Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên

1. Kháng nguyên (Antigen)

- Kháng nguyên là chất lạ , khi có mặt trong cơ thể động vật có khả năng gây đáp ứng miễn dịch và sau đó kháng nguyên có khả năng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này (Kháng thể đặc hiệu).

- Có thể hiểu kháng nguyên một cách khái quát:

Kháng nguyên là chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.

2. Đặc tính của kháng nguyên

Kháng nguyên có 2 đặc tính chính:

+ Tính sinh miễn dịch

+ Tính đặc hiệu.

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 1

Trang 1

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 2

Trang 2

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 3

Trang 3

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 4

Trang 4

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 5

Trang 5

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 6

Trang 6

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 7

Trang 7

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 8

Trang 8

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 9

Trang 9

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang Trúc Khang 10/01/2024 4801
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên

Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương III: Kháng nguyên
(Veterinary Immunology)
1. Kháng nguyên (Antigen)
 Kháng nguyên là chất lạ , khi có mặt trong cơ thể động
vật có khả năng gây đáp ứng miễn dịch và sau đó kháng
nguyên có khả năng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của
đáp ứng này (Kháng thể đặc hiệu).
 Có thể hiểu kháng nguyên một cách khái quát:
Kháng nguyên là chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể
nhận biết một cách đặc hiệu.
2. Đặc tính của kháng nguyên
Kháng nguyên có 2 đặc tính chính:
+ Tính sinh miễn dịch
+ Tính đặc hiệu.
2.1. Tính sinh miễn dịch: (Tính sinh KT)
Là khả năng của một kháng nguyên tạo ra một đáp ứng miễn
dịch, đáp ứng này có thể là dịch thể hay tế bào.
Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào:
- Tính kháng nguyên
- Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể
a). Tính kháng nguyên mạnh hay yếu phụ thuộc vào:
 Tính lạ của kháng nguyên: Nhưng chất càng lạ với cơ thể, tính
kháng nguyên càng mạnh, kháng thể sinh ra càng nhiều. Nhưng chất
càng xa nguồn gốc tổ tiên càng có tính kháng nguyên mạnh.
VD: Đáp ứng MD của Dê đối với Albumin của Gà mạnh hơn đối
với Albumin của Bò
 Cấu trúc kháng nguyên
• Những kháng nguyên có phân tử lượng càng lớn, cấu trúc càng
phức tạp thì tính kháng nguyên càng cao.
• Đặc biệt các kháng nguyên có bản chất là protein hoặc trong cấu
trúc phân tử có chứa các axit amin mạch vòng: Tyrosine,
Triptophan,... đều có tính kháng nguyên cao..
• Những chất có bản chất là lipit hoặc axit nucleic thì tính sinh
miễn dịch yếu hoặc không có nhưng nếu chúng được gắn với
một phân tử protein mang thì lại trở thành một kháng nguyên
 Phương thức xâm nhập của kháng nguyên
KN vào cơ thể bằng đường thích hợp thì khả năng sinh KT cao.
b). Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể:
Cùng một kháng nguyên, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể
khác nhau thi khác nhau.
2.2. Tính đặc hiệu:
 Tính đặc hiệu của kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên
chỉ được nhận biết bởi đáp ứng miễn dịch (kháng thể đặc hiệu)
do nó gây ra.
 Tính đặc hiệu của KN rất chặt chẽ:
• Nếu có một thay đổi nhỏ về cấu trúc hoá học của KN cũng làm
mất tính đặc hiệu.
• KN đã thay đổi không còn có khả năng kết hợp với KT do nó
kích thích sinh ra trước đó.
• Đối với KN là polyosid chỉ cần thay đổi một chức đường hoặc
liên kết giữa hai chức đường (1 - 4 hay 1- 6) thay đổi tính đặc
hiệu.
• Đối với KN là protein, chỉ cần thay đổi một axit amin hoặc axit
amin dạng D thay thế cho dạng L thay đổi tính đặc hiệu của
KN.
Kháng nguyên nào thi kháng thể ấy
Tính đặc hiệu của KN
Tính đặc hiệu của KN
 Phản ứng chéo:
 Phản ứng miễn dịch có tính đặc hiệu, trường hợp ngoại lệ
gọi là phản ứng chéo.
 Phản ứng chéo xảy ra khi hai kháng nguyên có cấu trúc
giống nhau, nhưng có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có
phản ứng cùng với một kháng thể.
Trường hợp ngoại lệ là do:
 Có cấu trúc giống hệt nhau:
Vi lý do tiến hoá hay ngẫu nhiên, ở các loài khác nhau có
thể có nhóm quyết định kháng nguyên giống nhau.
 Có cấu trúc tương tự.
Ví dụ:
Bệnh thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên
cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Streptococcus A)
Nguyên nhân:
 Trong màng tế bào liên cầu khuẩn nhóm A có một thành phần
protein rất giống với protein màng tế bào cơ tim và một số tổ chức
liên kết khác của cơ thể.
 Ngoài ra, cấu trúc cacbon hydrat màng tế bào liên cầu khuẩn
nhóm A cũng giống mucoprotein ở van tim người.
 Vì vậy khi cơ thể sản xuất các kháng thể chống liên cầu khuẩn
thì chúng tấn công luôn cả cơ tim và các tổ chức liên kết có thành
phần protein tương tự.
 Phản ứng giữa tự kháng nguyên với tự kháng thể sẽ gây ra bệnh
lý tổn thương cho cơ tim, màng trong tim, màng ngoài tim
 Nhóm quyết định kháng nguyên hay Epitop:
 Phần cấu trúc của kháng nguyên được nhận biết bởi hệ thống
miễn dịch được gọi là nhóm quyết định kháng nguyên hay
Epitop.
 Đó là phần kháng nguyên kết hợp đặc hiệu với kháng thể.
• Với kháng nguyên là gluxit, kích thước của một Epitop là 5- 6
gốc đường.
• Với kháng nguyên là protein kích thước của 1 Epitop là 5- 6
axit amin.
• Trên một kháng nguyên có thể có nhiều Epitop.
Như vậy tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn
bộ cấu trúc của phân tử kháng nguyên quy định mà chỉ do các
Epitop quyết định.
Epitope
Kết hợp giữa Epitop (KN) và kháng
thể
 Hoá trị của kháng nguyên:
 Tổng số Epitop trên một phân tử kháng nguyên được gọi là hoá
trị của kháng nguyên.
 Một phân tử kháng nguyên có thể có hai hay nhiều Epitop nên
có thể có hai hay nhiều hoá trị.
Ví dụ:
1 phân tử Albumin huyết thanh gắn được 8 phân tử kháng
thể.
 Đặc tính phụ của kháng nguyên:
Ngoài hai đặc tính cơ bản của kháng nguyên, kháng nguyên
còn có một số đặc tính phụ
 Những đặc tính phụ này không có thường xuyên
 Nhưng nếu có đặc tính phụ nó sẽ mang lại những thay đổi về
chất lượng và số lượng trong đáp ứng miễn dịch.
 Tính gây dị ứng:
 Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch.
 Kháng nguyên kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu mast và
một loại kháng thể được sinh ra gọi là IgE, dẫn đến một phản
ứ

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mien_dich_hoc_thu_y_chuong_iii_khang_nguyen.pdf