Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương 2: Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu
Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác động có hại của bất kỳ một tác nhân gây hại nào.
- Trong cuộc sống, cơ thể sinh vật luôn bị đe doạ bởi các tác nhân gây bệnh. Để bảo vệ mỡnh, cơ thể có nhiều cách khác nhau để chống lại những tác nhân có hại đó.
- Ở động vật có xương sống, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể bảo vệ mỡnh trước hết bằng:
- Cơ chế miễn dịch không đặc hiệu nhằm:
+ Ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
+ Làm giảm số lượng, khả năng gây nhiễm
- Miễn dịch này có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng.
- Sau đó bằng miễn dịch đặc hiệu với vai trò của các kháng thể đặc hiệu ->các tác nhân gây bệnh bị loại trừ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương 2: Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu
(Veterinary Immunology) CHƢƠNG 2 MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN KHÔNG ĐẶC HIỆU ( Natural Nonspecific Immunity ) Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác động có hại của bất kỳ một tác nhân gây hại nào. Trong cuộc sống, cơ thể sinh vật luôn bị đe doạ bởi các tác nhân gây bệnh. Để bảo vệ mỡnh, cơ thể có nhiều cách khác nhau để chống lại những tác nhân có hại đó. Ở động vật có xương sống, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể bảo vệ mỡnh trước hết bằng: Cơ chế miễn dịch không đặc hiệu nhằm: + Ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể + Làm giảm số lượng, khả năng gây nhiễm Miễn dịch này có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng. - Sau đó bằng miễn dịch đặc hiệu với vai trò của các kháng thể đặc hiệu các tác nhân gây bệnh bị loại trừ. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm các yếu tố bảo vệ như sau: 1. Hàng rào vật lý Da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách cơ thể với môi trường xung quanh. Mọi yếu tố gây bệnh muốn vào được cơ thể phải vượt qua nó. 1.1. Da Da lành ngăn cản hầu hết vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Là bức tường cản trở về cơ học Lớp tế bào thượng bi của da luôn được tái sinh, bong ra đổi mới tạo ra một cản trở vật lý khá vững chắc trước sự xâm nhập của mầm bệnh. Sơ đồ cấu trúc của da Da bị nấm Da bị đậu mùa Da trẻ và da già 1.2. Niêm mạc Tuy chỉ có 1 lớp tế bào nhưng có tác dụng ngăn cản vi sinh vật xâm nhập, vì: Tính đàn hồi cao hơn da Niêm mạc có lớp nhầy bao phủ, lớp nhầy này do các tuyến dưới niêm mạc tiết ra, tạo ra một lớp màng bảo vệ làm cho vi sinh vật và các vật lạ không bám thẳng vào được tế bào không xâm nhập được vào bên trong. Một số niêm mạc miệng, mắt đường tiết niệu luôn được rửa sạch bằng dịch tiết loãng: nước bọt, nước mắt, nước tiểu. Niêm mạc đường hô hấp có các vi nhung mao luôn chuyển động hướng ra ngoài có tác dụng cản bụi có mang vi sinh vật và vật lạ không cho vào sâu trong phế nang. Phản xạ ho, hắt hơi đẩy vi sinh vật ra khỏi cơ thể. 2. Hàng rào hoá học Trên da có độ toan nhờ axit lactic, axit béo của mồ hôi, tuyến mỡ dưới da vi sinh vật tồn tại không được lâu. Ví dụ: Đặt vi khuẩn Salmonella enteritidis lên da lành, sạch, sau 20 phút vi khuẩn bị diệt. Trong khi ở da bẩn số lượng vi khuẩn còn tới 90%. Dịch tiết của các tuyến: nước mắt, nước bọt, nước mũi, sữa có chứa nhiều Lysozim, một enzym neuraminidaza có tác dụng phá huỷ vỏ của một số loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram dương. Một khi vi sinh vật vượt qua được hàng rào da, niêm mạc sẽ gặp phải hàng rào hoá học bên trong cơ thể. Đó là những chất tiết của nhiều loại tế bào, sản phẩm chuyển hoá của nhiều cơ quan có trong huyết thanh, dịch bạch huyết, dịch gian bào như: 2.1. Bổ thể (Complement viết tắt: C') Bổ thể là một nhóm protein huyết thanh. Sự kết hợp của bổ thể và kháng thể có vai trò rất quan trọng trong việc loại trừ mầm bệnh. Bổ thể được kích hoạt ngay khi mầm bệnh vừa xâm nhập vào cơ thể và không có tính đặc hiệu của kháng nguyên nên bổ thể được xem như là thành phần thuộc hệ thống miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu. Ngoài ra, kháng thể cũng có khả năng hoạt hóa một vài protein của bổ thể. Các protein của bổ thể được sinh ra ở các tế bào gan và đại thực bào. Bổ thể tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như những phân tử không hoạt động. Một vài protein của bổ thể thì ở dạng tiền enzyme (Pro–enzyme). Khi được hoạt hóa, các phân tử này trở thành các enzyme protease. Các enzyme này sẽ cắt cầu nối peptide của những protein bổ thể khác để hoạt hóa những protein này. Một protease có thể hoạt hóa được rất nhiều phân tử protein. Quá trình hoạt hóa này sẽ được khuếch đại một cách nhanh chóng để tạo nên hàng triệu phân tử hoạt động Những protein thành phần của bổ thể được đánh số từ C1 đến C9 theo trình tự mà chúng tham gia phản ứng Trong suốt quá trình hoạt hóa, một vài thành phần cấu trúc bổ thể được phân cắt làm 2 phần: Phần lớn hơn của phân tử được gọi là b (binding) thường gắn kết với mầm bệnh. Phần nhỏ hơn gọi là a (activated) có thể phân tán đi (trừ C2: phần lớn là C2a và phần nhỏ là C2b, vì vậy ngày nay để tránh nhầm lẫn, một số tài liệu kí hiệu phần lớn là C2b và phần nhỏ là C2a). Bổ thể đƣợc hoạt hoá chủ yếu theo 2 con đƣờng: Con đường cũ/cổ điển (Classical pathway) đây là phương thức hoạt hóa bổ thể được tìm ra trước Tác nhân kích thích chủ yếu là phức hợp của KN – KT Kháng thể này thuộc lớp IgG, IgM Các kháng thể này trong cấu trúc ở phần Fc có thụ thể (Receptor) với bổ thể. Khi KN+ KT sẽ hoạt hóa bổ thể, bổ thể kết hợp với phức hợp này và góp phần phá hủy KN Con đường cạnh/nhánh/thay thế (alternative pathway) Là con đường hoạt hoá bổ thể tìm ra sau Quá trình hoạt hoá này xảy ra trước khi có hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển, tức là sự hoạt hoá KHÔNG CẦN có sự kết hợp giữa KN-KT Đây là con đường hoạt hoá bổ thể tạo ra một trong những hàng rào bảo vệ đầu
File đính kèm:
- bai_giang_mien_dich_hoc_thu_y_chuong_2_mien_dich_tu_nhien_kh.pdf