Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Giới thiệu tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp một chủ
• Ưu điểm
– Do một người làm chủ, dễ thành lập, ít tốn kém
– Chủ sở hữu được hưởng toàn bộ lợi nhuận
– Tránh được thuế thu nhập doanh nghiệp
• Nhược điểm
– Trách nhiệm không hạn chế về nợ nần của DN
– Thu nhập của doanh nghiệp (= của cá nhân)
phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Giới hạn vòng đời (theo chủ sở hữu)
– Giới hạn khả năng huy động vốn
5Hợp danh (partnership)
• Do ít nhất là hai người thành lập, chi phí thấp
và dễ dàng, có nhiều mức độ về tính chính
thức pháp lý.
• Hai loại:
– Hợp danh trách nhiệm vô hạn
– Hợp danh trách nhiệm hữu hạn:
• Thành viên góp vốn (trách nhiệm hữu hạn)
• Thành viên hợp danh (trách nhiệm vô hạn)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Giới thiệu tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Giới thiệu tài chính doanh nghiệp
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG GIỚI THIỆU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 2 Các hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh 3 Đặc trưng cơ bản của mỗi hình thức • Mức độ tập trung (phân tán) quyền sở hữu? • Phương thức phân chia quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp? • Mức độ chịu trách nhiệm về các loại nghĩa vụ phát sinh ? • Mức độ dễ dàng của việc chuyển nhượng quyền sở hữu? • Khả năng huy động vốn để phát triển ? 4 Doanh nghiệp một chủ • Ưu điểm – Do một người làm chủ, dễ thành lập, ít tốn kém – Chủ sở hữu được hưởng toàn bộ lợi nhuận – Tránh được thuế thu nhập doanh nghiệp • Nhược điểm – Trách nhiệm không hạn chế về nợ nần của DN – Thu nhập của doanh nghiệp (= của cá nhân) phải chịu thuế thu nhập cá nhân. – Giới hạn vòng đời (theo chủ sở hữu) – Giới hạn khả năng huy động vốn 5 Hợp danh (partnership) • Do ít nhất là hai người thành lập, chi phí thấp và dễ dàng, có nhiều mức độ về tính chính thức pháp lý. • Hai loại: – Hợp danh trách nhiệm vô hạn – Hợp danh trách nhiệm hữu hạn: • Thành viên góp vốn (trách nhiệm hữu hạn) • Thành viên hợp danh (trách nhiệm vô hạn) 6 Doanh nghiệp một chủ và hợp danh Trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu đối với nợ của DN Đời sống hữu hạn của doanh nghiệp Khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu Năng lực tăng trưởng có thể bị hạn chế nghiêm trọng, do không có khả năng huy động vốn để đầu tư 7 Công ty cổ phần • Hoạt động tách rời về mặt pháp lý với các chủ sở hữu và ban điều hành. Ưu điểm: – Vòng đời không bị giới hạn – Trách nhiệm hữu hạn với các nghĩa vụ phát sinh. – Dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu. – Phù hợp với những doanh nghiệp lớn và đang tăng trưởng. • Bất lợi thế: – Bị đánh thuế hai lần – Chi phí thành lập lớn, thời gian kéo dài, thủ tục phức tạp 8 • DN dưới hình thức Cty cổ phần chắc chắn sẽ tăng tối đa được giá trị, vì: – Trách nhiệm hữu hạn giảm được rủi ro, với các yếu tố khác không đổi, rủi ro của DN càng giảm, giá trị của nó càng cao. – Giá trị phụ thuộc vào cơ hội tăng trưởng, do đó phụ thuộc vào năng lực thu hút vốn (lợi thế). – Giá trị của tài sản phụ thuộc vào tính thanh khoản. Đầu tư vào công ty cổ phần thanh khoản hơn nhiều so với khoản đầu tư vào các loại hình khác. 9 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam • Công ty TNHH nhiều thành viên • Công ty TNHH một thành viên • Công ty cổ phần • Công ty hợp danh • Doanh nghiệp tư nhân • Doanh nghiệp Nhà nước 10 Vai trò của các nhà quản trị tài chính • CFO chịu trách nhiệm – Giám sát chung về lập kế hoạch tài chính; lập kế hoạch chiến lược công ty; kiểm soát dòng tiền của công ty. • Bộ phận ngân quỹ (treasurer): tín dụng, tồn kho, thẩm định dự án. • Bộ phận kiểm soát (controller - Phòng Tài chính – Kế toán): Kế toán chi phí, kế toán tài chính, thuế. 11 Các mục tiêu của công ty • Vị thế của cổ đông và ban điều hành (các giám đốc). • Mục tiêu quan trọng nhất của ban điều hành là tối đa hóa của cải của cổ đông; hay tối đa hóa giá cổ phiếu phổ thông của công ty. • Các mối quan tâm khác: sự hài lòng cá nhân của Ban điều hành; phúc lợi của người lao động; lợi ích của cộng đồng và xã hội. 12 Tối đa hóa lợi nhuận? • Là mục tiêu của doanh nghiệp mà các nhà kinh tế học thường đưa ra để lý giải hành vi lý trí của doanh nghiệp khi làm tăng lợi nhuận. • Không tính đến hai yếu tố mà nhà quản trị phải xử lý hàng ngày khi ra quyết định: – Tính không chắc chắn – Tính thời điểm 13 Mục tiêu của quản trị tài chính công ty • Tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu: xác định từ quan điểm của các cổ đông, khắc phục được các vấn đề nêu trên. • Cổ đông: nhận được những gì còn lại. Cổ đông giàu lên = Tất cả những nhóm khác cũng được lợi. • Nhà quản trị tài chính công ty: học cách nhận biết những khoản đầu tư và các cách tài trợ mà tối đa hóa được giá trị của cổ phiếu. 14 • Một quyết định là tốt khi nó tạo ra của cải cho cổ đông (làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu). • Giá cổ phiếu chịu tác động của nhiều yếu tố, không chỉ là sự phản ứng của thị trường đối với các quyết định của nhà quản trị tài chính. • Quyết định sẽ tác động tới giá cổ phiếu như thế nào nếu các yếu tố khác không thay đổi? 15 Trách nhiệm xã hội • Khái niệm • Điều kiện cơ bản để thực hiện • Trở ngại từ môi trường cạnh tranh • Giải pháp 16 Tài chính doanh nghiệp là gì? TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP LÀ MÔN HỌC NGHIÊN CỨU NHỮNG CÁCH TRẢ LỜI BA CÂU HỎI TRÊN ĐÂY 17 Nhận biết các cơ hội đầu tư sinh lời Các quyết định quản trị tài chính Dự báo khối lượng, thời điểm và mức độ chắc chắn của lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư Hoạch định và quản trị các khoản đầu tư 18 Cơ cấu vốn Hỗn hợp (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) nào là tốt nhất? Nguồn vốn nào là rẻ nhất cho công ty? 19 Đảm bảo đủ nguồn lực để công ty hoạt động thường xuyên, liên tục. Bán chịu, mua chịu, vay ngắn hạn, tồn quỹ, tồn kho Quản trị vốn lưu động 20 Vấn đề đại diện • Khái niệm quan hệ đại diện • Trong lĩnh vực quản trị tài chính, vấn đề đại diện phát sinh khi có xung đột lợi ích – Giữa các giám đốc và cổ đông bên ngoài – Giữa các giám đốc (đại diện chủ sở hữu) và chủ nợ • Chi phí đại diện: chi phí của xung đột lợi ích – trực tiếp hoặc gián tiếp 21 Cổ đông và giám đốc • Khi nhà điều hành sở hữu ít hơn 100%: xung đột lợi ích tiềm năng. • Thưởng, phạt sẽ khuyến khích các giám đốc hành động vì lợi ích tối cao của cổ đông. – Cấu trúc của khoản thù lao quản lý – Can thiệp trực tiếp của cổ đông (các định chế tài chính) – Đe dọa sa thải – Đe dọa thâu tóm 22 Nhà quản trị có hành động vì lợi ích của các chủ sở hữu không? Các mục tiêu của nhà quản trị và của cổ đông có cùng hướng không? Có thể thay thế ban điều hành không nếu họ không theo đuổi các mục tiêu của cổ đông? Các hình thức thù lao (bằng quyền chọn cổ phiếu, tiền) Triển vọng việc làm, thăng tiến Quyền kiểm soát công ty của cổ đông -Bầu chọn, thuê, thải -Vận động ủy quyền -Thâu tóm 23 Cổ đông và chủ nợ – Chủ nợ ấn định mức lãi suất căn cứ vào các yếu tố quy định rủi ro của dòng tiền của công ty (độ an toàn của khoản nợ). – Cổ đông (thông qua giám đốc) có động cơ gia tăng đòn bẩy để hưởng lợi tối đa: • Thực hiện dự án có rủi ro cao, bằng tiền vay • Dự án thành công? • Dự án thất bại? – Giải pháp: hành động của bên cho vay? Của giám đốc? 24 Môi trường thuế của doanh nghiệp • Các yếu tố liên quan tới thuế TNDN: – Thu nhập chịu thuế (liên quan tới doanh thu, chi phí) – Thuế suất – Cổ tức từ các khoản đầu tư vào công ty khác – Các phương pháp khấu hao – Lợi vốn và lỗ vốn 25 Môi trường tài chính • Các thị trường – Thị trường tiền tệ và thị trường vốn – Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp • Các định chế tài chính – Thị trường không hoàn hảo và sự tồn tại của các trung gian tài chính – Các loại định chế tài chính • Các công cụ tài chính 26 C. Dòng tiền từ tài sản của công ty E. Dòng tiền tái đầu tư Thị trường tài chính và doanh nghiệp B. Công ty đầu tư vào tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản cố định A. Công ty phát hành chứng khoán Các thị trường tài chính Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Cổ phiếu F. Thanh toán cổ tức và nợ D. Chính phủ Các bên liên quan khác 27 10 NGUYÊN LÝ NỀN TẢNG CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 28 1Lợi suất dự tính : - Phần thưởng cho “sự chờ đợi” - Bù đắp được tỷ lệ lạm phát - Bù đắp được rủi ro Vấn đề: - Đo lường rủi ro? - Mối quan hệ lợi suất-rủi ro? 29 2Đồng tiền hôm nay có giá trị hơn đồng tiền ngày mai Đo lường giá trị (hay của cải) bằng giá trị thời gian của tiền Quy tất cả các khoản lợi ích và chi phí trong tương lai của dự án về hiện tại 30 3Doanh thu chưa hẳn là tiền nằm trong tay. Chi phí chưa hẳn là tiền đã trả ra Lợi nhuận kế toán chưa hẳn là tiền Công cụ để đo lường của cải là dòng tiền, chứ không phải lợi nhuận 31 4Tác động thực sự của một quyết định đầu tư là dòng tiền tăng thêm từ việc thực hiện dự án đó là bao nhiêu. 32 5Đánh giá một dự án có lợi nhuận dễ hơn nhiều so với việc tìm ra dự án đó. Dự án có siêu lợi nhuận không thể tồn tại trong dài hạn. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, để làm cho thị trường bớt cạnh tranh hơn: Tạo ra sự khác biệt của sản phẩm Đạt được một lợi thế về chi phí so với các đối thủ 33 6Khái niệm thị trường hiệu quả Tốc độ thông tin “hóa thân” vào giá chứng khoán Thông tin mới đến thị trường một cách ngẫu nhiên - Nhìn vào giá cả để đánh giá chất lượng của các quyết định - Tác động của các phương pháp kế toán mà không thay đổi dòng tiền dự tính sẽ không được phản ánh trong giá 34 7Ban điều hành sẽ không hành động tối đa hóa của cải của cổ đông trừ khi lợi ích của hai bên là cùng hướng. Vấn đề đại diện tạo ra chi phí đại diện Giải pháp: 35 8Nhà quản trị tài chính chỉ quan tâm tới dòng tiền tăng thêm sau thuế của công ty khi lựa chọn các dự án đầu tư Chính phủ sử dụng thuế để tác động tới các quyết định kinh doanh, khuyến khích chi tiêu vào những khu vực xác định. 36 9Đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro Đo lường rủi ro của một dự án hay một tài sản là rất khó khăn. Rủi ro của dự án thay đổi tùy thuộc vào việc đo lường trên cơ sở dự án là một mình hay được kết hợp với nhiều dự án khác. 37 10 Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những chủ đề gây nhiều tranh cãi Các lỗi đạo đức: hủy hoại sự tin cậy trong hợp tác, mất lòng tin của công chúng về các chuẩn mực đạo đức → hủy hoại hoạt động kinh doanh. Các lỗi về đạo đức thường dẫn đến việc chấm dứt nghề nghiệp, chấm dứt các cơ hội trong tương lai. 38
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_1_gioi_thieu_tai_chi.pdf