Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid

Mục tiêu: khảo sát, lựa chọn loại, tỷ lệ tá dược kiểm soát giải phóng, tá dược siêu rã để xây

dựng công thức bào chế viên hai lớp diltiazem hydroclorid (DIL) giải phóng nhanh (GPN) và giải

phóng kéo dài (GPKD). Đối tượng: DIL chuẩn hàm lượng 99,9%. Phương pháp: định lượng DIL

bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV; bào chế lớp GPN bằng phương pháp dập thẳng và

lớp GPKD bằng phương pháp xát hạt ướt; khảo sát ảnh hưởng của các tá dược kiểm soát giải

phóng (HPMC K4M, HPMC K100M, gôm xanthan) và tá dược siêu rã (natri croscarmellose,

natri starch glycolat, crosspovidon, L-HPC) đến độ hòa tan của viên nén hai lớp DIL. Kết quả:

đã thẩm định được phương pháp quang phổ hấp thụ UV để định lượng nồng độ DIL trong môi

trường hòa tan có pH 7,5; khảo sát được ảnh hưởng của các tá dược kiểm soát giải phóng và

tá dược siêu rã đến độ hòa tan của DIL ra khỏi viên hai lớp. Kết luận: đối với lớp GPKD, HPMC

K4M (30%) và đối với lớp GPN, crosspovidon (30%) là những tá dược thích hợp để xây dựng

công thức bào chế viên DIL hai lớp GPN và GPKD.

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 12450
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid

Ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng và tá dược siêu rã đến độ hòa tan của viên nén hai lớp Diltiazem Hydroclorid
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
5 
ẢNH HƯỞNG CỦA TÁ DƯỢC KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG VÀ 
TÁ DƯỢC SIÊU RÃ ĐẾN ĐỘ HÒA TAN CỦA VIÊN NÉN HAI LỚP 
DILTIAZEM HYDROCLORID 
 Trần Thị Hồng Nhung*; Nguyễn Văn Bạch** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: khảo sát, lựa chọn loại, tỷ lệ tá dược kiểm soát giải phóng, tá dược siêu rã để xây 
dựng công thức bào chế viên hai lớp diltiazem hydroclorid (DIL) giải phóng nhanh (GPN) và giải 
phóng kéo dài (GPKD). Đối tượng: DIL chuẩn hàm lượng 99,9%. Phương pháp: định lượng DIL 
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV; bào chế lớp GPN bằng phương pháp dập thẳng và 
lớp GPKD bằng phương pháp xát hạt ướt; khảo sát ảnh hưởng của các tá dược kiểm soát giải 
phóng (HPMC K4M, HPMC K100M, gôm xanthan) và tá dược siêu rã (natri croscarmellose, 
natri starch glycolat, crosspovidon, L-HPC) đến độ hòa tan của viên nén hai lớp DIL. Kết quả: 
đã thẩm định được phương pháp quang phổ hấp thụ UV để định lượng nồng độ DIL trong môi 
trường hòa tan có pH 7,5; khảo sát được ảnh hưởng của các tá dược kiểm soát giải phóng và 
tá dược siêu rã đến độ hòa tan của DIL ra khỏi viên hai lớp. Kết luận: đối với lớp GPKD, HPMC 
K4M (30%) và đối với lớp GPN, crosspovidon (30%) là những tá dược thích hợp để xây dựng 
công thức bào chế viên DIL hai lớp GPN và GPKD. 
* Từ khóa: Diltiazem hydroclorid; Viên nén hai lớp; Tá dược kiểm soát giải phóng; Tá dược 
siêu rã. 
Influence of Controlled Release and Superdisintegrants Excipients 
on the Dissolution of Diltiazem Hydrochloride Bilayer Tablets 
Summary 
Objectives: To select the type, the ratio of controlled release excipients and superdisintegrants 
for formulation of diltiazem hydrochloride (DIL) bilayer tablets (immediate release layer and 
sustained release layer). Subjects: DIL with content of 99.9%. Methods: Determination of DIL by 
UV spectrophotometer method; immediate release layer was prepared by a direct compression 
method and sustained release layer was prepared by a wet granulation method; study on 
influences of controlled release excipients (HPMC K4M, HPMC K100M, xanthan gum) and 
superdisintegrants excipients (sodium croscarmelose, sodium starch glycolat, crosspovidon, 
L-HPC) on the dissolution of DIL bilayer tablets. Results: The UV spectrophotometer method 
was validated for determination of DIL concentration in the dissolution medium with pH 7.5; 
influence of controlled release and superdisintegrants excipients on the dissolution DIL bilayer 
tablets have been evaluated. Conclusion: Using HPMC K4M (ratio of 30%) for sustained release 
layer and crosspovidon (ratio of 30%) for immediate release layer can be the suitable for 
development of DIL bilayer tablets formulation. 
 * Keywords: Diltiazem hydrochloride; Bilayer tablets; Controlled release excipients; Superdisintegrants. 
* Cao đẳng Dược Phú Thọ 
** Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Bạch (bachqy@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/12/2017 
 Ngày bài báo được đăng: 28/12/2017 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
6 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Diltiazem hydroclorid là dược chất có 
tác dụng chẹn kênh canxi, làm giãn động 
mạch vành và mạch ngoại vi. Trong điều 
trị, các chế phẩm chứa DIL thường được 
sử dụng để làm chậm nhịp tim, giảm co 
bóp cơ tim, làm chậm dẫn truyền nút nhĩ 
thất và để dự phòng, điều trị cơn đau thắt 
ngực. Ở các dạng bào chế hiện đại, DIL 
thường được bào chế dưới dạng viên 
nén GPN và GPKD. Tuy các dạng thuốc 
trên có nhiều ưu điểm so với bào chế quy 
ước, nhưng cũng có những nhược điểm 
riêng do đặc tính của dạng thuốc. Đối với 
viên GPN, có đặc điểm nhanh đạt được 
nồng độ tác dụng trong máu, nhưng cũng 
nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Vì 
vậy, bệnh nhân (BN) phải dùng thuốc 
nhiều lần trong ngày. Còn đối với viên 
GPKD, tuy duy trì được nồng độ điều trị 
trong máu với thời gian dài, nhưng thời 
gian đạt được nồng độ điều trị trong máu 
khá chậm, bất tiện cho BN mắc bệnh cấp 
tính. Để khắc phục những nhược điểm 
của hai dạng thuốc trên, hiện nay đã 
nghiên cứu bào chế viên hai lớp (bilayer 
tablets) vừa có khả năng GPN vừa có khả 
năng GPKD [3, 4]. Trong kỹ thuật bào chế 
viên hai lớp, các tá dược kiểm soát giải 
phóng và tá dược siêu rã đóng vai trò rất 
quan trọng đến tốc độ giải phóng dược 
chất ra khỏi viên hai lớp. Đề tài này, 
chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu 
ảnh hưởng của các tá dược kiểm soát 
giải phóng và tá dược siêu rã đến độ giải 
phóng của dược chất từ viên DIL hai lớp 
GPN và GPKD. 
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nguyên vật liệu và thiết bị. 
* Nguyên liệu và hóa chất: 
- DIL chuẩn: hàm lượng 99,9%, do 
Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương 
cung cấp, SKS: 060909. 
- DIL dược dụng: tiêu chuẩn BP 2009 
(Pháp); natri starch glycolat, natri 
croscarmelose, crosspovidion, L-HPC: 
tiêu chuẩn BP 2009 (Pháp); HPMC K4M, 
HPMC K100M, gôm xanthan: tiêu chuẩn 
USP 30 (Mỹ); polyvinyl pyrolidon 5%, 
magnesi stearat: tiêu chuẩn BP 2009 
(Trung Quốc); avicel PH101; lactose: tiêu 
chuẩn USP 30 (Ấn Độ). 
* Thiết bị và dụng cụ: máy đo độ hòa 
tan Erweka DT-708LH (Đức); máy quang 
phổ UV-VIS Perkin Elmer LambDIL 25 
(Mỹ); máy dập viên tâm sai một chày 
(Trung Quốc); thiết bị đo độ cứng của 
viên (Việt Nam); cân phân tích Mettler độ 
chính xác 0,1 mg; AG 204 Mettler Toledo 
(Thụy Sỹ); rây cỡ 0,315 mm; tủ sấy 
Memmert ULM-2001 (Đức); các dụng cụ 
khác đạt tiêu chuẩn thí nghiệm bào chế 
và phân tích. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
* Phương pháp bào chế: 
- Xây dựng công thức cơ bản của viên 
DIL 60 mg 2 lớp: khối lượng viên 200 mg 
(lớp GPN: 100 mg, lớp GPKD: 100 mg). 
Thành phần công thức như sau: 
+ Lớp GPKD (100 mg) gồm: DIL 30 mg; 
tá dược kiểm soát giải phóng: thay đổi; 
magnesi stearat 3%; tá dược độn: vừa 
đủ. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
7 
+ Lớp GPN (100 mg) gồm: DIL 30 mg; 
tá dược siêu rã: thay đổi; magnesi sterat 
3%; tá dược độn: vừa đủ. 
+ Khảo sát ảnh hưởng của tá dược 
kiểm soát giải phóng: HPMC K100M, 
HPMC K4M và gôm xanthan. 
+ Khảo sát ảnh hưởng của loại tá 
dược siêu rã: natri croscarmellose, natri 
starch glycolat, crosspovidon và L-HPC. 
- Phương pháp bào chế: 
+ Bào chế lớp GPN bằng phương 
pháp dập thẳng và lớp GPKD bằng 
phương pháp xát hạt ướt. 
+ Phối hợp hai lớp: đưa lớp GPKD vào 
cối nén sơ bộ. Dập viên bằng máy dập 
viên tâm sai, bộ chày cối đường kính 
8 mm. Sau đó, thêm lớp GPN, dập thành 
viên hoàn chỉnh. Để viên ổn định trong 
24 giờ trước khi đánh giá độ hòa tan. 
* Định lượng DIL: bằng phương pháp 
quang phổ UV [1]: xác định mối tương 
quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng 
độ dung dịch thông qua giá trị tương quan 
tuyến tính R2 và độ lặp lại của phương 
pháp thông qua giá trị độ lệch chuẩn 
tương đối RSD (%). 
* Đánh giá độ giải phóng của DIL từ 
viên hai lớp: theo nguyên tắc của Dược 
điển Việt Nam IV, phụ lục 11.4 [2], cụ 
thể: kiểu thiết bị: cánh khuấy; môi 
trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm 
phosphat pH 7,5; nhiệt độ môi trường: 
37 ± 0,5ºC; tốc độ quay: 50 vòng/phút; 
thời điểm lấy mẫu: 0,5; 1,0; 2,0; 3,0; 
4,0; 6,0; 7,0 và 8,0 giờ. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
1. Kết quả thẩm định phương pháp quang phổ UV để định lượng DIL. 
* Khảo sát điểm cực đại hấp thụ của DIL trong môi trường đệm pH 7,5: 
- Tiến hành ghi phổ của dung dịch DIL chuẩn có nồng độ 10 µg/ml và dung dịch 
mẫu trắng (hỗn hợp tá dược). 
(a) (b) 
Hình 1: Phổ UV của dung dịch DIL 10 µg/ml (a) và dung dịch hỗn hợp tá dược (b). 
Phổ dung dịch DIL cho thấy: tại λ = 237,2 nm, xuất hiện một cực đại hấp thụ. Dung 
dịch hỗn hợp tá dược không xuất hiện đỉnh hấp thụ tại bước sóng này. Như vậy, có 
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
Abs
200.0 225.0 250.0 275.0 300.0 325.0 350.0 375.0 400.0
nmSample Description
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
8 
thể sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại để xác định nồng độ DIL tại 
bước sóng λmax = 237,2 nm. 
- Xây dựng đường chuẩn DIL trong môi trường đệm pH = 7,5. 
Bảng 1: Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ và nồng độ DIL tại λmax = 237,2 nm (n = 6). 
Nồng độ 
Độ (µg/ml) hấp thụ 4 6 8 10 12 
A1 0,242 0,332 0,428 0,541 0,634 
A2 0,224 0,347 0,438 0,542 0,615 
A3 0,236 0,341 0,437 0,532 0,652 
A4 0,227 0,334 0,429 0,534 0,637 
A5 0,245 0,342 0,428 0,533 0,619 
A6 0,239 0,348 0,437 0,547 0,642 
0,232 0,338 0,433 0,533 0,645 
SD 0,003 0,005 0,006 0,001 0,011 
RSD (%) 1,43 1,47 1,31 0,27 1,65 
Hình 2: Đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch 
DIL tại λmax = 237,2 nm. 
Phương trình đường chuẩn có dạng Y = 0,0511X + 0,0278, giá trị R2 = 0,9993 và 
RSD < 2% (cao nhất 1,47%). Điều đó chứng tỏ có mối tương quan tuyến tính giữa độ 
hấp thụ và nồng độ dung dịch, độ lặp lại tốt. Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp 
quang phổ UV ở bước sóng λmax = 237,2 nm để định lượng nồng độ DIL trong đánh giá 
độ hòa tan. 
2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng. 
Thành phần DIL và tá dược như phần phương pháp. Trong đó, cố định crosspovidon 
với khối lượng 30 mg để khảo sát ảnh hưởng của tá dược kiểm soát giải phóng. Khảo 
sát 3 loại tá dược kiểm soát giải phóng là: HPMC K4M, HPMC K100M và gôm xanthan 
với khối lượng 30 mg, thu được các viên có thành phần khác nhau. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
9 
Bảng 2: Thành phần công thức các mẫu viên N1, N2 và N3. 
Thành phần (mg) 
Công 
thức DIL Crosspovidon HPMC K4M 
HPMC 
K100M 
Gôm 
xanthan 
Avicel 
pH 101 
Magnesi 
stearat 
N1 60 30 30 - - 74 6 
N2 60 30 30 - 74 6 
N3 60 30 - 30 74 6 
Lượng tá dược dính PVP 5% trong ethanol 96% là một yếu tố không khảo sát trong 
quá trình bào chế, do PVP ít ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng DIL của viên. Các mẫu 
viên sau khi bào chế, tiến hành xác định tốc độ giải phóng DIL. 
Bảng 3: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng của mẫu N1, N2 và N3 (n = 6, ± SD). 
Công thức Thời gian 
(giờ) N1 N2 N3 
0,5 67,12 ± 3,05 60,28 ± 2,91 64,02 ± 3,01 
1 70,76 ± 3,13 62,28 ± 2,14 68,65 ± 2,94 
2 73,78 ± 2,89 66,99 ± 3,04 70,77 ± 3,80 
3 80,07 ± 3,15 68,76 ± 3,18 76,17 ± 3,08 
4 87,95 ± 3,97 69,18 ± 3,09 81,66 ± 3,15 
5 89,26 ± 3,63 70,77 ± 3,52 83,04 ± 3,96 
6 92,65 ± 3,46 71,91 ± 2,95 85,39 ± 3,46 
7 93,41 ± 3,67 75,99 ± 3,27 87,05 ± 3,35 
8 95,48 ± 3,77 80,20 ± 3,78 90,26 ± 3,13 
Hình 3: Đồ thị giải phóng DIL từ các mẫu viên N1, N2 và N3. 
T
ỷ
 lệ
 giải
 phó
ng
 DIL
 (%)
Thời gian (giờ) 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
10 
Ở công thức N2, HPMC K100M cho 
tốc độ giải phóng DIL chậm (tại thời điểm 
8 giờ, giải phóng được 80,20%). Ở công 
thức N3, viên chứa gôm xanthan tỷ lệ giải 
phóng DIL các giờ đầu cao hơn viên chứa 
HPMC K100M (tại thời điểm 0,5 giờ, giải 
phóng được 64,02%; tại thời điểm 3 giờ 
là 76,17% và tại thời điểm 5 giờ, giải phóng 
được 83,04%). Nhưng trong những giờ 
cuối, tốc độ giải phóng chậm hơn (tại thời 
điểm 8 giờ, giải phóng được 90,26%) so 
với viên chứa HPMC K4M (95,48%). Tốc 
độ giải phóng khác nhau là do HPMC 
K4M có độ nhớt cao, tan chậm, tạo thành 
khối gel kiểm soát giải phóng DIL bằng cơ 
chế khuếch tán. Những giờ đầu, lớp gel 
chưa kịp hình thành, lượng DIL giải 
phóng ra nhanh (tại thời điểm 0,5 giờ giải 
phóng được 67,12%; tại thời điểm 1 giờ 
giải phóng được 70,76%). Sau vài giờ, 
khi dung môi thấm sâu vào viên, độ dày 
của lớp khuếch tán tăng lên. Do đó, tốc 
độ DIL giải phóng trong các giờ sau chậm 
hơn so với những giờ đầu (tại thời điểm 
6 giờ giải phóng được 92,65%, tại thời 
điểm 7 giờ là 93,41%). Vì vậy, lựa chọn 
HPMC K4M làm tá dược điều khiển giải 
phóng cho các mẫu nghiên cứu tiếp theo. 
* Ảnh hưởng của hàm lượng HPMC K4M đến độ hòa tan DIL trong viên: 
Bảng 4: Công thức các mẫu viên từ N4 đến N8. 
Thành phần (mg) 
Công thức 
DIL HPMC K4M Crosspovidon Avicel pH101 Magnesi stearat 
N4 60 10 30 94 6 
N5 60 20 30 84 6 
N6 60 30 30 74 6 
N7 60 40 30 64 6 
N8 60 60 30 44 6 
Bảng 5: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng mẫu viên từ N4 đến N8 (n = 6, ± SD). 
Công thức Thời gian 
(giờ) N4 N5 N6 N7 N8 
0,5 70,04 ± 3,17 68,33 ± 3,76 64,78 ± 4,17 60,94 ± 2,37 52,76 ± 3,78 
1 72,81 ± 2,59 71,75 ± 3,00 66,16 ± 3,37 60,07 ± 4,00 59,94 ± 2,59 
2 85,12 ± 2,95 80,82 ± 2,56 73,99 ± 2,78 68,26 ± 3,59 62,39 ± 2,59 
3 89,00 ± 3,76 86,77 ± 3,17 75,11 ± 3,78 70,82 ± 3,39 67,09 ± 3,59 
4 92,00 ± 3,95 89,68 ± 4,20 79,91 ± 3,37 74,49 ± 3,76 69,68 ± 3,09 
5 93,32 ± 3,55 90,82 ± 3,59 82,40 ± 2,59 78,09 ± 3,78 70,82 ± 2,76 
6 99,15 ± 2,45 96,18 ± 3,56 87,30 ± 3,73 83,89 ± 3,76 72,07 ± 2,56 
7 99,87 ± 3,76 98,14 ± 2,59 91,65 ± 3,59 85,35 ± 3,17 74,98 ± 3,37 
8 101,82 ± 3,84 100,60 ± 3,39 94,56 ± 2,36 86,66 ± 3,78 76,44 ± 4,32 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
11 
Hình 4: Đồ thị giải phóng DIL từ mẫu viên từ N4 đến N8. 
Ở công thức N4 và N5 (hàm lượng HPMC K4M là 10 mg và 20 mg), tốc độ giải 
phóng DIL cao (tại thời điểm 2 giờ giải phóng được 85,12 và 80,82%, tại thời điểm 
8 giờ giải phóng được 101,8 và 100,60%). Ngược lại, ở công thức N7 và N8 (hàm 
lượng HPMC K4M là 40 mg và 60 mg), tốc độ giải phóng DIL chậm (tại thời điểm 2 giờ 
giải phóng được 68,26 và 62,39%, còn tại thời điểm 8 giờ là 86,66 và 76,44%). Chỉ ở 
công thức N6 (hàm lượng HPMC K4M 30 mg), tốc độ giải phóng DIL phù hợp với mô 
hình của viên nén 2 lớp chứa lớp giải phóng nhanh và giải phóng kéo dài (tại thời điểm 
2 giờ, giải phóng được 73,99% và tại thời điểm 8 giờ là 94,66%) [5]. Vì vậy, chọn hàm 
lượng 30 mg HPMC K4M (tương đương 30% khối lượng của lớp GPKD) cho các 
nghiên cứu tiếp theo. 
3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược siêu rã. 
* Đối với tá dược siêu rã, lựa chọn 4 loại: natri croscarmellose (SC), natri starch 
glycolate (SSG), crosspovidon và L-HPC với hàm lượng 30 mg: 
Bảng 6: Thành phần công thức các mẫu viên N1, N9, N10 và N11. 
Thành phần (mg) 
Công 
thức DIL HPMC K4M Crosspovidon SC SSG L-HPC 
Avicel 
pH101 
Magnesi 
stearat 
N1 60 30 30 - - - 74 6 
N9 60 30 - 30 - - 74 6 
N10 60 30 - - 30 - 74 6 
N11 60 30 - - - 30 74 6 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
12 
Bảng 7: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ mẫu N1, N9, N10 và N11 (n = 6, ± SD). 
Công thức Thời gian 
(giờ) N1 N9 N10 N11 
0,5 67,12 ± 2,68 15,21 ± 3,59 60,62 ± 3,68 34,56 ± 4,10 
1 70,76 ± 3,88 22,60 ± 4,07 67,53 ± 2,88 47,70 ± 3,20 
2 73,78 ± 2,98 31,94 ± 3,00 71,68 ± 4,10 57,10 ± 2,59 
3 80,07 ± 2,68 37,33 ± 2,97 70,59 ± 3,68 63,66 ± 2,64 
4 87,95 ± 2,68 41,89 ± 3,20 78,54 ± 2,49 69,75 ± 2,73 
5 89,26 ± 3,39 46,11 ± 3,29 80,69 ± 3,76 73,20 ± 3,44 
6 92,65 ± 2,96 49,42 ± 4,08 84,70 ± 2,78 74,38 ± 3,49 
7 93,41 ± 3,17 54,88 ± 2,97 88,99 ± 3,78 77,42 ± 2,78 
8 95,48 ± 2,97 57,44 ± 2,88 93,34 ± 2,68 77,83 ± 3,88 
Hình 5: Đồ thị giải phóng DIL từ các mẫu viên N1, N9, N10 và N11. 
Tốc độ giải phóng DIL của viên chứa SC ở công thức N9 thấp nhất (tại thời điểm 
8 giờ giải phóng được 57,44%). Sau đó đến L-HPC ở công thức N11 (tại thời điểm 
8 giờ giải phóng được 77,83%). Tốt hơn là SSG ở công thức N10 (tại thời điểm 8 giờ 
giải phóng được 93,34%) và tốt nhất crosspovidon ở công thức N1 (tại thời điểm 
8 giờ, giải phóng 95,48%). Do đó, chọn crosspovidon cho các nghiên cứu tiếp theo. 
T
ỷ
 lệ
 giải
 phó
ng
 D
IL(%)
Thời gian (giờ) 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
13 
* Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ crosspovidon trong lớp GPN đến độ giải phóng của DIL: 
 Tiến hành thay đổi khối lượng crosspovidon từ 15 mg, 30 mg, 45 mg đến 60 mg 
trong lớp GPN và thu được các mẫu viên có thành phần như trong bảng 8. 
Bảng 8: Công thức các mẫu viên N1, N12, N13 và N14. 
Thành phần (mg) Công thức 
DIL HPMC K4M Crosspovidon Avicel pH 101 Magnesi stearat 
N1 60 30 30 74 6 
N12 60 30 15 89 6 
N13 60 30 45 59 6 
N14 60 30 60 44 6 
Bảng 9: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng mẫu N1, N12, N13 và N14 (n = 6, ± SD). 
Công thức Thời gian 
(giờ) N1 N12 N13 N14 
0,5 67,12 ± 3,68 50,18 ± 2,37 66,78 ± 4,17 65,95 ± 4,19 
1 71,76 ± 2,88 61,52 ± 2,15 70,82 ± 3,37 67,17 ± 4,17 
2 76,78 ± 3,98 66,91 ± 3,17 76,12 ± 2,78 70,28 ± 2,98 
3 80,07 ± 3,68 71,89 ± 3,78 79,46 ± 2,78 72,95 ± 2,78 
4 85,95 ± 2,68 74,47 ± 3,34 85,25 ± 2,37 77,93 ± 3,39 
5 88,26 ± 3,39 80,28 ± 2,76 87,46 ± 3,59 84,00 ± 2,38 
6 90,65 ± 2,96 82,33 ± 3,00 90,17 ± 2,78 87,88 ± 2,78 
7 93,25 ± 4,17 86,78 ± 3,27 92,99 ± 2,79 89,58 ± 2,78 
8 95,48 ± 2,97 88,99 ± 3,20 95,36 ± 3,36 90,18 ± 2,96 
Hình 6: Đồ thị giải phóng DIL từ các mẫu viên N1, N12, N13 và N14. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 
14 
Khi tăng lượng crosspovidon, tỷ lệ (%) 
DIL giải phóng cũng tăng (viên chứa 
15 mg có tốc độ giải phóng DIL tại thời 
điểm 8 giờ đạt 88,99%, khi tăng lên 30 mg, 
DIL giải phóng được 95,36%). Ở công 
thức 13 (viên chứa 45 mg crosspovidon), 
tỷ lệ giải phóng DIL tại thời điểm 2 giờ và 
8 giờ tương đương như ở công thức N1. 
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p > 0,05). Nếu tiếp tục tăng quá mức, tỷ 
lệ DIL giải phóng lại có xu hướng giảm 
(viên chứa 60 mg crosspovidon có tỷ lệ 
giải phóng DIL tại thời điểm 8 giờ là 
90,18%). 
Điều này được giải thích: khi tăng 
lượng crosspovidon quá mức, viên tạo ra 
có hệ thống vi mao quản ít hơn, độ xốp 
giảm đi nhiều. Đồng thời, cũng tạo ra một 
hàng rào gel khi tiếp xúc với môi trường 
hòa tan, làm cản trở hút nước vào trong 
lòng viên. Vì thế, khả năng giải phóng DIL 
của viên không tăng lên mà còn có thể 
giảm đi. 
Để thuận tiện trong bào chế và đảm 
bảo tỷ lệ giải phóng DIL của viên, chúng 
tôi chọn khối lượng crosspovidon 30 mg 
để xây dựng công thức bào chế viên 
hai lớp DIL GPN và GPKD. 
KẾT LUẬN 
Đã khảo sát ảnh hưởng của một số tá 
dược kiểm soát giải phóng (HPMC K4M, 
HPMC K100M, gôm xanthan) và tá dược 
siêu rã (natri croscarmellose, natri starch 
glycolat, crosspovidon, L-HPC) đến tốc độ 
GPN và GPKD từ viên DIL hai lớp. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy: đối với lớp 
GPKD, tá dược kiểm soát giải phóng 
HPMC K4M với tỷ lệ 30% (30 mg HPMC 
K4M/100 mg lớp GPKD) và đối với lớp 
GPN, tá dược siêu rã crosspovidon với tỷ 
lệ 30% (30 mg crosspovidon/100 mg lớp 
GPN) là những thông số hợp lý để xây 
dựng công thức bào chế viên hai lớp DIL 
GPN và GPKD. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Bạch. Nghiên cứu bào chế 
và đánh giá sinh khả dụng viên nén diltiazem 
hydrochlorid 60 mg giải phóng theo nhịp. 
Luận án Tiến sỹ Dược học. Học viện Quân y. 
2012, tr.56-57. 
2. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. PL 
11.4, tr.222-225. 
3. Pridhivikrishna Kottu. Design and evaluation 
of bilayer matrix tablets of sustained release 
glimepiride and pioglitazone. Master of Pharmacy 
in Pharmaceutics. KLE University. 2012. 
4. Raj S. Brito. Design and evaluation of 
sustained release bilayer tablet of metformin. 
Department of Pharmaceutics. Sri Venkateswara 
College of Pharmacy. Chittoor A.P. India. 2011. 
5. Admassu Abebea, Ilgaz Akselib, Omar 
Sprockela et al. Review of bilayer tablet 
technology. International Journal of Pharmaceutics. 
2014, 461 (1 - 2), pp.549-558. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_ta_duoc_kiem_soat_giai_phong_va_ta_duoc_sieu_r.pdf