Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

QUỐC TẾ

1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính quốc tế

1.2. Vai trò của thị trường tài chính quốc tế

1.3. Phân loại thị trường tài chính quốc tế

Khái niệm:

Thị trường tài chính quốc tế là nơi diễn ra

các hoạt động trao đổi, mua bán vốn giữa

các chủ thể ở các quốc gia khác nhau

thông qua các công cụ tài chính nhất định.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH

• Xuất hiện hiện tượng thừa vốn và

thiếu vốn trên phạm vi thế giới;

• Các tổ chức kinh tế tăng cường

sức mạnh của mình;

• Sự phát triển mạnh mẽ của công

nghệ thông tin.

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 1

Trang 1

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 2

Trang 2

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 3

Trang 3

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 4

Trang 4

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 5

Trang 5

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 6

Trang 6

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 7

Trang 7

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 8

Trang 8

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 9

Trang 9

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang baonam 18120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An

Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế - Trần Thị Hải An
1
v1.0011107227
BÀI 3
CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Trần Thị Hải An
2
v1.0011107227
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Theo kế hoạch, Công ty XNK Việt An cần
1 triệu USD để thanh toán tiền hàng
nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng
thời sẽ nhận được 1 triệu USD từ xuất
khẩu hàng hóa sau 3 tháng.
Là giám đốc tài chính của công ty, bạn có những phương án nào để xử lý
trạng thái tiền tệ trên? 
3
v1.0011107227
MỤC TIÊU
Phân tích được vai trò của thị trường tài chính quốc tế;
Hiểu được các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường tiền tệ quốc tế;
Hiểu được các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường vốn quốc tế.
4
v1.0011107227
NỘI DUNG
Sự hình thành và vai trò của thị trường tài chính quốc tế
Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường tiền tệ quốc tế
Các nghiệp vụ của thị trường vốn quốc tế
1
2
3
5
v1.0011107227
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 
QUỐC TẾ
1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính quốc tế
1.2. Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
1.3. Phân loại thị trường tài chính quốc tế
6
v1.0011107227
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 
QUỐC TẾ
Khái niệm:
Thị trường tài chính quốc tế là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi, mua bán vốn giữa
các chủ thể ở các quốc gia khác nhau
thông qua các công cụ tài chính nhất định.
7
v1.0011107227
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH
• Xuất hiện hiện tượng thừa vốn và
thiếu vốn trên phạm vi thế giới;
• Các tổ chức kinh tế tăng cường
sức mạnh của mình;
• Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin.
8
v1.0011107227
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Tiền tệ: Sự tan vỡ của hệ thống Bretton Woods.
• Hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời năm
1944 (mục tiêu là xây dựng cơ chế ổn định
tiền tệ) chấm dứt hoạt động vào năm 1971.
• Tạo cơ chế hoạt động mới cho việc xác định
tỷ giá giao dịch giữa các loại tiền. Chế độ tỷ
giá cố định được thay thế bằng chế độ tỷ giá
thả nổi có điều chỉnh.
9
v1.0011107227
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
Kinh tế:
• Từ giữa những năm 60, Mỹ phải đi vay nợ nước
ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu kho
bạc Mỹ;
• Thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ trong
thập niên 60, 70;
• Khủng hoảng dầu lửa lớn vào năm 1973 và 1979;
• Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng
diễn ra mạnh mẽ;
• Sự phục hồi và phát triển kinh tế của các nước
công nghiệp phát triển trong thập niên 80;
• Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các MNC.
10
v1.0011107227
Thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi
của các chủ thể trong xã hội, tài trợ
cho các chủ thể thiếu vốn:
• Trực tiếp: Chủ thể thừa vốn đáp ứng
nhu cầu của chủ thể thiếu vốn thông
qua việc mua chứng khoán khởi
thuỷ của các chủ thể này.
• Gián tiếp: Các chủ thể thừa vốn và
thiếu vốn giao dịch với nhau thông
qua các trung gian tài chính.
1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
11
v1.0011107227
1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Bản chất của thị trường tài chính quốc tế
là tạo ra cơ chế để luồng vốn từ nơi thừa
vốn đến nơi thiếu vốn, căn cứ theo tỷ
suất lợi nhuận. Tức là những nơi có tỷ
suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được luồng
vốn và những nhà đầu tư.
12
v1.0011107227
1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Thị trường tài chính quốc tế
thúc đẩy hoạt động thương mại
của các quốc gia
Để khuyến khích xuất khẩu, các
quốc gia thường sử dụng nhiều
công cụ tín dụng khác nhau, điển
hình là bán chịu, tức là chưa đủ tiền
mặt mà thu bằng thương phiếu.
13
v1.0011107227
1.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• Theo phạm vi giao dịch;
• Theo địa điểm giao dịch;
• Theo thời gian chuyển vốn.
14
v1.0011107227
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Tại sao thị trường tài chính quốc tế lại có vai trò thúc đẩy hoạt động thương
mại của các quốc gia?
15
v1.0011107227
2. CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
2.1. Khái niệm và đặc điểm
2.2. Các nghiệp vụ của thị trường tiền tệ Châu Âu
2.3. Các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối
16
v1.0011107227
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
Khái niệm:
Là thị trường tiến hành các hoạt động mua bán,
chuyển giao vay, cho vay bằng ngoại tệ với thời
hạn ngắn.
Đặc điểm:
• Không có địa điểm giao dịch rõ ràng;
• Thời hạn luân chuyển vốn ngắn;
• Luân chuyển vốn thông qua hình thức tài chính
gián tiếp;
• Các công cụ sử dụng trên thị trường có tính
lỏng cao, độ an toàn lớn.
17
v1.0011107227
2.2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU ÂU
Các thuật ngữ:
• Đồng tiền châu Âu (Euro Currency): Là ngoại tệ
tự do chuyển đổi được ký gửi tại ngân hàng
ngoài nước bản xứ;
• Ngân hàng châu Âu (Eurobank): Là ngân hàng
nhận tiền gửi Euro currency;
• Thị trường tiền tệ châu Âu (Eurocredit Market):
Là thị trường mà các ngân hàng giao dịch với
nhau bằng những đồng tiền không phải là đồng
tiền của nước có thị trường.
18
v1.0011107227
2.2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU ÂU (tiếp theo)
Đặc điểm:
• Là thị trường rộng lớn, các ngân hàng TW
không can thiệp trực tiếp;
• Không qui định dự trữ bắt buộc và phí bảo
hiểm tiền gửi;
• Là thị trường bán buôn, chủ yếu là hoạt
động liên ngân hàng;
• Các công cụ sử dụng trên thị trường có
tính lỏng cao;
• Là nơi tích trữ các khoản thặng dư có tính
thanh khoản cao.
19
v1.0011107227
2.2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU ÂU (tiếp theo)
• Nghiệp vụ nhận tiền gửi và phát hành
chứng chỉ tiền gửi khả nhượng;
• Nghiệp vụ tạo tiền của Eurobank;
• Nghiệp vụ cho vay: Eurobanks cho các
doanh nghiệp, chính phủ, các ngân hàng,
các tổ chức tài chính quốc tế vay, chủ yếu
là các khoản vay ngắn hạn:
 Tiền cho vay: Không phải là đồng bản
tệ của nước mà Eurobank đóng trụ sở;
 Lãi suất: Libor (London Interbank
Offered Rate).
20
v1.0011107227
2.3. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2.3.1. Các định nghĩa
2.3.2. Đặc điểm
2.3.3. Các chủ thể tham gia
2.3.4. Các nghiệp vụ chủ yếu trên FX
21
v1.0011107227
2.3.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
• Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả
đồng tiền chung của các nước khác và SDR).
Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền
trên tài khoản, sec du lịch, tiền điện tử và các
phương tiện khác được xem như tiền.
• Ngoại hối: Bao gồm các phương tiện thanh
toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ
có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau.
• Thị trường ngoại hối (FX): Là nơi diễn ra việc
mua, bán các đồng tiền khác nhau.
22
v1.0011107227
2.3.2. ĐẶC ĐIỂM
• Là thị trường mang tính toàn cầu;
• Là thị trường không ngủ;
• Trung tâm của FX là thị trường liên ngân
hàng (Interbank);
• FX rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị,
kinh tế, xã hội, tâm lý... nhất là với chính
sách tiền tệ của các nước phát triển.
23
v1.0011107227
2.3.3. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
• Các công ty nội địa và đa quốc gia;
• Các ngân hàng thương mại;
• Những nhà môi giới ngoại hối;
• Các ngân hàng trung ương.
24
v1.0011107227
2.3.4. CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU TRÊN FX
1. Nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot exchange);
2. Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward);
3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối (Swap);
4. Giao dịch tiền tệ tương lai (Future);
5. Nghiệp vụ quyền chọn (Option).
25
v1.0011107227
NGHIỆP VỤ MUA BÁN GIAO NGAY (SPOT EXCHANGE)
Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác
định tại thời điểm giao dịch và hoạt động thanh toán được hoàn tất trong vòng hai ngày
làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
26
v1.0011107227
TÌNH HUỐNG
-1.00018.00019.000
018.00018.000
50018.00017.500
2.00018.00016.000
Lợi nhuận
(VND)
Giá bán trong nước
(VND)
Kịch bản tỷ giá
USD/VND
Nhà nhập khẩu VN ký hợp đồng nhập khẩu: số lượng hàng hóa 1 đơn vị, đơn
giá 1 USD/ 1 hàng hóa, thanh toán chậm 3 tháng. Giả sử, giá bán trong nước
là 18.000 VND/1 hàng hóa. Sau 3 tháng, tỷ giá biến động làm thay đổi kết quả
kinh doanh của nhà nhập khẩu như sau:
 Nhà nhập khẩu cần sự ổn định về tỷ giá.
27
v1.0011107227
NGHIỆP VỤ MUA BÁN CÓ KỲ HẠN (FORWARD)
Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết mua bán với nhau một
số lượng ngoại tệ tại một thời điểm trong tương lai hay sau một thời hạn xác định kể từ
ngày ký kết giao dịch với tỷ giá được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Đặc điểm:
• Chủ thể tham gia là các NHTM, các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị
trường tài chính quốc tế;
• Ngày giá trị trong hợp đồng kỳ hạn là ngày giao ngay;
• Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận ngay từ khi ký kết làm cơ sở cho việc trao
đổi tiền tệ tại một ngày xác định sau này.
28
v1.0011107227
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào
và bán ra một đồng tiền nhất định với cùng một số
lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác, trong đó
ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác
nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời
điểm ký kết hợp đồng.
Đặc điểm:
• Một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: vế mua vào và vế bán ra được ký kết ngày hôm
nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau;
• Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là như nhau trong cả
hai vế của hợp đồng hoán đổi;
• Giao dịch hoán đổi gồm hai loại: Mua giao ngay, bán kỳ hạn hoặc bán giao ngay, mua
kỳ hạn.
29
v1.0011107227
GIAO DỊCH TIỀN TỆ TƯƠNG LAI (FUTURE)
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận mua bán
một số lượng đồng tiền định sẵn theo một tỷ giá
được ấn định vào thời điểm ký kết hợp đồng và
ngày giao dịch được ấn định sẵn trong tương lai,
được thực hiện tại sở giao dịch ngoại hối.
Đặc điểm:
• Hợp đồng tương lai được phái sinh từ nghiệp vụ kỳ hạn;
• Được chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, về số lượng ngoại tệ giao dịch, về ngày
chuyển giao ngoại tệ;
• Giao dịch theo nguyên tắc đấu giá;
• Chủ thể tham gia phải có tiền đặt cọc và phải trả phí giao dịch;
• Thanh toán thông qua phòng thanh toán bù trừ;
• Tính tiền hoa hồng trên từng thương vụ mua bán.
30
v1.0011107227
NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTION)
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ
tài chính, cho phép người mua hợp đồng có
quyền (không phải là nghĩa vụ) mua hoặc bán
một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại
tỷ giá cố định đã thoả thuận trước tại một
thời gian nhất định trong tương lai.
Các loại hợp đồng quyền chọn:
• Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (call option) là hợp đồng, trong đó người mua
hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định;
• Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (put option) là hợp đồng, trong đó người mua
hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.
31
v1.0011107227
3. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ
3.1. Thị trường trái phiếu quốc tế
3.2. Thị trường cổ phiếu quốc tế
32
v1.0011107227
3.1. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
Là nơi trao đổi mua, bán các trái phiếu của các
nhà phát hành, nhà đầu tư của các quốc gia
khác nhau. Bao gồm thị trường trái phiếu nước
ngoài và thị trường trái phiếu châu Âu.
Bao gồm:
• Thị trường trái phiếu nước ngoài;
• Thị trường trái phiếu châu Âu.
33
v1.0011107227
3.2. THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ
• Cơ cấu của thị trường cổ phiếu quốc tế:
Thị trường cổ phiếu quốc tế gồm thị trường sơ cấp
và thị trường thứ cấp:
 Thị trường sơ cấp;
 Thị trường thứ cấp.
• Đặc trưng của thị trường cổ phiếu quốc tế:
 Có mức độ thanh khoản cao;
 Cổ phiếu được đăng ký trên nhiều sở giao dịch;
 Mức độ tập trung lớn.
34
v1.0011107227
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính quốc tế;
• Vai trò của thị trường tài chính quốc tế;
• Nghiệp vụ Spot;
• Nghiệp vụ Forward;
• Nghiệp vụ Swap;
• Nghiệp vụ Future;
• Nghiệp vụ Option;
• Thị trường trái phiếu quốc tế;
• Thị trường cổ phiếu quốc tế.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_bai_3_cac_nghiep_vu_cua_thi_truo.pdf