Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Mục tiêu Hướng dẫn học
• Giúp học viên hiểu được các khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
• Học viên nắm được các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
• Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các loại trách nhiệm pháp lý.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 71 Nội dung • Thực hiện pháp luật. • Vi phạm pháp luật • Trách nhiệm pháp lý. Mục tiêu Hướng dẫn học • Giúp học viên hiểu được các khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. • Học viên nắm được các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật • Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các loại trách nhiệm pháp lý. Thời lượng học • 10 tiết học Để học tốt bài này, học viên cần: • Đảm bảo giờ học theo đúng lịch trình. • Tích cực thảo luận trong quá trình học tập. • Đọc các tài liệu sau: o Giáo trình pháp luật đại cương của chương trình TOPICA. o Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội. o Một số trang web theo yêu cầu đọc thêm. BÀI 5: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 72 ĐỘI MŨ BẢO HIỂM CÀI QUAI SAU GÁY SẼ BỊ XỬ PHẠT Đối với những người đội mũ bảo hiểm không cài quai hoặc cài quai phía sau gáy là thể hiện ý thức không chấp hành pháp luật và có thể coi đó là hành vi chống đối, cần phải xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Ngày 20/5, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên đường Võ Thị Sáu, tổ CSGTTT Công an quận Ngô Quyền (Hải Phòng) đã phát hiện và lập biên bản đối với ông Trần Việt Đức trú tại 133A, Chùa Hàng, Lê Chân, Hải Phòng điều khiển xe môtô BKS 16H9-2557 vi phạm "Đội mũ bảo hiểm cài quai phía sau gáy là không đúng quy định", tạm giữ đăng ký xe để xử lý. Liên quan đến trường hợp này sau đó ông Đức đã có đơn khiếu nại với nội dung: Không công nhận việc cài quai mũ bảo hiểm phía sau gáy khi điều khiển xe môtô tham gia giao thông là vi phạm Luật GTĐB. Nếu sai thì vi phạm ở khoản nào? Điểm nào của Luật GTĐB? Để giải đáp những băn khoăn trên của ông Đức, phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Trần Sơn - Phó trưởng Phòng Hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông - Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, Bộ Công an. Thượng tá Trần Sơn khẳng định: Nghị quyết 32/CP và Luật GTĐB đã quy định tất cả mọi người ngồi trên môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Thông tư số 23/2008 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 146/CP cũng đã quy định rõ: Người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe máy khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì coi như không đội mũ bảo hiểm và bị xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm là nhằm phòng ngừa và tránh chấn thương sọ não khi có tai nạn giao thông hoặc va chạm giao thông xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho chính người tham gia giao thông. Chính vì vậy, việc đội mũ bảo hiểm phải đạt được các yêu cầu: Mũ phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đội mũ phải cài quai đúng quy cách. Trên thực tế, nếu cài quai không đúng quy cách như cài quá lỏng hoặc quá chặt thì việc đội mũ không có tác dụng và khi tai nạn, va chạm xảy ra sẽ dẫn đến chấn thương gây nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, việc đội mũ bảo hiểm phải cài quai là quy định của pháp luật. Đối với những người đội mũ bảo hiểm không cài quai hoặc cài quai phía sau gáy là thể hiện ý thức không chấp hành pháp luật và có thể coi đó là hành vi chống đối, cần phải xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Giải thích thêm về vấn đề này, Thượng tá Trần Sơn cho rằng: Khi sản xuất các sản phẩm mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã đưa ra những hướng dẫn về quy cách sử dụng. Việc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ bảo hiểm phía sau gáy thì không có tác dụng và coi như không cài quai. Theo báo Công an nhân dân điện tử. Xem tại trang web: Tình huống trên cho ta chú ý về quy định của pháp luật đối với việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy như sau: Người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe máy khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì coi như không đội mũ bảo hiểm và bị xử phạt đối với Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 73 hành vi không đội mũ bảo hiểm. Như vậy, việc người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy đội mũ bảo hiểm là người đó đã chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, việc đội mũ không đúng cách khiến cho họ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và khi đó họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi là bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Vậy, khi nào một hành vi được coi là thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và khi nào chủ thể của hành vi ấy phải chịu trách nhiệm pháp lý. Bài học này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 74 5.1. Thực hiện pháp luật 5.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật 5.1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm của thực hiện pháp luật • Định nghĩa thực hiện pháp luật Pháp luật được ban hành nhằm định ra khuôn mẫu và quy tắc xử sự cho các thành viên trong cộng đồng. Bởi vậy, pháp luật cần phải được thực hiện trê ... g đối với cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, những người này chỉ có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với các chủ thể thuộc quyền quản lý của tổ chức mà họ là người lãnh đạo. o Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Chẳng hạn, doanh nghiệp bán ra thị trường các loại thực phẩm có hàm lượng hóa chất độc hại cao quá mức cho phép của Bộ Y tế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo yêu cầu của người tiêu dùng, Tòa án truy cứu trách nhiệm dân sự đối với doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999. Khác với quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật hành chính luôn có một bên chủ thể là Nhà nước, trong quan hệ pháp luật dân sự, rất nhiều trường hợp Nhà nước không tham gia với tư cách là một bên chủ thể mà chủ thể chủ yếu của quan hệ này là những tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự. Chính vì vậy, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm dân sự đối với người có hành vi vi phạm thì Nhà nước đóng vai trò bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế giữa các bên chủ thể của quan hệ dân sự với nhau chứ không phải là trách nhiệm một bên phải gánh chịu trước Nhà nước như trong quan hệ hình sự và hành chính. Các loại trách nhiệm pháp lý không tồn tại biệt lập mà có sự bổ trợ lẫn nhau. Do đó, đối với một hành vi vi phạm pháp luật có thể bị áp dụng đồng thời nhiều loại hình trách nhiệm pháp lý khác nhau. Chẳng hạn như chủ thể có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác có thể đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước đồng thời bị truy cứu trách nhiệm dân sự buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân. Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 90 5.3.3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý • Định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lý Truy cứu trách nhiệm pháp lý là quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể được Nhà nước ủy quyền tiến hành xem xét, tìm hiểu hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và ra quyết định áp dụng các hậu quả bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện quyết định đó. • Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý o Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là để trừng phạt chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. o Truy cứu trách nhiệm pháp lý còn nhằm mục đích giáo dục, cải tạo chủ thể vi phạm pháp luật. Hai mục đích này phải đi liền với nhau thì việc truy cứu trách nhiệm pháp lý mới đạt hiệu quả cao nhất. Nếu mức độ trừng trị quá nhẹ thì khó có thể cải tạo, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật, ngược lại nếu mức độ trừng trị quá nặng thì làm mất đi cơ hội để người có hành vi vi phạm trở thành người có ý thức tôn trọng pháp luật, sửa chữa những sai lầm của mình. Ngoài ra, truy cứu trách nhiệm pháp lý còn nhằm mục đích răn đe những chủ thể khác bởi họ biết rằng bất cứ ai cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Biện pháp trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, nhưng bản thân hình phạt cũng không chỉ hướng đến việc trừng phạt mà vẫn có mục đích cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm. Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định rất rõ vấn đề này, theo đó “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. • Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý phải dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý thì mới bảo đảm được tính chính xác trong việc áp dụng pháp luật. o Cơ sở thực tiễn đòi hỏi việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải chú ý đến các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật. Việc phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật có thể là một quá trình đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng là giai đoạn không thể thiếu trong bất cứ quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý nào. Việc làm này sẽ giúp cơ quan Nhà nước phân biệt được hành vi trái pháp luật với hành vi vi phạm pháp luật, qua đó sẽ tránh được việc áp dụng pháp luật oan sai. Hình minh họa Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 91 o Cơ sở pháp lý đòi hỏi việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải chú ý đến hai yếu tố sau: Thứ nhất là chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý. Pháp luật có quy định cho từng loại chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với từng loại hành vi vi phạm. Chính vì vậy, yếu tố này phải được tính đến trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật hành chính và các hành vi đó thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan khác nhau thì lúc này thẩm quyền xử phạt thuộc về ủy ban nhân dân nơi xảy ra vi phạm mà không thuộc các cơ quan chuyên ngành nữa. Nắm vững quy định về thẩm quyền thì sẽ đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý được thực hiện hợp pháp. Thứ hai là thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đây là khái niệm để chỉ khoảng thời gian do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó thì chủ thể vi phạm pháp luật không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nữa. Pháp luật quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm mục đích đảm bảo cho các vi phạm pháp luật phải được phát hiệu, xử lý kịp thời cũng như đảm bảo các yêu cầu về chứng cứ khi áp dụng pháp luật. Mỗi loại trách nhiệm pháp lý khác nhau có thời hiệu truy cứu khác nhau. Chẳng hạn như thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, buôn lậu, buôn bán hàng giả thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Trong khi đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định là “năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng, mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không áp dụng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Đối với vi phạm pháp luật dân sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm. Như vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý các cơ quan nhà nước phải chú ý đến các quy định này, nếu không bản thân các cơ quan nhà nước cũng bị coi là vi phạm các quy định pháp luật về thời hiệu. Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 92 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Bài này nghiên cứu các vấn đề về thực hiện pháp luật và chỉ ra các hình thức thực hiện pháp luật trên thực tế, cụ thể là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc thù nên được tách ra nghiên cứu sâu thành một mục riêng, qua đó phân tích đặc điểm của áp dụng pháp luật, các trường hợp áp dụng pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật. • Phần tiếp theo của bài nghiên cứu về vi phạm pháp luật. Khái niệm vi phạm pháp luật chỉ rõ vi phạm pháp luật gồm bốn yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Mặt khách quan bao gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố trên. Trong ba yếu tố này thì hành vi trái pháp luật bắt buộc phải được xác định trong mọi trường hợp vi phạm pháp luật, các yếu tố khác không phải trường hợp nào cũng cần xác định mà phụ thuộc vào quy định của pháp luật. Mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong ba yếu tố này, lỗi là yếu tố bắt buộc phải xác định vì hành vi trái pháp luật không có lỗi thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Có hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Từng loại lỗi lại có những biến thể của nó, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin. Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Hành vi có đầy đủ bốn yếu tố nói trên thì coi là cấu thành vi phạm pháp luật. Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý, tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các chủ thể được Nhà nước ủy quyền. Có bốn loại trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm dân sự. • Khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng hậu quả bất lợi và tổ chức thực hiện quyết định đó trên thực tế thì gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải dựa trên cơ sở thực tiễn (tức là xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật) và cơ sở pháp lý (tức là xác định cơ quan có thẩm quyền cũng như thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý). Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 93 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Hành vi trái pháp luật có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? 2. Cho một số ví dụ về hoạt động áp dụng pháp luật? 3. Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009-2010 là văn bản áp dụng pháp luật cho năm học đó. 4. Thực hiện pháp luật là một hình thức áp dụng pháp luật, làm cho pháp luật được thi hành trên thực tế. 5. Khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật có bắt buộc phải xem xét yếu tố lỗi hay không? 6. So sánh lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do quá tự tin? Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 94 CÂU HỎI CUỐI BÀI 1. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật? 2. Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật 3. Phân tích quy trình áp dụng pháp luật? 4. Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật tương tự? 5. Khi nào một hành vi thực tế bị coi là vi phạm pháp luật? 6. Lỗi là gì? Phân tích các loại lỗi trong vi phạm pháp luật? 7. Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý? 8. Phân tích các điều kiện để truy cứu trách nhiệm pháp lý? Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 95 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. 2. Mỗi điều luật là một quy phạm pháp luật. 3. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi toàn quốc. 4. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể không xuất hiện cùng lúc. 5. Nếu không có hành vi vi phạm pháp luật thì quan hệ pháp luật không phát sinh. 6. Văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau ở chỗ văn bản luật có phạm vi tác động lớn, văn bản dưới luật chỉ có phạm vi tác động ở một địa phương nhất định. 7. Chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 8. Hình thức tập quán pháp không được áp dụng ở Việt Nam. 9. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý khi và chỉ khi hành vi đó đã gây ra thiệt hại thực tế. 10. Trách nhiệm pháp lý là các hậu quả bất lợi do cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. 11. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và là một bộ phận của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất – Quốc hội. 12. Cơ quan Nhà nước ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 bao gồm cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý (hành chính) Nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. 13. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. 15. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân trực tiếp bầu ra. 16. Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. 17. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan tư pháp ở Việt Nam. 18. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. 19. Tòa án ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình ba cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp tối cao. 20. Văn bản pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật. 21. Hoạt động xét xử ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình ba cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp tối cao. 22. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế khả năng nhận thức là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 23. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp luật có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều lần trên thực tế. 24. Pháp luật là công cụ cần thiết để duy trì trật tự xã hội vì vậy xã hội không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật. Bài 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý , 96 25. Nhà nước không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. 26. Thực hiện pháp luật là một hình thức áp dụng pháp luật, làm cho pháp luật được thi hành trên thực tế. 27. Lỗi là yếu tố bắt buộc phải xác định khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật. 28. Cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật. 29. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là do chủ thể của hành vi đã không tuân thủ pháp luật. 30. Pháp luật Việt Nam chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mà chủ thể là công dân Việt Nam. 31. Chủ thể của quan hệ pháp luật phải là người thành niên. 32. A đánh B và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích và buộc A bồi thường cho B 10 triệu đồng. Vậy, A đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với B. 33. Sở Kế hoạch đầu tư cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp là hoạt động áp dụng pháp luật. 34. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. 35. Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2007 – 2008 là văn bản áp dụng pháp luật cho năm học đó.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_phap_luat_dai_cuong_bai_5_thuc_hien_phap_luat.pdf