Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam

Cho đến nay, thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ nhất với động cơ thủy lực và hơi nước, cuộc cách mạng này được diễn ra vào cuối thế

kỉ 18 nhằm đáp ứng nhu cầu ngành dệt may giai đoạn này. Cuộc cách mạng lần thứ hai được diễn ra

vào cuối thế kỉ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong từ đó làm phát triển động cơ điện và dây

chuyền sản xuất hàng loạt; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được cho là bắt đầu từ khoảng

năm 1969 với nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Cho đến cuối

thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã được sử dụng

rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Khái niệm về

“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động

chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Và chỉ bốn năm sau đó,

Diễn đàn kinh tế thế giới phải lựa chọn chủ đề “Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”

để phân tích. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh và

có nhiều diễn biến khó lường, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của kinh tế toàn cầu, trong

đó có Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh đến thị trường lao động của

nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm trong xu thế đó. Bài viết này sẽ đưa ra một số những

tác động của của cuộc cách mạng công nghiệp này đến thị trường lao động Việt Nam và từ đó gợi ý

đưa ra một số chiến lược kinh doanh cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7680
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 120 
ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
TỚI VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 
Th.S Nguyễn Thị Liên; Đỗ Thị Huyền Trang 
Khoa Kinh tế & QTKD – Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tác động 
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt nam để từ đó đưa ra một số 
giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp Việt nam cũng như lao động để tránh tình trạng thất nghiệp 
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0; lao động, sử dụng lao động... 
1. MỞ ĐẦU 
Cho đến nay, thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ nhất với động cơ thủy lực và hơi nước, cuộc cách mạng này được diễn ra vào cuối thế 
kỉ 18 nhằm đáp ứng nhu cầu ngành dệt may giai đoạn này. Cuộc cách mạng lần thứ hai được diễn ra 
vào cuối thế kỉ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong từ đó làm phát triển động cơ điện và dây 
chuyền sản xuất hàng loạt; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được cho là bắt đầu từ khoảng 
năm 1969 với nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Cho đến cuối 
thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã được sử dụng 
rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Khái niệm về 
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động 
chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Và chỉ bốn năm sau đó, 
Diễn đàn kinh tế thế giới phải lựa chọn chủ đề “Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” 
để phân tích. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh và 
có nhiều diễn biến khó lường, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của kinh tế toàn cầu, trong 
đó có Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh đến thị trường lao động của 
nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm trong xu thế đó. Bài viết này sẽ đưa ra một số những 
tác động của của cuộc cách mạng công nghiệp này đến thị trường lao động Việt Nam và từ đó gợi ý 
đưa ra một số chiến lược kinh doanh cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trƣờng lao động thế giới 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra chính là cuộc cách mạng số, thông qua 
các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo 
(AR)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.[10] 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 3, đó chính là sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa hơn 
nữa quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng 4.0 này không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ 
thống thông minh mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các lĩnh vực khác nhau: từ mã hóa 
chuỗi gen cho tới công nghệ nano, in 3D, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử, đặc biệt là 
sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, đưa robot dần vào cuộc sống.... Năm 2000, việc ra đời của người 
máy ASIMO của hãng Honda đã đánh dấu đánh dấu bước ngoặt mới trong việc nghiên cứu công 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 121 
nghệ sản xuất robot. Cho đến nay, công nghệ sản xuất robot và ứng dụng nó vào trong sản xuất đã 
tiến một bước rất dài và phát triển một cách nhanh chóng. 
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với 
sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, 
người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở 
con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc cả ngày, không cần nghỉ, không cần trả lương, 
đóng thuế, bảo hiểm của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động 
là người thật hay người máy. Việc sử dụng robot hay trí tuệ nhân tạo đã được thay thế dần trong 
nhiều lĩnh vực của ngành kinh tế trong các nước hiện nay, cụ thể như sau: 
Đối với ngành dệt may, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo hay IoT được đánh giá là lao động bị 
thay thế nhiều nhất, nguy cơ mất việc làm là cao nhất. Hiện nay, việc sử dụng IoT và các công nghệ 
khác trong sản xuất đã số hóa toàn bộ quy trình sản xuất, phân phối, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm 
ra thị trường. Dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất lao động, đảm 
bảo chất lượng, giảm thiểu tai nạn lao động, hoặc tránh độc hại, thay thế các công việc lặp đi lặp lại, 
nhàm chán, yêu cầu kỹ năng thấp, hạn chế được các bệnh nghề nghiệp cho người lao động. May 
mặc bản chất là một quá trình hết sức tinh tế, trước đây, Ấn Độ từng khẳng định “Không có một 
công nghệ nào có thể thay thế được các sản phẩm thủ công” như dệt may. Tuy nhiên, hiện nay, các 
robot trong ngành dệt may đã có thể tinh tế hơn  ...  công nghiệp 4.0. Như vậy, với lượng công việc, chứng từ, 
khách hàng nhiều hơn nhưng các ngân hàng không cần phải mở rộng thêm các chi nhánh hay tuyển 
thêm nhân viên nữa, do vậy sẽ giảm bớt các chi phí đến nhân viên. Điều này cũng sẽ thu hút các 
khách hàng đến để trải nghiệm những không gian công nghệ mới. 
2.2 Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc sử dụng lao động tại Việt 
Nam. 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và 
đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, 
thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh 
vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao 
thông, giáo dục... Tuy nhiên chúng ta thấy, cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ ảnh hưởng nhiều 
nhất đến những ngành nghề lĩnh vực sản xuất mang tính chất đồng loạt, lao động chân tay, lao động 
thô sơ mang tính chất lặp đi lặp lại. Với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này vừa là 
thách thức nhưng nó cũng là cơ hội nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ một cách hợp lý. 
2.2.1 Những thách thức cho thị trường l o đ ng Việt N m trước tác đ ng của cu c cách mạng 
công nghiệp 4.0 
Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng”, với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động [2]. Dư 
lợi dân số mang lại cơ hội lớn nếu Việt Nam tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào này, đồng 
thời cũng tạo ra áp lực mạnh mẽ trong việc đảm bảo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, đào 
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xét về số lượng, Việt Nam dường như có lợi thế về lao 
động. Song chất lượng lao động thông qua trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo thì lại không 
làm hài lòng và không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thêm vào 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 123 
đó, lao động Việt Nam còn yếu về các kỹ năng mềm như khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao 
tiếp hay lãnh đạo. Với thực trạng như vậy, lợi thế về chi phí nhân công thấp tại Việt Nam đang dần 
mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nền 
công nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung khi tác động của khoa học 
công nghệ ngày càng mạnh mẽ mà điển hình là công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
So với các nước Đông Nam Á trong khu vực, Việt Nam có ưu thế là có lực lượng lao động 
trẻ dồi dào và chi phí thấp. Tuy nhiên, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì đây 
sẽ không còn là thế mạnh nữa. Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có đến 86% lao 
động cho các ngành Dệt may và Giày dép của Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp dưới tác động của 
những đột phá về công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Ngoài việc giải quyết lao động 
trong nước thì việc xuất khẩu lao động đối với những quốc gia cần nhân công rẻ cũng không còn dễ 
dàng nữa. Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không nhỏ khi các ngành này khi đã tạo 
ra số lượng lớn việc làm cho lao động trong nước. Trong 20 năm qua, tổng số lao động Việt Nam đã 
tăng thêm khoảng 19 triệu người, từ mức 35 triệu người năm 1996 lên 54 triệu người năm 2016 [3]. 
Tuy nhiên, khi máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của quá 
trình phát triển trong tương lai cũng như ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động và tìm tạo nguồn việc 
làm cho những người đến tuổi lao động. 
Hiện nay, trong một số ngành khác đã ứng dụng công nghệ cao để thay thế cho lao động 
trong nước, điển hình như một số ngành sau: 
Tại các nhà máy sản xuất công nghiệp tại Bình Dương, con số giật mình được đưa ra là có 
tới 90% công nhân đã phải nghỉ việc, với lý do là vì nhiều dây chuyền sản xuất chỉ cần vỏn vẹn 5 
robot là đã vận hành được toàn bộ dây chuyền sản xuất. 5 robot này thừa sức thay thế được số lượng 
lớn tới hơn 100 công nhân nhưng chỉ tập trung được vào duy nhất khâu tạo hình sản phẩm trong 
toàn bộ dây chuyền. Trung bình cứ mỗi tiếng, 1 robot này vận hành sẽ cho ra 500 sản phẩm, với độ 
chính xác lên đến từng milimet. Điều quan trọng là robot không bị ảnh hưởng bởi tâm lý như con 
người, chúng không mệt, không đói, không vướng bận gia đình, cho nên năng suất luôn được giữ 
vững. Do đó, các sản phẩm được làm ra không chỉ được đảm bảo về chất lượng mà còn ổn định về 
số lượng. Câu chuyện tượng tự cũng xảy ra ở một số công ty chế biến thủy sản ở Cần Thơ. Các công 
ty này cũng đã đầu tư các dây chuyền tự động hóa cao. Trong lĩnh vực thủy sản, các loại thủy sản 
cần chế biến, sẽ được đặt trên băng chuyền và được đưa qua những „con mắt lazer‟ có chức năng 
phân loại theo đúng kích cỡ quy định. Phân loại xong, dây chuyền tự động sắp xếp chúng ở cùng 
một kích cỡ vào một nhóm. Sau đó, chúng sẽ được sơ chế, đóng gói mà không cần sự tham gia của 
bất kì người lao động nào trong đó. Việc sử dụng robot thay thế cho lao động cũng diễn ra tương tự 
tại các doanh nghiệp áp dụng các dây chuyền sản xuất tự động như Vinamilk hay Samsung.... 
Ngoài ra, các lĩnh vực khác của công nghệ cũng đang dần thay thế lao động trong mọi ngành 
nghề. Đơn cứ như trong ngành ngân hàng hay ngành hàng không, khách hàng hiện nay không còn 
tiếp xúc trực tiếp với các giao dịch viên mà làm việc thông qua các máy tự động, từ việc làm thủ tục 
ngân hàng cho đến việc “check in” khi lên máy bay. Những chiếc máy tự động này không những hỗ 
trợ giải quyết nhanh gọn thủ tục, tiết kiệm thời gian cho khách hàng đồng thời giúp cho doanh 
nghiệp không phát sinh thêm lao động, chi phí đào tạo lao động...Đây cũng là điển hình cho việc 
robot thay thế hoạt động của con người, nó không còn là việc xa lạ đối với chúng ta, chúng ta chỉ 
nghĩ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới chỉ thay thế lao động ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, 
nó cũng đã tác động không nhỏ đến lực lượng lao động thủ công tại Việt Nam, thách thức các nhà 
chức trách phải giải quyết vấn nạn thất nghiệp ở lứa tuổi lao động. 
Không chỉ thay thế con người trong những lao động giản đơn mang nhiều tính lặp lại, robot 
hiện nay còn lấn sân sang các lĩnh vực khác. Ngày 14/11/2016, hai chú robot hình người có tên 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 124 
NAO đến từ Nhật Bản đã được Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) mua để phục vụ công tác 
giảng dạy và nghiên cứu. NAO là robot mang hình dáng con người có chiều cao 58 cm, được tạo 
thành từ hàng trăm cảm biến, động cơ và phần mềm điều khiển bởi hệ điều hành NAOq iOS. Robot 
NAO có thể nói được 21 ngôn ngữ khác nhau của các nước trên thế giới. Đặc biệt, robot này còn có 
khả năng tương tác, biểu lộ sắc thái, cảm xúc và hành động giống như con người trong quá trình 
giao tiếp. Việc sử dụng robot đưa vào để giảng dạy tiếng Anh trước hết là kích thích sự tò mò và 
tăng khả năng hứng thú học ngoại ngữ của người học, ngoài ra để tránh những sai sót không đáng có 
trong việc truyền đạt kiến thức do phát âm không chuẩn, do tâm lý giảng dạy của từng giáo viên. 
2.2.2 Những thời cơ cho thị trường l o đ ng Việt N m trước tác đ ng của cu c cách mạng công 
nghiệp 4.0 
Về cơ hội, Việt Nam là nước đi sau nên có thể là cơ hội để “đi tắt đón đầu”. Nếu như chúng 
ta có thể tận dụng cơ hội này, bỏ qua một số giai đoạn phát triển khác thì chúng ta có thể tiết kiệm 
được thời gian so với các nước. Bên cạnh đó, nhân cơ hội từ công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể thay 
đổi phương thức quản lý và phương thức phát triển nền kinh tế. Nếu sự thay đổi này đi đúng hướng 
thì Việt Nam có thể có cơ hội bứt phá được. Chúng ta không cần phải sản xuất ra công nghệ nhưng 
chúng ta cũng có thể nhập công nghệ để phục vụ cho sản xuất làm nâng cao năng suất và hiệu quả 
lao động. 
Đứng trước nỗi lo là sự thất nghiệp hàng loạt của các lao động truyền thống, chỉ chuyên làm 
việc tay chân mang tính chất lặp lại thì chúng ta lại có cơ hội vì cần những lao động mang tính sáng 
tạo, công nghệ cao. Điển hình nhất là ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam, theo báo cáo mới 
đây của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành Công nghệ thông tin đang ở mức cao nhất trong lịch 
sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Ước tính sẽ có gần 80.000 sinh viên 
Công nghệ thông tin bước vào thị trường lao động trong hai năm, 2017 và 2018, tuy nhiên so với 
nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam vẫn sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về Công nghệ 
thông tin. Nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người. Cùng với đó, 
các ngành khác như: Điện - Điện tử, Cơ khí, Tự động hóa... cũng đang thiếu hụt nhân lực ngay trong 
thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai, nguồn nhân lực các ngành này cũng chưa thể đáp ứng 
kịp nhu cầu thị trường lao động [8]. 
Nhưng phải xác định rằng những lao động chúng ta cần không phải những lao động giản 
đơn, truyền thống mà là những lao động tay nghề kĩ thuật cao mang tính sáng tạo, những lập trình 
viên ... để có thể tiếp cận được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy chúng ta phải có kế 
hoạch đào tạo nguồn nhân lực có khả năng từng bước nắm vững công nghệ thông tin, an ninh mạng 
và những công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet kết nối mọi thứ, công nghệ in 
3D...Xây dựng và triển khai với tiến độ phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền 
sản xuất với công nghệ hiện đại thay vì nhân công giá rẻ. Xây dựng kế hoạch chuyển lao động có 
thể bị thay thế sang các ngành Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, thủy sản, du lịch, công nghệ 
thông tin... 
2.3 Một số kiến nghị trong công tác đ o tạo và sử dụng lao động tại Việt Nam trƣớc tác động 
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, không một quốc gia nào có thể thờ ơ. Nó tác 
động đến mọi mặt và tác động trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi nước. Đối với mỗi quốc gia, nó đều là 
thách thức và là cơ hội. Tuy nhiên, không phải chỉ có nhà nước mới quan tâm đến vấn đề này mà còn 
là các doanh nghiệp, mỗi cá nhân. Nhà nước sẽ có những động thái, chính sách để tác động vĩ mô đến 
nền kinh tế, doanh nghiệp quyết định sử dụng lao động như thế nào cho hiệu quả và mỗi cá nhân phải 
lựa chọn ngành nghề trong tương lai của mình như thế nào cho không bị thất nghiệp. Tất cả những vấn 
đề trên đây đều cần phải có những định hướng để giải quyết, cụ thể như sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 125 
Đối với nhà nước: muốn giải quyết vấn đề của một nền kinh tế thì cần phải có định hướng 
của nhà nước. Đứng trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà nước cần phải đi 
trước và đưa ra một định hướng phù hợp. Định hướng về giáo dục sẽ giúp giải quyết vấn đề cho 
người lao động hiện nay. Trước hết, phải nhận thấy định hướng về giáo dục hiện nay là quan trọng 
nhất. Đổi mới được cơ cấu hệ thống giáo dục sẽ đổi mới được định hướng của mỗi người khi đến 
tuổi lao động. Do vậy, nhà nước cần đưa ra những khung tiêu chuẩn với những kiến thức kĩ năng 
mềm cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Từ đó sẽ yêu cầu các cơ sở giáo dục 
phải cạnh tranh với nhau, cái tiến được chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đề ra. Đặc 
biệt, chương trình đào tạo này phải gắn liền với thực tiễn, thực hành chứ không còn nặng về lý 
thuyết như trước kia nữa. 
Đối với doanh nghiệp: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gây nhiều áp lực cho các doanh 
nghiệp sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất thủ công, thô sơ. Tuy vậy, nó 
cũng chính là cơ hội phát triển cho nhiều doanh nghiệp. Với đặc điểm của Việt Nam hiện nay, đầu 
tư vào công nghệ để nâng cao sản xuất lại cần phải một khoảng chi phí khá lớn. Đối với những 
doanh nghiệp sản xuất hiện tại, có khả năng sử dụng dây chuyền công nghệ thì cần phải sản xuất 
hàng hóa theo xu hướng, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp. Những 
sản phẩm mang tính sáng tạo thì khó có thể thay thế toàn bộ bởi dây chuyền tự động hóa. Thêm vào 
đó, trong thực tế, theo thống kê thì 96% doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 
do vậy để cạnh tranh về công nghệ là điều không dễ. Để tồn tại trong nền kinh tế hiện tại, các doanh 
nghiệp nên chuyển hướng sang các điểm mạnh của Việt Nam, đó là nông nghiệp, thủy sản, du lịch 
hay lập trình công nghệ thông tin. 
Đối với người lao động: đứng trước tình trạng thất nghiệp hàng loạt như hiện nay đối với 
những lao động giản đơn thì người lao động cần lựa chọn công việc ngành nghề cho phù hợp với 
khả năng của mình và nhu cầu của xã hội. Dù robot có thể thay thế hàng trăm nghìn lao động nhưng 
đối với những công việc mang tính chất sáng tạo, điều hành, tư duy và xúc cảm của con người thì 
không thể thay thế được. Do vậy, những nhóm ngành sáng tạo nghệ thuật, chăm sóc y tế, giáo dục 
hay pháp luật... vẫn có khả năng tồn tại. Vì thế, trong xã hội mà công nghệ có thể làm thay đổi mọi 
thứ thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là người lao động phải luôn làm mới mình như làm chủ công nghệ, 
thạo ngoại ngữ, làm những công việc mang tính chất sáng tạo thì sẽ không bị đào thải, vẫn có khả 
năng tồn tại trong nền kinh tế hiện nay. 
3. KẾT LUẬN 
Như vậy, từ sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế thế giới và nền 
kinh tế Việt Nam nó đã làm cho nền kinh tế nói chung có sự thay đổi không ngừng. Do vậy nền kinh 
tế Việt Nam cần phải có sự thích ứng cho phù hợp mới có thể đáp ứng được sự biến đổi và yêu cầu 
ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua bài viết, ngoài việc đề cập tới sự tác 
động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế thế giới nói chung và sử dụng lao động 
nói riêng, tác giả từ đó đã đưa ra một số gợi ý cho nhà nước, doanh nghiệp cũng như người lao động 
để có thể thích ứng với sự thay đổi đó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2015), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016. 
2. Tổng cục Thống kê (2007-2015), Điều tra Lao động - Việc làm các năm 2007-2015; 
3. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải 
pháp; 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 126 
4. www.chinhphu.vn (Trang thông tin điện tử của Chính phủ). 
5. www.gdt.gov.vn (Trang thông tin của Tổng cục Thuế). 
6. www.gso.gov.vn (Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê). 
7. www.mof.gov.vn (Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính). 
8. www.mpi.gov.vn (Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 
9. www.vietnamnet.vn 
10. www.vi.wikipedia.org/wiki 
(THE IMPACTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON 
LABOR IMPLOYMENT IN VIETNAM) 
ABSTRACT AND KEYWORDS 
Abstract: In this article, the author explores the content of industrial revolution 4.0 and the 
impacts of industrial revolution 4.0 on labour employment in Vietnam. Hence, the purpose of this 
article is creating some solution for Vietnamese enterprises as well as labors to avoid unemployment 
in the labor market in the period of industrial revolution 4.0. 
 Key words: industrial revolution 4.0, labors, labour employment... 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_toi_viec_su_dun.pdf