Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Khái niệm tư tưởng

- Khái niệm tư tưởng

+ Hiểu theo nghĩa phổ thông, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh (thông thường người ta cũng quan niệm tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ).

+ Khái niệm “tư tưởng” trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng thế giới quan và phương pháp luận (nền tảng triết học) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.

+ Khái niệm “tư tưởng” thường liên quan trực tiếp đến khái niệm “nhà tư tưởng”.

Theo từ điển tiếng Việt, “nhà tư tưởng” là những người có những tư tưởng triết học sâu sắc.

Lênin cũng đã lưu ý rằng: Một người xứng đáng là nhà tư tưởng khi nào biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.

Với hai khái niệm trên chúng ta có thể khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng thực thụ và tư tưởng của Người có vị trí, vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 129 trang Trúc Khang 12/01/2024 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---- š *œ ----
TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
♫@♫
HUẾ, 9-2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
-***-
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và ôn thi hết học phần môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" của sinh viên không chuyên ngành lý luận Mác-Lênin của các trường Đại học thuộc Đại học Huế, cùng những bạn đọc xa gần có quan tâm đến môn học này, chúng tôi biên tập và cho ra mắt cuốn "Bài giảng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh". 
Cuốn sách được hoàn thành chủ yếu dựa vào nội dung cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005-2008; Quyết định ban hành Chương trình các môn Lý luận Chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008; “Đề cương giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” ban hành theo Công văn của Bộ Giáo dục & Đạo tạo, số 512/BGDĐT-GDĐH ngày 2/2/2009. Đặc biệt là “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. 
Chân thành cảm ơn! 
	 Huế, tháng 09 năm 2009
 Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
Chương mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Khái niệm tư tưởng 
- Khái niệm tư tưởng
+ Hiểu theo nghĩa phổ thông, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh (thông thường người ta cũng quan niệm tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ).
+ Khái niệm “tư tưởng” trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng thế giới quan và phương pháp luận (nền tảng triết học) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
+ Khái niệm “tư tưởng” thường liên quan trực tiếp đến khái niệm “nhà tư tưởng”.
Theo từ điển tiếng Việt, “nhà tư tưởng” là những người có những tư tưởng triết học sâu sắc.
Lênin cũng đã lưu ý rằng: Một người xứng đáng là nhà tư tưởng khi nào biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.
Với hai khái niệm trên chúng ta có thể khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng thực thụ và tư tưởng của Người có vị trí, vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa tại Đại hội VII và được hoàn chỉnh thêm ở Đại hội IX.
- Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới từ rất sớm. Ở góc độ lý luận (có tác phẩm và có ảnh hưởng đối với một bộ phận dân cư nhất định) có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện theo các mốc sau: 1919 với “Bản yêu sách tám điểm”, 1927 với “Đường kách mệnh”, 1930 với “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng”, 1945 với “Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”,..
1991 là thời điểm chín muồi về bối cảnh quốc tế và trong nước cho sự ra đời khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta chỉ rõ:
1. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có liên quan đến quá trình phát triển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
3. Chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền thống dân tộc, trí tuệ thời đại.
4. Mục tiêu của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. 
- Từ đó (1991) cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh ở các góc độ của mỗi khoa học cụ thể. Tuy nhiên, từ định hướng của ĐH IX, ở khoa học lý luận thì định nghĩa sau đây của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, ... g đồng nhất định, trong đó mỗi người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lại luôn luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị quy định bởi một chế độ xã hội nhất định.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần, và mọi của cải. Người khẳng định: “Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
+ Không chỉ thấy rõ vai trò của con người, Hồ Chí Minh còn nhìn thấy sức mạnh của con người khi được tổ chức lại. Người viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” và “Dễ mấy lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.281
.
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
+ Hồ Chí Minh khẳng định, mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người. Suốt cuộc đời mình, Người đã luôn đấu tranh vì mục tiêu đó. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong Di chúc, Người cũng dành mối quan tâm “đầu tiên là công việc đối với con người”.
+ Trong khi khẳng định, mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Nghĩa là con người là động lực của cách mạng. Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào sức mạnh của nhân dân.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Công nông là gốc cách mạng.
Tuy nhiên, không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, văn hoá và được lãnh đạo, dẫn đường. Vì vậy, phải tăng cường giáo dục nhân dân, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cách mạng.
+ Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường sức mạnh của con người - động lực sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người.
Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con người.
Chiến lược “trồng người” vừa mang tính thường xuyên, cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài, phải làm công phu, tỉ mĩ như người làm vườn vậy.
- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
+ Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con người phải đặt ra từ đầu và quan tâm suốt quá trình.
+ “Trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là không phải tất cả mọi người phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa là, trước hết cần có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người xã hội chủ nghĩa để có thể làm gương và lôi cuốn người khác cũng như toàn xã hội xây dựng con người mới; đồng thời, họ cũng không ngừng được hoàn thiện, được nâng cao.
+ Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ.
+ Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh:
Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết chí vươn lên, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng, lối sống lành mạnh.
Có tác phong xã hội chủ nghĩa: làm việc có kế hoạch, biện pháp, có quyết tâm, tổ chức, kỷ luật, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, lao động hăng say, không sợ khó, sợ khổ, làm việc vì lưọi ích của xã hội, tập thể và của bản thân.
Có năng lực làm chủ: làm chủ bản than, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khoẻ và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện tốt quyền công dân; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng giới, từng ngành.
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. 
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Trọng: “Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc, bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân” mà khẳng định: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng việc trồng người, nhất định sẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa còn là những suy thoái về con người có thể gây những hậu quả khôn lường. R.Tagore nói: “một ngày mà quên giáo hoá, ta lùi gần về thú tính hơn”.
+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Đây là quyền lợi, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người với sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trưởng thành, vươn lên của mỗi cá nhân.
+ Những người có trách nhiệm trồng người cũng phải được vun trồng bởi quần chúng nhân dân, bởi tập thể những người đi trồng và được trồng, bởi cuộc sống thực tiễn và sự tự vun trồng trong suốt cuộc đời của chính họ.
- Những biện pháp để xây dựng con người mới
Để thực hiện chiến lược “trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo là quan trọng nhất. Người nói:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
“Óc của trẻ trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên”.
Người cho rằng, để “trồng người” có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
+ Trước hết, mọi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện. Tu dưỡng hàng ngày, bền bỉ suốt đời, gắn với thực tiễn cách mạng. Trong khi xây dựng những đức tính tốt, phải có bản lĩnh chống lại mọi thói hư tật xấu như lối sống bàng quan, vị kỉ cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm, chống tham nhũng, xa hoa, lãng phí,
+ Phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ thống chính trị. Đó là vai trò của chi bộ Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội thanh niên, sinh viên Việt Nam,
+ Thông qua các phong trào cách mạng như phong trào “Thi đua yêu nước”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “người tốt việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phường văn hoá,
KẾT LUẬN
1. Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh
Năm 1990, Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO phong tặng hai danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân văn hoá kiệt xuất. Những danh hiệu đó đã ghi nhận những đóng góp quý báu về lý luận và thực tiễn của Người.
- Trong lĩnh vực văn hoá, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hoá, đã sớm đưa văn hoá vào chiến lược phát triển của đất nước.
Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các thuần phong mỹ tục, đưa những giá trị văn hoá đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.
Phát triển quan điểm của Mác: văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hoá cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đồng thời, Người cũng chỉ ra chức năng quan trọng của văn hoá là: Nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết (“văn hoá soi đường cho quốc dân đi”); bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình (“văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”); Xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người (“văn hoá phải sửa đổi đựoc tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”). Thực tiễn đã chứng minh rằng, những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
- Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh cũng có những đóng góp lớn lao. Người đã phát triển, hoàn thiện đạo đức học Mácxít về vai trò của đạo đức về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam . Nhờ đó đã tạo được một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã đề cao giá trị con người, chủ trương xây dựng con người mới với những chuẩn mực cụ thể.
Xét đến cùng, đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc và của nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.
2. Ý nghĩa của việc học tập
- Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.
- Xác định được phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thấy được những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuyên suốt tư tưởng cũng như cuộc đời Người, đặc biệt là sự quan tâm đến con người, lòng yêu thương, tôn trọng con người, tất cả vì con người. Từ đó, xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
	Từ những nhận thức và hiểu biết của bạn về tư tưởng văn hóa, đạo đức, xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh, hãy làm rõ danh hiệu "Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là Danh nhân văn hóa thế giới"?
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN
Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ môn khoa học của khoa học lý luận Mác-Lênin?
Phân tích những nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản?
Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Từ đó rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân?
Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc? Từ đó rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân?
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta?
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận hạt nhân và là bộ phận lãnh đạo của khối đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về "Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền"? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế? Ý nghĩa của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ? Liên hệ vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Từ đó liên hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường và sau khi ra trường?
Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa? Từ đó liên hệ với bản thân?
Phân tích những chuẩn mực cơ bản và nguyên tắc xây dựng đạo đức con người mới ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Từ đó liên hệ với bản thân?
Phân tích những quan điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới? Ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về sự nghiệp trồng người trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam?
Phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực văn hóa cụ thể? Từ đó liên hệ với bản thân trên lĩnh vực học tập và công tác của chính mình?
Làm rõ những đóng góp của Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn trên lĩnh vực vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc?
Vì sao trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam, không chỉ học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin mà chủ yếu phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những điểm nào?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về Đảng Cộng sản và Nhà nước ở những điểm nào?

File đính kèm:

  • docbai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc