Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao

Khi Bê-li-cốp còn sống:

Chân dung:

Cách ăn mặc: đi giày cao su, cầm ô khi trời đẹp, mặc áo bành tô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông.

Bộ mặt: lúc nào cũng giấu sau áo bành tô bẻ đứng.

Đặc điểm: tất cả đều trong bao.

 Cách ăn mặc theo một thói quen có sẵn, không

thay đổi- kì quái, khác người, lập dị.

 Chân dung của một con người trong bao.

Khi ở nhà:

 + Mặc áo khoác ngoài, đóng cửa, cài then.

 + Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm kín mít không khí nóng bức.

Khi ra ngoài: ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên.

Đồ dùng: ô, đồng hồ, dao tất cả đều cho vào một cái bao.

 Bê-li-cốp có một thói quen sinh hoạt thật kì quái. Đó là thói quen của con người luôn thu mình trong bao, luôn tạo ra một cái vỏ ngăn cách với bên ngoài.

 

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 1

Trang 1

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 2

Trang 2

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 3

Trang 3

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 4

Trang 4

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 5

Trang 5

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 6

Trang 6

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 7

Trang 7

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 8

Trang 8

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 9

Trang 9

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 21 trang baonam 04/01/2022 7960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Người trong bao
NGƯỜI TRONG BAO 
Sê – khốp 
Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) 
Xuất thân trong một gia đình tiểu thương ở Tan-ga-rốc. 
Là nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa,  
1900, được bầu làm Viện sĩ danh dự viện Hàn lâm khoa học Nga. 
A.P. Sê-khốp 
(1860 – 1904) 
a. Cuộc đời: 
b. Sự nghiệp: 
Hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa : Anh béo và anh gầy, Phòng số 6, Con kì nhông,... 
Nhiều vở kịch có giá trị : Vườn anh đào, Ba chị em, Hải âu. 
Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khôp là: sự giản dị, thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 
=> Nhà văn Nga kiệt xuất, đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. 
1. Tác giả: An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) 
Một số tác phẩm của sê-khốp 
2. Tác phẩm: Người trong bao (1898) 
Hoàn cảnh sáng tác: năm 1898, sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm, biển Đen. 
Hoàn cảnh xã hội: Xã hội nước Nga đang nghẹt thở dưới bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề cuối XIX. Môi trường ấy đã sản sinh ra những kiểu người kì quái như Bê-li-côp. 
Đọc – hiểu văn bản 
1. Tóm tắt tác phẩm: 
Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Ông nổi tiếng khắp thành phố nước Nga với phong cách ăn mặc đặc biệt. Tất cả những vật dụng của ông đều được để trong một cái bao. Ông khát khao thu mình vào trong một cái vỏ và tạo cho mình một cái bao để ngăn cách với bên ngoài. Ông luôn có những ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, ca ngợi tiếng Hi lạp. Ngay cả ý nghĩ cũng được ông giấu kĩ vào bao. Ông có thói quen kì quặc là đi hết nhà các đồng nghiệp, kéo ghế ngồi rồi chẳng nói gì, chỉ nhìn xung quanh độ một giờ sau thì ra về khiến ai cũng sợ. Ông cũng nghĩ đến chuyện cưới Va-ren-ca làm vợ . Có người đã vẽ bức tranh châm biếm về ông và Va-ren-ca. Ngày chủ nhật hôm sau, ông chứng kiến cảnh hai 
chị em Va-ren-ca phóng xe vụt qua khiến ông ngạc nhiên và sửng sốt. Ông quyết định đến nhà Va-ren-ca để góp ý cho hai chị em. Ông và cô em gái Cô-va-len-cô đã cãi nhau. Bê-li-cốp đoạn sẽ báo cáo với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Vừa lúc đó, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên khiến Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ và vội vã về nhà. Một tháng sau, Bê- li- cốp qua đời. Mọi người ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng nhưng lâu sau họ lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bê- li- cốp qua đời nhưng trong thành phố hiện còn nhiều người trong bao. Trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu người “trong bao” như thế nữa. 
2. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Chân dung: 
Cách ăn mặc: đi giày cao su, cầm ô khi trời đẹp, mặc áo bành tô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông... 
Bộ mặt: lúc nào cũng giấu sau áo bành tô bẻ đứng. 
Đặc điểm: tất cả đều trong bao. 
 Cách ăn mặc theo một thói quen có sẵn, không thay đổi- kì quái, khác người, lập dị. 
 Chân dung của một con người trong bao. 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Thói quen sinh hoạt: 
Khi ở nhà: 
 + Mặc áo khoác ngoài, đóng cửa, cài then. 
 + Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm kín mít không khí nóng bức. 
Khi ra ngoài: ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên. 
Đồ dùng: ô, đồng hồ, daotất cả đều cho vào một cái bao. 
 Bê-li-cốp có một thói quen sinh hoạt thật kì quái. Đó là thói quen của con người luôn thu mình trong bao, luôn tạo ra một cái vỏ ngăn cách với bên ngoài. 
Các đồ vật ở trong bao của Bê-li-cốp 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Tính cách: 
Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ: say mê và ca ngợi tiếng Hi lạp. 
Tâm trạng luôn lo lắng, hoảng sợ tất cả.	 
Suy nghĩ giấu cả trong bao. 
Máy móc, giáo điều, phục tùng cấp trên, rập khuôn: phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Va-ren-ca, thói quen trong quan hệ đồng nghiệp của Bê-li-cốp. 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Tính cách: 
Cách hành xử: kì quặc 
 + Bạn bè: đến nhà không hẹn trước, ngồi im độ một giờ thì cáo từ. 
 + Ứng xử lập dị trong tình yêu: ghét đàn bà ra đường mặc áo thêu, đi xe đạp, mang theo sách này sách nọ. 
Tự hài lòng với lối sống cổ lổ, kì quái của bản thân, không nhận ra thái độ ghê sợ, khinh bỉ, chế giễu của mọi người với mình. 
 Hèn nhác, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời. 
 Tính cách trong bao. 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp: 
Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống. 
Mọi người đều ghét, sợ hãi Bê-li-cốp, không muốn y để ý đến mình và đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, 
 Tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y. 
 Lối sống ấy đã ô nhiễm, đầu độc, làm cho sợ hãi ám ảnh tinh thần mọi người suốt 15 năm. 
a. Khi Bê-li-cốp còn sống: 
* Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp: 
Một lối sống có hại: 
 + Đối với bản thân Bê-li-cốp: Thất bại trong giao tiếp, tiêu tan ước mơ về một cuộc hôn nhân đang nhen nhóm, 
 + Đối với xã hội: Nếu có nhiều người sống theo kiểu như Bê-li-cốp sẽ tạo ra một thứ “bệnh dịch” lây lan làm không khí uể oải, trì trệ, chán ngắt, không có động lực để phấn đấu. 
b. Khi Bê-li-cốp qua đời: 
* Cái chết của Bê-li-cốp: 
Nguyên nhân: 
 + Bị ngã đau do Cô-va-len-cô xô mạnh, dẫn đến mắc bệnh nặng nhưng không chịu chữa trị. 
 + Bị sốc nặng trước hành động của Cô-va-len-cô và trước tiếng cười chế giễu của Va-ren-ca - Người Bê-li-cốp thầm yêu. 
 + Sâu xa hơn với kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp, cái chết cũng là một điều tất yếu. 
 Cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm được cái bao tốt nhất, đó cũng là mong muốn của đời y. 
b. Khi Bê-li-cốp qua đời: 
* Thái độ của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết: 
Lúc đầu: Nhẹ nhàng, thoải mái, tự do. 
Sau đó: Cuộc sống vẫn diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, 
 Vì: 
 - Tác động nặng nề, dai dẳng của cách sống, kiểu người Bê-li-cốp. 
 - Vẫn còn hiện tượng “Người trong bao”, “Lối sống trong bao” trong xã hội. 
Tóm lại: 
- Bê-li-cốp là một nhân vật độc đáo, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp. Bê-li-cốp là một điển hình, là “con đẻ”, là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Bê-li-cốp là một hiện tượng mang tính qui luật trong xã hội loài người. 
3. Hình tượng cái bao: 
Nghĩa đen: Là vật hình túi hoặc hình hộp dùng để gói, đựng đồ vật, hàng hóa. 
Nghĩa bóng : Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. 
Nghĩa biểu trưng: Lối sống thu mình, hèn nhác, ích kỉ cá nhân, hủ lậu... đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Nga => giá trị phê phán. 
Ý nghĩa phổ quát: Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc, ngăn chặn sự tự do của co người => sức mạnh tố cáo. 
 Cái bao là biểu tượng giàu ý nghĩa là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. 
4. Nghệ thuật: 
Cách kể, giọng chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay. 
Chọn ngôi kể: Nhân vật kể chuyện (Buơkin-xưng tôi), người kể chuyện (tác giả - ngôi thứ ba), vừa đảm bảo tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan, tạo cảm giác gần gũi, chân thật. 
Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mang tính biểu tượng cho một giai cấp xã hội. 
Nghệ thuật xây dựng biểu tượng. 
Cách kết thúc truyện: Gợi nhiều suy nghĩ. 
Tổng kết 
Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được !”. 
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_van_ban_nguoi_trong_bao.pptx