Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Những vấn đề chung về chi phí và giá thành sản phẩm của DN

Khái niệm và phân loại chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm: Chi phí kinh doanh là những hao phí liên quan đến hoạt động kinh doanh

phát sinh trong một thời kỳ nhất định.

Ta biết: DN khi tiến hành sản xuất cần có sự kết hợp của 3 yếu tố đó là tư liệu lao

động, đối tượng lao động và sức lao động (gt cụ thế) mới tạo nên được sản phẩm theo

ý muốn. Các yếu tố hao phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc thiết bị, trả lương cho

người lao động đều tính thành tiền. Vì vậy chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng

tiền của toàn bộ các hao phí về lao động và vật chất đã phát sinh trong quá trình tiến

hành các hoạt động của DN trong một thời kỳ nhất định.

- Nội dung chi phí kinh doanh bao gồm:

+ Chi phí sản xuất kinh doanh

+ Chi phí tài chính

+ Chi phí khác

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 18580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 1 
BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA 
DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu của bài học nhằm giúp người học có thể: 
- Hiểu về bản chất, nội dung, cách xác định, phương thức quản lý của: 
+ Chi phí hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, mức hạ 
giá thành và tỷ lệ hạ giá tình của sản phẩm hàng hóa so sánh được. Đề xuất 
các biện pháp quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 
+ Doanh thu: nội dung, phương pháp xác định, lập kế hoạch doanh thu, có các 
biện pháp tăng doanh thu hoạt động kinh doanh. 
- Hiểu và biết cách xác định một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp hiện 
nay như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN. Nội dung bản chất 
của lợi nhuận DN, các biện pháp tăng lợi nhuận và việc phân phối, sử dụng lợi 
nhuận DN. 
Nội dung bài học: 
Gồm 4 phần chính: 
1. Những vấn đề chung về chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 
2. Doanh thu hoạt động kinh doanh và thu nhập khác của doanh nghiệp 
3. Thuế và cách tính thuế trong doanh nghiệp 
4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 
1. Những vấn đề chung về chi phí và giá thành sản phẩm của DN 
Khái niệm và phân loại chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
Khái niệm: Chi phí kinh doanh là những hao phí liên quan đến hoạt động kinh doanh 
phát sinh trong một thời kỳ nhất định. 
Ta biết: DN khi tiến hành sản xuất cần có sự kết hợp của 3 yếu tố đó là tư liệu lao 
động, đối tượng lao động và sức lao động (gt cụ thế) mới tạo nên được sản phẩm theo 
ý muốn. Các yếu tố hao phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc thiết bị, trả lương cho 
người lao động đều tính thành tiền. Vì vậy chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 2 
tiền của toàn bộ các hao phí về lao động và vật chất đã phát sinh trong quá trình tiến 
hành các hoạt động của DN trong một thời kỳ nhất định. 
- Nội dung chi phí kinh doanh bao gồm: 
+ Chi phí sản xuất kinh doanh 
+ Chi phí tài chính 
+ Chi phí khác 
Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
Để quản lý tốt chi phí, tính được giá thành sản phẩm, từ đó xác định được kết quả 
sản xuất kinh doanh, cần thiết phải phân loại chi phí hoạt động kinh doanh. 
 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí: tức là căn cứ vào những đặc điểm 
kinh tế giống nhau của chi phí. Mỗi loại là một yếu tố chi phí có cùng một nội 
dung kinh tế, không kể chi phí đó được chi cho sản phẩm nào và phát sinh trong 
thời điểm nào (trong thời kỳ đó). Bao gồm: 
+ Chi phí vật tư 
+ Chi phí khấu hao TSCĐ. 
+ Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. 
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài. 
+ Chi phí bằng tiền khác 
- Đặc điểm phân loại này cho biết: 
+ Các chi phí đã bỏ ra trong năm. 
+ Các chi phí thuộc về đối tượng lao động phải tính là mua ngoài để xác 
định tính chất nguyên thủy của chi phí, tránh trường hợp trùng lặp. 
+ Nếu DN có tự sx ra một số vật tư để tiếp tục sx ra sp thì cần tính các chi 
phí đó vào các yếu tố liên quan để tính cho đủ chi phí và không tính 
trùng, làm tăng thêm chi phí 
- Ý nghĩa của việc phân loại này: 
Cho biết mức hao phí về vật tư và lao động trong toàn bộ hoạt động kinh 
doanh phát sinh trong năm (1 lần). Giúp doanh nghiệp lập dự toán chi phí, kế 
hoạch hóa chi phí, kiểm tra sự cân đối chi phí giữa các bộ phận trong doanh 
nghiệp như bộ phận cung ứng vật tư, kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch 
trích khấu hao TSCĐ... 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 3 
 Phân loại theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh: tức là căn cứ vào việc 
sắp xếp các chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh vào cùng 
một loại, phân loại như sau: 
+ Chi phí vật tư trực tiếp: tức là các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên 
vật liệu dùng trực tiếp cho sx sản phẩm của DN. 
+ Chi phí nhân công trực tiếp: trả tiền lương, tiền công, chi BHXH trích 
theo lương, kinh phí công đoàn, BH y tế, các phụ cấp theo lương. 
+ Chi phí sx chung: các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng và bộ 
phận sx như lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, khấu hao 
TSCĐ của phân xường, các dịch vụ mua ngoài chi bằng tiền phát sinh 
trong phạm vi phân xưởng. 
+ Chi phí bán hàng. 
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
- Ý nghĩa của việc phân loại này: 
Cách phân loại này giúp ta tính được giá thành sản phẩm, giá thành sản 
xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm, làm cơ sở cho việc tính kết quả kinh 
doanh sau này. Quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh nhằm khai thác khả năng 
hạ giá thành sản phẩm. 
 Phân loại theo mối quan hệ với quy mô sản xuất kinh doanh: chi phí được chia ra 
thành 2 loại, bao gồm: 
+ Chi phí cố định (F): gồm chi phí về khấu hao TSCĐ (theo phương pháo 
tuyến tính hay KH nhanh), chi phí thuê TS, tiền lương của bộ phận quản 
lý và chi phí thuê văn  ... nh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc 
sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định. 
 Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như sau: 
Ta có công thức 
Tổng giá thành 
sản phẩm 
= 
Chi phí dở 
dang đầu kỳ 
+ 
Chi phí phát 
sinh trong kỳ 
- 
Chi phí sx dở 
dang cuối kỳ 
Diễn giải các loại chi phí trong công thức nói trên 
Ví dụ: 
Ta có: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 1.000 trđ 
Chi phí phát sinh trong kỳ: 10.000 trđ 
Chi phí sx dở dang cuối kỳ: 2.000 trđ 
Như vậy tổng giá thành sản phầm = 1000 + 10.000 – 2.000 = 9.000 trđ 
Phân loại giá thành sản phẩm 
 Giá thành sản xuất (GTSX): 
Giá thành sản 
xuất (GTSX) 
= 
Chi phí vật tư 
trực tiếp 
+ 
Chi phí nhân 
công trực tiếp 
+ 
Chi phí sản 
xuất chung 
 Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ (GTTBSPTT) 
Giá thành toàn bộ 
sản phẩm tiêu thụ 
(GTTBSPTT) 
= 
GTSX sản 
phẩm tiêu thụ 
+ 
Chi phí 
bán hàng 
+ 
Chi phí 
quản lý DN 
Trong đó: 
GTSX sản phẩm 
tiêu thụ 
= GTSX đầu kỳ + 
GTSX được 
sx trong kỳ 
- 
GTSX tồn 
kho cuối kỳ 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 5 
Ví dụ: DN Thành Tâm sx quạt cây. Số sp tồn kho đầu kỳ kế hoạch là 100sp với 
giá thành sx đơn vị là 320.000đ. Trong năm kế hoạch, sx 1000sp với giá thành sx đơn 
vị là 300.000đ. Sản phẩm tồn kho cuối kỳ là 200sp. Chi phí bán hàng và chi phí quản 
lý DN tính chung và bằng 10% giá thành sx được bán trong kỳ kế hoạch. Yêu cầu: 
Tính giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. 
Ta có: 
Giá thành sx của sp tiêu thụ năm kế hoạch: 
 = (100 x 320.000) + (1000 – 200) x 300.000 = 272trđ. 
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ = 272 x 110% = 299,2 triệu đồng. 
Hạ giá thành sản phẩn trong doanh nghiệp 
 Ý nghĩa của hạ giá thành sản xuất trong doanh nghiệp là: 
- Tăng lợi nhuận 
- Tạo điều kiện thực hiện tốt tiêu thụ sản phẩm, xây dựng bán hàng 
- Mở rộng quy mô kinh doanh 
 Chỉ tiêu đánh giá hạ giá thành sản phẩm: 
- Mức hạ giá thành: 
Ta có công thức 
Mz = ∑ (𝑆𝑖1 ∗ 𝑧𝑖1 − 𝑆𝑖1 ∗ 𝑧𝑖0)
𝑛
𝑖=1 
- Tỷ lệ hạ giá thành: 
Ta có công thức: 
 Mz 
Tz% = ----------------------- 
∑(𝑆𝑖1 ∗ 𝑧𝑖0)
𝑛
𝑖=1
Với Mz là mức hạ z sản phẩm hàng hóa so sánh được. 
Si1: số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch. 
Zi1, Zi0 : là giá thành đợ vị sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo 
i: là loại sản phẩm hàng hóa so sánh được, i = 1, n 
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm 
 Các nhân tố ảnh hưởng. 
- Trình độ quản lý 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 6 
- Trình độ lao động. 
- Kỹ thuật, công nghệ sản xuất. 
- Môi trường kinh tế và pháp luật. 
- Điều kiện tự nhiên. 
 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm: 
- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các 
thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. 
- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao 
động góp phần nâng cao năng suất lao động 
- Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài chính đối với hoạt động sản xuất 
kinh doanh. 
- Xây dựng định mức và kế hoạch chi phí để tạo điều kiện quản lý. 
- Xác định rõ nội dung và phạm vi sử dụng chi phí để quản lý phù hợp. 
- Định kỳ tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý chi phí để có biện pháp 
điều chỉnh phù hợp 
- Thực hiện biện pháp kinh tế nhằm kích thích việc tiết kiệm chi phí đối với cán 
bộ, công nhân viên. 
2. Doanh thu hoạt động kinh doanh và thu nhập khác của DN 
Khái niệm về doanh thu: 
Doanh thu là biểu hiện tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được 
từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định. 
 Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm (nội dung doanh thu): 
- Doanh thu bán hàng. 
- Doanh thu tài chính. 
- Thu nhập khác. 
Ta sẽ đi vào cụ thể từng loại hình doanh thu: 
Doanh thu bán hàng: là biểu hiện tổng giá trị các loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh 
nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định. 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 7 
 Thời điểm xác định doanh thu: Là khi DN đã chuyển giao quyền sở hữu của hàng 
hóa hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được KH chấp thuận 
thanh toán, không phân biệt khách hàng đã trả tiền hay chưa. 
 Các xác định doanh thu: 
Ta có công thức: 
Doanh thu 
bán hàng (S) 
= 
Số lượng sản 
phẩm tiêu thụ (Q) 
x 
Giá bản đơn vị sản phẩm (P) 
(chưa có thuế gián thu) 
S = ∑ (𝑄𝑖 ∗ 𝑃𝑖)
𝑛
𝑖=1 
Trong đó: S là doanh thu bán hàng. 
Qi : là số lượng đơn vị sản phẩm i bán ra. 
Pi : là giá bán đơn vị sản phẩm i trong kỳ. 
Khi kế toán áp dụng phương pháp kê khai tường xuyên thì số lượng sản phẩm 
bán ra trong kỳ tính như sau : 
Qi = Qdi + Qsx – Qci 
Trong đó : Qdi : là số lượng sản phẩm i tồn kho đầu kỳ. 
Qsx là số lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ 
Qci là số lượng sản phẩm i tồn kho cuối kỳ. 
Ví dụ: 
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có tình hình như sau : 
- Số SP A tồn kho cuối năm báo cáo (tức đầu năm kế hoạch) là 100sp A. 
- Số SP A sẽ sản xuất trong năm KH là 1.000sp A. 
- Số SP A sự kiến còn lại cuối năm là 200sp A. 
Giá bán đơn vị (như năm báo cáo) và bằng 800.000 đ/spA. 
Yêu cầu : Tính doanh thu bán hàng về spA năm kế hoạch. 
Ta có : 
Q = 100 + 1000 – 200 = 900 spA. 
S = 900 x 800.000 = 720 triệu đồng. 
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Chiết khấu thương mại, giảm giá bán 
hàng, hàng bán bị trả lại (có chứng từ hợp lệ), thuế gián thu trong giá bán (nếu có). 
 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: 
- Kết cấu sản phẩm. 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 8 
- Chất lượng sản phẩm. 
- Mẫu mã, hình thức sản phẩm. 
- Dịch vụ trong và sau bán hàng. 
- Số lượng sản phẩm sx và tiêu thụ. 
- Giá bán đơn vị sản phẩm. 
 Biện pháp tăng doanh thu: 
- Tăng sản lượng tiêu thụ 
- Nâng cao chất lượng sản phẩm. 
- Chính sách giá cả hợp lý. 
- Quản lý doanh thu cả sổ sách và tiền thực thu 
- Chính sách bán chịu hợp lý. 
Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ 
do các hoạt động tài chính của DN mang lại bao gồm: 
- Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi. 
- Hoạt động bán hàng trả góp, trả chậm. 
- Lãi đầu tư trái phiếu. 
- Chênh lệch mua bán chứng khoán  
Thu nhập khác: là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động không thường xuyên 
ngoài các hoạt động kể trên mang lại. 
 Nội dung: 
- Thu nhập, nhượng bán, thanh lý tài sản. 
- Thu nhập từ bán và thuê lại tài sản. 
- Thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng. 
- Thu khoản nợ khó đòi đã xóa sổ, hay thu lại đươc. 
Điều kiện và thời điểm xác định doanh thu: 
- Điều kiện: 
+ Khách hàng chấp nhận thanh toán, hóa đơn chứng từ hợp lệ. 
+ Tính bằng đồng Việt Nam, nếu có ngoại tệ phải quy đổi. 
- Thời điểm: 
+ Đã chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa. 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 9 
+ Nếu thong qua đại lý, doanh thu được xác định khi hàng hóa gửi đại lý đã 
được bán. 
+ Đối với hoạt động tài chính: 
 Lãi cho vay, lãi tiền gửi  tính theo thời gian của hợp đồng. 
 Cổ tức, lợi nhuận được chia tính theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 
 Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ  xác định khi các giao dịch đã 
hoàn thành. 
3. Thuế và cách tính thuế trong doanh nghiệp 
Thuế giá trị gia tăng 
Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, 
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 
 Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu 
dùng ở Việt Nam thuộc diện phải chịu thuế GTGT. 
 Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cơ sở kinh doanh có sản xuất, kinh doanh 
hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. 
 Căn cứ tính thuế: Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT. 
- Giá tính thuế được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ trong luật 
thuế GTGT. 
- Thuế suất được quy định cho từng nhóm hàng. Loại sản phẩm hàng hóa, từ 
0% đến 10%. (Người học có thể đọc thêm mục 2.3.1 trong giáo trình). 
 Phương pháp tính thuế: 2 phương pháp 
- Phương pháp trực tiếp: 
+ Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT 
+ GTGT = Giá trị thanh toán đầu ra – Giá trị thanh toán đầu vào 
Ví dụ: Cơ sở sản xuất đồ gỗ trong quý bán được 2.000tr đồng. Số nguyên vật liệu 
gỗ mua vào là 1.200tr đồng. Thuế suất thuế GTGT là 10% thì thuế GTGT phải nộp là: 
GTGT = 2000 – 1200 = 800 
Thuế GTGT phải nộp = 800 x 10% = 80tr. 
- Phương pháp khấu trừ thuế: 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 10 
+ Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được 
khấu trừ. 
Ví dụ: doanh nghiệp A sản xuất xi măng. Trong tháng 1 năm nay bán ra được 
200 tấn, đơn giá 800.000đ / tấn (giá chưa có thuế GTGT) thuế suất thuế GTGT là 10% 
tức là giá người mua phải thanh toán là 880.000đ/ tấn. Để sx ra số xi măng trên trong 
tháng DN đã mua các loại nguyên liệu, năng lượng hết 93.500.000đ đã bao gồm VAT. 
Thuế GTGT mà DN đã nộp khi mua số nguyên liệu trên là: 
93.500.000 x 10% = 9.350.000 đ 
Thuế GTGT đầu ra trên số xi măng trên là: 
800000đ x 200 tấn x 10% = 16.000.000 đ. 
Số thuế GTGT được khấu trừ là 9.350.000đ. 
Số thuế GTGT phải nộp nữa là 16tr – 9.35tr = 6.54tr. 
Thuế tiêu thụ đặc biệt 
Khái niệm: Thuế TTĐB là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm 
trong danh mục Nhà nước quy định. 
 Đối tượng chịu thuế: là những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. 
Hiện tại có 8 mặt hàng và 5 nhóm dịch vụ, thường là các mặt hàng và dịch vụ mà 
Nhà nước quy định nhằm điều tiết tiêu dùng và tăng thu cho ngân sách. 
 Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu 
hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế TTĐB. 
 Cách tính thuế TTĐB: 
Thuế TTĐB = Giá tính thuế x thuế suất thuế TTĐB 
Giá tính thuế = Giá bán chưa có thuế GTGT / (1 + Thuế suất thuế TTĐB) 
Biểu thuế hiện hành từ 10% đến 80%. Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế 
TTĐB vẫn phải chịu thuế GTGT. 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Khái niệm: là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính 
thuế. 
 Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có 
thu nhập chịu thuế. 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 11 
 Đối tượng chịu thuế: bao gồm thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất 
kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác. 
 Các xác định: Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN. 
- Thu nhập chịu thuế bao gồm: 
+ Thu nhập từ hoạt động sx- kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ các chi phí hợp 
lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế. 
+ Thu nhập chịu thuế khác: như chênh lệch mua bán, từ chuyển quyền sử 
dụng đất, chuyển quyền thuê đất, thanh lý tài sản 
+ Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu 
thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác 
- Thuế suất thuế TNDN ở VN trước đây là 25% đối với các cơ sở sx kinh 
doanh. Nay sửa lại là 22% từ 1/1/2014. 
- Một số trường hợp áp dụng thuế suất 20% áp dụng cho doanh nghiệp có tổng 
doanh thu hàng năm không quá 20 tỉ VNĐ. Được áp dụng từ 1/7/2013. Chi tiết 
người học có thể tham khảo luật thuế TNDN sửa đổi số 6/2013/.L.CTN ngày 
28/6/2013 
- Doanh thu tính thuế không bao gồm thuế GTGT. 
Ví dụ: Trong năm doanh nghiệp bán được 200.000 sp A, giá bán đơn vị là 
100.000 đ / sp. Thuế suất thuế VAT là 10%, giá thanh toán 1 SP là 110.000đ, chi phí 
hợp lý cho 1 sp là 80.000đ. 
Thu nhập do thanh lý tài sản là 500tr đồng và thu nhập do gia công cho bên ngoài 
là 1.500tr. 
Thuế suất thuế TNDN là 22%. Hãy tính thuế TNDN phải nộp. 
Tính toán như sau: 
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ: 
200.000sp x 100.000đ = 20.000trđ 
Thu nhập chịu thuế khác: 
500trđ + 1.500trđ = 2.000trđ 
Thu nhập chịu thuế: 
 Trong kỳ = 20.000trđ – (80.000đ x 200.000sp) + 2.000trđ = 6.000trđ 
Thuế TNDN phải nộp trong kỳ = 6.000tr x 22% = 1.320tr. 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 12 
4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 
Lợi nhuận của doanh nghiệp 
Khái niệm về lợi nhuận: 
Trên góc độ tài chính, lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí mà 
doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó trong một thời kỳ nhất định. 
 Nội dung: 
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 
Bao gồm: 
+ LN bán hàng (lợi nhuận hoạt động sxkd) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng 
bán – Chi phí BH – Chi phí QLDN. 
+ LN tư hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Thuế 
gián thu (nếu có). 
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: 
LN khác = thu nhập khác – chi phí khác – thuế gián thu (nếu có). 
 Lợi nhuân thực hiện trong kỳ (LN trước thuế) = LN từ hoạt động kinh doanh 
+ Lợi nhuận khác 
 Lợi nhuân sau thuế = LN trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp. 
- Xét về lý thuyết: Lợi nhuận sau thuế = LN trước thuế x (1 – Thuế suất thuế 
thu nhập doanh nghiệp). 
Vai trò của lợi nhuận 
 Vai trò: 
- Lợi nhuận là chỉ tiêu phải ảnh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Lợi nhuât kích thích mọi mặt sản xuất kinh doanh. 
- Lợi nhuận là nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh 
doanh. 
 Phương hướng, biện pháp tăng lợi nhuận: 
- Đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng. 
- Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 
 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: 
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 
Tài chính doanh nghiệp I – Bài 2 Trang 13 
- Tỉ suất lợi nhuận GT = lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) / giá thành toàn bộ 
sp, hh tiêu thụ trong kỳ. 
- Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = lợi nhuận trước hoặc sau thuế / tổng vốn 
kd bình quân trong kỳ. 
- Tỷ suất vốn chủ sở hữu (ROE) = lợi nhuận sau thuế / tổng vốn chủ sở hữu 
bình quân trong kỳ 
Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 
 Yêu cầu phân phối lợi nhuận: 
- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với các chủ thế khác. 
- Đảm bảo hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. 
 Nội dung phân phối lợi nhuận: 
- Lợi nhuận thực hiện. 
- Bù lỗ các kỳ trước chuyển sang(điều 20 luật thuế TNDN) 
- Nộp thuế TNDN. 
- Bù lỗ các khoản lỗ đã quá hạn chuyển lỗ. 
- Quỹ dự phòng tài chính. 
- Lợi nhuận để tái đầu tư (trích quỹ đầu tư phát triển) 
- Chủ sở hữu phân chia cho các mục đích tiêu dùng khác nhau (quỹ khen 
thưởng, phúc lợi, chia cổ tức, chia lãi...) 
(Người học có thể tham khảo đối với phân phối lợi nhuận trong công ty nhà nước 
hiện hành tạ NĐ 09 trong mục 2.4.4 của giáo trình) 
Các loại quỹ chủ yếu của doanh nghiệp (Người học tự đọc mục 2.4.4 trong giáo trình) 
 Chúc Anh/Chị học tập tốt! 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_2_chi_phi_doanh_thu_va.pdf