Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần

MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:

Sau khi học xong chuyên đề “Dược lý: Thuốc an thần kinh và Thuốc bình thần”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Các đặc điểm của các thuốc an thần kinh; Tác dụng, tương tác thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn, áp dụng lâm sàng của nhóm thuốc Dẫn xuất phenothiazin và thioxanthen, của thuốc Haloperidol, của thuốc Sulpirid (Dogmatil), của thuốc

Risperidon; Tác dụng dược lý, cơ chế tác dụng, các tác dụng không mong muốn, dược động học, áp dụng, chống chỉ định của nhóm thuốc bình thần.

 

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 1

Trang 1

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 2

Trang 2

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 3

Trang 3

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 4

Trang 4

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 5

Trang 5

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 6

Trang 6

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 7

Trang 7

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 8

Trang 8

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 9

Trang 9

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang Trúc Khang 06/01/2024 4102
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần

Bài giảng Chuyên đề Dược lý - Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần
1 
BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: 
DƯỢC LÝ: 
THUỐC AN THẦN KINH 
VÀ THUỐC BÌNH THẦN 
2 
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: 
Sau khi học xong chuyên đề “Dược lý: Thuốc an thần kinh và 
Thuốc bình thần”, người học nắm được những kiến thức có liên quan 
như: Các đặc điểm của các thuốc an thần kinh; Tác dụng, tương tác 
thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn, áp 
dụng lâm sàng của nhóm thuốc Dẫn xuất phenothiazin và thioxanthen, 
của thuốc Haloperidol, của thuốc Sulpirid (Dogmatil), của thuốc 
Risperidon; Tác dụng dược lý, cơ chế tác dụng, các tác dụng không 
mong muốn, dược động học, áp dụng, chống chỉ định của nhóm thuốc 
bình thần. 
3 
NỘI DUNG 
1. THUỐC AN THẦN KINH (THUỐC AN THẦN CHỦ YẾU) 
1.1. Các đặc điểm của các thuốc an thần kinh 
Các thuốc loại này có 3 đặc điểm cơ bản: 
- Gây trạng thái thờ ơ, lãnh đạm, cải thiện được các triệu chứng của 
bệnh tâm thần phân liệt. 
- Có thêm tác dụng ức chế thần kinh thực vật, gây hạ huyết áp, giảm 
thân nhiệt. 
- Có thể gây ra hội chứng ngoài bó tháp (hội chứng Parkinson). 
Khác với thuốc ngủ, các thuốc loại này dù dùng với liều cao cũng 
không gây ngủ, chỉ có tác dụng gây mơ màng, làm dễ ngủ. 
1.2. Dẫn xuất phenothiazin và thioxanthen 
Gồm có: clopromazin Clorpromazin (Largactil, plegomazin, Aminazin): 
thuốc độc bảng B. Bột trắng xám, rất tan trong nước, rượu, cloroform. 
Được tìm ra từ năm 1952 trong khi nghiên cứu các thuốc kháng 
histamin tổng hợp dẫn xuất của vòng phenothiazin. Là thuốc mở đầu cho lĩnh 
vực dược lý tâm thần. 
1.2.1. Tác dụng dược lý 
a) Trên hệ thần kinh trung ương 
- Clopromazin gây trạng thái đặc biệt thờ ơ về tâm thần vận động: thuốc 
không có tác dụng gây ngủ, trừ với liều gần độc, nhưng nó làm giảm các hoạt 
động vận động và các sự bận tâm, ưu tư mà vẫn giữ được tương đối các hoạt 
động về trí tuệ và sự cảnh giác. Liều rất ca o cũng không gây hôn mê. 
4 
Người dùng thuốc tỏ ra không quan tâm đến môi trường xung quanh, 
không biểu lộ xúc cảm, trong khi phản xạ tuỷ và phản xạ không điều kiện với 
kích thích đau vẫn giữ được. 
- Thuốc làm giảm được ảo giác, thao cuồng, vật vã. Do đó, thuốc có tác 
dụng với bệnh tâm thần phân liệt. 
- Cloprozamin gây hội chứng ngoài bó tháp, giống bệnh Parkinson biểu 
hiện bằng động tác cứng đơ, tăng trương lực. 
- Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt ở hạ khâu não. 
- Chống nôn do ức chế trung tâm nôn ở sàn não thất 4. 
- Ức chế trung tâm trương lực giao cảm điều hòa vận mạch. 
- Trên vận động, liều cao gây trạng thái giữ nguyên thể (catalepsia). 
b) Trên hệ thống thần kinh thực vật 
Vừa có tác dụng huỷ phó giao cảm vừa có tác dụng phong tỏa receptor 
α1 adrenergic ngoại biên. Tác dụng huỷ phó giao cảm thể hiện bằng nhìn mờ 
(đồng tử giãn), táo bón, giảm tiết dịch vị, giảm tiết nước bọt, mồ hôi. Tác 
dụng này rất ít xảy ra với các dẫn xuất có nhân piperazin. 
Tác dụng huỷ α1 - adrenergic tương đối có ý ngh ĩa, có thể phong tỏa 
tác dụng tăng áp của noradrenalin. Vì loại piperazin có tác dụng an tâm thần 
với liều thấp nên tác dụng huỷ giao cảm rất yếu. 
c) Trên hệ nội tiết 
- Làm tăng tiết prolactin, gây chảy sữa và chứng vú to ở đàn ông. 
- Làm giảm tiết FSH và LH, có thể gây ức chế phóng noãn và mất kinh. 
d) Có tác dụng kháng histamin H1, nhưng yếu. 
5 
1.2.2. Tương tác thuốc 
- Clopromazin làm tăng tác dụng của thuốc ngủ, thuốc mê, thuốc tê, 
thuốc giảm đau loại morphin, thuốc hạ huyết áp (nhất là guaneth idin, thuốc 
ức chế enzym chuyển angiotensin), rượu. 
- Clopromazin đối kháng tác dụng với các thuốc kích thích thần kinh 
tâm thần, đặc biệt với amphetamin và các chất gây ảo giác. 
- Giữa các thuốc an thần kinh, không có tác dụng hiệp đồng tăng mức, 
nhưng về mặt điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần, có thể dùng phối 
hợp trong thời gian ngắn. 
1.2.3. Cơ chế tác dụng 
Sinh lý học của hoạt động thần kinh trung ương và sinh bệnh học của 
rối loạn tâm thần (bệnh tâm thần phân liệt) còn chưa được biết rõ. Tuy nh iên, 
người ta nhận thấy rằng sự cân bằng giữa hệ dopaminergic trung ương và hệ 
serotoninergic trung ương có vai trò quyết định đến các triệu chứng của bệnh 
tâm thần phân liệt. 
* Hệ dopaminergic (DA) trung ương: 
- Các thuốc cường hệ DA (amphetamin, cocain, DOPA) đều làm tăng 
triệu chứng bệnh. 
- Các thuốc huỷ hệ DA, đặc biệt là các receptor thuộc nhóm D 2 (gồm 
D2, D3, D4) như thuốc an thần kinh đều làm giảm các biểu hiện của bệnh tâm 
thần. 
* Hệ serotoninergic (5HT) trung ương: 
Có tới 15 loại receptor 5HT, những với bệnh tâm thần thì receptor 5HT 
2 (đặc biệt là 5HT 2A) có vai trò quan trọng hơn cả. Trong não, nhân tổng 
hợp 5HT nhiều nhất (có thể là duy nhất) là các nhân Raphe (Raphe nuclei). 
Các nhân này kiểm soát sự tổng hợp DA ở cả thân tế bào và sự giải phóng 
6 
DA ở trước xinap của các nơron hệ DA. Nhìn chung, 5HT ức chế giải phóng 
DA. 
Giả thuyết sinh hóa về bệnh tâm thần phân liệt cho rằng các triệu chứng 
dương tính (hoang tưởng, ảo giác, kích động, đa nghi, ý tưởng tự ca

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuyen_de_duoc_ly_thuoc_an_than_kinh_va_thuoc_binh.pdf