Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa

QUAN NIỆM VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó

phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các

quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu

cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

TÀI CHÍNH CÔNG TỔNG HỢP

Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các

quỹ công nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức

năng kinh tế, xã hội của nhà nước. Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính công

tổng hợp bao gồm các bộ phận

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 1

Trang 1

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 2

Trang 2

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 3

Trang 3

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 4

Trang 4

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 5

Trang 5

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 6

Trang 6

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 7

Trang 7

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 8

Trang 8

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 9

Trang 9

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang baonam 9140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về tài chính - Phạm Xuân Hòa
 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN TÀI CHÍNH CÔNG 1
 • Mục tiêu:
 Giúp sinh viên nắm được:
  Khái niệm tài chính công và chính phủ có vai trò như thế nào trong quản lý tài
 chính công;
  Khái niệm, đặc điểm của thuế và tác động của thuế tới thị trường hàng hóa;
  Nội dung cơ bản, vai trò và chu trình của ngân sách nhà nước;
  Nội dung cơ bản và quy trình quản lý ngân sách nhà nước.
 • Nội dung:
 Bài 1: Tổng quan về tài chính công
 Bài 2: Hệ thống thuế nhà nước
 Bài 3: Ngân sách nhà nước
 Bài 4: Quản lý ngân sách
v1.0014108214 1
 BÀI 1:
 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
 ThS. Phạm Xuân Hòa
 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0014108214 2
 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Một vài số liệu về nợ công ở Việt Nam
 Tính đến ngày (24/3/2014), nợ công Việt Nam ở mức 80.092.622.951 USD, và với dân
 số 90.525.901 người, hiện tại, mỗi người dân Việt Nam đang gánh 886,59 USD nợ công
 (khoảng 18,6 triệu đồng). Nợ công cả nước đã tăng 11,2% so với năm 2013 và chiếm
 48% GDP.
 1. Nợ công từ đâu mà xuất hiện?
 2. Nguồn nào sẽ chi trả cho khoản nợ của quốc gia này ?
 3. Những ảnh hướng tác động của nợ công này đến nền kinh tế?
v1.0014108214 3
 MỤC TIÊU
 • Mục tiêu của bài nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tài
 chính công với các nội dung chủ yếu như quan niệm về tài chính công, nội
 dung và các lĩnh vực về tài chính công, đặc điểm của tài chính công.
 • Ngoài ra, sinh viên cũng hiểu được vai trò của chính phủ trong việc thực hiện
 các chức năng của tài chính công. Sau bài này, sinh viên sẽ nhận biết vị trí
 quan trọng của tài chính công trong cấu trúc hệ thống tài chính, phân biệt
 được tài chính công với các hoạt động tài chính khác.
v1.0014108214 4
 NỘI DUNG
 Những vấn đề chung về tài chính công
 Vai trò của chính phủ và tài chính công
v1.0014108214 5
 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
 1.1. Quan niệm về tài chính công
 1.2. Nội dung và các lĩnh vực thuộc tài chính công
 1.3. Đặc điểm của tài chính công
 1.4. Hệ thống quản lý tài chính công
v1.0014108214 6
 1.1. QUAN NIỆM VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
 Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó
 phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các
 quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu
 cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
v1.0014108214 7
 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC TÀI CHÍNH CÔNG
 1.2.1. Dựa trên giác độ chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ tiền tệ của nhà nước.
 1.2.2. Phân loại tài chính công theo nội dung quản lý.
v1.0014108214 8
 1.2.1. DỰA TRÊN GIÁC ĐỘ CHỦ THỂ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÁC QUỸ TIỀN TỆ
 CỦA NHÀ NƯỚC
 Nếu dựa trên giác độ chủ thể trực 
 tiếp quản lý các quỹ tiền tệ của 
 nhà nước có thể chia tài chính 
 công thành các bộ phận
 Tài chính của các Tài chính của các 
 Tài chính công 
 cơ quan hành đơn vị sự nghiệp 
 tổng hợp
 chính nhà nước công lập
v1.0014108214 9
 TÀI CHÍNH CÔNG TỔNG HỢP
 Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các
 quỹ công nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức
 năng kinh tế, xã hội của nhà nước. Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính công
 tổng hợp bao gồm các bộ phận: ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước
 ngoài ngân sách nhà nước.
v1.0014108214 10
 TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
 Các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công
 cho xã hội. Các cơ quan này được phép thu một số khoản thu về phí và lệ phí nhưng số
 thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính
 hoạt động gần như do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ. Nguồn tài chính ở đây được sử
 dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính,
 cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc chức năng của cơ quan.
v1.0014108214 11
 TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
 Các đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công
 cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc
 dân. Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang
 tính chất phục vụ.
v1.0014108214 12
 1.2.2. PHÂN LOẠI TÀI CHÍNH CÔNG THEO NỘI DUNG QUẢN LÝ
 Phân loại tài chính công theo nội 
 dung quản lý
 Các quỹ tài chính 
 Ngân sách nhà nước Tín dụng nhà nước nhà nước ngoài 
 ngân sách nhà nước
v1.0014108214 13
 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
 Ngân sách nhà nước là mắt khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo trong tài chính
 công. Thu của ngân sách nhà nước được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội khác nhau,
 trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của
 ngân sách nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ
 thực hiện các chức năng của nhà nước.
v1.0014108214 14
 TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
 Tín dụng nhà nước bao gồm cả hoạt động đi vay và cho vay của nhà nước. Tín dụng
 nhà nước thường được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong các trường hợp
 cần thiết.
v1.0014108214 15
 CÁC QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH
 Các quỹ ngoài ngân sách là các quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lý và
 sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường
 trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và để hỗ trợ thêm cho ngân sách nhà nước
 trong trường hợp khó khăn về nguồn tài chính.
v1.0014108214 16
 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH CÔNG
 • Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước;
 • Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng;
 • Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được;
 • Phạm vi hoạt động rộng.
v1.0014108214 17
 1.4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
 • Theo nghĩa hẹp: bao gồm các cơ quan tài chính chuyên môn nhà nước.
 • Theo nghĩa rộng: bao gồm các cơ quan tài chính chuyên ngành + tất cả các cơ
 quan sử dụng nguồn kinh phí nhà nước.
v1.0014108214 18
 2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG
 2.1. Chính phủ với việc phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô
 2.2. Chính phủ với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả những nguồn nhân lực công cộng
 2.3. Độc quyền, cạnh tranh và tác động của chính phủ
 2.4. Những yếu tố ngoại sinh và tác động của chính phủ
 2.5. Chính phủ với việc cung cấp và sử dụng các hàng hoá, dịch vụ công cộng
 2.6. Chính phủ với việc cung cấp và sử dụng các hàng hoá khuyến dụng
v1.0014108214 19
 2.1. CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ
 VĨ MÔ
 Chính phủ với việc phân phối lại thu nhập là việc chính phủ phải tác động vào nhằm mục
 tiêu giảm khoảng cách giàu nghèo cho nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập dựa
 vào nguồn gốc của sự chênh lệch.
v1.0014108214 20
 THƯỚC ĐO ĐO ĐỘ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI
 Cách đo lường
 • Cách 1. Sử dụng đường cong Lorenz:
 Đường cong Lorenz là một loại đồ thị
 dùng để biểu diễn mức dộ bất bình
 đằng trong phân phối. Nó được phát
 triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để
 thể hiện sự phân phối thu nhập.
 • Cách 2. Sử dụng hệ số Gini:
 Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình
 đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có
 giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa
 phần diện tích nằm giữa đường cong
 Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối
 với phần diện tích nằm dưới đường
 bình đẳng tuyệt đối.
v1.0014108214 21
 2.2. CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NHỮNG 
 NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CỘNG
 • Hiệu quả
 Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả nếu như không có cách nào
 phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải
 làm thiệt hại đến bất kì ai khác.
 • Hiệu quả Pareto
 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto: MB=MChoặcMSB=MSC
 Trong đó:
  MB: Lợi ích biên;
  MC: Chi phí biên;
  MSB: Lợi ích biên của xã hội;
  MSC: Chi phí biên của xã hội.
 • Hoàn thiện Pareto
 Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được
 lợi hơn mà không làm thiệt hại đến ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là
 hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
v1.0014108214 22
 2.3. ĐỘC QUYỀN, CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
 Khái niệm:
 Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra
 sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế hoặc gần gũi.
v1.0014108214 23
 NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN
 • Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường cho các hãng.
 • Chế độ bản quyền với phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ tạo cho người có bản quyền vị
 thế độc quyền trên thị trường.
 • Sở hữu nguồn lực đặc biệt: mang lại cho chủ sở hữu thế mạnh độc quyền trên thị trường.
 • Giảm chi phí khi sản xuất lớn.
v1.0014108214 24
 ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
 • Khái niệm: Là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất cho phép
 doanh nghiệp có thể giảm liên tục chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, dođó
 dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là thông qua một hãng duy nhất.
 • Chiến lược điều tiết của chính phủ:
  Định giá bằng chi phí trung bình:
 Chi phí trung bình = ∑ Chi phí sản xuất/Sản lượng
  Định giá hai phần:
 . Phần 1: Chi phí cố định bình quân.
 . Phần 2: Chi phí biên sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm (MC) → thịtrườngsẽcó
 các mức giá khác nhau tương ứng với MC cho từng loại sản phẩm khác nhau.
v1.0014108214 25
 2.4. NHỮNG YẾU TỐ NGOẠI SINH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
 • Khái niệm: Ngoại ứng là chi phí hoặc lợi ích mang 
 lại cho bên thứ ba mà không được phản ánh vào 
 giá cả thị trường (bên thứ ba là một đối tượng khác 
 ngoài người mua và người bán).
 • Phân loại:
  Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại 
 cho bên thứ ba (không phải người mua và 
 người bán) và phần lợi ích đó cũng không được 
 phản ánh vào giá bán.
  Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên 
 một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và 
 người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó 
 không được phản ánh trong giá cả thị trường.
v1.0014108214 26
 2.4. NHỮNG YẾU TỐ NGOẠI SINH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ (tiếp theo)
 • Đặc điểm:
  Ngoại ứng do sản xuất và tiêu dùng gây ra;
  Ai gây ra tác hại hay chịu tác hại chỉ mang tính tương đối;
  Ngoại ứng tích cực, tiêu cực chỉ mang tính tương đối;
  Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả.
 • Giải pháp ngoại ứng tiêu cực:
  Hợp nhất, đàm phán;
  Quy định quyền sở hữu;
  Dùng dư luận xã hội;
  Đánh thuế (Thuế Pigou);
  Trợ cấp;
  Hạn mức xả thải, hạn mức gây ngoại ứng.
 • Giải pháp với ngoại ứng tích cực:
  Trợ cấp;
  Ngoài ra chính phủ có thể tiến hành giảm thuế hoặc cho không.
v1.0014108214 27
 2.5. CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG CÁC HÀNG HÓA, DỊCH 
 VỤ CÔNG CỘNG
 • Khái niệm: Những loại hàng hóa không có tính cạnh tranh
 trong tiêu dùng, việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích
 do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác
 cũng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
 • Đặc điểm: Hàng hóa công cộng có 2 thuộc tính
  Không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng: tiêu dùng của
 một người không ảnh hưởng đển người khác.
  Không có tính loạitrừ ngườisử dụng: với cùng một loại
 hàng hóa công cộng tất cả người tiêu dùng đều có quyền
 sử dụng như nhau.
 • Phân loại:
  Hàng hóa công cộng thuầntúy:có đầy đủ cả 2 thuộc tính.
  Hàng hóa công cộng không thuầntúy:có thể thiếu 1 trong
 2 thuộc tính.
v1.0014108214 28
 2.6. CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG CÁC HÀNG HÓA 
 KHUYẾN DỤNG
 • Khái niệm: Hàng hóa khuyến dụng là những
 loại hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng
 chúng có lợi cho cá nhân và xã hội nhưng cá
 nhân không tự nguyện tiêu dùng buộc chính
 phủ phải bắt buộc họ sử dụng.
 • Nguyên nhân: Ngay cả khi có đầy đủ thông
 tin, người tiêu dùng vẫn có thể có những quyết
 định “tồi”. Mọi người vẫn tiếp tục hút thuốc mặc
 dầu hút thuốc có hại cho họ, và mặc dầu họ
 biết điều đó. Mọi người không chịu thắt dây an
 toàn, mặc dù biết rằng thắt dây sẽ tăng khả
 năng sống khi xảy ra tai nạn, và thậm chí biết
 được tác dụng của dây an toàn.
v1.0014108214 29
 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
 Câu hỏi:
 • Nợ công từ đâu mà xuất hiện?
 • Nguồn nào sẽ chi trả cho khoản nợ của quốc gia này?
 • Những ảnh hưởng tác động của nợ công nàyy đến nền kinh tế?
 Trả lời:
 • Nợ công bắt đầu xuất hiện khi nhà nước cần tiền nhằm tài trợ cho các khoản thâm
 hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ công là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời
 điểm nào đó trong tài chính công. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người
 ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm
 quốc nội (GDP).
 • Việc huy động, quản lý và sử dụng tài chính công sẽ quyết định nguồn và thời gian
 chi trả các khoản nợ quốc gia này.
 • Hậu quả của nợ công trong tài chính công là: Nợ công quá lớn nên gây ra lạm phát
 và tạo ra các hệ lụy sau cho nền kinh tế.
v1.0014108214 30
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
 Điều kiện biên về tính hiệu quả cho rằng:
 • mức sản xuất hiệu quả nhất về một hàng hoá sẽ đạt được khi lợi ích biên nhỏ
 hơn chi phí biên.
 • nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng hoá bé hơn chi phí biên thì đơn vị
 hàng hoá đó cần được sản xuất thêm.
 • nếu lợi ích biên bằng chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hoá đó là sự lãng phí
 nguồn lực.
 • mức sản xuất hiệu quả nhất về một hàng hoá sẽ đạt được khi lợi ích biên ròng
 bằng không.
 Trả lời:
 • Đáp án đúng là: D. mức sản xuất hiệu quả nhất về một hàng hoá sẽ đạt được khi
 lợi ích biên ròng bằng không.
 • Vì: Sau khi sản xuất luôn hướng đến lợi nhuận nên khi đạt đến mức lợi ích biên
 ròng bằng 0 là lúc đạt sản lượng tốt nhất trong sản xuất. Vì vậy đây là mức hiệu
 quả nhất.
v1.0014108214 31
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
 Chính phủ dùng chính sách nào để tác động vào ngoại ứng tích cực?
 • Đánh thuế.
 • Trợ cấp.
 • Hạn mức xả thải.
 • Dư luận xã hội.
 Trả lời:
 • Đáp án đúng là: B. Trợ cấp.
 • Vì: Trợ cấp Pigou để các doanh nghiệp sản xuất đạt sản lượng tối ưu xã hội.
v1.0014108214 32
 CÂU HỎI TỰ LUẬN
 Câu hỏi: Trình bày các hình thức mà nhà nước sử dụng để phân phối lại thu nhập.
 Trả lời:
 • Thứ nhất, thông qua chính sách thuế. Rõ nhất là thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu
 thụ đặc biệt.
 Thuế thu nhập cá nhân động viên thu nhập của những người có thu nhập ở một mức khá
 cao so với mặt bằng xã hội. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào người mua sắm, sử dụngmột
 số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện xa xỉ. Trong lúc toàn xã hội đang triệt để tiết kiệm thì có
 thể tính đến việc tăng loại thuế này đồng thời giảm một số loại thuế khác.
 • Thứ hai, thông qua các chính sách an sinh xã hội vĩ mô.
 Bằng luật pháp và các chính sách cụ thể khác, nhà nước có thể tạo ra cơ chế, hành lang
 pháp luật để thực hiện các sự chăm lo, hỗ trợ các đối tượng đặc biệt trong xã hội, như trẻ
 em, người già yếu, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, bà con vùng sâu vùngxa,
 vùng đặc biệt khó khăn
v1.0014108214 33
 CÂU HỎI TỰ LUẬN (tiếp theo)
 • Thứ ba, thông qua các cuộc vận động, các phong trào hỗ trợ.
 Các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “vì người nghèo”,các
 hoạt động xã hội, từ thiện một mặt thể hiện tinh thần nhân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau
 của các tầng lớp nhân dân đồng thời cũng là sự phân chia lại thu nhập.
 • Thứ tư, thông qua việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thuộc diện chính sách.
 Thời gian qua, việc miễn, giảm phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi hay hỗ trợ cho
 người già từ 80 tuổi trở lên; miễn, giảm học phí cho con em các hộ gia đình thuộc diện
 nghèo, hộ gia đình các xã đặc biệt khó khăn, kể cả việc hỗ trợ tiền điện cho các hộ
 nghèo, trợ cấp cho các đối tượng khó khăn là những chính sách an sinh xã hội có ý
 nghĩa thiết thực, có tác dụng an dân sâu sắc.
v1.0014108214 34
 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 • Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành,
 nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử
 dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp
 ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
 • Phân loại tài chính công theo nội dung quản lý, thì có thể chia tài chính công thành
 các bộ phận: Ngân sách nhà nước; tín dụng nhà nước và các quỹ tài chính nhà
 nước ngoài ngân sách nhà nước. Dựa trên giác độ chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ
 tiền tệ của nhà nước có thể chia tài chính công thành các bộ phận: tài chính công
 tổng hợp; tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị
 sự nghiệp công lập.
v1.0014108214 35
 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo)
 • Chính phủ có 6 vai trò là:
  Chính phủ với việc phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và ổn định
 kinh tế vĩ mô.
  Chính phủ với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả những nguồn nhân lực
 công cộng.
  Độc quyền, cạnh tranh và tác động của chính phủ.
  Những yếu tố ngoại sinh và tác động của chính phủ.
  Chính phủ với việc cung cấp và sử dụng các hàng hoá, dịch vụ công cộng.
  Chính phủ với việc cung cấp và sử dụng các hàng hoá khuyến dụng.
v1.0014108214 36

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_1_tong_quan_ve_tai.pdf