Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh

Nhãn (Dimocarpus longan) là một loại quả đặc sản rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, quả nhãn có thời hạn bảo quản rất ngắn, nguyên nhân chủ yếu là do vỏ quả bị nâu hóa và quả bị thối hỏng do vi sinh vật. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của phương pháp xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn ‘‘Hương Chi’’trong quá trình bảo quản lạnh. Một số chỉ tiêu hóa học, màu sắc, hàm lượng polyphenol, chỉ số nâu hóa, hao hụt khối lượng tự nhiên và chỉ số bệnh do vi sinh vật được định kỳ phân tích tại thời điểm thu hoạch và sau 10, 20, 30 và 35 ngày bảo quản. Kết quả cho thấy quả sau khi được xử lý với dung dịch carbendazim 0,1%, sau đó nhúng trong dung dịch axit oxalic 4 mM, bao gói trong túi polypropylene có diện tích đục lỗ tương đối 0,008% sau 35 ngày bảo quản ở 4 ± 1oC, độ ẩm 95% đã hạn chế được sự nâu hóa vỏ quả, bệnh do vi sinh vật và giảm thiểu đáng kể tổn thất các chỉ tiêu chất lượng so với mẫu nhãn không qua xử lý.

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 5340
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh

Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn Hương Chi trong quá trình bảo quản lạnh
J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 8: 1464-1473 
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8: 1464-1473 
www.vnua.edu.vn 
1464 
ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG 
CỦA NHÃN HƯƠNG CHI TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH 
Trần Thị Định*, Nguyễn Thị Quyên 
 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Email*: ttdinh@vnua.edu.vn 
Ngày gửi bài: 17.09.2015 Ngày chấp nhận: 01.12.1015 
TÓM TẮT 
Nhãn (Dimocarpus longan) là một loại quả đặc sản rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, quả nhãn có 
thời hạn bảo quản rất ngắn, nguyên nhân chủ yếu là do vỏ quả bị nâu hóa và quả bị thối hỏng do vi sinh vật. Nghiên 
cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của phương pháp xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn 
‘‘Hương Chi’’trong quá trình bảo quản lạnh. Một số chỉ tiêu hóa học, màu sắc, hàm lượng polyphenol, chỉ số nâu 
hóa, hao hụt khối lượng tự nhiên và chỉ số bệnh do vi sinh vật được định kỳ phân tích tại thời điểm thu hoạch và sau 
10, 20, 30 và 35 ngày bảo quản. Kết quả cho thấy quả sau khi được xử lý với dung dịch carbendazim 0,1%, sau đó 
nhúng trong dung dịch axit oxalic 4 mM, bao gói trong túi polypropylene có diện tích đục lỗ tương đối 0,008% sau 35 
ngày bảo quản ở 4 ± 1oC, độ ẩm 95% đã hạn chế được sự nâu hóa vỏ quả, bệnh do vi sinh vật và giảm thiểu đáng 
kể tổn thất các chỉ tiêu chất lượng so với mẫu nhãn không qua xử lý. 
Từ khóa: Bảo quản lạnh, chất lượng quả, Dimocarpus longan. 
Effect of Postharvest Treatment on Quality Changes 
of Longan Cv Huong Chi during Cold Storage 
ABSTRACT 
Longan (Dimocarpus longan) fruit is one of the most popular fruits in Viet Nam. However, postharvest pericarp 
browning and rapid decay limit the postharvest life of longan fruit. In the present study, the effect of different 
postharvest treatments on fruit quality was investigated. The incidence of microbial disease, browning index, weight 
loss, polyphenol content and other nutrional quality attributes were determined at harvest and 10, 20, 30, 35 days 
after storage. Results suggested that pericarp browning, microbial disease, and fruit quality deterioration could be 
better delayed compared to the control at 35 days after storage by dipping fruits in carbendazim 0.1%, followed by 
oxalic acid 4 mM, finally packed in polypropylene bag with 0.008% of relative perforation area and stored at 4 ±1oC 
and relative humidity of 95%. 
Keywords: Cold storage, Dimocarpus longan, fruit quality. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhãn (Dimocarpus longan) thuộc loại quả á 
nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Trung Quốc và 
Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nhãn được trồng tại 
nhiều tỉnh thành trên cả nước, được người tiêu 
dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng do có 
mùi vị thơm ngon và thành phần dinh dưỡng 
tuyệt vời. Hàm lượng các chất khoáng như P, K 
và vitamin C trong cùi nhãn cao hơn so với 
nhiều loại quả khác (Trần Thế Tục, 2002). Tuy 
nhiên, quả nhãn có ́ đặc điểm là chín tập trung 
trong khoảng thời gian ngắn, từ 3-4 tuần dẫn 
đến tình trạng thu hoạch dồn dập. Mặt khác 
dưới nhiệt độ và độ ẩm cao của mùa hè cùng 
điều kiện thu hoạch và bảo quản nhãn tạ ̣i chỗ 
còn chưa tốt, hiểu biết về công nghệ sau thu 
hoạch của người trồng nhãn còn hạn chế nên 
chất lượng của quả suy giảm nhanh chóng, tổn 
thất sau thu hoạch rất cao. Hai nguyên nhân 
Trần Thị Định, Nguyễn Thị Quyên 
1465 
chính dẫn đến sự hư hỏng này là sự nâu hóa vỏ 
quả do hợp chất polyphenol bị oxy hóa dưới sự 
xúc tác của enzyme polyphenol oxidase (PPO) 
cũng như peroxydase (POD) và sự hư hỏng do vi 
sinh vật (Jiang et al., 2002). Một điều đáng lo 
ngại hơn là một số cơ sở kinh doanh sử dụng 
hóa chất bảo quản không rõ nguồn gốc để duy 
trì màu sắc và sự hấp dẫn của quả. Vì vậy để 
nâng cao giá trị kinh tế cho nhãn và đảm bảo 
an toàn cho người tiêu dùng, phương pháp xử lý 
sau thu hoạch an toàn và hiệu quả cho nhãn 
cần sớm được thiết lập. 
Tính tới thời điểm hiện tại nhiều nhà khoa 
học trên thế giới tập trung nghiên cứu biện 
pháp xử lý sau thu hoạch cho nhãn như nhúng 
quả trong dung dịch axit hữu cơ (Whangchai et 
al., 2006; Koslanund et al., 2008; Apai et al., 
2010), axit HCl (Apai, 2010), nitric oxide (Duan 
et al., 2007), NaClO (Khunpon et al., 2011), 
xông SO2 (Tongdee, 1994; Xu et al., 1999; Jiang 
et al., 2002), hexanal (Thavong et al., 2010), 
khử trùng quả bằng chế phẩm trừ nấm (Zhou et 
al., 1997; Sardsud et al., 2003), chiếu xạ 
(Zhuang et al., 1998) và bao gói quả trong khí 
quyển cải biến (Tian et al., 2002; 
Kaewsuksaeng et al., 2010). Tuy nhiên tồn dư 
SO2 trên quả gây nên ảnh hưởng có hại cho sức 
khỏe con người, đặc biệt với những cá thể mẫn 
cảm. Hơn nữa, khi hàm lượng SO2 quá cao, vỏ 
quả có thể mất màu và không thể trở lại màu 
ban đầu được nữa, vị của quả cũng có thể bị 
thay đổi bởi dư lượng SO2 (Nguyễn Mạnh Dũng, 
2001; Sivakumar et al., 2008). 
Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định 
phương pháp xử lý sau thu hoạch thích hợp cho 
 ... hoạch (Huang et al., 1995). 
3.3. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến chỉ 
số axit của quả nhãn 
Tương tự như TSS, chỉ số axit cũng giảm 
dần theo thời gian. Kết quả theo dõi sự biến đổi 
chỉ số axit trong quá trình bảo quản được thể 
hiện trên hình 3. 
Số liệu hình 3 cho thấy thời gian bảo quản 
càng dài thì tổn thất axit càng tăng do chúng 
chính là cơ chất cho các hoạt động trao đổi chất 
của tế bào. Tuy nhiên sự suy giảm này không 
giống nhau giữa các công thức xử lý. Trong 10 
ngày đầu, nhãn xử lý với axit HCl (CT5) và axit 
oxalic kết hợp với CBZ (CT3) có chỉ số axit cao 
nhất, còn nhãn xử lý với 1-MCP (CT4) chỉ số 
axit giảm nhiều nhất. Từ sau 20 ngày bảo quản 
trở đi CT2 và CT3 luôn duy trì chỉ số axit cao 
nhất và không có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ 
số axit của hai công thức này ở mức ý nghĩa = 
5%, trong khi đó chỉ số axit của CT4 và CT5 là 
thấp nhất. Sau 35 ngày bảo quản chỉ số axit của 
CT5 còn 0,83 ml NaOH 0,1N (Hình 3). Nguyên 
nhân của hiện tượng này là do nhãn của CT5 
được xử lý với dung dịch HCl 1,5N nên thời gian 
đầu sau xử lý có thể vẫn còn lại một dư lượng 
HCl trên quả. Tuy nhiên, HCl là một axit có 
khả năng bay hơi cao, theo thời gian nó sẽ 
khuếch tán vào không gian buồng bảo quản. 
Mặt khác, khả năng hạn chế các hoạt động hô 
hấp và trao đổi chất của quả bằng HCl không 
hiệu quả bằng axit oxalic và CBZ (CT2 và CT3) 
do chỉ số axit của công thức này (CT5) giảm nhiều 
Trần Thị Định, Nguyễn Thị Quyên 
1469 
Hình 3. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự biến đổi chỉ số axit của quả 
Chú thích: Tại một thời điểm bảo quản, những cột có cùng chữ số mũ thì không khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trong 
phép so sánh Tukey một chiều. 
nhiều hơn CT2 và CT3. Kết quả của chúng tôi 
không cùng xu hướng với kết quả của Apai et al. 
(2010) trong đó nhóm này cho rằng nhúng quả 
trong axit HCl có tác dụng duy trì chất lượng 
nhãn trong thời gian bảo quản. 
3.4. Ảnh hưởng của hóa chất đến sự biến 
đổi màu sắc vỏ quả 
Đối với rau quả tươi nói chung, quả nhãn 
nói riêng, màu sắc là tiêu chí đầu tiên ảnh 
hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng. 
Trong quá trình bảo quản vỏ quả có xu hướng 
hóa nâu dẫn đến khả năng thương mại bị sụt 
giảm nghiêm trọng. Kết quả khảo sát ảnh 
hưởng của phương pháp xử lý đến sự biến đổi 
màu sắc của vỏ quả được trình bày ở hình 4. 
Trong 10 ngày đầu bảo quản, quả được xử 
lý với CBZ và axit oxalic (CT3) và HCl (CT5) có 
màu vàng sáng hơn so với quả tại thời điểm thu 
hoạch, thể hiện giá trị góc màu Hue của hai 
công thức này tăng lên rõ rệt ( = 5%) so với các 
công thức còn lại. Từ sau 30 ngày bảo quản trở 
đi giá trị Hue giảm dần ở tất cả các công thức 
xử lý tuy nhiên giá trị này của CT3 và CT5 
không có sự khác biệt có nghĩa ở độ tin cậy 95% 
và vẫn cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. 
Kết quả này có cùng xu hướng với kết quả công 
bố bởi Apai et al. (2010) khi nhóm này kết luận 
axit HCl 1,5N có tác dụng duy trì giá trị góc 
màu của vỏ quả tốt hơn các axit hữu cơ khác. 
Nhãn đối chứng (CT1) có góc màu nhỏ nhất, 
tiếp đến là nhãn xử lý với 1-MCP. Kết quả này 
có thể được lý giải là nhúng nhãn trong dung 
dịch axit (axit oxalic/axit HCl) làm giảm pH vỏ 
quả, do đó làm bền hợp chất polyphenol do ức 
chế hoạt tính của enzyme PPO và POD, vì vậy 
sự biến đổi màu sắc của quả nhãn xảy ra chậm 
hơn (Zheng and Tian, 2006; Shaengnil et al., 
2006). Còn 1-MCP có tác dụng ức chế sản sinh 
ethylene do liên kết với chất thụ quan ethylene 
(ethylene receptor) nên rất có hiệu quả trong 
việc làm chậm quá trình chín và già hóa của 
quả hô hấp đột biến nhưng không có nhiều tác 
dụng trên nhãn. 
3.5. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến hàm 
lượng polyphenol tổng số của vỏ quả 
Màu sắc của vỏ nhãn không chỉ thể hiện bởi 
giá trị góc màu mà nó còn được phản ánh thông 
qua hàm lượng polyphenol của vỏ quả. Hình 5 
cho thấy thời gian bảo quản càng kéo dài thì 
hàm lượng polyphenol giảm càng nhiều, đặc 
biệt với mẫu đối chứng (CT1) và mẫu xử lý với 
1-MCP (CT4). Nhãn được nhúng trong axit HCl 
Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn hương chi trong quá trình bảo quản lạnh 
1470 
1,5N duy trì được hàm lượng polyphenol cao 
nhất, thể hiện ở màu sắc vàng sáng của quả 
thậm chí sau 35 ngày bảo quản, sau đó đến mẫu 
xử lý với CBZ và axit oxalic (CT3). Tuy nhiên 
nhãn sau khi được xử lý với axit HCl có tỷ lệ 
nứt vỏ quả rất cao (>10%), và thịt quả có mùi 
của HCl, mất đi hương thơm đặc trưng của 
nhãn. Vị của quả cũng bị biến đổi theo chiều 
hướng xấu. Do đó xử lý quả với HCl mặc dù đưa 
lại hiệu quả tích cực cho màu sắc quả nhưng 
không phải là lựa chọn phù hợp. Kết quả này 
một lần nữa khẳng định vai trò của axit oxalic, 
Hình 4. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự biến đổi màu sắc vỏ quả 
Chú thích: Tại một thời điểm bảo quản, những cột có cùng chữ số mũ thì không khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trong 
phép so sánh Tukey một chiều. 
Hình 5. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự biến đổi 
hàm lượng polyphenol tổng số trong vỏ quả 
Chú thích: Tại một thời điểm bảo quản, những cột có cùng chữ số mũ thì không khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trong 
phép so sánh Tukey một chiều. 
Trần Thị Định, Nguyễn Thị Quyên 
1471 
có tác dụng như một chất kháng oxy hóa tự 
nhiên, rất an toàn với người sử dụng có mặt 
trong rất nhiều tổ chức thực vật (Kayashima 
and Katayama 2002; Whangchai et al., 2006), 
đồng thời làm giảm pH vỏ quả, hạn chế hoạt 
động của enzyme polyphenoloxydase (PPO) và 
peroxydase (POD) xúc tác cho phản ứng oxy hóa 
polyphenol; CBZ, một chất kháng nấm, giúp 
kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật nên giúp 
hạn chế sự phân hủy của polyphenol. Điều này 
rất quan trọng vì khi hàm lượng polyphenol cao, 
cùng với pH thấp giúp duy trì màu vàng sáng 
đặc trưng của quả nhãn tươi, làm tăng khả 
năng thương mại và giá trị hàng hóa của nhãn. 
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên 
cứu của Trần Thị Định và cs. (2015); Zheng and 
Tian (2006) khi những nhóm này cũng chứng 
minh được vai trò của axit oxalic trong việc duy 
trì màu sắc của vỏ quả vải trong thời gian bảo 
quản do ổn định sắc tố màu anthocyanin. 
3.6. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự 
nâu hóa và phát triển bệnh do vi sinh vật 
trên quả 
Chỉ số nâu hóa là một chỉ tiêu khác dùng 
để đánh giá tốc độ nâu hóa của vỏ quả trong 
quá trình bảo quản. Kết quả phân tích cho thấy 
chỉ số này tỷ lệ nghịch với thời gian bảo quản. 
Hơn nữa, quả được xử lý dưới các điều kiện 
khác nhau có chỉ số nâu hóa không giống nhau. 
Cụ thể là nhãn được xử lý với axit oxalic (CT2), 
hoặc kết hợp CBZ và oxalic (CT3) và HCl (CT5) 
hầu như vỏ quả không xảy ra hiện tượng nâu 
hóa sau 20 ngày bảo quản. Sau 35 ngày bảo 
quản chỉ số nâu hóa của nhãn trong CT3 và 
CT5 mới chỉ đạt dưới 3 điểm, vẫn nằm trong 
mức chấp nhận khi thương mại hóa trên thị 
trường, trong khi mẫu đối chứng và mẫu xử lý 
với 1-MCP, nâu hóa đã xảy ra sau 10 ngày bảo 
quản. Sau 35 ngày bảo quản cả hai mẫu này đã 
đạt mức 5 điểm (Hình 6). 
Bên cạnh hiện tượng nâu hóa, quả nhãn 
trong quá trình bảo quản thường bị các tác 
nhân gây bệnh như côn trùng, nấm mốc và vi 
khuẩn có sẵn trên vỏ quả trước thu hoạch và có 
thể lây nhiễm từ môi trường bảo quản, tiếp tục 
phát triển làm suy giảm chất lượng. Kết quả 
hình 7 cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm 
bệnh hầu như không phát triển sau 20 ngày bảo 
quản. Tuy nhiên, sau 30 ngày nhãn được xử lý 
với HCl bệnh phát triển rất nhanh, đạt 5 điểm-
đồng nghĩa với việc quả không còn khả năng 
thương mại. Nguyên nhân là do axit HCl là một 
axit mạnh, làm vỏ quả và tế bào thịt quả bị rạn 
nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây 
hư hỏng phát triển. Kết quả này không cùng xu 
hướng với kết quả được công bố bởi Apai (2010) 
trong đó tác giả chỉ đề cập đến hiệu quả có lợi 
của việc xử lý giống nhãn Daw với HCl 1,5N 
trong 20 phút để giảm nâu hóa và bệnh do vi 
Hình 6. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến chỉ số nâu hóa của vỏ quả 
Ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến sự biến đổi chất lượng của nhãn hương chi trong quá trình bảo quản lạnh 
1472 
Hình 7. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến chỉ số bệnh do vi sinh vật 
sinh vật. Nhãn được xử lý với CBZ và axit oxalic 
có điểm bệnh thấp nhất, sau 35 ngày mới chỉ 
đạt 2,5 điểm (tương ứng với <5% quả bị nhiễm 
bệnh). Như vậy, xử lý quả với dung dịch axit 
loãng và hoạt chất chống nấm giúp ngăn chặn 
đáng kể sự phát triển của các tác nhân gây 
bệnh trên bề mặt vỏ quả. 
Sau 30 ngày bảo quản dư lượng CBZ trên 
quả được đo bằng phương pháp sắc ký lỏng khối 
phổ. Kết quả cho thấy dư lượng CBZ trên nhãn 
nằm dưới ngưỡng phát hiện của máy trong khi 
giới hạn tối đa về dư lượng CBZ trong quy định 
cho các nước Đông Nam Á cho loại quả này là 3 
mg/kg. Như vậy, nhãn được xử lý trong nghiên 
cứu này vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm cho 
người tiêu dùng. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy vai 
trò của carbendazim và axit oxalic trong việc 
duy trì chất lượng quả trong thời gian bảo quản. 
Chế độ xử lý sau thu hoạch thích hợp nhất đó là 
quả được xử lý trong dung dịch carbendazim 
0,1% sau đó nhúng trong dung dịch axit oxalic 4 
mM trong 10 phút, rồi bao gói trong túi 
polypropylene có diện tích đục lỗ 0,008%. Nhãn 
sau khi được xử lý duy trì chất lượng sau 35 
ngày bảo quản ở 4oC. 
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn 
tới Hội đồng liên đại học vùng Flander, Bỉ 
(VLIR-UOS) đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện 
nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Apai W, Huntavee M, Likhittragulrung S (2010). 
Effects of Acid Dips on Pericarp Browning and 
Fruit Quality of Longan Fruit during Cold Storage. 
Southeast Asia Symposium on Quality and Safety 
of Fresh and Fresh Cut Produce. ISHS Acta Hort., 
875: 213-221. 
Apai W (2010). Effects of fruit dipping in hydrochloric 
acid then rinsing in water on frui decay and 
browning of longan fruit. Crop Protection, 29: 
1184-1189. 
Duan XW, Su X, You Y, Qu H, Li Y, Jiang Y (2007). 
Effect of nitric oxide on pericarp browning of 
harvested longan fruit in relation to phenolic 
metabolism. Food Chem., 104: 571-576. 
Nguyễn Mạnh Dũng (2001). Bảo quản - chế biến và 
những giải pháp phát triển ổn định cây vải, nhãn. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
Trần Thị Định, Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Thị 
Bích Thủy, Maarten Hertog, Bart Nicolai 
(2015). Ảnh hưởng của phương pháp xử lý sau 
thu hoạch đến chất lượng của vải thiều trong 
quá trình bảo quản. Tạp chí Khoa học và Phát 
triển, 13(4): 614-622. 
Trần Thị Định, Nguyễn Thị Quyên 
1473 
Huang HB (1995). Advances in fruit physiology of the 
arillate fruit of longan and longan. Annual Review 
Horticulture Science, 1: 107-120. 
Jiang YM and Li YB (2001). Effects of chitosan 
coating on postharvest life and quality of longan. 
Food Chem., 73: 139-143. 
Jiang, Y.M., Zhang, D.C., Ketsa, S. (2002). 
Postharvest biology and handling of longan 
(Dimorcarpus longan Lour.) fruit. Postharvest 
Biol. Technol., 26: 241-252. 
Kaewsuksaeng, S., Uthairatanakij, A., Kanlayanarat, S. 
(2010). Physiological changes in longan 
(Dimocarpus longan Lour.) fruit during controlled 
atmosphere storage. International Controlled 
Atmosphere Research Conference. ISHS Acta 
Hort., 857: 401-404. 
Kayashima T., & Katayama T. (2002). Oxalic acid is 
available as a natural antioxidant in some systems. 
Biochimica et Biophysica Acta., 1573: 1-3. 
 Khan A.S., Ahmad N, Malik A.U. and Amjad. M 
(2012). Cold storage influences the postharvest 
pericarp browning and quality of litchi. 
International Journal of Agricultural and 
Biological Engineering, 14: 389-394. 
Khunpon B, Jamnong Uthaibutra J, Faiyue B, Saengnil 
K (2011). Reduction of enzymatic browning of 
harvested ‘Daw’ longan exocarp by sodium 
chlorite. Science Asia, 37: 234-239. 
Koslanund R, Karunsatitchai A, Dejnumbun W (2008). 
Acid dip a new alternative method to replace SO2 
fumigation in longan. Journal of Agricultural 
Science, 39: 39-42. 
Sardsud, V, Sardsud U, Chantrasri P, Pasatketkorn S 
(2003). Alternative postharvest treatments in 
longan fruit for replacement of sulfur dioxide 
fumigation. Journal of Agricultural Science, 
33(Suppl.): 243-246. 
Saengnil K, Chumyam A, Faiyue B, Uthaibutra J 
(2014). Use of chlorine dioxidefumigation to 
alleviate enzymatic browning of harvested ‘Daw’ 
longan pericarpduring storage under ambient 
conditions. Postharvest Biol. Technol., 91, 49-56. 
Singleton VL, Rossi JAJ. (1965). Colorimetry of total 
phenolics with phosphomolybdic-phosphotungstic 
acid reagents. Am. J. Enol. Vitic., 16: 144-158. 
Sivakumar D. and Korsten L. (2006). Influence of 
modified atmosphere packaging and postharvest 
treatments on quality retention of litchi cv. 
Mauritius. Postharvest Biology and Technology, 
41: 135-142. 
Sivakumar D., Arrebola E, Korsten L (2008). 
Postharvest decay control and quality retention in 
litchi (cv. McLean's Red) by combined application 
of modified atmosphere packaging and 
antimicrobial agents. Crop Prot., 27: 1208-1214. 
Taiz L, Zeiger, E. (Eds.) (2002). Plant Physiology. 
Sunderland (Mass.) 
Thavong P, Archbold DD, Pankasemsuk T, Koslanund 
R (2010). Effect of hexanal vapour on longan fruit 
decay, quality and phenolic metabolism during 
cold storage. International Journal of Food Science 
& Technology, 45: 2313-2320. 
Tian SP, Xu Y, Jiang AL, Gong QQ (2002). 
Physiological and quality responses of longan fruit 
to high O2 or high CO2 atmospheres in storage. 
Postharvest Biol. Technol., 24: 335-340. 
Tongdee, SC. (1994). Sulfur dioxide fumigation in 
postharvest handling of fresh longan and lychee 
for export. pp. 186-195. International Conference 
Postharvest Handling of Tropical Fruit. Chang 
Mai, Thailand, 19-23 July, 1993. 
Trần Thế Tục (2002). Cây nhãn kỹ thuật trồng và chăm 
sóc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 
Whangchai K, Saengnil K, Uthaibutra J (2006). Effects 
of ozone in combination with some organic acids 
on the control of postharvest decay and pericarp 
browning of longan fruit. Crop Prot., 25: 821-825. 
Xu XD, Huang JS, Zheng SQ, Xu JH, Liu HY (1999). 
Effect of smouldering sulphur on browning of 
picked longan fruit and desulphurizatic effect. 
Fujian Journal of Agricultural Science, 14: 34-39. 
Zheng X. and Tian S. (2006). Effect of oxalic acid on 
control of postharvest browning of litchi fruit. 
Food Chemistry, 98: 519-523. 
Zhou Y, Ji ZL, Lin WZ. (1997). The effect of different 
packaging and different fungicide and sulphur 
treatment on longan fruit storage. South China 
Fruit, 26: 24-27. 
Zhuang YM, Ke KW, Zeng WX, Pan XW (1998). 
Tropical and Subtropical Fruit in China. China 
Agriculture Press, Beijing, China, pp. 103-107. 
Zheng X. and Tian S. (2006). Effect of oxalic acid on 
control of postharvest browning of litchi fruit. 
Food Chemistry, 98: 519-523. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_xu_ly_sau_thu_hoach_den_su_bien_doi_chat_luong.pdf