Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 4: Đầu tư quốc tế và tài chính công ty đa quốc gia - Trần Thị Hải An
KHÁI NIỆM
• Đầu tư: Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền,
nhân lực, nguyên liệu, công nghệ ) vào các
hoạt động sản xuất, kinh doanh hay cung ứng
dịch vụ nhằm thu lợi nhuận.
• Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là phương
thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến
hành sản xuất, kinh doanh hay cung ứng dịch
vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
• Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế;
• Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ;
• Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các
nước công nghiệp phát triển tạo nên lực
đẩy đối với đầu tư quốc tế;
• Nhu cầu vốn của các nước đang phát
triển tạo nên sức hút đối với vốn đầu tư
nước ngoài.
PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
• Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Đầu tư quốc tế gián tiếp.
• Căn cứ vào hình thức đầu tư:
Đầu tư xây dựng mới;
Đầu tư dưới hình thức mua lại;
Đầu tư dưới hình thức mở chi nhánh;
Đầu tư dưới hình thức mua chứng khoán;
Đầu tư dưới hình thức cho thuê, bán thiết bị.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 4: Đầu tư quốc tế và tài chính công ty đa quốc gia - Trần Thị Hải An
1 v1.0011108201 BÀI 4 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Giảng viên: ThS. Trần Thị Hải An 2 v1.0011108201 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Công ty đa quốc gia LG đã xây dựng 02 nhà máy tại miền Bắc Việt Nam. Công ty thu được số lãi 1.000.000 USD. Tổng giám đốc LG Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng thêm một nhà máy ở miền Nam Việt Nam - gần thị trường có sức mua lớn là TP.HCM. Tổng giám đốc LG Việt Nam quyết định như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 3 v1.0011108201 MỤC TIÊU Hiểu được các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân tích ưu, nhược điểm của FDI; Hiểu được các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp; Tài chính của các công ty đa quốc gia (MNCs). 4 v1.0011108201 NỘI DUNG Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đầu tư quốc tế gián tiếp Tài chính của các MNCs 1 2 3 4 5 v1.0011108201 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm 1.2. Các nhân tố thúc đẩy đầu tư quốc tế 1.3. Phân loại đầu tư quốc tế 6 v1.0011108201 1.1. KHÁI NIỆM • Đầu tư: Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền, nhân lực, nguyên liệu, công nghệ) vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay cung ứng dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. • Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh hay cung ứng dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 7 v1.0011108201 1.2. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ QUỐC TẾ • Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế; • Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ; • Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nước công nghiệp phát triển tạo nên lực đẩy đối với đầu tư quốc tế; • Nhu cầu vốn của các nước đang phát triển tạo nên sức hút đối với vốn đầu tư nước ngoài. 8 v1.0011108201 1.3. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ • Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đầu tư quốc tế gián tiếp. • Căn cứ vào hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới; Đầu tư dưới hình thức mua lại; Đầu tư dưới hình thức mở chi nhánh; Đầu tư dưới hình thức mua chứng khoán; Đầu tư dưới hình thức cho thuê, bán thiết bị. 9 v1.0011108201 1.3. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ • Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư: Đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; Đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh; Đầu tư vào các dự án cung ứng dịch vụ. • Căn cứ vào ngành nghề đầu tư: Đầu tư vào ngành nông nghiệp; Đầu tư vào ngành công nghiệp; Đầu tư vào ngành dịch vụ. 10 v1.0011108201 2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI 2.1. Khái niệm, đặc điểm 2.2. Các hình thức đầu tư FDI 2.3. Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 2.4. Một số vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11 v1.0011108201 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA FDI Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là loại hình di chuyển vốn quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai, trong đó người chủ sở hữu vốn (toàn bộ hay một phần) đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Đặc điểm của FDI: • Chủ yếu do tư nhân tiến hành. Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành hoạt động; • Vốn đầu tư bao gồm vốn pháp định, vốn vay, vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại; • Nước sở tại có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại; • Mục tiêu dài hạn; • Lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả của hoạt động bỏ vốn đầu tư. 12 v1.0011108201 2.2. CÁC HÌNH THỨC FDI 2.2.1. Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh 2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 2.2.4. Hợp đồng BOT 2.2.5. Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp 13 v1.0011108201 2.2.1. HỢP TÁC KINH DOANH DỰA TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH • Khái niệm: Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên là chủ đầu tư nước ngoài) hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. • Đặc điểm: Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng phân định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi. Khi hợp đồng hết hiệu lực, các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý; Không thành lập pháp nhân mới. 14 v1.0011108201 2.2.2. DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp chung vốn với một hay nhiều chủ đầu tư của nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. 15 v1.0011108201 2.2.2. DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Đặc điểm: • Được thành lập theo hình thức công ty TNHH. • Mô hình hội đồng quản trị doanh nghiệp. • Phần góp vốn của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định. • Các bên góp vốn cùng tham gia điều hành, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. • Thời hạn hoạt động không quá 50 năm. Chính phủ có thể quy định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhưng không quá 70 năm. 16 v1.0011108201 2.2.3. DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập. 17 v1.0011108201 2.2.3. DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI Đặc điểm: • Là pháp nhân và chịu tác động trực tiếp của luật pháp nước sở tại. • Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo qui định của pháp luật nước sở tại. • Mô hình tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. • Được thành lập sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và chứng nhận đăng ký điều lệ. • Thời hạn hoạt động được giải quyết như thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. • Thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài quản lý và chịu trách nhiệm. • Được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. 18 v1.0011108201 2.2.4. HỢP ĐỒNG BOT • Khái niệm: BOT là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Các hình thức phái sinh là BT và BTO. • Đặc điểm: Áp dụng cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Nhà đầu tư nước ngoài được phép khai thác công trình đã xây dựng hoặc được nhà nước sở tại tạo điều kiện thực hiện dự án khác có lợi nhuận hợp lý. 19 v1.0011108201 2.2.5. MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP • Khái niệm: Ngoài các hình thức đầu tư truyền thống như trên, các nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua lại hoặc sáp nhập với doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. • Đặc điểm: Kế thừa các quyền và nghĩa vụ; Chuyển quyền sở hữu; Được thực hiện ở các nước phát triển và hiện đang là kênh chi phối sự vận động vốn FDI trên thế giới. 20 v1.0011108201 2.3. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ Vai trò tích cực: • Bổ sung nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế; • Phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm việc làm mới; • Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường thế giới, tăng kim ngạch xuất khẩu; • Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; • FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước; • Tiếp thu được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý. 21 v1.0011108201 2.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ Một số hạn chế của FDI: • Đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết, như tiếp nhận công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường • Do các công ty mẹ ở nước ngoài điều khiển; • Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia; • Làm nảy sinh một số mối quan hệ xã hội phức tạp, như đình công, biểu tình, gia tăng khoảng cách giầu - nghèo 22 v1.0011108201 2.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM • Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Về môi trường pháp lý; Về cấp giấy phép đầu tư; Về hình thức đầu tư. • Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. 23 v1.0011108201 CÂU HỎI THẢO LUẬN Phân tích đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài? 24 v1.0011108201 TÌNH HUỐNG Ông Trần Mạnh Hỷ hiện có 1 triệu USD đang gửi tại NHNN & PTNT. Do đồng USD giảm giá so với VND nên ông muốn rút toàn bộ số ngoại tệ trên mua cổ phiếu của công ty LG Trung Quốc. Là chuyên gia tài chính, bạn hãy tư vấn giúp ông Trần Mạnh Hỷ sử dụng số tiền trên một cách hiệu quả nhất. 25 v1.0011108201 3. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP 3.1. Khái niệm 3.2. Các hình thức đầu tư 26 v1.0011108201 3.1. KHÁI NIỆM Đầu tư quốc tế gián tiếp là một phương thức đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. 27 v1.0011108201 3.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP Đầu tư chứng khoán quốc tế • Định nghĩa: Đầu tư chứng khoán quốc tế là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư tiến hành mua chứng khoán của các công ty nước ngoài mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. • Đặc điểm: Phạm vi đầu tư có giới hạn do: Nhà đầu tư nước ngoài không tham gia các hoạt động của doanh nghiệp; Nhà đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lợi tức của chứng khoán; Nhà đầu tư nước ngoài có khả năng phân tán rủi ro cao. 28 v1.0011108201 3.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP (tiếp theo) Tín dụng quốc tế • Định nghĩa: Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi cho vay. • Đặc điểm: Nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu bảo lãnh hoặc thế chấp; Vốn đầu tư hoàn toàn dưới dạng tiền tệ; Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất; Có mức độ rủi ro lớn. 29 v1.0011108201 4. TÀI CHÍNH CỦA CÁC MNCs 4.1. Khái niệm 4.2. Nguồn vốn của các MNCs 4.3. Chu chuyển vốn của các MNCs 30 v1.0011108201 4.1. KHÁI NIỆM Lịch sử ra đời của MNCs: • Xét về lịch sử, MNCs là hình thức phát triển của một chế độ xí nghiệp. Hình thức đầu tiên của chế độ xí nghiệp là công trường thủ công; • Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất đã nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất của xã hội; • Các công ty bắt đầu xuất khẩu hàng hoá, lập các chi nhánh và cuối cùng là trực tiếp đầu tư thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài. 31 v1.0011108201 4.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) Đặc điểm của MNCs: • Sản xuất và cung ứng sản phẩm trên quy mô toàn cầu. • Nắm trong tay một lượng tài chính khổng lồ và là chủ sở hữu hầu hết các công nghệ hiện đại. • Cơ cấu tổ chức gồm: công ty mẹ và các công ty con. • Có nguồn gốc từ các nước phát triển, nhưng số lượng tài sản sở hữu ở nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. • Sản phẩm đa dạng và phong phú. 32 v1.0011108201 4.2. NGUỒN VỐN CỦA CÁC MNCs • Nguồn tài trợ bên trong của MNCs: Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của các công ty mẹ; Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của các công ty con. • Nguồn tài trợ bên ngoài: các quốc gia, các tổ chức quốc tế 33 v1.0011108201 4.3. CHU CHUYỂN VỐN CỦA CÁC MNCs • Chu chuyển vốn thông qua kênh đầu tư; • Chu chuyển vốn thông qua kênh chuyển giá; • Chu chuyển vốn thông qua kênh vay nội bộ. 34 v1.0011108201 CÂU HỎI THẢO LUẬN Những điểm khác biệt cơ bản của đầu tư quốc tế gián tiếp với đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? 35 v1.0011108201 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khái niệm về đầu tư quốc tế; • Phân loại đầu tư quốc tế; • Khái niệm, đặc điểm của FDI; • Các hình thức của FDI; • Vai trò của FDI; • Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế gián tiếp; • Một số vấn đề tài chính của các MNCs.
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_quoc_te_bai_4_dau_tu_quoc_te_va_tai_chin.pdf