Bài giảng Nuôi trồng thủy sản - Bài mở đầu
1. Mục tiêu của môn học
- Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản những kiến thức chung về lĩnh vực bệnh học và bệnh học thủy sản,
- Những loại bệnh đã, đang và có thể xảy ra ở các đối tượng nuôi có gía trị kinh tế ở Việt nam như: cá, giáp xác, động vật thân mềm.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng về chẩn đoán, phòng trị và quản lý sức khỏe động vật nuôi thủy sản.
2. Nội dung chính của môn học
- Các kiến thức chung về bệnh học và bệnh học thủy sản.
- Biện pháp tổng hợp nhằm quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi.
- Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong NTTS
- Một số phương pháp chẩn đoán bệnh ở ĐVTS
- Các bệnh chủ yếu thường gặp và phương pháp phòng trị ở các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam: Cá, giáp xác, động vật thân mềm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nuôi trồng thủy sản - Bài mở đầu
Trường ĐHNN1 Khoa CN-TS Bài mở đầu ThS. GV. Kim Văn Vạn Bộ môn: Nuôi trồng thủy sản BÀI MỞ ĐẦU z Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước, z Việt Nam là một trong số các nước đó. z Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về nuôi trồng thủy sản của các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam đã chứng minh hiệu quả to lớn của ngành kinh tế này. z Khi nuôi trồng thủy sản càng phát triển, đặc biệt khi đã đạt được trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh trở nên càng nghiêm trọng, có thể là 1 nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành này. z Môn BHTS trở thành môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản. I. Mục tiêu của môn học 1. Mục tiêu của môn học z Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản những kiến thức chung về lĩnh vực bệnh học và bệnh học thủy sản, z Những loại bệnh đã, đang và có thể xảy ra ở các đối tượng nuôi có gía trị kinh tế ở Việt nam như: cá, giáp xác, động vật thân mềm. z Trang bị cho sinh viên kỹ năng về chẩn đoán, phòng trị và quản lý sức khỏe động vật nuôi thủy sản. 2. Nội dung chính của môn học z Các kiến thức chung về bệnh học và bệnh học thủy sản. z Biện pháp tổng hợp nhằm quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi. z Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong NTTS z Một số phương pháp chẩn đoán bệnh ở ĐVTS z Các bệnh chủ yếu thường gặp và phương pháp phòng trị ở các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam: Cá, giáp xác, động vật thân mềm... I. Mục tiêu của môn học 3. Vị trí của môn học z BHTS là môn học chuyên môn thuộc khối kiến thức ngành. Môn học này giống như một cái "nút" kết nối các môn học cơ sở, cơ bản và kỹ thuật chuyên ngành thành một khối kiến thức hoàn chỉnh và thống nhất. z Môn học này luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình khung đào tạo đại học ngành NTTS. z BHTS thường được dạy cho sinh viên ngành NTTS vào học kỳ 6 hoặc 7 trong chương trình đào tạo 4-4,5 năm. z Khi nuôi trồng thủy sản chưa PT, môn này chưa được quan tâm z Khi ngành nuôi trồng đã phát triển, BHTS có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở mọi quốc gia, nó thực sự thu hút sự quan tâm lo lắng của người nông dân, của các nhà quản lý thủy sản và đặc biệt là các nhà khoa học, các viện nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe, phòng và trị thành công các bệnh thường gặp trên ĐVTS. II. Quan hệ với các môn học khác z BHTS là môn học kết nối các môn học cơ bản, cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành, tạo nên hệ thống kiến thức hoàn chỉnh. z Liên quan tới các môn học cơ bản: môn Sinh Học Cơ Bản; các môn Hóa Học; VSV Đại Cương; Miễn Dịch Học Đại Cương... z Liên quan tới các môn cơ sở ngành: Các môn như Động Thực Vật Thủy Sinh; Sinh Lý Động Vật Thủy Sản; .... z Liên quan tới các môn học chuyên ngành như: môn QLCL Nước trong NTTS; VSV ứng dụng, MDTS, Dinh Dưỡng và Thức Ăn; Kỹ thuật Nuôi Giáp Xác; Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt; Kỹ Thuật Nuôi Động Vật Thân Mềm... z Ngoài ra môn Bệnh Học Thủy Sản còn liên quan đến một số môn học chuyên ngành của các ngành học khác như ngành Thú Y, ngành Y (Dược lý học, chẩn đoán bệnh). z Để học tốt môn học này, SV cần nắm được kiến thức của các môn học có liên quan làm nền tảng để tiếp thu khi học và vận dụng khi làm việc trong thực tiến sản xuất. III. Lịch sử PT ngành KH BHTS 1. Tình hình thế giới z So với y học và thú y, BHTS là một ngành khoa học non trẻ hơn rất nhiều, z Người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh ở cá từ cuối thế kỹ 19, nhưng chủ yếu là những mô tả dấu hiệu bệnh lý, chưa có những nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. z Sang đầu thể kỷ 20, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu và viết sách về bệnh cá. Cuốn sách có nhan đề "Tác nhân gây bệnh ở cá" (Father of Fish Patholohy) được xuất bản năm 1904 do một tác giả người Đức- Bruno Hofer. III. Lịch sử PT ngành KH BHTS z Năm 1929. viện sỹ V.A. Dogiel (1882-1955) thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ đã đưa ra "phương pháp nghiên cứu KST trên cá" đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra. z Từ 1929 đến 1970, hàng loạt các công trình nghiên cứu về KST ký sinh ở cá nước ngọt và nước mặn được công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ký sinh ở các loài cá nước ngọt ở Liên Xô, do Bychowsky biên tập từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. Công trình này đã phát hiện và phân loại được khoảng 2000 loài ký sinh trùng khác nhau và công bố năm 1968. III. Lịch sử PT ngành KH BHTS z Từ 1970 đến những năm cuối của thế kỷ 20, ngành NTTS của thế giới đã phát triển mạnh. z Không phải chỉ nuôi cá nước ngọt, mà nhiều loài cá biển, giáp xác, động vật thân mềm có giá trị kinh tế đã được đưa vào nuôi. z Hình thức ... trong nước cao hơn khả năng chịu đựng gây trúng độc. Dùng vôi xử lý ao quá liều, dùng vôi diệt tạp. Cá bị trúng độc có biểu hiện mờ đục da, sơ da và mang. Phòng bệnh: Kiểm tra pH nguồn nước và điều chỉnh pH cho phù hợp với từng loài nuôi. 6. Trúng độc a xít Trúng độc a xít gây ra do giảm pH tới mức quá thấp không phù hợp với loài nuôi. Khi có sự chênh lệch lớn với pH thích hợp. Cá bị bệnh thường có biểu hiện bơi lội và di chuyển nhanh và ngáp khí, tăng tiết dịch nhầy và làm chết nhanh. Thường xảy ra ở các ao nước thải từ các xưởng bia cỏ (Đình Bảng) Ảnh hưởng của KC: Trao đổi chất bình thường bị cản trở dẫn đến chậm PT và gây chết. Phòng bệnh: - Kiểm tra pH đất - Dùng nước rửa đáy ao, a xít thường thể hiện màu đỏ ở đáy ao. - Bón vôi trước khi thả ĐVTS. 7. Bệnh rạm nắng Bệnh xảy ra do tác động quá mạnh của các tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời khi cá được thả trong vùng nông không được che phủ, thiếu vắng quần thể tảo hấp thu ánh sáng mặt trời. Biểu hiện của bệnh: Cá bị ảnh hưởng xuất hiện các vết loét tròn màu xám tập trung trên đầu, vây ngực, vây lưng và vây đuôi. Ảnh hưởng trên ký chủ: vết loét xuất hiện tạo cửa ngõ cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập kế phát. Phòng bệnh: Trước khi thả cá cần gây màu nuôi tảo bằng cách bón phân để kt sự sinh trưởng của tảo. 8. Bệnh hoại tử cơ Bệnh gây ra do một trong các yếu tố sau: - Shock To và độ mặn - Hàm lượng ô xy hòa tan thấp - Thả quá dày - Xây sát do đánh bắt hoặc vận chuyển - Quá nhiều SV bám trên mang Biểu hiện của bệnh: Tôm bệnh thường xuất hiện vùng trắng đục trên phần bụng, màu đen trên rìa của chân sau ăn mòn, chảy dịch ở đầu chân ở gđ sau. Ảnh hưởng ở KC: Có sự chết dần các tế bào vùng ảnh hưởng, dẫn đến sự ăn mòn, đặc biệt trên đuôi. Các vùng ảnh hưởng này tạo cửa ngõ cho nhiễm khuẩn thứ phát. Phòng bệnh: Nên giảm mật độ tôm thả trong ao, cung cấp đủ thức ăn tránh cho thừa thức ăn, hàng ngày thay nước 5-10% để nâng cao chất lượng nước. 9. Bệnh cong thân Bệnh cong thân liên quan đến quá trình đánh bắt và vận chuyển tôm trong không khí ở To và độ ẩm cao hơn trong nước nuôi. Một sự không cân bằng muối khoáng có thể dẫn đến bệnh. Tôm bệnh cong cứng từng phần hoặc toàn bộ cơ thể khi đưa chúng ra khỏi nước. Ảnh hưởng trên KC: Tôm bị cong thân bơi gù phần bụng về một bên, tôm bị co rút toàn bộ nằm ở đáy ao, đáy bể không cử động và dễ bị tôm khỏe ăn thịt. Tôm sú bị bệnh cong thân 10. Tôm lột xác không hoàn toàn Tôm lột xác không hoàn toàn thường liên quan đến To thấp trong nước nuôi. Biểu hiện: Phần vỏ cũ vẫn gắn vào phần phụ của tôm Post mới lột. Biểu hiện khác của tôm Post là bơi lội không bình thường và tôm dễ bị ăn thịt. Phòng bệnh: Tôm lột xác không hoàn toàn có thể phòng bệnh hoặc xử lý bằng cách điều chỉnh To thích hợp trong nước nuôi, và sử dụng dụng cụ nâng nhiệt khi To thấp ở các trại giống. 11. Ngạt/thiếu khí ở tôm Hiện tượng ngạt gây ra bởi giảm hàm lượng ô xy hòa tan do nhiều CHC hoặc tảo nở hoa ở To cao. Biểu hiện: Tôm bị ảnh hưởng bơi trên tầng mặt và chúng bị chết với số lượng lớn. Ảnh hưởng của KC: Xuất hiện đột ngột làm kiệt hô hấp dẫn đến chết, nhẹ hơn làm ảnh hưởng đến trao đổi chất làm sinh trưởng chậm lại. Phòng bệnh: Các thông số nước đặc biệt là hàm lượng ô xy hòa tan sẽ phải kiểm tra thường xuyên khi thấy hàm lượng ô xy hoà tan giảm xuống thấp cần bật ngay máy khuấy nước hoặc bơm nước ngay. Trong đk máy khuấy nước và bơm nước không thuận lợi cần giảm mật độ nuôi. Đối với tôm sú và các loại tôm khác trong QT nuôi phải thường xuyên kiểm tra hàm lượng ô xy hòa tan và sẵn sàng dùng máy khuấy nước và bơm nước. Hiện nay có viên sủi cung cấp ô xy tầng đáy 12. Hội chứng bệnh a xít sul phát Hiện tượng xảy ra khi pH nước, đất thấp Tôm bị ảnh hưởng thường biểu hiện: - ST chậm do chậm lột xác. - Mang và phần phụ có màu vàng chuyển sang màu da cam rồi chuyển sang màu nâu. Đáy ao có màu đỏ đặc biệt trong trường hợp đáy ao phơi nắng. Ảnh hưởng của KC: Trao đổi chất bình thường bị cản trở làm chậm QT ST có thể dẫn đến chết. Tôm sú nuôi trong vùng đất bị nhiễm a xít sul phát chưa bao giờ lớn trên 15 g trong thời gian nuôi 120 ngày, mặc dù trong 60 ngày nuôi đầu tiên chúng ST tương đối nhanh. Phòng bệnh: - Rửa đáy ao bằng nước sạch rồi dùng vôi bón đáy ao trước khi thả tôm. 13. Bệnh đen mang Bệnh do lắng đọng hóa chất, lắng đọng bùn, tăng hàm lượng ammonia hoặc nitrite trong nước nuôi. Nó cũng do chứa nhiều các CHC (thức ăn thừa, phân lắng đọng ở đáy ao tạo bùn đen bẩn ở đáy). Biểu hiện: Mang tôm bệnh có màu đỏ hoặc nâu sau chuyển sang màu đen và làm teo đỉnh của các tơ mang sau đó toàn bộ mang chuyển sang màu đen, phía mặt lưng của cơ thể có thể được bao phủ giống lớp sương, tôm mất tính thèm ăn và gây chết. Ảnh hưởng trên KC: Quan sát mô bệnh học trên mang thấy sự lắng đọng melanin ở vị trí mô hoại tử, lắng đọng các tế bào máu trong mang làm ảnh hưởng đến hô hấp khó khăn và nhiễm VK, nấm và đơn bào KS kế phát thông qua các tế bào chết ở mang. Phòng bệnh: Các chất thải ở các nhà máy có chứa kim loại nặng không được thải vào nguồn nước nuôi tôm. Bùn đen nên được di chuyển sau mỗi lứa nuôi và phơi đáy ao. Trong QT CB ao bề mặt cần được rửa nhiều lần. Trong QT nuôi nước ao cần được thay thường xuyên và tránh cho ăn thừa. Bệnh đen mang ở ghẹ Bệnh đen mang ở cua 14. Bệnh đỏ Bệnh đỏ ở tôm là do dùng quá nhiều vôi để cải tạo ao ban đầu để tăng pH (2-4 tấn/ha) và tôm sống trong MT có độ mặn thấp (6- 15%o) Biểu hiện tôm bệnh: Tôm có màu đỏ trên mang hoặc các đốt bụng, Trên thân xuất hiện màu vàng đến màu đỏ. Kèm theo sự tăng dịch trong đầu ngực, đôi khi tôm bệnh còn phát ra mùi hôi. Ảnh hưởng trên KC: Kiểm tra mô bệnh học thấy xuất hiện các tế bào máu thoát vào giữa các ống gan tụy, khi đó tăng viêm fibrin và melanin ở các mô hoại tử, cả trong ống hoặc xoang xung quanh nó. Phòng bệnh: Đáy ao nên được CB cẩn thận, nên giảm lượng vôi và các chất hữu cơ khi CB ao. Bệnh chết đỏ ở tôm bố mẹ trong các trại giống ở Việt nam 15. Hội chứng mềm vỏ mạn tĩnh Tôm bị mềm vỏ xuất hiện do tôm bình thường tiếp xúc với thuốc trừ sâu: Aquatin ở nồng độ 0,0154-1,54 ppm, Gusathion ở nồng độ 1,5-150 ppm, Rotenon ở 10-50 ppm và Saponin ở 100 ppm trong 4 ngày. Biểu hiện: Tôm mềm vỏ PT chậm và thậm trí chết. Mô bệnh học tôm nhiễm Gusathion có biểu hiện tăng sinh biểu mô mang, tách lớp tế bào trong ống gan tụy gây hoại tử và thoái hóa những mô này. Ảnh hưởng trên KC: Vỏ mỏng, mềm và yếu trong nhiều ngày, bề mặt thường có màu tối ráp, có nếp nhăn. Tôm bị ảnh hưởng yếu. Không nhầm tôm bệnh với tôm mới lột xác, tôm mới lột bình thường có màu sáng, nhắn, vỏ mềm rồi cứng lại sau 1-2 ngày. Qua điều tra cho thấy bệnh mềm vỏ xuất hiện tới 98% dưới điều kiện pH đất cao, nước chứa ít vật CHC. Phòng bệnh: Trong QT CB ao nuôi, đáy ao nên được rửa đặc biệt ở những vùng nghi nhiễm thuốc trừ sâu. Duy trì chất lượng nước và bùn đáy ao. II. Bệnh liên quan đến các yếu tố vật lý Chủ yếu gây tổn thương trong đánh bắt, vận chuyển, mật độ thả dày và địch hại gây nhiễm khuẩn kế phát. Cá rô phi bị xây sát nhiễm trùng Xương cá Diếc bị biến dạng do bị kích điện Cá bị trúng độc thuốc trừ sâu Cá bị trúng độc thuốc diệt tạp từ các ao nuôi tôm Bệnh thiếu vitamin C của động vật thủy sản Khi giáp xác thiếu vitamin C thường thể hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, hay kém ăn, khả năng chịu sốc giảm sút, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên QT hồi phục chậm lại. Khi cá nuôi bị thiếu vitamin C thường thể hiện một số dấu hiệu như: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá, màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối. Cá bị bệnh cũng giảm sinh trưởng và khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Bệnh thiếu vitamin C thường xảy ra trong các hệ thống nuôi tôm cá thâm canh, đặc biệt nuôi trong đk có thành phần loài hoặc số lượng nghèo nàn các loài tảo. Trên cá nuôi, đã có rất nhiều các thông báo khác nhau về bệnh thiếu vitamin ở cá: hiện bệnh ưỡn lưng của cá chép, cá bơn, cá rô phi xanh; xuất huyết vây và mắt cá trắm cỏ; sự biến dạng của cột sống của cá mú làm cá có dấu hiệu ưỡn lưng, bụng cá hóp lại. Bệnh này có thể gây chết rải rác. Để phòng bệnh, trong nuôi trồng thủy sản cần bổ sung một lượng vitamin C thích hợp cho từng đối tượng nuôi, tùy theo loại thức ăn dùng, đặc biệt trong trường hợp dùng thức ăn tổng hợp để nuôi tôm cá. Mặc dù trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp, nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản, vitamin C đã bị thất thoát rất nhiều, do vậy nếu không bổ sung, có thể vật nuôi sẽ xuất hiện bệnh lý đã nói ở trên. ĐB cần lưu ý khi nuôi ĐVTS trong MT thiếu tảo. Lượng vitamin C cần bổ sung cho ĐVTS rất khác nhau tùy theo từng đối tượng nuôi và từng loại vitamin C. Cá bị cong cột sống (hóp bụng, ưỡn lưng) có liên quan tới hiện tượng thiếu vitamin C Bệnh do thức ăn Cá rô phi bị bệnh do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiễm nấm mốc, tảo độc. Bụng chướng to tích khí, hậu môn lồi ra Bệnh nhiễm độc tố nấm mốc Aflatoxin trong thức ăn (Xem phần Bệnh do Nấm) THỰC VẬT GÂY HẠI 1. Thực vậy thủy sinh gây hại: Khi TVTS PT mạnh, có thể làm các chỉ số lý và hóa học của MT nuôi biến động rất mạnh như: độ trong, DO, pH, khí độc...có thể gây sốc cho tôm cá, hoặc gây chết hàng loạt. Trong các ao nuôi tôm thâm canh, nếu kỹ thuật quản lý không tốt, có thể tảo đáy sẽ PT mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động của tôm nuôi, làm cho biến động oxy theo ngày đêm rất lớn, tôm nuôi phải sống trong MT thiếu oxy vào nửa đêm về sáng, gây sốc hoặc có thể gây chết tôm. Khi tảo đáy tàn lụi, một lượng mùn bã hữu cơ rất lớn tồn tại ở đáy ao gây hiện tượng ô nhiễm đáy ao. Khi TVPD PT mạnh, khi tàn lụi đồng loạt có thể làm tăng lượng vật CHC lơ lửng, bám vào mang tôm cá, gây hiện tượng vàng mang, đen mang. Một số loài tảo phù du, do được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp màng nhầy, nên khi ĐVTS ăn vào rất khó tiêu hóa, có thể làm chướng bụng, không tiêu và gấy chết cá tôm VD điển hình về loại tác hại này là tảo Mycrocytic. TVTS là nơi cư trú và là giá thể đẻ trứng của nhiều KST và động vật gây hại đối với ĐVTS nuôi, như đỉa cá (Piscicola spp) và rận cá (Argulus spp) đều là những KST có tập tính đẻ trứng dính trên TVTS. 2. TVTS gây độc. 2.1. Hiện tượng tảo độc nở hoa và "thủy triều đỏ“ 2.2. Các đk kt sự nở hoa của tảo độc, tảo hại: Sự phì dưỡng; Khối nước bề mặt tồn tại trong một thời gian dài; Áp lực sử dụng TVPD của đv ăn tvpd giảm xuống ; Sự thích nghi với đk gây sốc của MT; Sự tăng cường sử dụng các mặt nước ven biển cho NTTS 3. Ảnh hưởng của hiện tượng nở hoa tảo độc, tảo hại tới đvts Hiện tượng nở hoa của tảo có thể làm một số chỉ số MT biến động lớn, DO và pH. Khi tàn lụi, sự phân hủy do VK hay do tác động hóa học đều tiêu hao một lượng Oxy đáng kể và thải ra các khí độc cho các SV sống trong MT, gây hại cho hệ SV đáy. Độc tố sinh ra từ các loài tảo độc có thể làm thương tổn mang, ảnh hưởng đến hđ hô hấp của ĐVTS, có thể gây hiện tượng xuất huyết, vỡ mặch máu hay tác động tới hệ thần kinh của ĐVTS. Có nhiều loại độc tố khác nhau được tiết ra từ các loại tảo khác nhau và trong nhiều trường hợp cơ chế và đặc tính gây độc của các độc tố này chưa được làm sáng tỏ. Tuy vậy, một số độc tố đã được nhận biết và hầu hết chúng đều gây độc cho cá, trong đó loại gây độc cho hệ thống thần kinh (Neurotoxins) thường gặp nhất. Khi hiện tượng nở hoa của tảo độc xảy ra ở vùng biển nào đó, độc tố không những giết hại đvts tại nơi đó mà nước ở vùng này chảy vào các ao đìa nuôi thủy sản ven biển, và đvts nuôi chịu tác hại. Trong trường hợp này, sử dụng nước ngầm cũng không thật sự an toàn Hiện tượng tảo độc, tảo hại nở hoa còn có tác hại làm tăng hàm lượng Ion kim loại nặng trong nước biển, thông qua quá trình trao đổi ion kim loại của các tế bào tảo. Người ta đã quan sát được mối quan hệ giữa sự nở hoa của tảo độc, hại với các loại Ion Fe, Cd, Cu, Hg và Pb trong nước tầng mặt. Trong một số năm gần đây, người ta đã quan sát được nhiều hiện tượng nở hoa của tảo độc gây chết trực tiếp các đối tượng nuôi thủy sản như cá, giáp xác, ĐVTM. Độc tố tiết ra từ các loài tảo độc cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của giáp xác và ĐVTM ngoài tự nhiên và trong NTTS, trong thực tế không hiếm gặp hiện tượng động vật 2 vỏ (Bivalvia) bị chết hàng loạt liên quan tới tảo độc. Khi con người sử dụng những đv bị chết do ngộ độc làm thức ăn, độc tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ở dạng nhẹ thì gây dị ứng, ở dạng nặng có thể gây tử vong. 4. Chiến lược đối phó với hiện tượng nở hoa của các loài tảo độc, hại Quản lý hiện tượng thủy triều đỏ Cần phổ biến các thông tin về hiện tượng thủy triều đỏ cho cộng đồng dân cư, đặc biệt những người tham gia NTTS thông qua các buổi thuyết trình hay tập huấn. Khi hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra, vùng NTTS gần đó không được lấy nước vào ao đìa và người dân trong vùng không được sử dụng làm t. ăn những đv có vỏ như giáp xác, đvtm thu từ nơi bị ảnh hưởng của nước thủy triều đỏ. Cần ban hành một số quy định cấm thu hoạch, bán và vận chuyển tất cả các giống loài giáp xác và đvtm ở nơi chịu ảnh hưởng của thủy triều đỏ. Cấm vận chuyển ĐVTS từ nơi xảy ra thủy triều đỏ đến các vùng không bị ảnh hưởng. Cần CB một số chủng loại thuốc cần thiết và hướng dấn biện pháp cấp cứu những trường hợp con người bị ngộ độc do độc tố của các loài tảo độc. ĐỘNG VẬT GÂY HẠI Động vật hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của ĐVTS ĐVTSinh và ĐV trên cạn có thể là ký chủ trung gian, ký chủ cuối cùng hoặc là các sinh vật mang mầm bệnh lây nhiễm cho ĐVTS nuôi ĐV có thể trực tiếp gây hại cho ĐVTS nuôi: Rái cá; chim bói cá, bồ nông, lưỡng cư, cá cóc, bọ gạo, cá dữ Sinh vật bám trên mai cua U ở yếm ghẹ? III. CĐ bệnh do MT và bệnh không truyền nhiễm Các bệnh không TN có thể được CĐ thông qua kiểm tra cá, phân tích mô bệnh học, phân tích huyết học đánh giá thành phần tế bào máu trong đáp ứng stress, phân tích lý hóa nước nuôi, đánh giá hoạt động và quản lý động vật nuôi. Tóm lại: Bệnh không TN gây ra bởi sự thay đổi hoặc ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố MT lên sức khỏe của đvts và cũng bị ảnh hưởng bởi đk bất lợi của MT mà gây ra stress. Stress cũng cũng do thay đổi vật lý của MT hoặc do đánh bắt, phân loại hoặc trật trội.
File đính kèm:
- bai_giang_nuoi_trong_thuy_san_bai_mo_dau.pdf