Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃

Tóm tắt: Vật liệu multiferroic dựa trên nền vật liệu sắt điện không chì đang được quan

tâm nghiên cứu phát triển do chúng hứa hẹn tích hợp các đặc tính vật liệu mới. Trong

báo cáo này, vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 có pha tạp

Cr được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel. Tính chất sắt từ yếu của vật liệu sắt điện

không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr đều thể hiện tại nhiệt độ phòng. Phổ

hấp thụ cho thấy bề rộng vùng cấm của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr giảm từ 3.36 eV

xuống 2.86 eV được cho là nguyên nhân của sự thay thế Cr vào vị trí của Ti trong cấu

trúc perovskite. Chúng tôi hy vọng rằng, phương pháp này hứa hẹn phát triển các thế hệ

vật liệu multiferroics nhằm giải quyết vấn đề về sự khan hiếm của vật liệu multiferroics

đơn pha trong tự nhiên.

Từ khóa: Bi0.5K0.5TiO3, sol-gel.

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 11620
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃

Ảnh hưởng của tạp Cr đến cấu trúc, tính chất quang và từ tính của vật liệu sắt điện không chì BI0.5TIO₃
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 ẢNH HƯỞNG CỦA TẠP CR ĐẾN CẤU TRÚC, 
 TÍNH CHẤT QUANG VÀ TỪ TÍNH CỦA VẬT LIỆU 
 SẮT ĐIỆN KHÔNG CHÌ BI0.5TIO3 
 Vương Khả Anh1(1), Nguyễn Hoàng Tuấn2, Phạm Văn Vĩnh3, Đặng Đức Dũng2 
 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
 2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
 Tóm tắt: Vật liệu multiferroic dựa trên nền vật liệu sắt điện không chì đang được quan 
 tâm nghiên cứu phát triển do chúng hứa hẹn tích hợp các đặc tính vật liệu mới. Trong 
 báo cáo này, vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 có pha tạp 
 Cr được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel. Tính chất sắt từ yếu của vật liệu sắt điện 
 không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr đều thể hiện tại nhiệt độ phòng. Phổ 
 hấp thụ cho thấy bề rộng vùng cấm của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr giảm từ 3.36 eV 
 xuống 2.86 eV được cho là nguyên nhân của sự thay thế Cr vào vị trí của Ti trong cấu 
 trúc perovskite. Chúng tôi hy vọng rằng, phương pháp này hứa hẹn phát triển các thế hệ 
 vật liệu multiferroics nhằm giải quyết vấn đề về sự khan hiếm của vật liệu multiferroics 
 đơn pha trong tự nhiên. 
 Từ khóa: Bi0.5K0.5TiO3, sol-gel. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Các nghiên cứu về vật liệu mutiferroic đang được phát triển nhanh chóng vì các vật 
liệu này hứa hẹn tạo ra một loạt các ứng dụng mới như bộ nhớ dữ liệu tiêu thụ năng lượng 
thấp dựa trên sự kết hợp của tính sắt từ và tính sắt điện trong một vật liệu [1, 2]. Vật liệu 
multiferroic có đặc tính khác biệt là khả năng thay đổi từ độ dưới tác dụng của điện trường 
hoặc thay đổi sự phân cực điện dưới tác dụng của từ trường ngoài [1, 2]. Tuy nhiên, các vật 
liệu multiferroic rất hiếm có trong tự nhiên do cơ chế tương tác để vật liệu thể hiện tính sắt 
điện và sắt từ tự triệt tiêu lẫn nhau [3, 4]. Do đó, vấn đề phát triển vật liệu này vẫn còn là 
một thách thức trong vấn đề chế tạo vật liệu multiferroic, đặc biệt, vật liệu phải thể hiện 
(1) Nhận bài ngày 25.12.2015; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.01.2016. 
 Liên hệ tác giả: Vương Khả Anh; Email: vkanh@daihocthudo.edu.vn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 7 
tính chất ở nhiệt độ phòng nhằm phục vụ cho các ứng dụng thực tế. Các nghiên cứu tập 
trung vào việc phát triển vật liệu này thường dựa trên một số hướng cơ bản sau: (i) hướng 
cải thiện, nâng cao tính chất của của một số vật liệu multiferroic có sẵn trong tự nhiên như 
YMnO3 v.v... [5], (ii) hướng tìm kiếm, tổng hợp các vật liệu multiferroic mới trong phòng 
thí nghiệm như KBiFe2O5 v.v... [6], (iii) hướng kết hợp các vật liệu sắt từ với các vật liệu 
sắt điện như hỗn hợp BaTiO3-CoFe2O4 v.v... [7] và (iv) hướng pha tạp các kim loại chuyển 
tiếp thuộc phân lớp 3d vào một số vật liệu sắt điện có sẵn ví dụ pha tạp Fe vào BaTiO3 
v.v... [8]. 
 Gần đây, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vật liệu sắt điện truyền thống nền chì 
như PbTiO3 thể hiện tính chất sắt từ tại nhiệt độ phòng khi được pha tạp một số kim loại 
chuyển tiếp như Mn, Fe hoặc Ni tại vị trí Ti trong cấu trúc perovskite [9-11]. Bên cạnh đó, 
tính chất sắt điện - sắt từ của vật liệu tổ hợp dựa trên nền vật liệu sắt điện PbTiO3 cũng 
được phát hiện tại nhiệt độ phòng như tổ hợp PbTiO3-CoFe2O4 [12] hay màng đa lớp 
[PbTiO3]85/[CoFe2O4]15 [13]. Những kết quả nghiên cứu này là rất quan trọng, bởi vì nó 
hứa hẹn tạo ra các vật liệu multiferroic dựa trên nền vật liệu sắt điện truyền thống PbTiO3. 
Các kết quả đó sẽ mở ra hướng phát triển các linh kiện đa chức năng trên nền ứng dụng vật 
liệu sắt điện. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu phát triển ứng dụng vật liệu này vào các linh 
kiện thực tế sẽ gặp phải rào cản lớn về các tiêu chuẩn về môi trường và sức khỏe do vật 
liệu PbTiO3 chứa một hàm lượng lớn nguyên tố chì (Pb), khoảng 60% khối lượng [14]. 
Trong quá trình chế tạo, sử dụng cũng như tái chế linh kiện điện tử sử dụng vật liệu sắt 
điện nền chì PZT, nguyên tố chì sẽ khuếch tán vào môi trường làm ảnh hưởng tới hệ sinh 
thái cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của còn người. Theo báo cáo của Tổ chức 
Y tế thế giới (WHO) thì nguyên tố chì ảnh hưởng rất lớn tới trẻ em, đặc biệt là ảnh hưởng 
tới sự phát triển trí tuệ. Cũng theo báo cáo của tổ chức này (tính đến tháng 8 năm 2015), thì 
hàng năm có khoảng 600.000 trường hợp bệnh nhi mới bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí 
tuệ, 143.000 trường hợp tử vong liên quan tới nhiễm độc chì [15]. Tại Việt Nam, theo 
thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường (14/052015), tình trạng ô nhiễm kim loại nặng, 
trong đó có nguyên tố chì, phổ biến tại các làng nghề truyền thống như làng nghề tái chế 
chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, Hưng Yên. Kết quả bước đầu xét nghiệm nồng độ chì 
trong máu cho 335 trẻ em tại làng nghề có kết quả là 207 trẻ em bị ngộ độc chì [16]. Qua 
đó cho thấy, loại bỏ nguyên tố độc hại trong linh kiện điện tử là một nhu cầu cấp bách. Do 
đó, việc phát triển vật liệu multiferroic không chứa nguyên tố độc hại nhằm ứng dụng 
trong các linh kiện điện tử là một nhu cầ ... e vào 
Bi0.5K0.5TiO3 [19]. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vật liệu sắt điện không chì 
Bi0.5K0.5TiO3 có pha tạp Ni cũng thể hiện tính sắt từ tại nhiệt độ phòng [20]. Bên cạnh đó, 
nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng sự xuất hiện của pha NiTiO3 khi hàm lượng Ni vượt quá 
giới hạn pha tạp trong vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Ni cũng có thể là nguyên nhân gây ra 
tính chất sắt từ tại nhiệt độ phòng của vật liệu [20]. 
 Trong báo cáo này, vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp 
Cr được chế tạo bằng phương pháp sol-gel. Kết quả cho thấy vật liệu thể hiện tính chất sắt 
từ yếu ở nhiệt độ phòng. Bề rộng dải cấm giảm từ 3.36 eV xuống 2.86 eV đối với khi 
không pha tạp và khi pha tạp 5 mol% Cr vào Bi0.5K0.5TiO3 do có sự thay thế Cr vào vị trí 
của Ti. 
2. THỰC NGHIỆM 
 Vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr được chế tạo bằng phương pháp 
sol-gel. Nguyên liệu ban đầu gồm có muối bismuth nitrate pentahydrate (Bi(NO3)2.5H2O), 
muối potassium nitrate (KNO3), tetraisopropoxytitanium (IV) (C12H28O4Ti) và muối 
chromium nitrate (Cr(NO3)3.9H2O). Các dung môi được sử dụng là acetic acid 
(CH3COOH) và acetylacetone (CH3COCH2COCH3). Tiến trình thí nghiệm cho 
Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr được tiến hành như sau: 
 Đầu tiên, các muối Bi(NO3)2.5H2O và KNO3 được hòa tan trong axit axetic và nước 
cất. Sau khi dung dịch được khuấy từ trong 1 giờ để tạo thành sol trong suốt. Sau đó, dung 
dịch acetylacetone được cho vào để ngăn quá trình kết tủa ngược của ions Bi3+ và tạo môi 
trường hòa tan dung dịch C12H28O4Ti. Dung dịch thu được được khuấy từ tới khi trong 
suốt trước khi cho muối chromium nitrate. Dung dịch được khuấy trong vòng 1 ngày và 
được gia nhiệt ở nhiệt độ 100C để tạo thành gel khô. Các gel khô này được nung sơ bộ tại 
400C trong vòng 2 giờ và nung thiêu kết ở 900C trong vòng 3 giờ. Sau đó mẫu được để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 9 
nguội tự nhiên theo lò. Vật liệu thu được có dạng bột trắng cho mẫu Bi0.5K0.5TiO3 và bộ 
màu vàng nhạt cho vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha Cr. Cấu trúc tinh thể của mẫu được khảo sát 
thông qua phép đo nhiễu xạ tia X (XRD). Đặc trưng hấp thụ của mẫu được khảo sát thông 
qua phổ hấp thụ UV-Vis. Tính chất từ của mẫu được khảo sát thông qua phép đo từ trễ tại 
nhiệt độ phòng bằng từ kế mẫu rung (VSM). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
 Hình 1 là phổ nhiễu xạ tia X trong dải góc nhiễu xạ 2 từ 20-70 của mẫu sắt điện 
không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr. Các mẫu thu được có cấu trúc 
perovskite. Các đỉnh nhiễu xạ của mẫu Bi0.5K0.5TiO3 không pha tạp được gán phù hợp với 
thẻ chuẩn và vật liệu có cấu trúc tetragonal. Tuy nhiên, giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu 
pha Cr có xuất hiện các đỉnh nhiễu xạ lạ, các đỉnh này được gán cho pha Bi2Ti2O7. Sự xuất 
hiện của các đỉnh nhiễu xạ này có thể là nguyên nhân thiếu hụt K trong quá trình bay hơi 
dung dịch tạo gel hoặc trong quá trình nung mẫu tại nhiệt độ cao. Các kết quả của chúng 
tôi khá phù hợp với công bố của Y. Zhang và cộng sự về nguyên nhân tạo pha Bi2Ti2O7 
[21, 22]. 
 Hình 1: Phổ nhiễu xạ tia X của vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và 
Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr ở các hàm lượng khác nhau trong dải góc nhiễu xạ 2 từ 20-70. 
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Vai trò của ion Cr trong cấu trúc được nghiên cứu bằng cách mở rộng vị trí của đỉnh 
nhiễu xạ (111) trong phạm vi góc nhiễu xạ 2θ từ 36-44 được thể hiện trong hình 2. Kết 
quả cho thấy các đỉnh nhiễu xạ của mẫu dịch chuyển về phía góc 2 lớn khi nồng độ Cr 
tăng. Sự thay đổi này là một bằng chứng cho thấy sự thay thế của Cr trong mạng tinh thể 
khiến cho có sự biến dạng mạng tinh thể của vật liệu, cụ thể trong trường hợp này là sự co 
lại của mạng tinh thể khi có sự thay thế Cr vào vị trí Ti. Kết quả này khá thú vị vì nếu chỉ 
tính đến nguyên nhân về sự khác biện bán kính ion của nguyên tố pha tạp và nguyên tố bị 
thay thế thì hiện tượng này phải diễn biến theo chiều ngược lại, nghĩa là phải có sự giãn ra 
của mạng tinh thể vì bán kính ion của Cr3+ (0.0615 nm) và Ti+4 (0.061 nm) trong sáu phối 
vị [23]. Tuy nhiên, nguyên nhân co mạng tinh thể có để được giải thích một cách rõ ràng 
hơn dựa trên sự xuất hiện các nút khuyết oxy do sự mất cân đối hóa trị giữa Cr3+ và Ti4+ để 
đảm bảo sự trung hòa điện tích trong vật liệu oxide. Theo nghiên cứu của tác giả Becerro 
và cộng sự thì vị trí của nút khuyết oxy được phân bố một cách ngẫu nhiên trong mạng tinh 
thể [24]. Theo công bố của nhóm Jedvik và cộng sự thì bán kính của nút khuyết oxi nhỏ 
hơn bán kính của ion oxy trong mạng tinh thể [25]. Cũng theo công bố của Shanh và cộng 
 3+
sự thì sự xuất hiện nút khuyết oxy của vật liệu BaTiO3 pha Cr là một trong những lý do 
làm biến dạng cấu trúc BaTiO3 [26]. Qua đó, chúng tôi cho rằng các nút khuyết oxy hình 
thành từ sự mất cân đối hóa trị của Cr và Ti đóng vai trò quan trọng hơn trong sự biến dạng 
cấu trúc mạng hơn là sự khác biệt bán kính ion của của Cr3+ và Ti4+. 
 Hình 2: Phóng đại phổ nhiễu xạ tia X của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha 
 tạp Cr trong dải góc nhiễu xạ 2 từ 36-44 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 11 
 Hình 3 là thấy phổ hấp thụ của mẫu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 
pha tạp với các nồng độ Cr khác nhau. Kết quả cho thấy có sự dịch chuyển phổ hấp thụ về 
phía bước sóng dài và suất hiện các đỉnh hấp thụ định xứ đã cung cấp thêm bằng chứng 
cho sự thay thế của Cr trong mạng tinh thể và làm biến dạng cấu trúc năng lượng của vật 
liệu. Sự xuất hiện của các đỉnh hấp thụ định xứ trong khoảng bước sóng 389 đến 427 nm 
được dự đoán là của ion Cr3+ và Cr4+. Kết quả này khá phù hợp với công bố trước đây về 
 4+
vật liệu BaTiO3 pha tạp Cr của nhóm Langhammer [27]. Bán kính ion của Cr trong số 
liên kết phối trí 6 là 0.055 nm, giá trị này nhỏ hơn bán kính của ion Ti4+ là 0.061 nm [23]. 
Do đó, một trong các nguyên nhân khác làm co mạng tinh thể bên cạnh sự xuất hiện của 
nút khuyết oxy là sự tăng hóa trị của ion Cr từ 3+ lên 4+ làm giảm bán kính ion. Tính đa 
hóa trị của các kim loại chuyển tiếp khi pha tạp vào vật liệu sắt điện cũng đã được quan sát 
 3+ 4+
như hệ BaTiO3 pha tạp Mn, khi có sự tồn tại đồng thời trạng thái hóa trị của Mn và Mn 
[28]. Gần đây, tính đa hóa trị của nguyên tố Ni cũng được nhóm chúng tôi quan sát qua 
phổ hấp thụ khi pha tạp vào vật liệu sắt điện Bi0.5K0.5TiO3 [20]. 
 Hình 3: Phổ hấp thụ của mẫu Bi0.5K0.5TiO3 và mẫu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr 
 Hình 4 là sự phụ thuộc ( hν)2 theo năng lượng của photon (hν). Trong đó, α là hệ số 
hập thụ, h là hằng số Planck và ν là tần số sóng ánh sáng. Khi đó, bề rộng dải cấm (Eg) 
được xác định từ việc lấy tuyến tính theo độ dốc của sự phụ thuộc ( hν)2  (hν). Kết quả 
giá trị Eg của mẫu vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và mẫu vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 
pha tạp Cr được thể hiện trên hình nhỏ bên trong hình 4. Giá trị Eg thu được là 3.36 eV cho 
vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 và giá trị này giảm xuống còn 2.86 eV khi pha tạp Cr 5% vào 
Bi0.5K0.5TiO3. Việc giảm bề rộng dải cấm khi thay thế kim loại chuyển tiếp vào vị trí của 
Ti cũng đã cho kết quả khi pha tạp Fe và Ni trong vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 
[19, 20]. Tuy nhiên, khi hàm lượng Cr pha tạp vượt quá 5% thì có sự dịch chuyển ngược 
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
lại giá trị Eg, điều này có thể được giải thích do sự xuất hiện của pha tạp chất Bi2Ti2O7 làm 
cho vật liệu không còn đúng hợp phần danh định. 
 2
 Hình 4: Sự phụ thuộc ( hv) theo năng lượng photon (hv) của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 và 
 vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr. Hình nhỏ bên trong là sự phụ thuộc giá trị độ rộng dải 
 cấm của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 theo hàm lượng Cr pha tạp. 
 Hình 5 là kết quả đường cong từ trễ (M-H) của mẫu vật liệu sắt điện không chì 
Bi0.5K0.5TiO3 và mẫu vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr ở nhiệt độ phòng. Vật liệu 
Bi0.5K0.5TiO3 không pha tạp thể hiện đường M-H không bão hòa và có xu hướng giảm từ 
độ khi từ trường ngoài tăng. Điều đó thể hiện vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 thể hiện tính chất từ 
yếu tại nhiệt độ phòng và có sự đóng góp của thành phần nghịch từ. Gần đây, kết quả cả lý 
thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng các vật liệu sắt điện oxide có cấu trúc 
perovskite cũng thể hiện tính chất sắt từ tại nhiệt độ phòng khi xuất hiện các nút khuyết 
hoặc do hiệu ứng bề mặt khi vật liệu có cấu trúc nano [10, 11, 29, 30]. Do đó, chúng tôi dự 
đoán rằng tính chất sắt từ yếu tại nhiệt độ phòng của vật liệu sắt điện không chì 
Bi0.5K0.5TiO3 có nguyên nhân là do xuất hiện các nút khuyết oxy hoặc Ti. Giá trị từ độ bão 
hòa của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 tại nhiệt độ phòng được tăng cường đáng kể khi pha Cr. Lực 
kháng từ (HC) có giá trị khoảng 40 (Oe) đó là bằng chứng vững chắc cho tính chất sắt từ ở 
nhiệt độ phòng. Giá trị lực kháng từ HC của mẫu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr khá phù hợp với 
các giá trị báo cáo trước đó cho các kim loại chuyển tiếp pha tạp vào vật liệu sắt điện như 
HC ~ 100 (Oe) thu được đối với vật liệu sắt điện không chì Bi0.5Na0.5TiO3 pha tạp Fe và 
PbTiO3 hoặc HC ~ 135 Oe đối với vật liệu sắt điện nền chì PbTiO3 pha tạp Mn v.v [31, 9-
11]. Kết quả này cũng khá phù hợp với các công bố trước đây của nhóm nghiên cứu về vật 
liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Fe và Ni với giá trị HC tương ứng vào 
khoảng 70 và 120 Oe [19, 20]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tăng 
hoặc giảm tuyến tính từ độ bão hòa theo hàm lượng Cr pha tạp vào trong mẫu. Điều này có 
thể phần nào được hiểu do trong trường tinh thể Cr4+ không thể hiện tính chất sắt từ [32], 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 13 
do đó sự thay đổi từ tính có thể được phụ thuộc vào hàm lượng nút khuyết oxy thông qua 
sự mất cân đối hóa trị giữa Cr3+ và Ti4+. Bên cạnh đó, khi hàm lượng Cr tăng cao thì có sự 
xuất hiện pha Bi2Ti2O7, do đó rất có thể từ tính của vật liệu có sự đóng góp từ sự tự pha tạp 
Cr vào pha Bi2Ti2O7. Kết luận chính xác về nguyên nhân sự tăng cường từ tính của vật liệu 
Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. 
 Hình 5: Đường cong từ trễ của vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 và vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr 
 tại nhiệt độ phòng. 
4. KẾT LUẬN 
 Vật liệu sắt điện không chì Bi0.5K0.5TiO3 và Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp Cr được chế tạo 
bằng phương pháp sol-gel. Vật liệu thể hiện tính chất sắt từ yếu tại nhiệt độ phòng. Bề rộng 
vùng cấm có sự giảm đáng kể từ 3.36 eV cho vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 không pha tạp xuống 
còn 2.86 eV cho vật liệu Bi0.5K0.5TiO3 pha tạp 5 mol% Cr. Chúng tôi hy vọng rằng phương 
pháp này sẽ giúp cho việc phát triển các vật liệu multiferroic tại nhiệt độ phòng dựa trên 
nền cơ sở vật liệu sắt điện không chì. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. T. Kimura, T. Goto, H. Shintani, K. Ishizaka, T. Arima and Y. Tokura, Nature 426 (2003), 
 pp.55-58. 
2. N. Hur, S. Park, P. A. Sharma, J. S. Ahn, S. Guha and S. W. Cheong, Nature 429 (2004), 
 pp.392-395. 
3. N. A. Spaldin and M. Fiebig, Science 309 (2005), pp.391-392. 
4. N. A. Hill, J. Phys. Chem. B 104 (2000), pp.6694-6709. 
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
5. M. Nakamura, Y. Tokunaga, M. Kawasaki and Y. Tokura, Appl. Phys. Lett. 98 (2011) 
 082902. 
6. G. Zhang, H. Wu, G. Li, Q. Huang, C. Yang, F. Huang, F. Liao and J. Lin, Sci. Rep. 3 (2013), 
 p.1265. 
7. Y. Wang, J. Hu, Y. Lin and C. W. Nan, NPG Asia Mater. 2 (2010), pp.61-68. 
8. X. K. Wei, Y. T. Su, Y. Sui, Q. H. Zhang, Y. Yao, C. Q. Jin and R. C. Yu, J. Appl. Phys. 110 
 (2011),114112. 
9. Z. Ren, G. Xu, X. Wei, Y. Liu, X. Hou, P. Du, W. Weng, G. Shen and G. Han, Appl. Phys. 
 Lett. 91 (2007) 063106. 
10. L. M. Oanh, D. B. Do, N. D. Phu, N. T. P. Mai and N. V. Minh, IEEE Trans. Magn. 50 (2014) 
 2502004. 
11. L. M. Oanh, D. B. Do and N. V. Minh, Mater. Trans. 56 (2015), pp.1358-1361. 
12. B. Y. Wang, H. T. Wang, S. B. Singh, Y. C. Shao, Y. F. Wang, C. H. Chuang, P. H. Yeh, J. 
 W. Chiou, C. W. Pao, H. M. Tsai, H. J. Lin, J. F. Lee, C. Y. Tsai, W. F. Hsieh, M. H. Tsai and 
 W. F. Pong, RSC Adv. 3 (2013), pp.7884-7893. 
13. M. Murakami, K. S. Chang, M.A. Aronova, C. L. Lin, M. H. Yu, J. H. Simpers, M. Wuttig 
 and I. Takeuchi, Appl. Phys. Lett. 87 (2005) 112901. 
14. Y. Li, K. S. Moon and C. O. Wong, Science 380 (2005), pp.1419-1420. 
15. Report of World health organization, lead poisoning and health, August 2015. 
16. Vũ Vân (2015), “Giúp dân giải độc chì ở làng nghề Đông Mai”, Môi trường và phát triển, Tài 
 nguyên và môi trường online, Ấn phẩm của Báo tài nguyên và Môi trường, Cơ quan ngôn luận 
 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
17. E. Cross, Nature 432 (2004), pp.24-25. 
18. N. D. Quan, L. H. Bac, D. V. Thiet, V. N. Hung and D. D. Dung, Adv. Mater. Sci. Eng. 2014 
 (2014) article ID 365391. 
19. D. D. Dung, D. V. Thiet, D. Odkhuu, L. V. Cuong, N. H. Tuan and S. Cho, Mater. Lett. 156 
 (2015), pp.129-133. 
20. D. V. Thiet, D. D. Cuong, L. H. Bac, L. V. Cuong, H. D. Khoa, S. Cho, N. H. Tuan and D. D. 
 Dung, Mater. Trans. 56 (2015), pp.1339-1343. 
21. Y. Zhang, X. Zheng, T. Zhang, J. Sun, Y. Bian and J. Song, Meas. Sci. Technol. 22 (2011) 
 115205. 
22. Y. Zhang, X. Zheng and T. Zhang, Sens. Actuat. B 156 (2011), pp.887-892. 
23. R. D. Shannon, Acta. Cryst. A32 (1976), pp.751-767. 
24. A. I. Becrreo, C. McCammon, F. Langenhorst, F. Seifert and R. Angel, Phase Trans. 69 
 (1999), pp.133-146. 
25. E. Jedvik, A. Lindman, M. P. Benediktsson and G. Wahnstrom, Solid State Ionics 275 (2015), 
 pp.2-8. 
26. J. Shah and R. K. Kotnala, J. Mater. Chem. A 1 (2013) 8601-8608. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 2/2016 15 
27. H. T. Langhammer, T. Muller, R. Bottcher and H. P. Abicht, J. Phys.:Condens. Mater. 20 
 (2008) 085206. 
28. N. V. Dang, T. L. Phan, T. D. Thanh, V. D. Lam and L. V. Hong, J. Appl. Phys. 111 (2012) 
 113913. 
29. T. Shimada, Y. Uratani and T. Kitamura, Appl. Phys. Lett. 100 (2012) 162901. 
30. T. L. Phan, P. Zhang, D. D. Yang, T. D. Thanh, D. A. Tuan and S. C. Yu, J. Appl. Phys. 113 
 (2013) 17E305. 
31. Y. Wang, G. Xu, L. Yang, Z. Ren, X. Wei and W. Weng, Mater. Sci. 27 (2009), pp.471-476. 
32. D. H. Kim, L. Bi, P. Jiang, G. F. Dione and C. A. Ross, Phys. Rev. B 84 (2011) 014416. 
 EFFECT OF CR ADDITION ON THE STRUCTURAL, OPTICAL AND 
 MAGNETISM OF LEAD – FREE FERROELECTRIC BI0.5K0.5TIO3 
 NANOCRYSTALS 
 Abstract: Development of the multiferroic materials based on the lead-free ferroelectric 
 material is the new possible channel to create the next generation devices. The lead-free 
 ferroelectric Bi0.5K0.5TiO3 and Cr-doped Bi0.5K0.5TiO3 nanocrystals were synthesized 
 using sol-gel method. The room temperature week-ferromagnetism obtained in both 
 undoped and Cr-doped Bi0.5K0.5TiO3 nanocrytals. The reduction of optical band gap value 
 from 3.36 eV to 2.86 eV was due to substitution of Cr at Ti site. This method may provide 
 an available way to get single phase multiferroics and resolve the problem of the scarcity 
 of single-phase multiferroics in nature. 
 Keywords: Bi0.5K0.5TiO3, sol-gel 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_tap_cr_den_cau_truc_tinh_chat_quang_va_tu_tinh.pdf