Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt tình huống truyện

 Trưởng phòng yêu cầu Phùng đi săn ảnh để làm lịch Tết. Anh đã

có được bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” tuyệt đẹp.

 Nhưng Phùng tình cờ chứng kiến và hiểu tấn bi kịch chua xót của

một gia đình ngư dân. Người chồng vũ phu, tàn nhẫn. Người vợ

cam chịu, nhẫn nhục. Đứa con có phản ứng mãnh liệt với cha và

tình thương yêu vô hạn với mẹ.

 Tình cờ Phùng cũng có mặt trong buổi xét xử của toà án về việc

đánh vợ của người chồng vũ phu kia.

 Phùng luôn bị ám ảnh bởi những gì đã chứng kiến và có những

suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống về con người.

Chủ đề

Truyện kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ

nhiếp ảnh và những cảm nhận sâu sắc về số phận con

người.

Những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ

thuật của người nghệ sĩ.

Đề cao tính trung thực của người nghệ sĩ và mối quan

hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực.

Tính triết lí và giá trị nhân văn.

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 1

Trang 1

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 2

Trang 2

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 3

Trang 3

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 4

Trang 4

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 5

Trang 5

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 6

Trang 6

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 7

Trang 7

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 8

Trang 8

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 9

Trang 9

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 03/01/2022 6500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa
1Chiếc Thuyền 
ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 12
2I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả: NMC (1930-1989) quê Nghệ An.
HS: làm việc theo 
nhóm đôi (3').
 Đọc Tiểu dẫn
 Chốt lại vài ý chính về 
tác giả.
 Gạch dưới ý chính 
trong sách giáo khoa.
3I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả: NMC (1930-1989) quê Nghệ An.
 1950 nhập ngũ, chiến đấu ở vùng Bắc Bộ. Từ 1954 sáng tác truyện ngắn. 
Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong KCCM, có tình cảm đặc 
biệt với người lính.
 Từ 1980 NMC có nhiều sáng tác độc đáo, đi tiên phong trong công 
cuộc đổi mới văn học. Năm 2000,NMC được nhận giải thưởng HCM 
về VH-NT lần 2.
 NMC luôn có ý thức đi tìm “cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm 
hồn con người".
 TPTB: "Cửa sông”, "Dấu chân người lính”, "Miền cháy”, "Những vùng 
trời khác nhau”, "Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa”
 Đề tài: viết về cuộc sống, con người VN trong KCCM dũng cảm, chấp 
nhận hi sinh vì độc lập, tự do, có giá trị nhân bản. 
4I.Tìm hiểu chung
 2.Hoàn cảnh sáng tác
HS: làm việc theo nhóm đôi (2 phút)
 Đọc.
 Chốt lại vài ý chính.
 Gạch dưới trong sách giáo khoa.
5I.Tìm hiểu chung
2.Hoàn cảnh sáng tác
 Sáng tác 1987: Thời kỳ đổi mới về xã hội và 
văn học.
 In đậm phong cách tự sự-triết lý về con 
người, cái đẹp, văn chương.
 Người nghệ sĩ đam mê và trăn trở nghệ 
thuật.
6I.Tìm hiểu chung
3.Tóm tắt tình huống truyện:
 Học sinh lần lượt kể lại cốt truyện.
(Luân phiên theo Tổ)
7I.Tìm hiểu chung
3.Tóm tắt tình huống truyện
 Trưởng phòng yêu cầu Phùng đi săn ảnh để làm lịch Tết. Anh đã 
có được bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” tuyệt đẹp.
 Nhưng Phùng tình cờ chứng kiến và hiểu tấn bi kịch chua xót của 
một gia đình ngư dân. Người chồng vũ phu, tàn nhẫn. Người vợ 
cam chịu, nhẫn nhục. Đứa con có phản ứng mãnh liệt với cha và 
tình thương yêu vô hạn với mẹ.
 Tình cờ Phùng cũng có mặt trong buổi xét xử của toà án về việc 
đánh vợ của người chồng vũ phu kia.
 Phùng luôn bị ám ảnh bởi những gì đã chứng kiến và có những 
suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống về con người.
8I.Tìm hiểu chung
4.Chủ đề
 Truyện kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ 
nhiếp ảnh và những cảm nhận sâu sắc về số phận con 
người.
 Những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ 
thuật của người nghệ sĩ.
 Đề cao tính trung thực của người nghệ sĩ và mối quan 
hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực.
 Tính triết lí và giá trị nhân văn.
9II.Tìm hiểu văn bản
1.Tình huống truyện
 Tình huống truyện bất ngờDC
 Tình tiết phát triển nhanhDC
 Giàu kịch tính, tạo được sự hấp dẫn.
 Tất cả như “một câu chuyện cổ đầy quái đản.
 Là nền để các nhân vật bộc lộ tính cách, suy 
nghĩ và cảm nhận về con người, cuộc sống, 
cuộc đời.
10
II.Tìm hiểu văn bản
2.Tính cách nhân vật
a. Gia đình người ngư dân
 Người chồng lầm lì vũ phu:
 “Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như 
lửa cháy bắng cách dùng thắt lưng quật tới tấp 
vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vùa thở hồng 
hộc” (Trang 220)
 Tả thực, so sánh giàu sức gợi.
 Thô lỗ, cộc cằn, tức tối đánh vợ như một thói quen 
để giải toả tâm lí về nỗi khổ đời thường.
11
II.Tìm hiểu văn bản
2.Tính cách nhân vật
a. Gia đình người ngư dân
 Người con:
+Phản ứng mãnh liệt với cha
“Như một viên đan trên đường lao tới đích đã nhắm, nó lập tức 
nhảy xổ vào lão đàn ông” để giằng cái thắt lưng. (T221)
+Tình thương chân thành với với mẹ
“Cái thằng nhỏ, lăng lẽ đưa mấy ngón tay sờ trên khuôn mặt mẹ, 
như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ 
chằng chịt”. (Cuối T221)
 Có những nhận thức và phản ứng trước hiện thực 
 Sớm hiểu và trải đời.
12
II.Tìm hiểu văn bản
2.Tính cách nhân vật
a. Gia đình người ngư dân
 Người vợ nhẫn nhục cam chịu
 “ Thế rồi thật bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật 
nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông”(trang 
222)
” Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lãođưa tôi lên 
bờ mà đánh”.
”Là bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết 
như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc 
thuyền không có đàn ông”. (trang 224)
 Tả thực giản dị, cụ thể nhưng để lại nhiềm cảm nhận khác nhau.
 Con người có một bản năng sinh tồn mãnh liệt và tình thương 
yêu đến mê muội, đáng thương.
13
II.Tìm hiểu văn bản
2.Tính cách nhân vật
b. Người phóng viên
 Say mê sáng tạo nghệ thuật: chộp được bức 
ảnh tuyệt đẹp:
“Trước mặt tôi là bức tranh mực tầu của 
một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nết 
mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng 
như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh 
mặt trời chiếu vào” 
(Trang 219)
14
II.Tìm hiểu văn bản
2.Tính cách nhân vật
b. Người phóng viên
 Tự ý thức về mình, về nghề (DC cuối tác phẩm):
“Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng,mỗi lần ngắm kỹ, tôi 
vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương 
maiNếu nhìn lâu hơn bao giờ tôi cũng thấy người 
đàn bà ấy bước ra khỏi bức ảnh”.
 Thể hiện sự trăn trở, muốn đổi mới tư duy nghệ thuật.
 Đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách và 
tác phẩm và sáng tạo nghệ thuật.
15
II.Tìm hiểu văn bản
3. Nghệ thuật
 Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, tạo sự chân 
thật cho câu chuyện. Nhà văn dễ bộc lộ quan 
niệm nghệ thuật của mình.
 Mạch truyện tự nhiên theo thời gian nhưng 
vẫn có sự đan xen linh hoạt.
 Giọng điệu trần thuật lúc khách quan, dí dỏm, 
khi day dứt, tự trào, lúc lại trầm ngâm triết lý, 
có tính trữ tình.
16
II.Tìm hiểu văn bản
4. Ý nghĩa: Truyện thể hiện được quan niệm nghệ thuật của 
NMC về cuộc sống- con người và tác phẩm với người nghệ sỹ.
 Tấm ảnh đẹp trên tờ lịch chỉ là ảnh nghệ thuật chứ 
chưa phải là bức tranh cuộc sống, vẫn thiếu hơi thở 
của cuộc sống.
 Đằng sau bức ảnh đẹp hoàn hảo có thể làm rung 
động tâm hồn con người là biết bao số phận cay 
đắng, bao mảnh đời éo le.
 Đoạn kết là sự tự ý thức của người nghệ sỹ. Người 
phóng viên đã thấy được điều chưa hoàn thiện của 
tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo để tự đấu 
tranh và hoàn thiện hơn.
17
 II.Tìm hiểu văn bản
4. Ý nghĩa: Truyện thể hiện được quan niệm nghệ thuật của 
NMC về cuộc sống- con người và tác phẩm với người nghệ sỹ.
 Nhà văn bày tỏ khát vọng hướng đến Chân-Thiện-Mỹ. Khát vọng chính 
đáng của mỗi người nghệ sỹ.
 Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, văn chương nghệ 
thuật phải phản ảnh chân thực cuộc đời (từ hình thức bên ngoài lẫn bản 
chất thật sự và tâm hồn bên trong con người).
 Nghệ thuật phải quan tâm đến số phận con người, cái Đẹp không tách rời 
cái Chân thật.
 Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho những quan niện nghệ thuật của 
mình mà đã xây dựng hình tượng nghệ thuật người phóng viên nhiếp 
ảnh và những sự kiện suy ngẫm của anh trong quá trình hình thành và 
thưởng thức tác phẩm của mình.
18
II. Tìm hiểu văn bản
5. Đánh giá
 Cách khắc hoạ nhân vật sinh động, sắc sảo, điển hình. 
Cách dựng truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo 
Truyện đã cho người đọc thấy được chân dung một 
người nghệ sỹ bản lĩnh và tài hoa, thiết tha gắn bó với cái 
Đẹp và số phận con người. Đó là NMC luôn “đi tìm cái 
hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.
 Tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lý về con người, 
cái đẹp, văn chương, thể hiện những đam mê và trăn 
trở nghệ thuật, có tính triết lý và giá trị nhân bản sâu 
sắc.
19
III.Kết luận (Cảm nhận)
 Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật đầy 
đau đớn của con người trong cuộc đời. Đằng sau bức ảnh hoàn 
hảo ấy, tác phẩm đem đến cho người đọc một bài học về cách 
nhìn nhận cuộc sống và con người. Ta cần nhìn đời, nhìn người 
một cách toàn diện, đa chiều để phát hiện ra bản chất thực 
sự.(Liên hệ “Đôi mắt”- Nam Cao).
Điều đó càng trở nên quan trọng hơn với một người nghệ 
sỹ-Không thể có cách nhìn đơn giản và sơ lược về cuộc sống và 
con người. Đó là vấn đề muôn thuở.
20
Nguồn tài nguyên
 Sách Giáo khoa, giáo 
viên.
 Một số vấn đề đổi 
mới nội dung và 
phương pháp giảng 
dạy Ngữ văn ở 
trường THPT.
 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_12_van_ban_chiec_thuyen_ngoai_xa.pdf