Bài giảng Quản trị học - Chương 6: Chức năng lãnh đạo, điều khiển tổ chức - Đỗ Văn Thắng
Nội dung:
6.1. Khái niệm, vai trò, chức năng điều khiển,
6.2. Khái niệm, vai trò của lãnh đạo,
6.3. Phương pháp phong cách lãnh đạo,
6.4. Động viên.
6.5. Quản trị xung đột.
6.6. Thảo luận, ôn tập
Khái niệm về điều khiển trong quản trị
Khái niệm điều khiển: Là quá trình tác động
đến con người, hướng dẫn thúc đẩy họ sẵn
sàng, nhiệt tình thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ
được giao (cần phân biệt việt điều khiển máy
móc, trang thiết bị).
Nội dung chức năng điều khiển liên quan đến 4
vấn đề:
• Lãnh đạo con người, hướng họ đến thực hiện
mục tiêu của tổ chức;
• Động viên con người trong nỗ lực làm việc;
• Thông tin thuận lợi trong tổ chức;
• Xử lý kịp thời các xung đột.
Vai trò chức năng của điều khiển
Con người là nhân tố, nguồn lực quyết định
của tổ chức. Các mục tiêu, nhiệm vụ quản trị
chỉ có thể thực hiện qua con người. Chính điều
đó đặt ra yêu cầu nhà quản trị phải lãnh đạo,
động viên, huy động tốt nhất nguồn nhân lực để
thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức.
Trong các nhiệm vụ quản trị thì nhiệm vụ
quản trị con người là trung tâm và quan trọng
nhất. Chính vì vậy việc điều khiển, lãnh đạo,
động viên nguồn nhân lực để thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ tổ chức đóng vai trò quyết định.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị học - Chương 6: Chức năng lãnh đạo, điều khiển tổ chức - Đỗ Văn Thắng
88 Nội dung: 6.1. Khái niệm, vai trò, chức năng điều khiển, 6.2. Khái niệm, vai trò của lãnh đạo, 6.3. Phương pháp phong cách lãnh đạo, 6.4. Động viên. 6.5. Quản trị xung đột. 6.6. Thảo luận, ôn tập Chương 6: Chức năng lãnh đạo, điều khiển tổ chức Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 89 Khái niệm điều khiển: Là quá trình tác động đến con người, hướng dẫn thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được giao (cần phân biệt việt điều khiển máy móc, trang thiết bị). Nội dung chức năng điều khiển liên quan đến 4 vấn đề: • Lãnh đạo con người, hướng họ đến thực hiện mục tiêu của tổ chức; • Động viên con người trong nỗ lực làm việc; • Thông tin thuận lợi trong tổ chức; • Xử lý kịp thời các xung đột. 6.1. Khái niệm về điều khiển trong quản trị Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 90 Con người là nhân tố, nguồn lực quyết định của tổ chức. Các mục tiêu, nhiệm vụ quản trị chỉ có thể thực hiện qua con người. Chính điều đó đặt ra yêu cầu nhà quản trị phải lãnh đạo, động viên, huy động tốt nhất nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức. Trong các nhiệm vụ quản trị thì nhiệm vụ quản trị con người là trung tâm và quan trọng nhất. Chính vì vậy việc điều khiển, lãnh đạo, động viên nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức đóng vai trò quyết định. Vai trò chức năng của điều khiển Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 91 Có được nguồn nhân lực đông đảo với năng lực chuyên môn cao là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, Nhưng, để phát huy tốt nguồn lực đó thì nhà quản trị phải có phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo họ. Lãnh đạo: Là người chỉ huy hay tác động, gây ảnh hưởng đến người khác để đạt được mục tiêu của tổ chức. Như vậy, nhiệm vụ của nhà quản trị, đặc biệt là nhiệm vụ quản trị nguồn nhân lực chính là năng lực lãnh đạo. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, nhà quản trị cần năng lực, bản lĩnh, phẩm chất, uy tín 6.2. Khái niệm vai trò lãnh đạo Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 92 Lòng chính trực, Tính nhất quán, Tính kiên định, Uy tín và sự tin cậy, Tầm nhìn chiến lược, Khả năng sáng tạo và chấp nhận rủi ro, Khả năng động viên, khơi dậy niềm tin của quần chúng, Biết lắng nghe, Biết tin tưởng người khác, Công bằng trong đánh giá, Có phong cách lãnh đạo phù hợp Những phẩm chất, kỹ năng cần có của lãnh đạo Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 93 Việc lãnh đạo ngoài sử dụng những phương pháp khoa học còn phụ thuộc phong cách của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo: Là tập hợp những phương pháp, cách thức tác động mà nhà quản trị thường sử dụng để chỉ huy, gây tác động, ảnh hưởng đến nhân viên nhằm thực hiện một vụ, hay công việc nào đó. Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, như: 6.3. Phương pháp, phong cách lãnh đạo Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 94 Theo mức độ tập trung quyền lực: Phong cách độc đoán, Phong cách dân chủ, Phong cách tự do. Theo mức độ quan tâm công việc và con người theo sơ đồ OHIO Công việc ít, con người nhiều, Công việc ít, con người ít, Công việc nhiều, con người nhiều, Công việc nhiều, con người ít. Theo mức độ quan tâm đến công việc và con người theo sơ đồ của R.Blake và J.Mouton. Phân loại phong cách lãnh đạo Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 95 Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhà quản trị phải biết huy động, động viên mọi nỗ lực, cố gắng của mọi người trong tổ chức; bởi: Động viên: Là tạo ra sự hăng hái nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc của cấp dưới, quá đó làm cho công việc được hoàn thành với hiệu quả cao hơn và làm cho môi trường làm việc của tổ chức vui vẻ, bớt căng thẳng. Muốn động viên được, nhà quản trị phải tạo được động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, tạo thành chuỗi dây chuyền nối tiếp. 6.4. Động viên Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 96 Chuỗi hành động tạo động cơ Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 97 Thuyết phân cấp các nhu cầu của A.Maslow Theo A.Maslow làm việc để thỏa mãn nhu cầu của chính họ, các nhu cầu đó phân thành 5 loại: Nhu cầu sinh học: Những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, như ăn, mặt, ở, đi lại Nhu cầu an toàn: Là nhu cầu an toàn về tính mạng, về công việc, ăn uống, sinh hoạt Nhu cầu xã hội: Là nhu cầu về tình yêu, bạn bè, đời sống văn hóa tinh thần. Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng, muốn có quyền lực. Nhu cầu tự thể hiện: Nhu cầu muốn được khẳng định, hoàn thiện bản thân. Các thuyết về động viên Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 98 Thuyết hai yếu tố của Herzberg Theo Herzberg phân các yếu tố có dụng động viên làm 2 nhóm, gồm: Nhóm các yếu tố duy trì: Gồm những yếu tố liên quan đến quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, bối cảnh làm việc hoặc phạm vi công việc. Nhóm các yếu tố động viên: Là những yếu tố liên quan đến tính chất, nội dung công việc và phần thưởng. Thuyết về bản chất con người Mc.Gregor Ông cho rằng con người bản chất có 2 loại Bản chất X: Người không thích làm việc, thụ động, chấp nhận bị lãnh đạo. Các thuyết về động viên Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 99 Bản chất Y: Người ham thích công việc, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, thích năng động, sáng tạo, thích tự kiểm soát và chỉ huy. Thuyết mong đợi của Victor. H.Vroom Ông cho rằng con người khi làm việc với một niềm tin vào giá trị mục tiêu của họ và kỳ vọng vào bản thân, họ sẽ phấn đấu đạt mục tiêu và sự kỳ vọng đó. Thuyết về sự công bằng Cho rằng người lao động luôn mong muốn được đối xử công bằng. Các thuyết về động viên Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 100 Trong thực hiện thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ không thể tránh xung đột, nên nhà quản trị cần có kỹ năng quản trị xung đột. Người ta phân xung độ thành 2 loại là xung đột chức năng và xung đột phi chức năng. Xung đột chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà sự đối đầu này ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ, như: sự hiểu biết nhau, thi đua Xung đột phi chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía làm cản trở việc thực hiện mục tiêu, như đố kỵ, chống đối lại nhau trong thực hiện nhiệm vụ. 6 6.6. Quản trị xung đột Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 101 Bước 1: Nhận dạng xung đột Bước 2: Phân loại xung đột Bước 3: Xác định nguyên nhân xung đột, Bước 4: Xác định mục tiêu giải quyết, Bước 5: Đề giải pháp, Bước 6: Tiến hành giải quyết, Bước 7: Tổng kết, đánh giá việc giải quyết xung đột. 6 Các bước giải quyết Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 102 6 6.6. Thảo luận, ôn tập Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_hoc_chuong_6_chuc_nang_lanh_dao_dieu_khie.pdf