Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách

hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh

theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu cho các bên liên quan.

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của

các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy,

sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây

chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.

Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ thay đổi phương

thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản

đều có thể thực hiện từ xa. Ngoài ra, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm rõ ràng hơn

do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Chẳng hạn, ngành dệt may có thể sẽ hoàn

toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng);

ngành lắp ráp ôtô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công robot và sẽ kéo

theo những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý như tính hợp pháp của các giao dịch được thực

hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế con người.

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9160
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 90 
ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÂY NGUYÊN 
ThS. Huỳnh Tấn Hƣng 
Đại học Võ Trƣờng Toản 
Ngày nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi 
trường ở mọi cấp độ như toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Vì thế, nước ta cần có những chính 
sách điều chỉnh về kinh tế - xã hội nhằm mục đích hóa giải những thách thức và tận dụng cơ hội do 
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Chẳng hạn, khoa học và công nghệ làm cho năng 
suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng, chi phí thương mại giảm để tăng doanh 
thu Tây Nguyên, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc 
sống cá nhân. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hóa giải những thách thức, tận dụng cơ hội, 
Tây Nguyên. 
1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƢ 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách 
hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh 
theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu cho các bên liên quan. 
Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của 
các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy, 
sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây 
chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu. 
Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ thay đổi phương 
thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản 
đều có thể thực hiện từ xa. Ngoài ra, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm rõ ràng hơn 
do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Chẳng hạn, ngành dệt may có thể sẽ hoàn 
toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); 
ngành lắp ráp ôtô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công robot và sẽ kéo 
theo những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý như tính hợp pháp của các giao dịch được thực 
hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế con người. 
Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai 
chiều giữa người dân và chính phủ, tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do 
vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 sẽ 
giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ với điều kiện hệ thống điều 
hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và người dân. 
Hiện nay ở nước ta, các tổ chức doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận những 
công nghệ mới, hoặc các cơ quan công quyền chưa đào tạo kịp hay các cơ quan hành pháp rất khó 
tuyển dụng được những chuyên viên quản lý các công nghệ mới một cách hoàn hảo khi những vấn 
đề an ninh quốc gia ngày càng đa dạng như vũ khí sinh học, chiến tranh mạng. Chính các thách thức 
đó mà doanh nghiệp và Nhà nước phải luôn đổi mới cơ cấu hay luôn đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng cao. 
Ngoài ra, các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa phải ý thức tận dụng lợi thế 
kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời với nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ 
thuật số phải phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta. Đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng nước ta 
tiếp cận được các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn. 
Các công ty trong nước phải luôn điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích 
hợp các công nghệ tiên tiến (robot bán tự động, điện toán đám mây ...) với mục đích đơn giản quy 
trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 91 
quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị 
trường thương mại mờ nhạt dần. 
Như vậy, để thu hút được nhân tài, xây dựng thành công các mô hình kinh doanh phù hợp, 
các cá nhân lãnh đạo những tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và những nhà lập pháp, hành 
pháp, tư pháp ở cấp vĩ mô phải có tư duy đổi mới chiến lược phát triển, thu hút nhân tài để xây dựng 
các mô hình kinh doanh phù hợp, đồng thời kết hợp đầu tư giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực ở 
trình độ cao biết tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhìn chung, công 
nghiệp 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ 
tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đồng thời, công nghiệp 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp 
tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và từ đó 
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 
2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀM THAY ĐỔI HOÀN TOÀN HỆ THỐNG 
SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ HIỆN  ...  tư cho việc nghiên cứu phát triển sản 
phẩm theo hướng công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì có thể sau cuộc cách mạng, vị thế của 
doanh nghiệp nước ta sẽ hoàn toàn khác trên thị trường quốc tế. 
3. BỐN THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM MUỐN LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ TRONG 
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 (INDUSTRY 4.0) 
3.1. Trình đ phát triển 
Ở Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều cuộc cách mạng công nghiệp cùng lúc. Ví dụ như về sản 
xuất, có nơi áp dụng cách mạng công nghiệp 1.0, có nơi áp dụng cách mạng công nghiệp 2.0, 3.0. 
Cuộc cách mạng 4.0 xuất hiện và phát triển rất nhanh. Do đó, việc đi tắt đón đầu hay nhảy vọt lên là 
điều không hề dễ dàng. 
3.2. Nguồn nhân lực 
Cách mạng 4.0 thể hiện trí thông minh con người qua những phát minh, sáng chế. Năng lực 
quản lý và ứng dụng các phát minh sáng chế mà cách mạng 4.0 mang lại ở Việt Nam cũng chưa rõ 
ràng. 
3.3. Lề lối làm việc 
Cách mạng 4.0 đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn lề lối sinh hoạt và quản lý nhằm tận dụng kết 
nối internet vạn vật và trí tuệ thông minh. Tuy nhiên, phương thức sản xuất, cách sống và sinh hoạt 
hiện tại ở Việt Nam vẫn còn quá xa vời để tiếp cận được. 
3.4. Cách mạng 4.0 sẽ triệt tiêu l o đ ng giản đơn nhất là người lao đ ng trong lĩnh vực 
nông nghiệp và thủ công 
Công nghiệp 4.0 có thể tác động lớn đến thị trường lao động khi thiếu nguồn nhân lực chất lượng 
cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong một số ngành. Cách mạng 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn, nhất 
là người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công. Điều này sẽ tạo ra thất nghiệp, bất ổn xã hội. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 92 
Theo dự đoán của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016, "cơn bảo" 4.0 sẽ khiến nhu cầu lao động các ngành 
sản xuất - chế tạo, máy tính - toán học, kiến trúc - kỹ thuật tại khu vực ASEAN suy giảm. 
Việt Nam là nước có nhiều ngành sử dụng nhiều lao động cao nên thách thức lại càng thể 
hiện rõ. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán, robot sẽ thay thế 85% 
công nhân trong ngành dệt may Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Vì vậy, công nghệ 4.0 là một cơ hội 
cho sự chuyển mình của ngành công nghiệp dệt may nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức trong vấn 
đề đầu tư, tái cơ cấu và lao động. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tiếp cận với công nghệ và xác định 
rõ tiềm lực bản thân để chọn hướng đi có hiệu quả nhất. Thực tế, phương thức sản xuất, cách sống 
và sinh hoạt hiện tại ở Việt Nam vẫn còn quá xa vời để tiếp cận được cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0. 
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là làm chủ công nghệ. Do đó, Nhà nước cần có chính 
sách để tạo được những doanh nghiệp nội địa có thể ứng dụng những công nghệ nổi bật của cuộc cách 
mạng này và làm sao để phát triển một nền kinh tế chia sẻ. Đặc biệt, Tây Nguyên cần đổi mới phương 
thức chuyển giao công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với mục đích từng bước tăng năng 
suất, chất lượng nông, lâm sản, hàng hóa của vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất 
khẩu, giúp cho Tây Nguyên phát triển bền vững hơn. 
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với những nhà quản lý 
chính sách tại Việt Nam, bao gồm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích đối 
với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, kiểm soát việc minh bạch về thông tin, quản lý 
giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ, quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm, 
chống thất thoát thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) và một số vấn đề xã 
hội khác nảy sinh như lao động việc làm và an sinh xã hội. 
4. NƯỚC TA CẦN PHẢI CÓ CHÍNH SÁCH ĐỒNG BỘ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CHUYỂN 
GIAO CÔNG NGHỆ Ở TÂY NGUYÊN TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG 
NGHIỆP 4.0 
Chính sách này nhằm hướng tới củng cố năng lượng nội sinh về khoa học và công nghệ, tạo 
lập thị trường công nghệ. Do đó, doanh nghiệp phải là trọng tâm để kết hợp hiệu quả "bốn nhà": nhà 
quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Chính doanh nghiệp thúc đẩy quá trình 
chuyển giao công nghệ thành công và trong tương lai sẽ đưa vùng Tây Nguyên phát triển nông, lâm 
nghiệp. Hơn nữa, để khoa học và công nghệ đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi từng mang lại 
hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, có tầm nhìn về dự báo khoa học và công nghệ trong vòng 
20 năm tới để tránh sẽ không bị lạc hậu; lựa chọn địa bàn để chuyển giao công nghệ ... 
Tây Nguyên bao gồm Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với tổng diện 
55.600km
2
 cần được Nhà nước ứng dụng chuyển giao công nghệ trong thời cách mạng công nghiệp 
4.0 để góp phần ổn định chính trị và xóa đói, giảm nghèo... Vì vậy, Tây Nguyên cần hình thành các 
cụm ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho các cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, rau, 
hoa, chè ... Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan bạt ngàn trong đó đất đỏ vàng trên đá macma axít 
chiếm 38% (hơn 2 triệu hécta), đất đỏ bazan chiếm 31.8%, đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 13.2% 
(Bảng 1). 
 Bảng 1: Cơ cấu diện tích các loại đất ở Tây Nguyên 
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 
1 Đất phù sa 92.000 1.67 
2 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 210.000 3.82 
3 Đất xám bạc màu trên sản phẩm phong phú của granit 305.000 5.55 
4 Đất đen 143.000 2.60 
5 Đất nâu đỏ trên đá bazan 1.750.000 31.82 
6 Đất nâu vàng trên đá bazan 98.000 1.78 
7 Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất 55.000 1.00 
8 Đất đỏ vàng trên đá macma axít 2.090.000 38.00 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 93 
9 Đất vàng nhạt trên đá cát 22.000 0.40 
10 Đá vàng nâu trên phù sa cổ 2.000 0.04 
11 Đất mùn vàng đỏ trên núi 730.000 13.27 
12 Đất mùn trên núi 3.000 0.05 
Tổng cộng : 5.500.000 100.00 
Nguồn : Tổng hợp từ niên giám thống kê năm tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2009 
Ngày nay, với công cuộc cách mạng công nghiệp 0.4, các loại đất vùng Tây Nguyên sẽ giúp 
các cây công nghiệp như cao su, cà phê, ca cao, hồ tiêu có khả năng phát triển với quy mô lớn. 
Thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên bình quân là 12.12% trong đó ngành nông 
- lâm - thủy sản là 9%, ngành công nghiệp xây dựng là 21.2%, thương mại - dịch vụ là 15.5%. Thu 
nhập bình quân đầu người tăng từ 2.85 triệu đồng năm 2001 lên 11.5 triệu đồng năm 2008. Tỷ trọng 
ngành nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 53%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.3 tỉ đồng vào năm 2008. 
Thu ngân sách trên địa bàn năm 2008 là 6.585 tỉ đồng, chiếm 11.34% GDP, đáp ứng được 46.07% 
chi ngân sách. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/ GDP chiếm khoảng 40.8%. 
Trong thời gian qua, nhiều cơ quan khoa học, các viện, trường, các doanh nghiệp ... đã 
chuyển giao được một số kỹ thuật mới tiến bộ vào trong sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần nâng 
cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên. Do đó, Tây Nguyên trở thành vùng nông sản 
hàng hóa lớn nhất ở nước ta (Bảng 2). 
Bảng 2 : Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tây Nguyên 
Hàng suất khẩu Đơn vị tính 
Năm 
2000 
Năm 
2005 
Năm 
2007 
Năm 2007 biến động 
so với năm 2000 (%) 
Rau, hoa, quả Triệu USD 213.1 235.5 305.6 143.4 
Cà phê Nghìn tấn 733.9 912.7 1.229,2 167.5 
Cao su Nghìn tấn 273.4 554.1 714.9 261.5 
Điều nhân Nghìn tấn 34.2 109.0 152.5 445.9 
Chè Nghìn tấn 55.7 91.7 114.5 205.6 
Hồ tiêu Nghìn tấn 36.4 109.9 82.9 227.7 
Gỗ và sản phẩm gỗ Triệu USD 311.4 1.561,4 2.404,1 772.0 
Nguồn : Tổng cục Thống kê 
Như vậy, trong những năm tới, công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ từng bước đẩy 
mạnh phát triển vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên theo hướng toàn diện để nâng cao năng suất, chất 
lượng, hiệu quả gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. 
Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển giao công nghệ trên lĩnh vực 
nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang có nhiều bất cập vì sự phân bố nguồn nhân lực chưa phù hợp, 
các cán bộ có kinh nghiệm chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ phần lớn tập trung vào 
công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy nên dành rất ít thời gian cho việc chuyển công nghệ đến 
nông hộ, nhất là nông hộ dân tộc thiểu số. Hơn nữa, cán bộ chuyển giao công nghệ là người dân tộc 
rất ít. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 94 
Bảng 3 : Thực trạng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp 
phân theo trình độ học vấn ở Tây Nguyên. 
Đơn vị : Người 
Hạng mục Năm 2001 
Năm 
2006 
Biến động năm 2006 
 so với năm 2001 
Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Tổng số 1.554.882 1.668.976 124.094 8.03 
Chưa qua đào tạo 1.503.389 1.633.777 130.388 8.67 
Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 20.380 16.824 -3.566 -17.45 
Trung cấp 16.852 14.506 -2.346 -13.92 
Cao đẳng 1.756 1.769 13 0.74 
Đại học trở lên 2.505 2.100 -405 -16.17 
 Nguồn: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 
Thực tế, nhiều cán bộ trong ngành nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên được chú trọng đào tạo 
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì rất yếu về phương pháp chuyển giao công nghệ 
trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động chuyển giao công nghệ còn mang tính thời 
vụ, không liên tục. Do đó, các thành tựu công nghệ khó chuyển giao cho sản xuất trên quy mô lớn 
trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới 
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự 
động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng trên cuộc cách mạng 
công nghiệp thứ ba, tức là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự 
hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. 
Ở giai đoạn đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng trên cuộc cách mạng 
số, đặc trưng bởi Internet, các cảm biến nhỏ và mạnh hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo. 
Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng 
phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì thế đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. 
Vì vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về máy móc, hệ thống thông minh và 
được kết nối ở phạm vi lớn hơn nhiều ... 
Vì vậy, các doanh nghiệp nước ta phải hiểu tất cả máy móc thiết bị trong công xưởng được 
kết nối với nhau thông qua internet, rất nhiều cảm biến cũng đồng thời được lắp đặt để thu thập dữ 
liệu. Cách làm này giúp máy móc có thể "giao tiếp" với nhau mà không cần sự có mặt của con 
người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn 
kho. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh 
nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất. Đây là xu hướng 
tăng năng suất và giảm lao động. 
Tóm lại, bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên công nghệ số và tích hợp tất 
cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất ... Vì vậy, Việt Nam cần 
đầu tư cho khoa học và công nghệ; đổi mới công nghệ, tạo môi trường kinh doanh năng động để 
thúc đẩy lan tỏa công nghệ, cải cách thị trường lao động, hệ thống giáo dục - đào tạo. Nói chung, 
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, nước ta phải có chiến 
lược phát triển ngành tự động hóa, nhất là doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt và đưa ra chiến lược, 
chính sách phù hợp nhằm bắt kịp cuộc cách mạng lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. 
KẾT LUẬN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 95 
Nếu Việt Nam không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực thì sẽ phải đối mặt 
với những thách thức, tác động tiêu cực như sự tụt hậu về công nghệ; suy giảm sản xuất, kinh 
doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống. 
Nước ta không bắt kịp công nghiệp 4.0 sẽ có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu 
từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển như Việt Nam. 
Ngoài ra, chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp học hỏi, triển khai ứng 
dụng thông qua việc đưa những thành tựu, sản phẩm, miễn, giảm thuế, cho vay ưu đãi ... đối với các 
doanh nghiệp startup, những người sẽ là nòng cốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để những năm 
đổi mới sắp tới vùng đất Tây Nguyên ngày càng phát triển cùng với đất nước nhằm đẩy lùi đói nghèo, 
nhất là một số sản phẩm nông, lâm sản của Tây Nguyên sẽ trở thành đại diện của nước ta ghi tên trên 
bản đồ nông sản thế giới như cà phê, cao su, điều, tiêu. 
Tóm lại, để bắt kịp công nghiệp 4.0 mỗi doanh nghiệp Việt Nam, nhất là vùng Tây Nguyên, 
cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để "đi tắt đón đầu" và để không bị loại bỏ lại trong cuộc cách 
mạng này. Đặc biệt Nhà nước cần quan tâm xây dựng môi trường giáo dục tốt để giúp sinh viên say 
mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo, chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Chu Ngọc Anh, 2017, "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: cơ hội và thách thức đối với mục tiêu 
tăng trưởng bền vững của Việt Nam", Tạp chí Cộng sản ngày 27/01, www.tapchicongsan.org.vn 
2) GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, 2016, "Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 : Cơ hội và thách thức 
với Việt Nam", Báo Dân Trí ngày 19-20.12, irgamme.uet.vnu.edu.vn 
3) Quốc Huy, 2017, "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội", 
BNEWS ngày 06.08, m.bnews.vn 
4) Quốc Huy, 2017 "Làm gì để đi tắt đón đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", 
BNEWS ngày 06.08, m.bnews.vn 
5) Phạm Đức Nghiệm " Chủ biên Quách Ngọc Ân, Vũ Ngọc Hiếu, 2011 " Đổi mới phương thức 
chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên “NXB chính trị quốc gia 
- sự thật Hà Nội. 
6) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, 2016, "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thời cơ phát 
triển và các thách thức an ninh phi truyền thống", Báo Nhân Dân ngày 04.10, 
www.nhandan.com.vn 
7) Quỳnh Trung, 2017, "Cách mạng công nghiệp 4.0 đe dọa ASEAN", Báo Tuổi Trẻ ngày 11.06. 
8) Trung tâm phân tích 2017, " Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp 
làm thay....” www.haiphong.gov.vn 
(THE INFLUENCE OF THE INDUSTRY 4.0 REVOLUTION ON THE ECONOMIC 
DEVELOPMENT OF WEST HIGHLANDS.) 
Abstract : 
At present, Industry 4.0 revolution has great influences on economy, society and 
environment at every level such as global, regional and national. Therefore, our country should 
have a lot of corrected social and economic policies with a view to solving challenges and taking 
full advantage of opportunities brought by Industry 4.0 revolution. For example, science and 
technology make productivity, quality and effect of products and services increase, decreased 
commercial expenses with a view to increasing West Highlands’ turnover, promoting the speed and 
the quality of economic growth, raising utility for the individual life. 
Keywords : Industry 4.0 revolution, solve challenges, take full advantage of opportunities, 
West Highlands. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_phat_trien.pdf