Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và sức khỏe
Mục tiêu
Trình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách;
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách;
Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe;
Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và sức khỏe
Nhân cách và Sức khỏe Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe Mục tiêu Trình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách; Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách; Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe; Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC. Thảo luận (7 phút) Các anh/chị em ruột trong một gia đình có những đặc điểm tính cách khác nhau không? Ví dụ? Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm tính cách giữa các anh/chị em? Khái niệm: Nhân cách? Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Khái niệm: Nhân cách? Khuynh hướng tiêu biểu, ổn định của các cá nhân thể hiện trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi. Phân biệt người này với người khác Nhận biết thông qua cách các cá nhân phản ứng với người khác và với môi trường xung quanh Có thể dự báo các cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể Khái niệm: Nhân cách Nhân cách bị quyết định bởi các yếu tố: - Yếu tố sinh học (genes) - Các yếu tố môi trường (những trải nghiệm thời thơ ấu, các yếu tố văn hóa – xã hội, các quan hệ xã hội, các hoàn cảnh/tình huống, những sự kiện trong cuộc sống.). Nhân cách có ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tiêu chí để phân loại nhân cách Xu hướng tự nhiên: hướng nội/hướng ngoại Cách tìm hiểu và nhận thức thế giới: Bằng trực giác (linh cảm, cảm giác)/Bằng giác quan (quan sát, kinh nghiệm) Cách quyết định và lựa chọn: Lý trí/Tình cảm Cách thức hành động: Theo kế hoạch/Linh hoạt Phân loại nhân cách: Nhiều cách phân loại nhân cách: T ype A, B, C và D TYPE A - Không kiên nhẫn và hiếu động; Cạnh tranh và đầy tham vọng; Luôn trong trạng thái vội vã; Dễ bực mình và buồn chán; Cảm giác bị áp lực của thời gian; Không bao giờ hài lòng; Cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc; Lo lắng về bệnh tật trong tương lai; Độc lập; Có xu hướng rơi vào tình trạng bực bội, thù địch, căm ghét; Cố gắng kiểm soát mọi tình huống – người lãnh đạo. - Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao. Nhân cách Type B Thoải mái, Dễ tính Không có xu hướng giận giữ bột phát Không cạnh tranh Kiên nhẫn Lạc quan Hài hước Thích nghi với môi trường xung quanh Có khả năng bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái, phù hợp Có khả năng ứng phó với căng thẳng một cách hiệu quả Ít có nguy cơ mắc bệnh Thành công trong nghề nghiệp Nhân cách Type C Không cạnh tranh và dễ phục tùng Khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc Luôn có cảm giác thất vọng, không hi vọng, không tương trợ Gọn gàng, tỉ mỉ và nghiêm trọng hóa Khó có khả năng ứng phó với căng thẳng Có xu hướng mắc các bệnh ung thư Nhân cách Type D Phản đối bất cự sự thay đổi nào Thích các công việc thường nhật buồn tẻ ví dụ công việc văn phòng/bàn giấy Không ưa mạo hiểm Không muốn chịu trách nhiệm và thích người khác bảo mình phải làm gì. Khả năng cộng tác/kết hợp giữa các type nhân cách: A + B; C+D A><C 9 loại nhân cách điển hình Số 1: Người hoàn hảo a. Đặc điểm chung: Luôn cho ý kiến của mình là đúng, muốn mọi thứ phải hoàn hảo, chính xác. b. Mặt tích cực Độc lập và tự lực. Nhiệt thành, chân tình, uy tín, đáng tin cậy. Cư xử ngay thẳng và công bằng, nghiêm túc. Tận tụy trong công việc. c. Mặt tiêu cực Luôn cho mình là đúng là phải, cứng nhắc trong tư tưởng Khó kiểm soát cảm xúc Quá khắt khe, xét đoán và phê phán người khác. Bảo thủ và bi quan, ganh tị, xét đoán. Thất vọng khi không thực hiện được mình mong muốn. d. Để hòa hợp với người số 1 (Người hoàn hảo) Chia sẻ công việc với họ. Thừa nhận thành quả họ đạt được Công bằng, thận trọng và tạo sự tin tưởng Khuyến khích và giúp họ vui vẻ khi họ lo lắng quá nhiều. e. Lời khuyên dành cho người số 1 Lạc quan hơn Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc Thư giãn Thận trọng với những tình huống dễ gây mất kiểm soát (khi bị chọc tức hay châm biếm.) Số 2: Người phục vụ a. Đặc điểm chung: Có nhu cầu phục vụ, dễ bị lung lay trước lời dèm pha, mất cân bằng và kém vui. Đôi khi không chú ý được nhu cầu thực sự của mình. Giỏi trong giao tiếp. b.Mặt tích cực Dễ dàng làm bạn. Thông hiểu điều người khác cần, sẵn lòng giúp. Rộng lượng, chu đáo, nhiệt tình; Hăng hái và vui tính. c. Mặt tiêu cực Không biết từ chối. Thiếu tự tin. Chứng tỏ mình siêng năng; Luôn mệt mỏi và kiệt sức. Không chú trọng đến bản thân. Hay chỉ trích bản thân. Thất vọng khi người khác không nhiệt tình. d. Để hòa hợp với người số 2 (Người phục vụ) Nói cho họ biết bạn đánh giá cao về họ. Quan tâm đến vấn đề của họ. Nhẹ nhàng khi chỉ trích họ. Vui vẻ với họ. e. Lời khuyên dành ch
File đính kèm:
- bai_giang_tam_ly_hoc_suc_khoe_nhan_cach_va_suc_khoe.ppt