Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương I: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
- Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh,
- Các phương pháp sử dụng trong phân tích,
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa kế toán kiểm toán – Trường ĐHKT TP Hồ Chí Minh, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê. 3. TS Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 4. TS Nguyễn Năng Phúc – Đại học kinh tế quốc dân, Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh, Các phương pháp sử dụng trong phân tích, Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là môn học nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh: Là diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Là tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả của quá trình đó. Đối tượng PTKD Diễn biến và kết quả kinh doanh Nhân tố tác động Chỉ tiêu kinh tế Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh: Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý, Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn, Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Những đối tượng nào sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp? Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp: Nhà quản trị: phân tích để có quyết định quản trị, Nhà cho vay: phân tích để quyết định tài trợ vốn, Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh, Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nơi họ có phần vốn góp của mình. Sở giao dịch chứng khoán hay ủy ban chứng khoán nhà nước: phân tích hoạt động doanh nghiệp trước khi cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Cơ quan khác như thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty phân tích chuyên nghiệp. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh: Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường, Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch, Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn, Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích, Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp, Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh doanh Phương pháp so sánh số liệu phân tích, Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp phân tích nhân tố Phương pháp phân tích nhân tố thuận, Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp số chênh lệch, Phương pháp phân tích nhân tố nghịch Phương pháp hồi qui đơn biến, Phương pháp hồi qui đa biến. Phương pháp so sánh số liệu phân tích Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu kỳ gốc). Nguyên tắc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra. Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Chỉ tiêu bình quân của ngành. Các thông số của thị trường. Nguyên tắc so sánh (tt): Điều kiện so sánh: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. Phải cùng phương pháp tính toán. Phải cùng một đơn vị đo lường. Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán. Phương pháp so sánh: Phương pháp số tuyệt đối, Phương pháp số tương đối, So sánh bằng số bình quân. Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc. Số tuyệt đối biểu hiện qui mô, ... phân tích). Phương pháp thay thế liên hoàn Nguyên tắc áp dụng: Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích. Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ báo cáo. Phương pháp thay thế liên hoàn Nguyên tắc áp dụng (tt): Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích). Nhân tố chất lượng là nhân tố qui định bản chất, nội dung của chỉ tiêu phân tích. Nếu không có nó thì không phân biệt được chỉ tiêu phân tích này với các chỉ tiêu phân tích khác. Nhân tố số lượng là nhân tố hợp thành chỉ tiêu phân tích trên cơ sở kết hợp với nhân tố chất lượng. Nhân tố chất lượng nhất là nhân tố mà đơn vị đo lường mang cùng đơn vị với chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: xét 2 chỉ tiêu: quỹ tiền lương và giá trị sản xuất. Quỹ tiền lương = Số CN bq x Tglvbq 1 CN x Tiền lương bq giờ. Giá trị sản xuất = Số CN bq x Tglvbq 1 CN x NSLĐ bq giờ. Cả hai chỉ tiêu này đều được biểu hiện thông qua hai nhân tố giống nhau là Số CN bình quân và thời gian làm việc bình quân 1 CN, đây là nhân tố số lượng. Nhân tố còn lại là tiền lương bình quân giờ và NSLĐ bình quân giờ là nhân tố chất lượng. Phương pháp thay thế liên hoàn Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: - Là phương pháp đơn giản dễ hiểu dễ tính toán. - Có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế. Nhược điểm: - Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. - Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là nhân tố số lương và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố không chính xác. Phương pháp thay thế liên hoàn Ví dụ : Chúng ta có số liệu sau đây về quỹ tiền lương của một DN: Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế - Số lượng công nhân viên chức b.quân - Thời gian làm việc bq của một CNVC (giờ) - Tiền lương bình quân giờ. - Quỹ tiền lương. 100 160 3,000 48,000,000 90 165 3,200 47,520,000 Gọi: - a 1 , a o là số lượng CNVC bình quân thực tế và kế hoạch. - b 1 , b o là thời gian làm việc bình quân của 1 CNVC TT và KH. - c 1 , c o là tiền lương bình quân giờ thực tế và kế hoạch. Phương pháp thay thế liên hoàn Ta có phương pháp thay thế liên hoàn được trình bày trong bảng sau: Số lượng CNVC bq (a) Thời gian làm việc bq của 1 CNVC (b) Tiền lương Bq 1 giờ (c) Tổng số quỹ tiền lương A = a*b*c Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố a o a 1 a 1 a 1 b o b o b 1 b 1 c o c o c o c 1 A o A/a A/b A/c = A 1 Nhân tố: A/a = A/a – A o A/ b = A/b – A/a A/ c = A/c – A/b A = A 1 - A o Tổng số chênh lệch giữa quỹ tiền lương thực tế và quỹ tiền lương kế hoạch được xác định bằng công thức : A = A 1 – A o Phương pháp thay thế liên hoàn Thay thế các ký hiệu trên bằng số liệu chúng ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố. Số lượng CNVC bq (a) Thời gian làm việc bq của 1 CNVC (b) Tiền lương Bq 1 giờ (c) Tổng số quỹ tiền lương A = a*b*c Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố 100 90 90 90 160 160 165 165 3.000 3.000 3.000 3.200 48,000,000 43,200,000 44,550,000 47,520,000 A/ a = - 4,800,000 A/ b = + 1,350,000 A/ c = + 2,970,000 A = - 480,000 Phương pháp thay thế liên hoàn Nhận xét: Tổng quỹ tiền lương thực tế giảm so với kế hoạch là: 47,520,000 – 48,000,000 = - 480,000 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do: Số lượng CNVC bình quân thực tế giảm làm cho tổng quỹ tiền lương giảm 4,800,000 đồng. Thời gian làm việc bình quân của 1 CNVC thực tế tăng làm cho tổng quỹ tiền lương tăng 1,350,000 đồng. Tiền lương bình quân 1 giờ thực tế tăng làm cho tổng quỹ tiền lương tăng 2,970,000 đồng. Phương pháp số chênh lệch Là hình thức rút gọn của phư ơng pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. A/ a = ( a 1 – a o ) x b o x c o A/ b = ( b 1 – b o ) x a 1 x c o A/ c = ( c 1 – c o ) x a 1 x b 1 A = A/ a + A/ b + A/ c. Phương pháp số chênh lệch Ví dụ : Dựa vào số liệu trên chúng ta lập bảng phân tích sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch - Số lượng CNV bình quân - Thời gian làm việc bq của 1 CNVC ( giờ) - Tiền lương bình quân 1 giờ - Quỹ tiền lương. 100 160 3,000 48,000,000 90 165 3,200 47,520,000 -10 + 5 + 200 - 480,000 Phương pháp số chênh lệch Nhận xét: Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xác định như sau: 1. Do biến động số lượng công nhân viên bình quân: (-10)*160*3,000 = - 4,800,000 đồng. 2. Do biến động thời gian làm việc bình quân của 1 CNVC: (+5)*90*3,000 = + 1,350,000 đồng. 3. Do biến động tiền lương bình quân 1 giờ: (+200)*90*165 = + 2,970,000 đồng. Tổng hợp : ảnh hưởng của 3 nhân tố: - 4,800,000 + 1,350,000 + 2,970,000 = - 480,000 đồng. Phương pháp phân tích nhân tố nghịch Là phương pháp phân tích từng nhân tố của chỉ tiêu tổng hợp, trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp. Thường được sử dụng trong công tác hoạch định, nhằm dự báo, dự đoán. Hai phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp hồi qui đơn biến, Phương pháp hồi qui đa biến. Phương pháp hồi qui Phân tích hồi qui là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Phương pháp hồi qui đơn Còn gọi là hồi qui đơn biến, dùng để xét mối quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả và một biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả). Phương trình hồi qui tuyến tính đơn có dạng: Y = a + bX Trong đó: Y: biến phụ thuộc X: biến độc lập. a: tung độ gốc hay nút chặn. b: độ dốc hay hệ số góc. Chú ý : Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng. a = Y - bX Ví dụ : phương trình tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng: Y = a + bX Trong đó: Y: tổng chi phí phát sinh trong kỳ. X: khối lượng sản phẩm tiêu thụ (doanh thu tiêu thụ). a: tổng chi phí bất biến. b: chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (chi phí khả biến 1 đơn vị doanh thu). bX: tổng chi phí khả biến. Nhận xét: Mối quan hệ giữa X và Y là tỷ lệ thuận, X tăng thì Y tăng và ngược lại. Khi X = 0 thì Y = a: các chi phí cố định như tiền thuê nhà, chi phí khấu hao, lương thời gian, không chịu ảnh hưởng từ thay đổi khối lượng hoạt động. Do đó trị số a là hệ số cố định, thể hiện chi phí tối thiểu trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trị số b quyết định độ dốc (tức độ nghiêng của đường chi phí trên đồ thị). Đường tổng chi phí và đường tổng chi phí biến đổi song song với nhau. Khi sản lượng bằng không (X=0) thì chi phí khả biến cũng bằng không. Ví dụ : có tình hình về chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lý) và doanh thu tại một doanh nghiệp được quan sát qua các dữ liệu của 6 kỳ kinh doanh như sau: Kỳ kinh doanh Doanh thu bán hàng (trđ) Chi phí hoạt động (trđ) 1 2 3 4 5 6 1525 1798 2204 1987 1650 2121 323 365 412 410 354 403 Hồi qui bằng phần mềm SPSS cho kết quả: Hàm hồi qui: Y = 134.593 + 0.129 X Nhận xét: Khi doanh thu bán hàng tăng 1 triệu đồng thì chi phí hoạt động tăng trung bình 0.129 triệu đồng. R = 0.957 thể hiện độ tương quan giữa Y và X là tương quan mạnh. R Square = 0.916 thể hiện khả năng giải thích của các biến độc lập X đối với biến phụ thuộc Y cao. (thể hiện: 91.6% biến động trong chi phí hoạt động có thể được giải thích nhờ biến doanh thu bán hàng). Sig của biến dtbh = 0.003 thể hiện sự có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết luận doanh thu bán hàng có giải thích được cho chi phí hoạt động với độ tin cậy 95%. Phương pháp hồi qui bội (hồi qui đa biến) Dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập (biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc (biến phân tích hay biến kết quả). Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Ví dụ như doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào giá cả, thu nhập bình quân xã hội, lãi suất tiền gởi, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo, tiếp thị Phân tích hồi qui giúp ta vừa kiểm định lại giả thiết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan hệ kinh tế giữa chúng. T ừ đó giúp ta có được những đề nghị phù hợp. Phương pháp hồi qui bội (hồi qui đa biến) Phương trình hồi qui đa biến dưới dạng tuyến tính: Y = b o + b 1 X 1 + b 2 X 2 + +b i X i + b n X n + e Trong đó: Y: biến phụ thuộc. b o : tung độ gốc. b i : các độ dốc của phương trình theo các biến Xi. X i : các biến số độc lập. e: sai số. Chú ý: Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng (Ŷ) Chúng ta sẽ xem ví dụ Phân tich dự báo khối lượng tiêu thụ với mô hình hồi qui đa biến trong phần phân tích tình hình tiêu thụ. Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn kinh doanh. Các nguồn thu với các nguồn chi. Nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán. Nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và trong công tác hạch toán nhằm nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh Chuẩn bị cho công tác phân tích hoạt động kinh doanh, Tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, Viết báo cáo phân tích và sử dụng báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh. Chuẩn bị cho công tác phân tích hoạt động kinh doanh Gồm 2 bước: Lập kế hoạch tiến hành phân tích, Thu thập tài liệu và lựa chọn tài liệu. Bước 1 : Lập kế hoạch tiến hành phân tích Lựa chọn phạm vi phân tích: phạm vi phân tích có thể là toàn doanh nghiệp hoặc cũng có thể là từng bộ phận của doanh nghiệp như: tổ đội sản xuất, phân xưởng. Từ đó xác định nội dung cần phân tích. Qui định thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành công việc phân tích: Thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành công việc phân tích được bắt đầu khi nào và trong thời gian bao lâu. Phân công trách nhiệm cho từng người, từng đơn vị một cách cụ thể. Bước 2 : Thu thập tài liệu và lựa chọn tài liệu Xuất phát từ phạm vi nội dung phân tích mà chúng ta thu thập tài liệu và lựa chọn tài liệu để làm cơ sở phân tích một cách chính xác, tránh sự thừa thãi không cần thiết. Tài liệu sử dụng để phân tích có thể là: tài liệu kế hoạch (như kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sp, kế hoạch về lắp ráp và sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch về mua sắm và sử dụng nguyên vật liệu ), tài liệu kế toán (như bảng CĐKT, bảng tính giá thành sản phẩm, bảng hạch toán chi phí ), tài liệu thống kê, các biên bản kiểm tra của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng Tài liệu thu thập đòi hỏi tính chính xác và hợp pháp cả về hình thức lẫn nôi dung. Chính xác và hợp pháp về hình thức nghĩa là thời gian, số lượng các báo biểu đã đầy đủ chưa, số lượng các chỉ tiêu phản ánh trong báo biểu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, chữ ký xác nhận của người chịu trách nhiệm. Chính xác và hợp pháp về nội dung nghĩa là nội dung và phương pháp tính toán từng chỉ tiêu kinh tế có đúng không, giữa chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện có thống nhất không. Tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung phân tích: Phân tích tình hình sản xuất. Phân tích tình hình giá thành. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. Phân tích tình hình tài chính. Các bước tiến hành phân tích: Xử lý tài liệu phân tích: nghĩa là căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung phân tích để lựa chọn phân tích những tài liệu đã được kiểm tra. Dựa vào phương pháp phân tích và kỹ thuật tính toán để lập bảng tổng hợp phân tích cần thiết. Đánh giá khái quát tình hình chung thông qua nội dung của các chỉ tiêu chủ yếu: nghĩa là đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch của các đối tượng phân tích cụ thể (bằng cách so sánh số TT với số KH) nhằm xác định kết quả, xu hướng phát triển của các hoạt động kinh doanh, xác định những mâu thuẫn cơ bản trọng tâm cần đi sâu phân tích ở các bước sau. . Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện chỉ tiêu, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế chưa được sử dụng. Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến quản lý và khai thác khả năng tiềm tàng về kinh tế ở doanh nghiệp dựa vào kết quả phân tích, vào những tồn tại, những nguyên nhân dẫn đến ưu khuyết điểm mà chúng ta đã phát hiện được trong quá trình phân tích. Ví dụ: Giá trịsản xuất = Số CNbình quân x Số ngày lv bq của 1 CN x Số giờ lv bq trong 1 ngày x Giá trị sx bq của 1 giờ. Bằng kỹ thuật tính toán ta có thể xác định được ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến việc hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất. Qua đây ta thấy rõ được các nhân tố tích cực và các nhân tố tiêu cực. Các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích có nội dung không giống nhau, bản thân mỗi nhân tố lại bị ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Ví dụ: giá trị sản xuất bình quân giờ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân về trình độ thành thạo về kỹ thuật của người lao động, về trình độ trang bị kỹ thuật, về tình hình cung cấp vật liệu Viết báo cáo phân tích và sử dụng báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Trong báo cáo phân tích thường chia làm ba phần. Phần thứ nhất nêu đặc điểm, tình hình chung và từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần thứ hai đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan đã thúc đẩy, kìm hãm quá trình thực hiện kế hoạch, trình bày khả năng tiềm tàng đã được phát hiện trong quá trình phân tích. Phần thứ ba nêu kiến nghị và biện pháp cải tiến công tác quản lý sản xuất kinh doanh, động viên khả năng tiềm tàng chưa được khai thác.
File đính kèm:
- bai_giang_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_chuong_i_nhung_van.ppt