Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật
Mục tiêu
• Trang bị cho học viên kiến thức liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật, các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật.
• Học viên nắm được các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật, bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật.
• Học viên nắm được lý luận về hệ thống pháp luật và các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật
Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 43 Nội dung • Quy phạm pháp luật. • Quan hệ pháp luật. • Hệ thống pháp luật Mục tiêu Hướng dẫn học • Trang bị cho học viên kiến thức liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật, các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật. • Học viên nắm được các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật, bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật. • Học viên nắm được lý luận về hệ thống pháp luật và các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam Thời lượng học • 10 tiết học Để học tốt bài này, học viên cần: • Đảm bảo lịch học theo đúng chương trình. • Tích cực thảo luận trong quá trình học tập. • Đọc các tài liệu sau: o Giáo trình pháp luật đại cương của chương trình TOPICA. o Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội. o Một số trang web theo yêu cầu đọc thêm. BÀI 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 44 Khởi động: Bạn hãy hoàn thành những câu sau đây bằng cách điền một cụm từ tương ứng với một lĩnh vực pháp luật phù hợp. (Bạn hãy đối chiếu kết quả của mình với đáp án ở cuối bài). 1. A và B cùng nhau đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã nên giữa họ đã phát sinh quan hệ pháp luật. 2. Ông X chết để lại di chúc cho con là Y nên giữa X và Y phát sinh quan hệ pháp luật 3. Người điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông xử phạt thì giữa họ phát sinh quan hệ pháp luật. 4. M bị tòa án kết tội cố ý gây thương tích và buộc phải bồi thường N thì giữa M và N phát sinh quan hệ pháp luật, đồng thời giữa M và nhà nước phát sinh quan hệ pháp luật.. 5. Công ty xây dựng tuyển dụng một sinh viên mới tốt nghiệp vào làm viêc thì giữ họ phát sinh quan hệ pháp luật. Những khẳng định trên cho thấy, quan hệ pháp luật tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vậy quan hệ pháp luật là gì và khi nào thì chúng phát sinh? Bài học này sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi nói trên. Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 45 4.1. Quy phạm pháp luật 4.1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật 4.1.1.1. Định nghĩa quy phạm pháp luật Nói đến quy phạm là nói đến các quy tắc, giới hạn mà ở đó hành vi của con người phải tuân thủ. Trong thực tế có hai loại quy phạm là quy phạm xã hội và quy phạm kỹ thuật. Quy phạm xã hội là những quy tắc điều chỉnh và giới hạn chuẩn mực hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội. Có rất nhiều quy phạm xã hội khác nhau như: Quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật, v.v Bên cạnh quy phạm xã hội còn có quy phạm kỹ thuật, đó là những quy tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Chính vì quy phạm định ra các chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của con người nên nội dung của nó thường chứa đựng những quy định hoặc là cho phép hoặc là cấm đoán. Chẳng hạn như: Quy phạm tôn giáo đòi hỏi mọi người khi đến nơi thờ tự phải ăn mặc chỉnh tề, quy phạm đạo đức đòi hỏi người nhỏ tuổi phải kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, quy phạm kỹ thuật đòi hỏi khi sản xuất và sử dụng điện không được chạm tay vào vật dẫn điện để tránh bị giật Quy phạm pháp luật là một dạng của quy phạm xã hội nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội là ở chỗ quy phạm pháp luật do chủ thể duy nhất là Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Từ đó cho thấy, quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. Theo lý thuyết về nguồn của pháp luật thì quy phạm pháp luật có thể tồn tại trong các tập quán, trong các án lệ hoặc các văn bản pháp luật. Trong hệ thống pháp luật, quy phạm pháp luật là yếu tố cơ bản nhất cấu thành các chế định pháp luật. Chính vì vậy, các quy phạm pháp luật không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nội dung của các quy phạm pháp luật càng thống nhất thì càng cho thấy sự hoàn chỉnh của một hệ thống pháp luật. Nếu yếu tố này không được đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật. Để đảm bảo sự thống nhất về nội dung và phù hợp với thực tế cuộc sống, các quy phạm pháp luật có thể được sửa đổi, bổ sung nên nó chỉ mang tính ổn định tương đối mà không phải là yếu tố nhất thành bất biến. 4.1.1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật • Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung Với tư cách là các quy tắc xử sự, quy phạm pháp luật định ra các chuẩn mực và giới hạn cho hành vi của con người. Hành vi phù hợp với chuẩn mực và nằm trong giới hạn do quy phạm pháp luật định ra được gọi là hành vi hợp pháp, ngược lại là hành vi trái pháp luật. Nếu hành vi trái pháp luật có đầy đủ các yếu tố cấu thành vi Hình minh họa Bài 4: Quy phạm pháp luật và q ... ệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận. Phương pháp mệnh lệnh thường được áp dụng đối với các quan hệ pháp luật mà một bên chủ thể là nhà nước, ví dụ quan hệ pháp luật hình sự, hành chính, tài chính công Phương pháp thỏa thuận có nội dung là trao quyền tự định đoạt cho các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nên thường được áp dụng đối với quan hệ pháp luật mà các bên chủ thể ở vị trí ngang bằng nhau như quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, lao động Hiến pháp Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 64 o Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, hệ thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật như sau: Luật Nhà nước (còn gọi là Luật Hiến pháp) bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, v.v Luật Hành chính bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật Hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Luật Tố tụng hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, xét xử và kiểm sát việc điều tra, xét xử những vụ án hình sự. Luật Dân sự bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Luật Tài chính bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị. Luật Kinh tế bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan nhà nước. Luật Lao động bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. Luật Đất đai bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, bảo vệ và sử dụng đất đai. Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ. Luật Tố tụng dân sự bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan xét xử, Viện kiểm sát nhân dân và những chủ thể khác trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án dân sự. Tư pháp quốc tế bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) phát sinh giữa công dân, tổ chức thuộc các nước khác nhau. Luật lao động Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 65 Như vậy, tư pháp quốc tế là một ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia còn công pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, cùng tồn tại với hệ thống pháp luật quốc gia. 4.3.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật • Định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. • Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân Thẩm quyền của những cơ quan này được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và một số văn bản pháp luật khác. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Đó là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho toàn xã hội, bất cứ ai ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã được quy định trong các quy phạm pháp luật đều phải thực hiện đúng những quy tắc do pháp luật định ra. Đây là điểm khác biệt của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại văn bản pháp luật khác như văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính – là những văn bản có chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước không phải là quy tắc xử sự chung mà chỉ dành cho từng trường hợp cụ thể. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội, tức là bất cứ khi có sự kiện pháp lý xảy ra thì đều có thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ không được áp dụng khi đã hết hiệu lực pháp luật. Đặc điểm áp dụng nhiều lần trong thực tế làm cho văn bản quy phạm pháp luật khác với văn bản áp dụng pháp luật – là loại văn bản cá biệt chỉ được áp dụng một lần cho một đối tượng cụ thể nhất định. • Các loại văn bản quy phạm pháp luật Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm: o Văn bản do Quốc hội ban hành bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. o Văn bản do Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết. o Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định. o Văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định. o Văn bản do Thủ tướng ban hành: Quyết định. Hình minh họa Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 66 o Văn bản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư. o Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết. o Văn bản do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư. o Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành: Thông tư. o Văn bản do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định. o Văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội ban hành: Nghị quyết liên tịch. o Văn bản do các cơ quan nhà nước phối hợp ban hành: Thông tư liên tịch. o Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: Nghị quyết. o Văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành: Quyết định, Chỉ thị. Căn cứ vào chủ thể ban hành thì văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật. o Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Như vậy, văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội (trong trường hợp Nghị quyết có chứa đựng các quy tắc xử sự chung). Văn bản luật do Quốc hội ban hành nên có giá trị pháp lý cao, trong đó Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khi được ban hành phải đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp. o Văn bản dưới luật là văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không phải là Quốc hội ban hành. Văn bản dưới luật tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như Nghị định, Thông tư, Quyết địnhVăn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật vì vậy nội dung của chúng phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp và luật. Nếu có mâu thuẫn về nội dung giữa văn bản luật và văn bản dưới luật thì áp dụng các quy định của văn bản luật. • Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tế, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng khi còn hiệu lực. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xét trên ba phương diện: không gian, thời gian và đối tượng áp dụng. o Hiệu lực về không gian là giới hạn tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo lãnh thổ quốc gia, một vùng hoặc một địa phương nhất định. Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể được ghi hoặc không ghi trực tiếp trong văn bản. Trường hợp có điều khoản xác định cụ thể hiệu lực về không gian thì sử dụng quy định đó. Trong trường hợp văn bản không quy định về vấn đề này thì dựa vào chủ thể ban hành để xác định hiệu lực không gian của văn bản. Thông thường văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp nội dung văn bản đó thể hiện rõ đối tượng tác động là một vùng lãnh thổ nhất định. Những văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đó. Ví dụ, Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành phố Hà Nội. Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 67 o Hiệu lực về thời gian là giới hạn tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách, hoặc là ghi rõ thời điểm có hiệu lực trong văn bản hoặc không xác định yếu tố này. Chẳng hạn như Luật Thương mại năm 2005 đã sử dụng cách thứ nhất để xác định hiệu lực về thời gian, cụ thể là Điều 323 của Luật này quy định “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997”. Đối với các văn bản không có điều khoản quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực thì xác định như sau: Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp có quy định khác. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước có hiệu lực từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp có quy định khác. Các văn bản do cơ quan nhà nước khác ở trung ương ban hành có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc muộn hơn theo quy định của văn bản. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng được xác định theo 2 cách sau: Hoặc là ghi rõ trong văn bản hoặc là bị thay thế bằng 1 văn bản quy phạm pháp luật khác. Tùy theo việc toàn bộ hay một số quy phạm pháp luật (trong trường hợp sửa đổi, bổ sung văn bản đang có hiệu lực) của văn bản bị thay thế mà tương ứng với nó là việc chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn như Luật Thương mại 2005 thay thế Luật Thương mại1997 như ví dụ ở trên, nhưng cũng có trường hợp chỉ một số quy phạm trong văn bản bị thay đổi như Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001. o Hiệu lực về đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn tác động bao gồm cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực. Thông thường, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi không gian và thời gian mà ở đó văn bản có hiệu lực. Chính vì vậy ngay cả khi những người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 68 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này nghiên cứu các vấn đề lý luận về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật. Phần thứ nhất của bài nghiên cứu về quy phạm pháp luật và chỉ ra các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm giả định, quy định và chế tài. Mọi quy phạm pháp luật đều phải chứa đựng đủ ba yếu tố trên. Điều cần lưu ý là quy phạm pháp luật không đồng nhất với điều luật. Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật, có thể tồn tại ở nhiều điều luật khác nhau hoặc cũng có thể nhiều quy phạm pháp luật cùng tồn tại trong một điều luật. Phần thứ hai của bài trình bày về quan hệ pháp luật và cũng chỉ ra những bộ phận cấu thành một quan hệ pháp luật bao gồm yếu tố chủ thể, nội dung và khách thể. o Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật nếu có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý của chủ thể còn năng lực hành vi là khả năng chủ thể bằng chính hành vi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên thực tế. Năng lực hành vi của cá nhân thường được xác định dựa vào độ tuổi và khả năng nhận thức. o Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó. o Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật. o Nghiên cứu quan hệ pháp luật thì thấy rằng quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có những sự kiện pháp lý, bao gồm sự biến và hành vi. Phần thứ ba trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật có thể được hiểu theo hai nghĩa hoặc là một “dòng họ” pháp luật với những đặc trưng về nguồn gốc ra đời và nguồn của pháp luật hoặc là khái niệm dùng để chỉ pháp luật của một quốc gia. Theo nghĩa thứ nhất, trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, trong đó có ba “dòng họ” pháp luật lớn đó là hệ thống pháp luật chung Anh – Mỹ (Common Law), hệ thống luật châu Âu lục địa (Continetal Law hoặc Civil Law) và hệ thống luật hồi giáo (Islamic Law). Theo nghĩa thứ hai, hệ thống pháp luật được hiểu trùng với pháp luật của từng quốc gia, tức là mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật của riêng mình. Hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và có cấu trúc bên trong bao gồm đơn vị nhỏ nhất là các quy phạm pháp luật sau đó đến các chế định pháp luật và cuối cùng là các ngành luật. Việc phân định nghành luật dựa vào hai tiêu chí đối tượng điều chỉnh và phương pháp điểu chỉnh. Theo cách phân định này, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam gồm 12 ngành luật cấu thành. Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 69 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật phải là người thành niên. 2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể pháp luật có xuất hiện cùng lúc không? 3. Nếu không có hành vi vi phạm pháp luật thì quan hệ pháp luật có phát sinh không? 4. Mỗi điều luật là một quy phạm pháp luật. . 5. Yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống pháp luật Việt Nam là gì? 6. Văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau như thế nào? Bài 4: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 70 CÂU HỎI CUỐI BÀI 1. Trình bày khái niệm quy phạm pháp luật, và phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác? 2. Phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật? 3. Khái niệm quan hệ pháp luật? Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội? 4. Phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật? 5. Phân tích khái niệm sự kiện pháp lý? Sự kiện pháp lý có ý nghĩa gì đối với việc hình thành, phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật? 6. Trình bày nguồn gốc ra đời và đặc điểm của các hệ thống pháp luật sau: Luật chung Anh – Mỹ, Luật châu Âu lục địa và Luật Hồi giáo? 7. Trình bày hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam?
File đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_4_quy_pham_phap_luat_quan.pdf