số vấn đề mà không đáng có xảy ra.
182
Bước 4: Bạn có thể đấu giá trên ebay hoặc chọn mua ngay.
Buy it now: tức là mua ngay. Ví dụ như trong hình vẽ trên thì đồng hồ bạn
có thể mua luôn
Bid: tức là đấu giá. Thường người bán sẽ đưa ra một item nào đó luôn ở
dạng đấu giá. Nhưng việc đấu giá thì sẽ mất khá nhiều thời gian và cả khi
bạn nhập hàng về bán lẻ nên tôi khuyến tốt nhất thì bạn nên mua luôn sản
phẩm mà mình cần lựa chọn.
183
Bước 5: Phần thanh toán và nhận hàng sau khi đấu giá trên ebay
Sau khi mà bạn đã đấu giá thành công trên ebay hoặc mua hàng trực tiếp thì bạn
cần phải thanh toán tiền cho người bán để họ có thể vận chuyển hàng về tận nơi bạn
yêu cầu.
Sau khi đã đấu giá thành công trên ebay và bạn muốn chuyển về Việt Nam thì hãy
liên hệ với các nhà chuyên chở.
Ebay vn cũng hỗ trợ đấu giá hàng từ nhiều website khác:
Bạn là người thường xuyên săn các món hàng giảm giá thì chắc chắn bạn sẽ biết
được rất nhiều website có bán hàng Mỹ và được hỗ trợ ship thẳng về Việt
Nam nhưng với mức phí vận chuyển khá cao. Vào những dịp khuyến mại như Balck
Friday hay các chương trình giảm giá đặc biệt như Giáng sinh là một trong những
dịp để bạn săn hàng giá rẻ.
Hiện tại Việt Nam đang có trang ebay vn cũng hỗ trợ cho bạn việc nhận hàng từ rất
nhiều trang web điện tử có bán hàng từ Mỹ. Nếu bạn tìm được những loại mặt hàng
nào giảm giá tốt thì bạn có thể gửi yêu cầu tới chợ điện tử đó báo giá, sau đó thì bạn
cần cân nhắc có nên mua hàng đó hay không. Quá trình làm việc này cũng khá đơn
giản thôi, bạn chỉ cần thêm một form trong đó có kèm link sản phẩm đã lựa chọn, đời
trong vòng vài tiếng đồng là bạn có báo giá để đưa ra quyết định xem mình có nên
mua sản phẩm đó hay không.
184
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.6. Đấu thầu điện tử
a. Khái niệm: Đấu thầu trực tuyến là một phương thức giao dịch
đặc biệt được thực hiện trên mạng internet, trong đó người mua
công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán báo giá và các
điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ lựa chọn người bán phù hợp.
185
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.6. Đấu thầu điện tử
b. Vai trò, tác dụng của đấu thầu điện tử:
- Tạo thị trường và tăng cạnh tranh giữa người cung cấp;
- Mở rộng thành phần tham gia có thể vượt không gian;
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức;
- Công cụ trong quản lý hoạt động mua sắm
- Công cụ tốt lựa chọn mua sắm hàng hóa và dịch vụ;
186
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.6. Đấu thầu điện tử
c. Các điều kiện đấu thầu điện tử
- Hạ tầng pháp lý
- Hạ tầng kỹ thuật
- Doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân
- Giá trị gói thầu đủ lớn
187
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.6. Đấu thầu điện tử
d. Các phương thức đấu thầu điện tử
- Đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ
- Đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ
188
4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT
4.5.6. Đấu thầu điện tử
e. Quy trình nghiệp vụ đấu thầu điện tử
Bước 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập E-HSMT;
b) Thẩm định và phê duyệt E-HSMT.
Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Đăng tải E-TBMT và phát hành E-HSMT;
b) Sửa đổi, làm rõ E-HSMT;
c) Nộp E-HSDT;
d) Mở thầu.
Bước 3. Đánh giá E-HSDT, xếp hạng nhà thầu.
Bước 4. Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công 
khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 5. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
(theo TT 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 Quy định chi tiết về lựa 
chọn nhà thầu thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia)
Câu hỏi ôn tập chương 4
1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT?
2. Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT?
3. Phân loại sàn GDTMĐT?
4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT?
5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT?

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_can_ban_chuong_4_san_giao_dich.pdf