Bài giảng Đại số Lớp 12 - Chương 3: Nguyên hàm. Tích phân và ứng dụng - Bài 1: Nguyên hàm
Định nghĩa: Kí hiệu K là khoảng hay đoạn hay nửa khoảng. Cho hàm số f(x) xác định trên K . Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi x thuộc K.
Câu hỏi :
1. Hàm số y = tanx là nguyên hàm của hàm số nào ?
2. Hàm số y = logx là nguyên hàm của hàm số nào ?
Trả lời :
1. Hàm số y = tanx là nguyên hàm của hàm số y=
2. Hàm số y = logx là nguyên hàm của hàm số y =
ĐỊNH LÝ 1
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x)=F(x)+C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
Ngược lại, với mỗi nguyên hàm G(x) của hàm số f trên cũng tồn tại hằng số C sao cho G(x) = F(x) + C với mọi x thuộc K.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 12 - Chương 3: Nguyên hàm. Tích phân và ứng dụng - Bài 1: Nguyên hàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- bai_giang_dai_so_lop_12_chuong_3_nguyen_ham_tich_phan_va_ung.ppt